1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo ở huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ hiện nay Luận văn thạc sĩ

98 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 542,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giảm nghèo (GN) là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và hiện nay ở nước ta được coi là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách cho từng giai đoạn; đồng thời kêu gọi các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân trong xã hội tập trung giải quyết nhiệm vụ giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu và nghèo trong các tầng lớp xã hội và giữa các vùng khác nhau. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm nghèo; với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt khoảng 7 8%, vào loại cao trên thế giới, nhờ có sự phát triển đó đã góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống nhân dân và giảm dần tỷ lệ nghèo đói trong xã hội. Theo nhận xét của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra ngày 1522008: “Việt Nam đạt được tốc độ giảm nghèo nhanh nhất trên thế giới”; tính bằng số người sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày thì tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ khoảng 68% năm 1993 xuống 16% năm 2006, với khoảng 34 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói. Như vậy, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là yếu tố quan trọng, tạo ra sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi nghèo đói và ngược lại, giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Tuy Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng trong suốt thời gian qua, nhưng cơ bản vẫn là một nước nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp so với các nước trên thế giới, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao và tập trung ở vùng nông thôn thuộc những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đây là những khu vực điều kiện kết cấu hạ tầng cơ sở còn thấp, địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, nhiều dịch vụ chưa đến được với nhân dân…, dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ở những vùng này cao và điều kiện để giảm nghèo ở những vùng này còn nhiều khó khăn. Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi, trung du trong đó huyện Thanh Thủy là huyện miền núi với diện tích tự nhiên 12.382ha nằm phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ. Ngay từ khi huyện Thanh Thủy được tái lập (năm 1999) lãnh đạo huyện Thanh Thủy đã nhận thức và sớm tổ chức triển khai việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện. Cùng với sự vào cuộc của các cấp các ngành trong thực hiện quy hoạch đã đem lại cho Thanh Thủy những kết quả nhất định, tăng trưởng kinh tế của huyện ngày một nâng cao, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ đói không còn, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Tuy nhiên do đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của huyện, là huyện tốc độ tăng trưởng trung bình so với các đơn vị trong tỉnh nhưng vẫn có tỷ lệ nghèo cao so với cả nước. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam và tỉnh Phú Thọ nói chung trên đà phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, một câu hỏi lớn đặt ra đối với lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân huyện Thanh Thủy là đưa huyện Thanh Thủy trở thành một huyện giàu, đẹp so với các địa phương trong tỉnh và cả nước. Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm để tài luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị.

Ngày đăng: 22/09/2018, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w