1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay_tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp chính trị

47 2,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 237,5 KB

Nội dung

Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ 1.2.1.. Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hoá trong

Trang 1

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

TỐT NGHIỆPTRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ TRONG DÂN TỘC MƯỜNG

Ở HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

Người hướng dẫn : Tiến sĩ Lê Hữu Tuấn

Ngêi thùc hiÖn : Đinh Mạnh Tuấn

Lớp : TCLL Chính trị- Hành chính Khóa : K4

Trang 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Kết cấu của tiểu luận

2 3 3 3 3

Chương 1: Gia đình văn hóa và những yếu tố tác động đến quá trình

xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh

Phú Thọ hiện nay

1.1 Gia đình và gia đình văn hoá

1.1.1 Gia đình

1.1.2 Gia đình văn hoá

1.2 Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn

hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

1.2.1 Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế - xã hội

1.2.2 Tác động của gia đình truyền thống

1.2.3 Tác động của nền kinh tế thị trường

1.2.4 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược

xây dựng gia đình văn hóa

Chương 2: Thực trạng xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc

Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay

2.1 Nội dung và những hoạt động xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc

Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

2.2 Thực trạng của công tác xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc

Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Những thành tựu đạt được trong công tác xây dựng gia đình văn

hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

2.2.2 Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hoá trong dân

tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác xây

dựng gia đình văn hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú

Thọ hiện nay

3.1 Một số giải pháp cơ bản

3.2 Một số kiến nghị

4 4 4 5

8 8 11 13 16

18 18 21 21

28

33 33 41

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

Nhân dịp hoàn thành Tiểu luận Tốt nghiệp Trung cấp Lý luận

Chính trị - Hành chính với tình cảm chân thành, Tôi xin gửi lời cảm

ơn đến Ban Giám đốc Học Viện Thanh thiếu niên Việt Nam, các

Thầy giáo, Cô giáo của Học Viện đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp

cho tôi những kiến thức quý giá, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

và làm tiểu luận.

Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hoá - Huyện Thanh Sơn - Phú

Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và

thực hiện tiểu luận.

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo tiến sỹ

Lê Hữu Tuấn

Thầy giáo - người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,

khích lệ, cung cấp những tri thức sâu rộng và giúp tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu để hoàn thành Tiểu luận.

Trong quá trình hoàn thiện tiểu luận, mặc dù đã có nhiều cố

gắng, song thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bản thân vừa công

tác vừa tham gia học tập nên chắc chắn tôi không tránh khỏi những

thiếu sót.

Kính mong quý Thầy Cô cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý để

Tiểu luận tốt nghiệp này hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là một thiết chế xã hội mang đậm bản sắc dân tộc và in rõ dấu

ấn của tiến trình văn hóa Với gia đình Việt Nam, bản sắc ấy, dấu ấn ấy đượcxác định bởi nhiều yếu tố, song nét nổi bật dễ nhận thấy nhất là gia đình giữmột vị trí đặc biệt trong đời sống Việt Nam và tâm hồn Việt Nam Sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề,trong đó mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụquan trọng hàng đầu

Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những biếnđổi xã hội tích cực nhằm duy trì sự tồn tại, củng cố và phát huy truyền thốngcủa dân tộc, tôn vinh những chức năng đáng quý của gia đình, đồng thời cũngnảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực gây nhức nhối trong xã hội Tình hình trên dẫnđến tình trạng thiếu sự phù hợp giữa gia đình và xã hội, ít nhiều gây trở ngạicho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì vậy, tất cả những giá trị truyềnthống tốt đẹp phải được phục hồi từ mỗi gia đình và việc xây dựng gia đìnhvăn hóa là sự hỗ trợ tích cực cho việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dântộc Việt Nam

Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn có 01 thị trấn và

22 xã - nơi hội tụ của 14 dân tộc anh em sinh sống Là một huyện miền núi cóđông người Mường sinh sống (chiếm 55,8% dân số toàn huyện), họ đóng vaitrò là lực lượng chủ đạo và tập trung nhất Gia đình dân tộc Mường huyệnThanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là gia đình có bề dày về các truyền thống văn hóatốt đẹp nhưng đang có nguy cơ bị mai một, đồng thời vẫn còn tồn tại những

hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ Thực tế cho thấy, các gia đình dân tộc Mườnghuyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ vẫn còn nghèo khổ, lạc hậu, đời sống vậtchất, tinh thần còn thấp kém và việc xây dựng gia đình văn hóa trong đồng

Trang 5

bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ sẽ là động lực thúc đẩycác gia đình dân tộc Mường được nâng lên cả về đời sống vật chất lẫn đờisống tinh thần Cho nên, việc xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mườnghuyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là việc làm cấp bách.

Với ý nghĩa đó cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của côngcuộc xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước nóichung và trong đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói

riêng, tôi đã chọn vấn đề: “Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường

ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu

luận của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng gia đìnhvăn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay Từ

đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cuộc vậnđộng xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn -tỉnh Phú Thọ hiện nay

Để đạt được mục đích trên, tiểu luận thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Làm rõ khái niệm gia đình và gia đình văn hóa

- Trình bày những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình vănhóa ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay

- Nội dung và các hoạt động trong công tác xây dựng gia đình văn hóatrong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay

- Khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thànhtựu, hạn chế đó trong việc thực hiện công tác xây dựng gia đình văn hóa trongdân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay

Trang 6

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác xâydựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh PhúThọ hiện nay.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dântộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

- Khách thể nghiên cứu: Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyệnThanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

4 Phạm vi nghiên cứu

Công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyệnThanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIđến nay)

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lôgíc và lịch sử, thống kê, phân tích - tổng hợp,tổng kết thực tiễn, quy nạp, diễn dịch, so sánh…

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,tiểu luận gồm 3 chương và 6 tiết

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIA ĐÌNH VĂN HOÁ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN GIA ĐÌNH VĂN HOÁ TRONG DÂN TỘC MƯỜNG Ở HUYỆN

THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 1.1 Gia đình và gia đình văn hóa

1.1.1 Gia đình

Gia đình là một khái niệm mở, có nội dung phức tạp, đa dạng và có tínhlịch sử Do đứng từ những góc độ khoa học khác nhau nên các nhà khoa họcthuộc các chuyên ngành khác nhau lại có những định nghĩa không giốngnhau Tuy nhiên, có một điểm chung thống nhất giữa các nhà khoa học đó là:

gia đình là một thiết chế xã hội, một tế bào xã hội, một cộng đồng huyết thống dựa trên quan hệ hôn nhân… Đó là điểm đầu tiên phải được nhìn nhận

trước khi xem xét gia đình qua những lăng kính khoa học khác nhau

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề gia đình được xemxét trên quan điểm duy vật biện chứng Ph.Ăngghen vạch rõ nguồn gốc pháttriển của các hình thức gia đình trong lịch sử là do sự tác động của quy luậtđào thải tự nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội, sựphát triển của tâm lý đạo đức, tình cảm của con người Ngoài ra, gia đình baogiờ cũng được duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống Mác coigia đình là một trong những nhân tố đầu tiên tham gia quyết định sự hìnhthành và phát triển của lịch sử, quan hệ giữa gia đình và xã hội như quan hệgiữa tế bào sống với cơ thể sống Đó là một khái niệm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin về gia đình Thực tế đã chứng minh rằng, những luận điểm cơbản của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình cho đến nay đã và đang được sựvận động của hiện thực chứng minh là hoàn toàn có cơ sở khoa học, có giá trịthực tiễn cao, nhất là tư tưởng về những biến đổi của gia đình phụ thuộc và

Trang 8

gắn liền với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội và có tác động quantrọng đối với những biến đổi kinh tế - xã hội ấy.

Nghiên cứu những tác phẩm của Hồ Chí Minh để lại, chúng ta thấy:Người đề cập đến lĩnh vực gia đình không nhiều, nhưng những luận điểm cơbản mà Người đề cập đang là kim chỉ nam cho việc định hướng xây dựng giađình mới - gia đình văn hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tư tưởngcủa Người đã khắc đậm mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và xã hội, giữachế độ với việc hình thành con người có nhân cách xã hội chủ nghĩa

Như vậy, qua việc tìm hiểu khái niệm gia đình với nhiều nghĩa khác

nhau ta có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về gia đình như sau: Gia

đình là một cộng đồng xã hội được hình thành, củng cố trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, đồng thời có sự cố kết nhất định về kinh tế vật chất, qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên của mình

(hay nói cách khác: gia đình chính là nơi duy trì nòi giống con người, giáodục con người về nhân cách, tình cảm, đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, chuẩn bịhành trang cho cá nhân hòa nhập vào cộng đồng xã hội) Đồng thời, gia đình

là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa cho con người bắt đầu bằng tiếng ru củangười mẹ và làn điệu dân ca của quê hương, là nơi lưu giữ, bảo tồn và truyềnthụ các giá trị văn hóa, truyền thống văn hóa, truyền thống tinh thần của dântộc, của đất nước

1.1.2 Gia đình văn hóa

Gia đình văn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ một danh hiệu, một kiểu

mẫu phong tặng cho những gia đình thực hiện tốt những tiêu chuẩn như trong

mẫu mô hình ấy đặt ra Bản thể của gia đình văn hóa là gia đình, nó chỉ tínhchất hay phẩm chất của gia đình

Trang 9

Gia đình văn hóa là gia đình phát triển về vật chất và tinh thần, thể hiệnqua: nền nếp, kỷ cương, thuận hòa, êm ấm, yêu thương và có trách nhiệm vớinhau giữa các thành viên, có hướng xây dựng gia đình giàu có, ít con, tiến bộ,hạnh phúc Ngoài ra, gia đình văn hóa còn là gia đình biết gìn giữ, phát huynhững giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và tiếp thu, học hỏi những giá trịtiến bộ của thời đại mới.

Xây dựng gia đình văn hóa tức là xây dựng những tình cảm, tâm hồnđạo đức mới, quan hệ mới của mỗi người trong gia đình, trong xã hội, gópphần tích cực xây dựng con người mới, nếp sống mới Mỗi thành viên tronggia đình đều có trách nhiệm cộng đồng trong việc tổ chức tốt nếp sống vănminh và xây dựng mối quan hệ mới trong gia đình

Xây dựng gia đình văn hóa là một hình thức văn hóa có tính chất quầnchúng rộng rãi và tập trung nhất, biểu hiện rõ nhất tính chân - thiện - mỹ củanghệ thuật Bên cạnh đó, xây dựng gia đình văn hóa còn có nghĩa là “xâydựng các quan hệ nhân tính tạo nên một môi trường cho sự phát triển lâu bềncủa xã hội Các giá trị văn hóa được hình thành từ môi trường gia đình gắn rấtchặt với toàn bộ sự phát triển nhân cách”[4,tr.251]

Gia đình văn hóa mà chúng ta đang xây dựng nằm trong bối cảnh củanền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, bởi vậy gia đình cũng phải gánh vác những chức năng, trọng trách caohơn để có thể chống lại những hiện tượng xã hội tiêu cực (tức mặt trái của nềnkinh tế thị trường) Do đó, xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện naymang tính chiến lược nhằm xây dựng các cộng đồng dân cư, xây dựng conngười mới và cuộc sống mới trong một xã hội hướng tới nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc Việc xây dựng một nền văn hóa như vậy, sẽ ngàycàng giúp ta nhận thức rõ hơn trước hết phải xây dựng cho được gia đình vănhóa Gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên, trường học văn hóa đầu tiên tích

Trang 10

lũy, giữ gìn và truyền bá những giá trị văn hóa là điểm xuất phát và cũng làkết quả của xây dựng nền văn hóa mới trong quan hệ cá nhân - gia đình cộngđồng và đất nước.

Gia đình văn hóa có vị trí quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cánhân Con người sinh ra trong gia đình, lớn lên trong gia đình và được nuôidưỡng giáo dục trong không khí văn hóa của gia đình Các quan hệ xã hội đềubắt đầu hình thành từ trong gia đình; các thói quen, cá tính, nhân cách đềuhình thành trước tiên trong gia đình Dĩ nhiên, con người chịu tác động và ảnhhưởng của cộng đồng, nhưng không có một cộng đồng nào, một đoàn thể nào

có thể có vai trò quan trọng thay thế cho gia đình Gia đình văn hóa còn tạo ramột môi trường trong sáng, lành mạnh, ở đó mỗi thành viên phải phấn đấuhọc tập, công tác để tự khẳng định mình và đóng góp một phần công sức bénhỏ của mình vào sự phát triển của đất nước đang trên đà hội nhập quốc tế

Như vậy, xây dựng gia đình văn hóa có vai trò làm ổn định tình hìnhkinh tế - xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, đem lại hạnh phúc cho mỗithành viên trong gia đình cũng như trong xã hội Đây là việc làm có ý nghĩachiến lược để xây dựng con người Việt Nam tiến bộ, văn minh Gia đình vănhóa có trách nhiệm bảo đảm nhu cầu vật chất, nhu cầu hưởng thụ văn hóa chocác thành viên Xây dựng gia đình văn hóa là một bước tiến mới của sựnghiệp xây dựng con người mới Bởi vì hiện nay trong sản xuất và đời sống

xã hội, mọi người đã được bình đẳng Nhưng thực tế cuộc sống của mỗi giađình hiện vẫn còn tồn tại đầy rẫy những lề thói cũ của chế độ gia trưởng Việcxây dựng gia đình văn hóa sẽ từng bước làm cho kiểu gia đình cũ ấy tan biến

và làm cho mỗi người sống trong gia đình cảm thấy thoải mái, phấn khởi đitrên con đường tiến bộ mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn

Xây dựng gia đình văn hóa còn có vai trò làm cho sinh hoạt chính trị,văn hóa trong cán bộ và quần chúng đi vào nề nếp và trở thành một nhân tố

Trang 11

tích cực, tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần củacon người Góp phần phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường vănhóa lành mạnh trong quan hệ giữa người với người và các quan hệ xã hộikhác Gia đình văn hóa đã tạo nên những thành viên văn hóa, những quan hệvăn hóa và làm cho mối quan hệ trong các gia đình thêm bền chặt hơn, yêuthương quan tâm đến nhau hơn Không chỉ có vậy, gia đình văn hóa còn làmcho mối quan hệ giữa các cộng đồng người được củng cố, tinh thần “tươngthân, tương ái” được phát huy một cách cao độ Từ đó hình thành những tưtưởng, tình cảm tốt đẹp làm cho mọi người cảm thấy hưng phấn, tin yêu vàocuộc sống.

Gia đình văn hóa được coi như là một kiểu gia đình mới khác với giađình truyền thống ngày xưa, bởi trong nó đã chứa đựng những phẩm chất thờiđại mới Công cuộc xây dựng gia đình văn hóa phải dựa trên những giá trị vănhóa của gia đình truyền thống, tiếp thu những cái hay, mang đậm bản sắc dântộc Việt Nam, tiếp thu những giá trị truyền thống còn phù hợp với gia đìnhViệt Nam trong thời đại mới Đồng thời, trong quá trình vận động xây dựnggia đình văn hóa cần bổ sung những giá trị văn hóa gia đình dân chủ

Như vậy, xây dựng gia đình văn hóa là chúng ta xác lập đức tính truyềnthống quý báu, cố hữu ngàn đời của dân tộc ta: kính già, yêu trẻ và thêm vào

đó những yếu tố mới có nội dung xã hội chủ nghĩa: giải phóng và tôn trọngphụ nữ, chăm sóc trẻ em, yêu nước và chấp hành tốt mọi chủ trương chínhsách của Đảng và Nhà nước

1.2 Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

1.2.1 Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế - xã hội :

Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọvới tổng diện tích tự nhiên là 62.063 ha, với tọa độ địa lý từ 20º55' - 21º22'

Trang 12

vĩ độ Bắc và từ 105º02' - 105º35' Kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện YênLập và huyện Tam Nông, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáphuyện Thanh Thủy, phía Tây giáp huyện Tân Sơn.

Về kinh tế - xã hội:

Đồng bào dân tộc Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi cónhiều đất sản xuất, thuận tiện cho việc canh tác Môi trường thung lũng chânnúi đã tạo điều kiện cho người Mường làm ruộng nước và cây lúa nước là câylương thực chủ yếu Trên nền tảng của truyền thống nông nghiệp ruộng nước,người Mường đã đúc kết và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trongtrồng trọt mà đến ngày nay vẫn còn nhiều tác dụng tích cực Đối với canh tácruộng nước thì thủy lợi giữ vị trí đặc biệt quan trọng Thành ngữ Mường có

câu: “làm cơm phải có mó, làm ló phải có đác” (tức là: nấu cơm phải có

nước, cấy lúa phải có nước) Nguồn nước chính là nước mưa và nước của các

con suối chảy xuôi lòng thung lũng Bên cạnh việc duy trì các biện pháp thủylợi truyền thống, nhờ sự giúp đỡ về vốn, vật tư và kỹ thuật của Nhà nước,nhiều đập, kè, cống đã được xây dựng Việc kết hợp giữa hai hình thức: xâydựng công trình thủy lợi mới và thủy lợi truyền thống theo kiểu mương làhướng giải quyết hợp lý nhằm vận dụng các nguồn nước trong việc khai tháccác tiềm năng của đất Ngày nay người Mường đã áp dụng một số tiến bộkhoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp như: dùng thuốc trừ sâu,phân bón hóa học, giống cây trồng mới… Người Mường không chỉ làm ruộngnước trong thung lũng mà còn làm nương trên các sườn đồi, núi bao quanhthung lũng Nương ở người Mường chủ yếu là nương lúa, ngoài ra còn cónương sắn, nương ngô, nương bầu, bí… Trên nương họ còn có tập quán trồngxen canh một vài loại giống cây trồng khác như: đỗ, vừng Có thể nói, sảnphẩm của kinh tế nương rẫy đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong đờisống hàng ngày của người Mường

Trang 13

Bên cạnh tình hình kinh tế của đồng bào dân tộc Mường, thì tình hình

xã hội cũng có một số đặc điểm cụ thể như: sau khi thực hiện Nghị định61/CP về điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Thanh Sơn để thành lậphuyện mới Tân Sơn, huyện Thanh Sơn còn lại 22 xã và 01 thị trấn với số dân

là 116.905 nhân khẩu, với 14 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinhchiếm 40,6%; dân tộc Mường chiếm 55,8%; dân tộc Dao chiếm 3,2%; còn lại0,4% là các dân tộc khác (Tày, Nùng, Hoa, Thái, Thổ, Cao Lan, Sán Dìu)[13,tr.2] Như vậy đồng bào dân tộc Mường chiếm hơn nửa số dân trong toànhuyện Hiện nay tỷ lệ tăng dân số trong dân tộc Mường đã giảm hơn so vớitrước đây do họ được sự quan tâm của các cấp chính quyền và do nhận thứcđược việc sinh nhiều con sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống

Công tác xóa đói giảm nghèo đã mang lại hiệu quả đích thực, góp phần làm

giảm tỷ lệ nghèo đói của huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng và của cảnước nói chung Đây là điều hết sức thuận lợi để huyện Thanh Sơn - tỉnh PhúThọ triển khai việc thực hiện công cuộc xây dựng gia đình văn hóa trongđồng bào dân tộc Mường ngày càng sâu rộng

Như vậy, toàn bộ nền kinh tế của người Mường ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đến nay vẫn là dựa vào thiên nhiên, mang tính tự túc, tự cấp Họsinh sống ở thung lũng chân núi, lấy nông nghiệp lúa nước làm nguồn sốngchính của mình Chăn nuôi là nghề phụ, có mối quan hệ khăng khít với trồngtrọt, quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình Hoạt động thủcông nghiệp thì ở mức độ nhỏ, chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, họ vừa làmruộng, vừa kết hợp làm nghề thủ công Lĩnh vực xã hội cũng đã có nhiều thayđổi và đã được sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền Với tình hìnhkinh tế - xã hội như vậy cho ta thấy việc xây dựng gia đình văn hóa trong dântộc Mường đóng một vai trò rất quan trọng Bởi lẽ, xây dựng gia đình văn hóa

-trong dân tộc Mường cũng đồng nghĩa với việc thực hiện những bước đi,

Trang 14

những cách thức mới làm cho kinh tế của đồng bào được phát triển và đờisống xã hội của đồng bào được nâng cao hơn nữa.

1.2.2 Tác động của gia đình truyền thống

Gia đình truyền thống dân tộc Mường được hình thành từ nền sản xuấtnông nghiệp tự cấp, tự túc nên sống định cư theo huyết thống, chòm xóm Vìvậy, gia đình truyền thống người Mường rất coi trọng tổ tiên, coi trọng ông bàcha mẹ đánh giá cao vai trò của cha mẹ, ông bà trong việc nuôi dạy con cái.Cách tổ chức gia đình chặt chẽ, có tôn ti, trật tự rõ ràng cũng như sự phâncông trách nhiệm cụ thể Nền tảng căn bản của các mối quan hệ cơ bản tronggia đình truyền thống người Mường chính là tình yêu thương và ý thức tráchnhiệm Đây chính là nguyên tắc chỉ đạo mọi suy nghĩ và hành động của mỗingười Hình ảnh chung của gia đình truyền thống người Mường là hình ảnhcủa những mối quan hệ đầm ấm, hòa thuận, thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫnnhau được gìn giữ và trân trọng một cách có ý thức

Dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là dân tộc có bề dày

về văn hóa, trong đó tục cưới xin của họ rất được chú trọng và hình thức diễn

ra rất phong phú Gia đình của người Mường được xây dựng trên cơ sở củatình yêu trai gái tự nguyện, đây là nhân tố quan trọng giúp cho đời sống vợchồng bền vững Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dân tộc Mường ởhuyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ luôn được tôn trọng Gia đình truyền thốngngười Mường ứng xử với nhau trên cơ sở “tình người vị tình vị nghĩa chứ không

vị đĩa xôi đầy”; do vậy, mối quan hệ đoàn kết, yêu thương, tương trợ giúp đỡ nhauluôn là nét đẹp nhân văn, là mục tiêu hướng đến của xã hội công bằng, văn minh

Trong gia đình dân tộc Mường rất coi trọng việc trao truyền các giá trịvăn hóa, nuôi dưỡng, giáo dục con cái cho chúng thành người là công việchàng đầu của các bậc cha mẹ Đó cũng là trách nhiệm của họ đối với xã hội vàcũng là nhu cầu tình cảm, nguồn hạnh phúc của gia đình Chính gia đình

Trang 15

chuẩn bị cho trẻ có thể phát triển đầy đủ khả năng của nó và đóng vai trò hữuích trong xã hội khi đến tuổi trưởng thành Có thể nói, gia đình chính là cáinôi để nuôi dưỡng đứa trẻ thành người và tạo nên nhân cách con người Đồngthời, gia đình chính là môi trường làm cho bản sắc văn hóa của dân tộcMường có sức sống mãnh liệt, bảo tồn lâu dài (các hình thức sinh hoạt vănhóa dân gian, các tập quán, nghi lễ vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị).Tính cộng đồng và tính tập thể cũng là đặc điểm nổi bật của các gia đìnhtruyền thống dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ Các hìnhthức sản xuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa không nhỏ đốivới từng đơn vị kinh tế gia đình Trong canh tác nương rẫy và làm ruộng đềucần đến lao động tập thể, vì vậy mà hình thức đổi công vẫn được duy trì.

Những giá trị cơ bản của gia đình truyền thống dân tộc Mường đó là:

truyền thống nhân ái, thủy chung, nghĩa tình, trách nhiệm Những tinh hoa tốt

đẹp ấy của đạo đức truyền thống đã được chắt chiu, sàng lọc qua những thăngtrầm của lịch sử cần phải được giữ gìn làm cái gốc vững chắc cho sự pháttriển phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyệnThanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay Ngày nay, tính chất gia đình truyền thống

ở người Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ vẫn còn sức sống mãnh liệt,

nó để lại cho chúng ta những bài học quý giá về đạo lý làm người Gia đìnhtruyền thống người Mường đã trở thành tổ ấm của mỗi người, quan hệ giữacác thành viên là quan hệ thương yêu, gắn bó và cho ta những kinh nghiệmquý báu về giáo dục gia đình Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựnggia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọphải chú ý kết hợp được những mặt tích cực, tiến bộ của gia đình truyền thốngngười Mường để xây dựng một mô hình gia đình mang bản sắc văn hóa riêngcủa dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại mới

Trang 16

Do vậy, nội dung khái niệm gia đình văn hóa là sự kế thừa văn hóa giađình truyền thống và được nâng cao lên cho phù hợp với điều kiện của mộtgia đình trong xã hội mới - gia đình kiểu dân chủ XHCN - gia đình văn hóa.Xét về mặt lý luận, đây là sự kết thừa những giá trị văn hóa gia đình truyềnthống nâng lên thành giá trị văn hóa gia đình hiện đại Gia đình truyền thốngngười Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục chuyển biến

và vượt qua mặt lạc hậu, vượt qua những tha hóa mới, những khủng hoảngcục bộ để tiếp nhận những phẩm chất mới xây dựng gia đình văn hóa hiện đại,tiên tiến, nhân văn xứng đáng là tổ ấm, cội nguồn đầu tiên sinh thành nuôidưỡng những nhân cách mới, xứng đáng là tế bào lành mạnh của xã hội

1.2.3 Tác động của nền kinh tế thị trường

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gia đình nhưmột đơn vị kinh tế - xã hội độc lập, đã có vị trí hoàn toàn khác trước, từ đóbộc lộ sức mạnh và chứng minh ưu thế trong sự hòa hợp mục tiêu của đấtnước với mục tiêu của mỗi gia đình Gia đình Việt Nam hiện nay vẫn là một

thiết chế xã hội bền vững, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã

hội Chính nền kinh tế thị trường này đang có tác động rất lớn đến quá trìnhxây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay nói chung và ở trong dân tộcMường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng Biểu hiện ở một số mặttích cực sau:

Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới toàn diện về mọi mặt của đờisống (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và ngày càng tiếp cận với nền vănminh thế giới Vì thế, quá trình công nghệ hóa gia tăng đã làm cho các giađình phải phân công lại sức lao động Những gia đình thừa lao động phảiphân nhỏ ra và phải đáp ứng với các nhu cầu sống và nhu cầu của thị trường.Những tiến bộ mới của khoa học công nghệ đã bắt đầu được người dân ápdụng có hiệu quả

Trang 17

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với vị trí hoàn toàn khác,mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã đổi thay nhanh chóng Cácthành viên tự gắn kết với nhau, năng động và chủ động tìm con đường pháttriển của gia đình, mạnh dạn tổ chức công ăn việc làm mới, tìm nguồn vốn,nắm bắt kịp thời các thông tin, tổ chức lại cuộc sống gia đình để thời gian cóchất lượng,… Cuộc sống của các gia đình đều hướng đến sự cải thiện mứchưởng thụ văn hóa vật chất và cả văn hóa tinh thần.

Nền kinh tế thị trường đã và đang tác động đến nhận thức của những

người trong độ tuổi sinh đẻ, giúp họ tự giác chủ động về sinh đẻ Tâm lý có

phúc đông con, nhiều cháu, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô của gia đình

truyền thống xưa đã trở nên lạc hậu không còn thích ứng với lối sống côngnghiệp hóa Đại bộ phận hộ gia đình hiện nay đều thấy rõ tác hại của việc sinhcon nhiều: kinh tế gia đình bị chia xẻ, việc giáo dưỡng con cái gặp nhiều khókhăn, sinh con nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phấn đấu, cốnghiến của người phụ nữ Đây là một sự thay đổi lớn trong nhận thức của giađình nước ta hiện nay

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho đời sống của con ngườingày càng được nâng cao và quan hệ hôn nhân, gia đình có nhiều điểm thoánghơn so với trước đây Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giao thoavới nền văn hóa mới thì quyền uy độc đoán của người gia trưởng, người chủgia đình đang dần được loại bỏ Người làm chủ gia đình là cả cha và mẹ chứkhông phải là sự độc đoán gia trưởng của người chồng, người cha như trướckia Đời sống gia đình rõ ràng được ổn định và cải thiện hơn trước Như vậy,điểm mới của gia đình Việt Nam hiện tại nói chung và gia đình dân tộc

Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng chính là mối quan hệ đối

xử bình đẳng dân chủ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa con

Trang 18

trai và con gái Lợi ích cá nhân của mỗi thành viên được tôn trọng, ý kiến,

nguyện vọng của cá nhân, của con cái được chú ý lắng nghe

Bên cạnh những tác động tích cực nói trên thì gia đình Việt Nam nóichung và gia đình dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nóiriêng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những tác động của mặt trái nền kinh

tế thị trường trong điều kiện hiện nay, cụ thể: Chính sự biến đổi quy mô, cơcấu, tính chất, vai trò của gia đình dưới sự tác động của cơ chế thị trườngcũng đã ảnh hưởng đến lối sống, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình.Trong quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa phương Tây, một nghịch lý khác

xảy ra, đó là: nhiều yếu tố ngoại lai thâm nhập làm ảnh hưởng và làm rạn nứt

các nền tảng, nề nếp gia phong tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam truyềnthống Hiện nay, chúng ta đang sống ở thời mở cửa và nên kinh tế thị trườngđang phát triển Vì vậy, quan niệm về tình yêu của một bộ phận lớp trẻ đã cónhiều thay đổi Ở họ tính nghiêm túc trong hôn nhân đang bị xem thường,chính điều đó đã có không ít trường hợp cưới ngay và tan vỡ ngay Đây quả lànhững suy nghĩ còn nông cạn, thiếu chín chắn và đang làm ảnh hưởng đếncuộc sống của không ít gia đình Việt Nam

Những yếu tố tiêu cực trên đã ảnh hưởng xấu đến những giá trị tốt đẹpcủa gia đình Việt Nam, nhưng riêng đối với dân tộc Mường thì thực tế chothấy, do tiếp cận với nền kinh tế thị trường vẫn chưa được sâu sắc (kinh tế vẫn

chủ yếu là tự cung, tự cấp) nên mức độ ảnh hưởng những mặt trái của nó đến

gia đình dân tộc Mường còn ít Đây là điều hết sức thuận lợi cho dân tộcMường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nhận thức lại và đưa ra những hướng

đi đúng đắn, tránh những mặt không tốt của nền kinh tế thị trường

Việc xây dựng gia đình văn hóa trong điều kiện kinh tế - xã hội bướcvào thời kỳ mở cửa, giao lưu văn hóa thế giới ngày càng mở rộng thì việc giữđược thăng bằng, kết hợp hài hòa được giữa yếu tố truyền thống và hiện đại ở

Trang 19

trong một gia đình không phải là đơn giản Do đó, cuộc vận động xây dựnggia đình văn hóa ở nước ta nói chung và ở dân tộc Mường huyện Thanh Sơn -

tỉnh Phú Thọ nói riêng cần phải tiến hành bền bỉ, lâu dài và vận động liên

tục Nhiều gia đình văn hóa sẽ hợp thành làng văn hóa, nhiều làng văn hóa sẽ

hợp thành nhiều huyện, tỉnh có đời sống văn hóa tương xứng với sự nghiệpđổi mới của đất nước

1.2.4 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược xây dựng gia đình văn hóa.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có lành mạnh, bền vững thì xãhội, đất nước mới thịnh vượng, phồn vinh Vì vậy, việc xây dựng gia đình vănhóa là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra nhằm tiến tới

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Để trở thành hạt

nhân tích cực của cộng đồng dân cư, gia đình văn hóa phải là gia đình đi tiênphong trong việc thực hiện và vận động các gia đình cùng thực hiện tốt đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực

Tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đềunhận thức rất rõ được vai trò của gia đình văn hóa đối với sự phát triển củađất nước trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, từ năm 1991 đến nay nội dung củaphong trào xây dựng gia đình văn hóa được Ban nếp sống văn hóa Trungương thống nhất thành 4 điểm sau:

1) Thực hiện Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

2) Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ

3) Đoàn kết xóm giềng

4) Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

Các Nghị quyết của Đảng và nhiều văn bản của Nhà nước đã đề cập vịtrí, vai trò của gia đình trong công cuộc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân

Trang 20

tộc, trong việc xây dựng văn hóa gia đình, văn hóa con người, văn hóa xã hội.Hoạt động văn hóa ở cơ sở bao gồm cả mặt xây dựng, cả mặt đấu tranh chốngnhững tiêu cực xã hội và gia đình chính là cơ sở nền tảng hỗ trợ cuộc đấutranh đó Gia đình là cái nôi của con người, ở đó mỗi người đều nhận được sựgiáo dục theo truyền thống của văn hóa gia đình mình Tạo điều kiện để vănhóa gia đình phát triển theo hướng truyền thống, cách tân đó là đặt được

những viên gạch vững chắc cho nền tảng phát triển xã hội Do vậy, cùng với

việc triển khai thực hiện bốn nội dung về tiêu chuẩn gia đình văn hóa của Banchỉ đạo nếp sống văn hóa Trung ương (những tiêu chí đó chỉ mang tính chấtđịnh hướng cơ bản), các ngành, đoàn thể và các địa phương cần cụ thể hóathêm các nội dung vận động cho phù hợp với đối tượng của ngành, đoàn thểhay địa phương mình (đặc biệt là phải nắm được tâm lý, phong tục tập quáncủa mỗi vùng để vận dụng cho hợp lý), để mỗi người dân dễ dàng nhận thứcđược trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng, trước hết là từ giađình mình

Tóm lại, qua những năm thực hiện phong trào xây dựng gia đình vănhóa, việc lấy gia đình làm nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở làmột chủ trương hoàn toàn đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã không ngừngquan tâm Nhận định của Lê Duẩn thật đúng khi khẳng định rằng: “… Nhândân ta sống không phải chỉ có cơm ăn, áo mặc mà còn có tình nghĩa gia đình,tình nghĩa dân tộc Tình nghĩa gia đình chân chính luôn luôn hòa với tìnhnghĩa dân tộc, nước với nhà là một, trong nước có nhà, nước mất thì nhàtan”[3,tr.23] Chính vì vậy, xây dựng gia đình văn hóa là một trong nhữngđộng lực góp phần phát huy nguồn lực con người, phát huy sức mạnh dân tộc

để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiệnđại, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ TRONG DÂN TỘC MƯỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 2.1 Nội dung và những hoạt động trong công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa 14 kỳ họpthứ 3 ngày 14/08/1997 về cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, khu dân

cư, xã, phường, thị trấn văn hóa, phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao củahuyện Thanh Sơn đã triển khai xây dựng gia đình văn hóa với những tiêuchuẩn cụ thể hơn và phù hợp với điều kiện dân cư của một huyện có nhiềudân tộc thiểu số mà đông nhất là dân tộc Mường Các tiêu chuẩn đó là:

Tiêu chuẩn 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, tích cực tham gia các phongtrào của địa phương

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật Nhànước và quy ước cộng đồng Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội,

vệ sinh môi trường, nếp sống văn hóa nơi công cộng

Thực hiện tốt luật bảo vệ rừng trong quản lý rừng, trồng rừng, gâyrừng, không phá rừng làm nương rẫy bừa bãi

Xây dựng lối sống lành mạnh, không mê tín dị đoan, không tàng trữ lưuhành sử dụng các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; không mắc các

tệ nạn xã hội Không vì lợi ích của bản thân, gia đình mà làm ảnh hưởng, cảntrở đến cuộc sống của mọi người và gia đình khác Không vi phạm các quyđịnh về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Trang 22

Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các sinh hoạt, hội họp ở cộngđồng và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan của địa phương, góp phầnxây dựng quê hương giàu đẹp.

Tiêu chuẩn 2: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp

đỡ mọi người trong cộng đồng

Vợ chồng bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuôidạy con cái, con cháu hiếu thảo với bố mẹ, ông bà Trẻ em trong độ tuổi đihọc đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên Mỗicặp vợ chồng có một hoặc hai con, không sinh con thứ ba

Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ăn ở sạch sẽ, có nhà tắm, nhà vệ sinh hợp

lý và sử dụng nước sạch Các thành viên trong gia đình có nếp sống lànhmạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Đoàn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động hòa giải, tương trợ giúp

đỡ nhau trong lao động, sản xuất (khi khó khăn, hoạn nạn), xóa đói giảmnghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng

Tiêu chuẩn 3: Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học

tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả Kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùnghợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình, hoàn thành nhiệm vụ sảnxuất, kinh doanh, công tác và học tập

Như vậy, nội dung của gia đình văn hóa không chỉ bó hẹp trong nhữngvấn đề của văn hóa gia đình, mà bao quát cả những vấn đề nóng bỏng của xãhội như: phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo; thực hiệncông bằng xã hội; đảm bảo luật pháp; đoàn kết xóm giềng; gìn giữ trật tự trịan; bài trừ hủ tục, tệ nạn; chống mê tín dị đoan; công tác Dân số - Kế hoạchhóa gia đình…

Trang 23

Các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định việc xây dựng gia đình văn hóatheo 3 tiêu chuẩn trên là cả một quá trình liên tục phấn đấu của các thế hệcùng vun đắp, xây dựng Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi cuộc vận độngUBND huyện và Ban chỉ đạo của huyện đã tổ chức phát động phong trào thi

đua thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa Trong toàn huyện có

23/23 = 100% số xã, thị trấn và 100% cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký thiđua phấn đấu thực hiện tốt các nội dung của phong trào

Việc phối kết hợp triển khai gia đình văn hóa giữa các cơ quan, đơn vị,các xã đã tạo thành sức mạnh tổng hợp góp phần chuyển biến kích cực pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Thực tế, phong trào xây dựng giađình văn hóa của huyện đã được quan tâm và nhận được sự đồng tình, hưởngứng của nhân dân (trong đó có dân tộc Mường) nên cuộc vận động đã thuđược những kết quả đáng khích lệ Hàng năm Ban chỉ đạo của huyện đều phátđộng thi đua và triển khai đăng ký xây dựng gia đình văn hóa đến các xã, thịtrấn và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Các thành viên Ban chỉ đạo củahuyện được phân công phụ trách các xã, thị trấn đều đi kiểm tra định kỳ việcthực hiện phong trào ở cơ sở cứ 6 tháng 1 lần Ban chỉ đạo thành lập đoànkiểm tra việc bình xét và công nhân danh hiệu gia đình văn hóa cấp xã, cấpgiấy chứng nhận gia đình văn hóa kịp thời, có bình xét các hộ đạt tiên tiếnxuất sắc đề nghị khen thưởng vào dịp “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”(ngày 18/11 hàng năm) và ghi “Sổ vàng gia đình văn hóa” ở khu dân cư Đối

với gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liên tục, Ủy

ban nhân dân xã, thị trấn cấp và trao giấy chứng nhận 3 năm đạt danh hiệu

gia đình văn hóa Ban chỉ đạo huyện tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá

phong trào, chú trọng công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể, các giađình có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện phong trào (trong đó sốgia đình dân tộc Mường chiếm tỷ lệ đáng kể)

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh (2006), Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2006
2. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốcgia
Năm: 1995
5. Hỏi và đáp về xây dựng gia đình văn hóa ở làng, bản, buôn (2006), Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi và đáp về xây dựng gia đình văn hóa ở làng, bản, buôn
Tác giả: Hỏi và đáp về xây dựng gia đình văn hóa ở làng, bản, buôn
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2006
6. Nguyễn Văn Kiêu (1963), Bàn về xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về xây dựng gia đình xã hội chủnghĩa
Tác giả: Nguyễn Văn Kiêu
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1963
7. TS. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam và vai trò ngườiphụ nữ trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: TS. Dương Thị Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
8. Hoàng Bích Nga (2005), Để có một gia đình văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để có một gia đình văn hóa
Tác giả: Hoàng Bích Nga
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2005
9. Trần Hữu Tòng - Trương Thìn (chủ biên) (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng gia đìnhvăn hóa trong sự nghiệp đổi mới
Tác giả: Trần Hữu Tòng - Trương Thìn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
10. UBND huyện Thanh Sơn, Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (19/07/2005), Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000 - 2005), tr.12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (19/07/2005), "Báo cáo tổng kết 5 nămtriển khai tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa” (2000 - 2005)
12. UBND huyện Thanh Sơn, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2007), Báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa giai đoạn 2001 - 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn dân đoànkết xây dựng đời sống văn hóa” (2007)
Tác giả: UBND huyện Thanh Sơn, Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Năm: 2007
3. Gia đình văn hóa và quy ước nếp sống mới văn minh (1971), Nxb Hải Hưng, Hải Hưng, tr.23 Khác
4. GS.TS. Đỗ Huy (2001), Xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Nxb Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, tr.251 Khác
11. UBND huyện Thanh Sơn, Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao (04/10/2007), Hướng dẫn bình xét gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã, thị trấn văn hóa Khác
13. UBMTTQ huyện Thanh Sơn, Ban thường trực (30/11/2008), Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2008. Phương hướng, nhiệm vụ công tác mặt trận năm 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w