luận văn kỹ thuật môi trường Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường đối với ngành thuỷ sản.

27 358 0
luận văn kỹ thuật môi trường Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường đối với ngành thuỷ sản.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mở đầu Chương I. Thực trạng phát triển ngành thủy sản và các vấn đề môi trường. 1. Thực trạng phát triển ngành thủy sản 2. Các vấn đề môi trường trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản. 3. Mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản và dự báo các vấn đề môi trường chính Chương II. Tổng quan về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với ngành thuỷ sản. 1. Các quy định về môi trường trong hệ thống pháp luật liên quan đến nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản. 2. Các quy định của Luật và hệ thống các văn bản dưới Luật BVMT đối với lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. 3. Phân tích tính thống nhất, mối quan hệ của các quy định này với các quy định của Luật bảo vệ môi trường và hệ thống các văn bản dưới luật bảo vệ môi trường. Chương III. Tổ chức thực hiện luật bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản. 1. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm về bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản. 2. Thực trạng tuân thủ Luật bảo vệ môi trường trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Chương IV. Kiến nghị hướng bổ sung, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản. 1. Hoàn thiện pháp luật về ngành thuỷ sản theo hướng lồng ghép các quy phạm về bảo vệ môi trường 2. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường đối với ngành thuỷ sản. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục Mở đầu Thời gian qua, cùng với sự tăng tốc của nền kinh tế, ngành thủy sản cũng đã phát triển mạnh trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến. Những thành công trên đã nâng cao vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân, dần trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ chốt của nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tác động tiêu cực đến môi trường đang để lại hậu quả lớn cho môi trường và con người. Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệ môi trường. Cũng như các bộ/ngành khác trong cả nước, ngành thủy sản cũng đã tích cực triển khai thực hiện Luật bảo vệ môi trường. Các kết quả đạt được đã góp phần giảm bớt các tác động nhiều mặt của các hoạt động nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản đến môi trường và con người. Để có bức tranh tổng quan về thực trạng thi hành Luật bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản, nhiệm vụ "Đánh giá việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản và đề xuất hướng hoàn thiện trong thời gian tới" đặt ra nội dung nghiên cứu các vấn đề môi trường trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, tình hình thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong ngành và hướng hoàn thiện trong thời gian tới. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ gồm các nội dung sau: 1. Thực trạng phát triển ngành thuỷ sản và các vấn đề môi trường. 2. Tổng quan về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản. 3. Tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản. 4. Kiến nghị hướng bổ sung, hoàn thiện pháp luật về Bảo vệ môi trường ngành thủy sản. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Vụ Khoa học và công nghệ, Viện nghiên cứu kinh tế và quy hoạch thủy sản (Bộ Thủy sản), các bạn đồng nghiệp trong Cục Môi trường. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời đó. Mặc dù có nhiều cố gắng, song do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực tổ chức thực hiện, báo cáo chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến góp ý để báo cáo được hoàn thiện hơn. Chương I. Thực trạng phát triển ngành thuỷ sản và các vấn đề môi trường. 1. Thực trạng phát triển ngành thuỷ sản Thời gian qua, nhờ có các chủ trương và biện pháp lớn phù hợp với cơ chế thị trường, ngành thủy sản phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến, đã và đang đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân. 1.1. Nuôi trồng thủy sản Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành thuỷ sản, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở nước ta có bước tiến khá dài với mức tăng bình quân hàng năm 4 - 5% về diện tích nuôi trồng và hơn 9% về sản lượng. Đến hết năm 1998, đã có 626.330 ha mặt nước được đưa vào sử dụng NTTS, trong đó 335,890 ha mặt nước ngọt (ao, hồ, hồ chứa, ruộng trũng) và 290.440ha mặt nước lợ, mặn (vùng triều, eo vinh, đầm phá ven biển) với nhiều đối tượng nuôi phong phú như tôm cá nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nuôi lồng trên sông, ngoài biển, nuôi trong đầm nước lợ, rừng ngập mặn, đem lại sản lượng 537.870 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Bên cạnh đó, với 354 trại cá giống sản xuất khoảng 7 tỉ cá bột, về cơ bản đã cung cấp đủ giống nhân tạo thoả mãn nhu cầu giống nuôi ở các loại hình mặt nước và các vùng sinh thái khác nhau. Trong quá trình bước đầu chuyển sang phương thức nuôi bán thâm canh và thâm canh đã quan tâm đến việc chế biến và sử dụng thức ăn công nghiệp. Với 24 cơ sở sản xuất thức ăn, năm 1998 đã sản xuất 20.000 tấn thức ăn nuôi tôm cá, đáp ứng một phần nhu cầu của các khu vực nuôi trồng thủy sản. Thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhân dân ở hầu khắp các tỉnh ven biển đã tiến hành chuyển đổi vùng đất nhiễm mặn trồng lúa, trồng cói, làm muối hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản, mà chủ yếu là nuôi tôm. Năm 2001, tổng diện tích chuyển đổi ở vùng ven biển đã lên tới trên 220 nghìn hecta, trong đó riêng Cà Mau đã có tới hơn 132 nghìn ha. Diện tích chuyển đổi này đã góp phần quan trọng trong số xấp xỉ 60 nghìn tấn tôm nuôi tăng thêm, nâng tổng sản lượng tôm nuôi lên gần 160 nghìn tấn, cao gấp rưỡi so với năm 2000. Đặc biệt, mô hình nuôi luân canh tôm lúa đã đem lại hiệu quả cao và bền vững ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong các vùng nước ngọt, tuy không sôi động như vùng ven biển nhưng quá trình chuyển dịch cũng diễn ra với qui mô không kém, với việc sử dụng các diện tích mặt nước hồ chứa, sông, ao hồ nhỏ, ruộng lúa để nuôi tôm càng xanh, cá chim trắng và nhiều loài cá có giá trị cao khác nhau. Không những góp phần quan trọng tạo sản phẩm xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản đã có đóng góp to lớn cho cải thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. 1.2. Chế biến thủy sản. Trước năm 1975 công nghiệp chế biến thủy sản ở nước ta phát triển chậm, chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống như các loại sản phẩm khô, mắm và nước mắm. Toàn miền Bắc chỉ có nhà máy đồ hộp Hạ Long (thành lập năm 1957) là cơ sở chế biến thủy sản công nghiệp phục vụ chủ yếu cho thị trường nội địa và một số Ýt nhà máy ở miền Nam chế biến thủy sản đông lạnh. Sau năm 1975, ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã được đầu tư, xây dựng thêm một số cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh bằng nguồn vốn ngân sách và viện trợ không hoàn lại. Đến năm 1980 đã xây dựng thêm 16 xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, đưa tổng số nhà máy chế biến thủy sản trong cả nước lên 40 với tổng cộng cấp đông là 172T/ngày. Đến cuối năm 1990, số cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh đạt tới con sè 102 cơ sở với tổng sản lượng đông lạnh là 60.200T. Ngoài ra, các cơ sở chế biến nước mắm, chế biến hàng khô, bột cá cũng phát triển mạnh. Cả nước có 73 cơ sở chế biến nước mắm quốc doanh và hàng chục cơ sở chế biến tư nhân với công suất khoảng 105 triệu lít/năm. Sản lượng bột cá chế biến hàng năm trên 10.000tấn. Sản lượng thủy sản khô các loại trong năm 1990 khoảng 7.700T. Từ năm 1991 đến nay, công nghiệp chế biến thủy sản phát triển vượt bậc không chỉ số lượng mà cả về chất lượng. Nhờ sự giúp đỡ, tư vấn của các chuyên gia dự án US/VIE.9./058 và dự án Cải thiện chất lượng và xuất khẩu do DANIDA tài trợ, các xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh đã từng bước nâng cấp điều kiện sản xuất và xây dựng chương trình quản lý sản xuất theo HACCP để sản xuất các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và có chất lượng nhiều xí nghiệp được xây mới, cải tạo. Đến cuối năm 1998 đã có 186 xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với sản lượng sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt khoảng 150.000T/năm; sản phẩm khô là 15.000T; nước mắm 170 triệu lít và 9.000T bột cá. Ngoài công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long, chóng ta đã xây thêm 2 cơ sở sản xuất đồ hộp ở Kiên Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, đưa khối lượng sản phẩm đồ hộp năm 1998 lên 3.480T. 1.3. Khai thác thủy sản Trong khoảng 15 năm trở lại đây, sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục với mức bình quân năm là 6,9%. Lao động trực tiếp khai thác hải sản cũng tăng và đạt gần 627.000 lao động (1997). Tuy nhiên sản lượng cá khai thác ở vùng gần bờ chiếm tỷ lệ chủ yếu (trên 800.000 tấn, khoảng 80% tổng sản lượng cá đã khai thác được). Hiện tại mức khai thác ở vùng này chỉ cho phép đạt 700.000tấn. Trong khi đó tiềm năng nguồn lợi vùng biển xa bờ còn Ýt được khai thác, năng suất lao động thấp, tăng trưởng về sản lượng khai thác chậm hơn so với tăng số lượng tàu thuyền và công suất máy. Đội tàu khai thác cá biển có trang bị động lực của Việt Nam hiện nay đã lên đến 71.500 chiếc, với tổng công suất máy 1.850.000CV. Nhưng phần lớn tàu thuyền có công suất máy nhỏ, loại lắp máy trên 90 CV chỉ chiếm 25%. Do đó rất hạn chế đi khai thác cá vùng biển xa bê. Phần lớn tàu thuyền khai thác hải sản đều kiêm nghề. Ở phía Bắc có số tàu thuyền khai thác cá đáy chiếm khoảng 35%, cá tầng khoảng 65%. Trong khi đó, số lượng tàu thuyền nói trên ở miền Trung phân biệt là 28% và 72%, còn ở Nam Bộ tỷ lệ đó bằng nhau. Những năm gần đây, được Chính phủ cho phép, Bộ Thủy sản đang thực hiện chương trình khai thác cá xa bờ, số tàu thuyền có công suất máy lớn đã tăng lên. Trong tổng sản lượng hải sản 1,35 triệu tấn khai thác năm 2001, đã có 456 nghìn tấn được đánh bắt trong vùng biển xa bờ, chiếm 33% tổng số, trong đó sản phẩm làm nguyên liệu xuất khẩu chiếm 30%. Đó chính là kết quả hoạt động của đội tàu cá xa bờ chỉ chiếm khoảng 26% tổng số tàu. Năm 2001 cũng là lần đầu Việt Nam thử nghiệm thuê tàu trần và chuyên gia của nước ngoài để tham gia khai thác trên biển. Và mặc dù còn rất nhỏ bé, một đội tàu cá đầu tiên của Việt Nam đã lên đường đi khai thác ở vùng biển nước ngoài theo thoả thuận song phương, rút kinh nghiệm để mở hoạt động cho những năm sau. 1.4. Đánh giá chung Những thành tựu trong hoạt động khai thác và nuôi trồng, cộng với sự chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã tạo nên thành tích to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, đạt giá trị 1,7 tỷ USD/năm, chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu của cả khối nông nghiệp và trên 12% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đứng thứ 3 sau ngành dầu khí và dệt may. Bên cạnh các kết quả trên, quá trình liên hợp hóa, hợp tác hoá trong lực lượng sản xuất như đòi hỏi của tự thân nó trong sự phát triển cũng đang diễn ra với nhịp độ nhanh chóng, với nhiều cấp độ, qui mô và hình thức. Đến nay, trong khai thác hải sản đã có 450 hợp tác xã (trên 15 nghìn lao động) và 4.300 tổ hợp với khoảng 21 nghìn lao động. Trong nuôi trồng thuỷ sản đã có 34 HTX và trên 3.400 tổ hợp. Các HTX và tổ hợp đã đóng góp vai trò tích cực trong các khâu tổ chức sản xuất, dịch vụ nguyên nhiên liệu, song đó là những nhân tố cần thiết trên con đường phát triển lực lượng sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Một sè con số của năm 2001: - Tổng sản lượng: 2.226.900T - Sản lượng khai thác: 1.347.800T - Sản lượng nuôi và khai thác nội địa: 879.100T - Diện tích mặt nước sử dụng để nuôi thủy sản: 887.500 ha - Kim ngạch xuất khẩu: 1,7 tỷ USD - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 5.013 tỷ đồng - Nộp ngân sách nhà nước: 1.350 tỷ đồng 2. Các vấn đề môi trường trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. 2.1. Trong nuôi trồng thủy sản Bên cạnh phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản của Việt Nam bộc lộ nhiều vấn đề bất cập liên quan đến các điều kiện môi trường và kinh tế - xã hội trong phạm vi từng vùng, từng tỉnh, cũng như trong các hệ sinh thái đặc thù. Việc thiếu qui hoạch một số loại hình nuôi trồng thủy sản đã gây hại đến môi trường, đặc biệt ở các vùng ven biển, như chặt cây của rừng ngập mặn và xây dựng đê ở các vùng triều để nuôi tôm quảng canh, thiếu các công trình kỹ thuật cần thiết để làm thoái hoá môi trường, sinh thái vùng ven biển, làm giảm năng suất sinh học của thủy vực, giảm lượng thức ăn tự nhiên, phá hoại các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của Êu thể thuỷ sản khác nhau. Một số tác động chính đến môi trường có thể thống kê như sau: - Việc phá các rừng ngập mặn hoặc đắp bờ khoanh vùng rừng ngập mặn để nuôi tôm quảng canh thô sơ đã gây ra những tác động có hại đến tài nguyên và môi trường. Hầu hết các đầm nuôi ven biển phía Bắc Việt Nam là rừng ngập mặn có nhiều loài cây, nhiều xác cây, lá và các bộ phận khác của cây. Các đầm nuôi chỉ sử dụng được một thời gian ngắn, sản lượng cá tôm chỉ đạt trung bình 80 - 100kg/ha/năm. Sau vài năm đất trong đầm thoái hoá phải bỏ hoang, gây ra lãng phí rất lớn về tài nguyên thiên nhiên. Khi xây dựng các đầm người ta thường phá thảm thực vật ở trong đầm, có khi phá cả các cây ở ngoài bờ đầm, do đó mất hàng rào bảo vệ chống xói lở đã làm mất nơi ở, nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loài hải sản và nhiều sinh vật khác là thức ăn của chúng. - Quá trình ôxy hoá trầm tích và hình thành môi trường chua mặn trong các đầm nuôi. Ở một số đầm chất lượng đất và nước còn tương đối tốt, nhưng do mặt bờ và sườn bờ không có cỏ, cây trao đổi nước làm cho độ pH giảm nhanh. Nhiều động vật trong đầm không thích nghi kịp nên bị sốc và chết. Ở trong các đầm có nhiều chất hữu cơ, chúng phát triển rất mạnh tạo thành lớp tảo bám ở đáy cản trở hoạt động của tôm, tiêu hao nhiều O2 vào ban đêm. Khi chúng chết, bị phân hủy yếm khí tạo ra H 2 S trong đầm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II còng cho thấy các đầm nuôi tôm quang cảnh thô sơ ở Bến Tre qua một số năm sử [...]... hơn thị trường quốc tế Chương II Tổng quan về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường đối với ngành thuỷ sản 1 Các quy định về môi trường trong hệ thống pháp luật liên quan đến nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản và các văn bản hướng dẫn mới tập trung vào: Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản, bao gồm: - Điều 8, Pháp lệnh bảo vệ và phát... hình thành hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản, làm căn cứ để cưỡng chế đối với các tổ chức cá nhân không chú trọng công tác bảo vệ môi trường gây ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành Chế biến thủy sản cũng đang là thế mạnh của Việt Nam Việc tăng nhanh số lượng và quy mô các cơ sở chế biến thủy sản không song hành với chú trọng đầu tư bảo vệ môi trường. .. chế biến thủy sản phải tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, cần phải xây dựng và phát triển các quy định trong việc bảo vệ môi trường riêng cho lĩnh vực Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản cần phải nhanh chóng tìm hiểu và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế (ISO), HACCP,v.v để có thể quản lý chất lượng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng... thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cũng như bảo vệ môi trường để duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, cần phải sớm xây dựng đồng bộ các quy phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp bảo vệ môi trường biển và các vùng nước đang bị khai thác mạnh, đồng thời áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh buộc các đối tượng thường xuyên vi phạm phải tuân thủ nghiêm các quy định của nhà nước về bảo vệ nguồn... môi trường sẽ là gánh nặng cho môi trường và chính ngành thuỷ sản trong tương lai Chế biến thủy sản là lĩnh vực mà vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được đăt lên hàng đầu trong thương mại quốc tế Vì vậy, nếu ngành thuỷ sản không chủ động đầu tư khắc phục các vấn đề môi trường tồn đọng nêu trên sẽ ảnh hưởng lớn, thậm chí tạo nguy cơ đối với sự phát triển của ngành trong tương lai Để khắc phục... Tác động môi trường của ngành chế biến thủy sản thể hiện từ góc độ chất thải là chính, trong đó nước thải đang là vấn đề lớn nhất Ở Việt Nam, do không chú trọng đến môi trường ngay từ khâu thi t kế và xây dựng cơ sở hạ tầng, nên nhiều cơ sở chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường, sinh vật và cộng đồng xung quanh Một số khía cạnh môi trường đặc trưng của ngành chế... sinh cảnh đặc biệt khác (trừ trường hợp được phép của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) * Xây mới phá dỡ, thay đổi các công trình liên quan đến vùng nước và môi trường sống làm thi t hại lớn đến nguồn lợi thủy sản (trừ trường hợp được phép của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) - Điều 4, Nghị định 48 - CP ngày 12/8/1996, qui định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy... sách và luật pháp phù hợp để phát triển bền vững ngành thuỷ sản nhiều tiềm năng của nước ta Đối với khai thác hải sản: Khai thác hải sản đang cung cấp tỷ lệ lớn đối với ngành thuỷ sản và trong tương lai, khi nước ta đẩy mạnh khai thác xa bờ, sản lượng khai thác triển vọng sẽ tăng nhanh Tuy nhiên, khai thác thủy sản với tốc độ lớn, thi u chọn lọc sẽ dẫn đến suy giảm nguồn lợi, ảnh hưởng đến sự phát... cơ tuyệt chủng trong danh mục các đối tượng được bảo vệ - Điều 5, Nghị định 48 - CP qui định mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm về bảo vệ các loài thủy sản - Các loại thuỷ sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác, phạt tiền từ 10.000đồng đến 20.000đồng/1kg thủy sản nếu khai thác và từ 5.000đồng đến 10.000đồng/1kg nếu vận chuyển, tiêu thụ - Đối với các loài thủy sản đó trong thời... 48 - CP qui định các mức độ xử phạt đối với các hành vi gây thi t hại đến các loài thủy sản, cụ thể: - Phạt tiền từ 200.000đồng đến 1.000.000đồng đối với hành vi khai thác thủy sản không có giấy phép hoạt động nghề cá do cơ quan có thẩm quyền cấp - Phạt tiền từ 100.000đồng đến 200.000đồng đối với hành vi khai thác thủy sản không có giấy phép di chuyển, ở các ngư trường quy định phải có giấy phép di . sung, hoàn thi n pháp luật về bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản. 1. Hoàn thi n pháp luật về ngành thuỷ sản theo hướng lồng ghép các quy phạm về bảo vệ môi trường 2. Hoàn thi n hệ thống văn bản hướng. pháp luật bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản. 3. Tổ chức thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản. 4. Kiến nghị hướng bổ sung, hoàn thi n pháp luật về Bảo vệ môi trường ngành. quy định này với các quy định của Luật bảo vệ môi trường và hệ thống các văn bản dưới luật bảo vệ môi trường. Chương III. Tổ chức thực hiện luật bảo vệ môi trường trong ngành thủy sản. 1. Xây

Ngày đăng: 13/05/2015, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan