- Riêng Phòng PC36 Công an tỉnh Bình Dương đã kiểm tra 10 doanh nghiệp thì cả 10 doanh nghiệp đều vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường,
3.1 Dự báo tình hìn hô nhiễm và vi phạm Luật Bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Sài Gòn:
vực sông Sài Gòn:
Mặc dù đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cảnh báo về chất lượng nước sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm đến mức báo động, các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường trên lưu vực sông đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm Luật Bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhiều khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp sẽ tiếp tục hình thành; mức độ tập trung dân số tại các thành phố, đô thị trên lưu vực sông sẽ ngày càng lớn, trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn yếu kém, không đồng bộ; chi phí đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý nước thải còn cao cộng với các nguyên nhân chủ quan, như đã phân tích ở phần trên, có thể dự báo tình hình ô nhiễm sông Sài Gòn trong thời gian tới vẫn sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, với xu hướng tải lượng ô nhiễm sẽ ngày càng tăng, các nguồn gây ô nhiễm sẽ ngày càng nhiều, các chỉ số ô nhiễm sẽ ngày càng biến động, khó kiểm soát. Tình hình vi phạm Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn sẽ còn xảy ra phổ biến. Công tác phát hiện, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tình hình trên đặt ra cho chính quyền các địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý phải sớm tìm ra các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện, kiên quyết, khẩn trương với sự tham gia của cả hệ thống chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân.