1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông trung học ở hà nội hiện nay luan van thac si

111 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 446 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn có ý nghĩa lịch sử: kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững, đất nước đang trên đà phát triển. Bên cạnh những thành quả đạt được, chúng ta còn có những khuyết điểm, yếu kém cần khắc phục trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đạo đức xã hội. Trước những tác động mặt trái của kinh tế thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế, đạo đức xã hội đang có xu hướng xuống cấp nghiêm trọng. Đánh giá về tình hình này, Đảng ta đã khẳng định rằng: Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là lớp trẻ 11, tr. 172173. Tình trạng đáng lo ngại đó trong xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo đức của các trường phổ thông trung học, đến lứa tuổi học sinh phổ thông trung học. Hiện tượng tiêu cực trong học tập: trốn học, bỏ học, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử... có nguy cơ lây lan, với những hình thức ngày càng tinh vi. Những tệ nẹn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến trường học, gây hư hỏng không ít học sinh hiện tượng thô bạo với thầy cô, với bạn bè xảy ra nhiều nơi. Trường học là nơi bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng, nhân cách, hoài bão, trí tuệ cho học sinh, nhưng đã xuất hiện trong một bộ phận học sinh tình trạng nhạt Đảng, xa Đoàn, phai lý tưởng. Nói về tình trạng này, Đảng đã nhấn mạnh: Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân, lập nghiệp vì tương lại của bản thân và đất nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều, song trước hết là do thời gian qua chúng ta chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều gia đình hầu như khoán trắng việc giáo dục đạo đức con em cho nhà trường. Nhiều trường học coi nhẹ giáo dục đạo đức, chỉ lo các môn văn hóa, chạy theo thành tích, hình thức chủ nghĩa. Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái đạo đức ở một bộ phận học sinh, đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Đức Trí Thể Mỹ, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân nói chung và đặc biệt cho thanh, thiếu niên ở lứa tuổi học sinh nói riêng. Giáo dục đạo đức cho lứa tuổi học sinh cần phải xem xét ở những góc độ, phương diện khác nhau. Trong đó việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vận dụng một cách sáng tạo trong giáo dục đạo đức có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Ý thức được điều đó, ngày 7112006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 06CTTW về việc tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mục đích của cuộc vận động lớn này như chỉ thị đã nêu ra là: Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và có giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội. Đặc biệt là trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, học sinh... Nâng cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng 10. Cuộc vận động này đã được triển khai rộng khắp trong các địa phương, ban ngành, trường học. Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân (môn liên quan trực tiếp đến giáo dục đạo đức) ở một trường phổ thông trung học Hà Nội, đã được trang bị một cách có hệ thống về chuyên ngành Hồ Chí Minh học, tôi chọn đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông trung học ở Hà Nội hiện nay làm luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, với hy vọng góp một phần nhỏ vào giải quyết vấn đề đang bức xúc hiện nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất

to lớn có ý nghĩa lịch sử: kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân được cảithiện, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội được giữ vững, đất nước đang trên

đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đạo đức của các trường phổ thôngtrung học, đến lứa tuổi học sinh phổ thông trung học

Hiện tượng tiêu cực trong học tập: trốn học, bỏ học, thiếu trung thựctrong học tập, gian lận trong thi cử có nguy cơ lây lan, với những hình thứcngày càng tinh vi Những tệ nẹn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy cũng đãảnh hưởng không nhỏ đến trường học, gây hư hỏng không ít học sinh - hiệntượng thô bạo với thầy cô, với bạn bè xảy ra nhiều nơi

Trường học là nơi bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng, nhân cách, hoài bão,trí tuệ cho học sinh, nhưng đã xuất hiện trong một bộ phận học sinh tình trạng

"nhạt Đảng, xa Đoàn, phai lý tưởng" Nói về tình trạng này, Đảng đã nhấnmạnh: Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tìnhtrạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoàibão, lập thân, lập nghiệp vì tương lại của bản thân và đất nước

Trang 2

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều, song trước hết là dothời gian qua chúng ta chưa quan tâm đúng mức tới việc giáo dục đạo đức chohọc sinh Nhiều gia đình hầu như "khoán trắng" việc giáo dục đạo đức con emcho nhà trường Nhiều trường học coi nhẹ giáo dục đạo đức, chỉ "lo" các mônvăn hóa, chạy theo thành tích, hình thức chủ nghĩa.

Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái đạo đức ở một bộ phậnhọc sinh, đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàndiện Đức - Trí - Thể - Mỹ, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, tăng cường và nângcao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhân dânnói chung và đặc biệt cho thanh, thiếu niên ở lứa tuổi học sinh nói riêng

Giáo dục đạo đức cho lứa tuổi học sinh cần phải xem xét ở những góc

độ, phương diện khác nhau Trong đó việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

về đạo đức và vận dụng một cách sáng tạo trong giáo dục đạo đức có một ýnghĩa vô cùng to lớn

Ý thức được điều đó, ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hànhTrung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 06/CT/TW về việc tổ chức cuộc vận độnghọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Mục đích của cuộc vận động lớn này như chỉ thị đã nêu ra là:

Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về nhữngnội dung cơ bản và có giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội Đặc biệt làtrong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, học sinh Nâng cao đạo đứccách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suythoái về chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phầnthực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng [10]

Cuộc vận động này đã được triển khai rộng khắp trong các địaphương, ban ngành, trường học Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục

Trang 3

công dân (môn liên quan trực tiếp đến giáo dục đạo đức) ở một trường phổthông trung học Hà Nội, đã được trang bị một cách có hệ thống về chuyên

ngành Hồ Chí Minh học, tôi chọn đề tài: "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

về đạo đức vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông trung học ở Hà Nội hiện nay" làm luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, với hy

vọng góp một phần nhỏ vào giải quyết vấn đề đang bức xúc hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Năm 1991, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng,Nhà nước quan tâm chỉ đạo Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nướcKX.02 giai đoạn 1991 - 1995 gồm 13 đề tài, nhưng chưa có đề tài nào nghiêncứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết đã có một số cuộc hội thảo và một số côngtrình được xuất bản gần đây có liên quan đến đề tài là:

- Năm 1985, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học: Bác

Hồ với công tác giáo dục thanh niên Một số tham luận sau đó đã được chỉnh

lý, biên tập và xuất bản thành sách Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1985.

- Trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ViệnKhoa học Giáo dục Việt Nam, Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh

thiếu niên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học: Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục - đào tạo; các bản tham luận đã

được tập hợp thành cuốn sách kỷ yếu hội thảo khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội,1990

- Vân Tùng: "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002

- Đoàn Nam Đàn: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên",

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002

Trang 4

- Trần Quy Nhơn: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong cách mạng Việt Nam", Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2003.

- Đặng Quốc Bảo, Tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, Nxb Thanh

- Vấn đề thanh niên và dự báo (2 tập), Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1994.

- Hồ Đức Việt, Thanh niên với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1996.

Các công trình trên đã đề cập tới một số khía cạnh của tư tưởng HồChí Minh về đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên.Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vềgiáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên nói chung và hầu như chưa cócông trình nào trực tiếp nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh vào việc giáo dục đạo đức cho đối tượng là học sinh phổ thông trunghọc Song những công trình, đề tài khoa học và những bài viết trên là tài liệuquý để tác giả tham khảo trong quá trình viết luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn

Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và vấn đềgiáo dục đạo đức cho học sinh lửa tuổi phổ thông trung học, khảo sát thựctrạng đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho đối tượng này ở Hà Nội thời gian

Trang 5

qua, luận văn luận giải về sự vận dụng tư tưởng đó của Người nhằm nâng caohiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường phổ thôngtrung học ở Hà Nội hiện nay.

Nhiệm vụ

- Khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạođức cho học sinh các trường phổ thông trung học ở Hà Nội trong những nămđổi mới

- Đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minhnhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh các trường phổ thôngtrung học ở Hà Nội trong điều kiện hiện nay

Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng HồChí Minh về đạo đức thể hiện trong những bài nói, bài viết của Người; tìnhhình công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên các trường phổ thông trunghọc ở Hà Nội, để từ đó vận dụng vào thực tiễn trong công tác quan trọng nàycho các trường phổ thông trung học ở Thủ đô

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

-về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp văn bản học vàđiều tra xã hội học, phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn

Trang 6

- Hệ thống hóa được tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niênhọc sinh phổ thông trung học ở Hà Nội hiện nay.

- Khái quát tình hình đạo đức và công tác giáo dục đạo đức ở cáctrường phổ thông trung học ở Hà Nội hiện nay; sự cấp thiết phải tăng cườngđổi mới công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học

- Những giải pháp vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáodục đạo đức cho học sinh các trường phổ thông trung học ở Hà Nội hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Góp một tiếng nói nhỏ vào công tác giáo dục đạo đức cho thanhthiếu niên trong các trường phổ thông hiện nay

- Kết quả của luận văn có thể dùng tham khảo trong giảng dạy về tưtưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong các trường học

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 2 chương, 7 tiết

Trang 7

Chương 1

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN

Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của một vĩ nhân là sản phẩmcủa nhận thức trong quá trình hoạt động của chính vĩ nhân đó, với những ảnhhưởng và tác động khách quan và do yêu cầu của thực tiễn

Ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, hành trang tư tưởngcủa người thanh niên Nguyễn Tất Thành là truyền thống yêu nước, chốngngoại xâm của quê hương và dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử Truyềnthống ấy không đơn thuần là động lực tinh thần, là tình cảm mà được đúc kếtthành chủ nghĩa yêu nước đậm nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam, đã trởthành yêu cầu hàng đầu trong chuẩn mực đạo đức của mọi người Việt Namyêu nước

Sự thống trị, áp bức của thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai,cảnh dân tộc bị đắm chìm trong nô lệ, mất nước là nhân tố thúc giục ngườithanh niên Nguyễn Tất Thành trong những thập niên đầu thế kỷ XX Đó cũng

là yếu tố quan trọng chi phối những hoạt động sau này, tạo nên những nhân tốhình thành tư tưởng nói chung, tư tưởng về đạo đức và vấn đề giáo dục đạođức nói riêng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Trong tư tưởng

Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng đạo đức, chúng ta thấy Người vừa mangdáng dấp cốt cách của nhà hiền triết phương Đông, vừa có cốt cách của vănhóa đạo đức phương Tây Tư tưởng đạo đức của Người vừa mang dấu ấn đậmnét truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc Việt Nam, vừa gần gũi với văn hóa,

Trang 8

đạo đức của các dân tộc khác Từ truyền thống văn hóa Việt Nam, trong đónổi bật là tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng và lòng nhân ái vị tha,Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại

và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX Đó làbước ngoặt cơ bản trong quá trình phát triển tư tưởng của Người, nhất là quátrình bổ sung, phát triển tư tưởng đạo đức Những quan điểm của Người vềcách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với những quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin về cách mạng vô sản; đặt cách mạng giải phóng dân tộc ViệtNam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, Người sớm khẳng định độc lập dântộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân tộc trong mối liên quan với quốctế

Khó có thể nói chính xác Hồ Chí Minh bắt đầu đọc những tác phẩm

lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời gian nào, nhưng như Hồ Chí Minh

đã cho biết, khi được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo L'Hummanité giữa tháng 7-

1920, Người đã tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Người

"mừng đến phát khóc lên" Ngồi một mình trong buồng, Người nói to lênnhư đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đaukhổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúngta" Kể từ thời điểm đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ

ba và chắc chắn rằng cũng kể từ đây, Người đã rất chú trọng việc tìm hiểu,nghiên cứu các quan điểm của Mác, Ăng ghen, Lênin để xác định thế giớiquan và phương pháp luận khoa học, đúng đắn, nhằm hoạch định đường lốicứu nước, giải phóng dân tộc và sau này là đường lối bảo vệ Tổ quốc, xâydựng đất nước

Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của sự kế tục các thế

hệ nối tiếp nhau Trong quá trình phát triển ấy, vai trò có ý nghĩa quyết địnhcủa tri thức, của việc giáo dục, bồi dưỡng tri thức cho các thế hệ kế thừa làđiều không ai có thể phủ nhận Một trong những nhân tố dẫn tới thành công

Trang 9

của cách mạng, của công cuộc dựng nước và giữ nước ở mỗi quốc gia - dântộc là thành quả của công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung, của công tác giáodục văn hóa đạo đức nói riêng C.Mác có lý và có cơ sở lịch sử khoa học khinói rằng "giai cấp công nhân là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc", rằng

"thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc" Và, luận điểm nổi tiếng củaC.Mác là: "Tương lai của giai cấp công nhân và do đó, tương lai của nhân loạiphụ thuộc vào công tác giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn lên" [17, tr.118] C.Mác nói rõ: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, không baogiờ thờ ơ trước những biến đổi của xã hội, không bao giờ thỏa mãn với lýtưởng mà thế hệ đi trước truyền lại mà hơn thế, họ muốn tự do hành động vàvươn tới cái mới và sẵn sàng hiến dâng thân mình vì cái mới, vì sự tiến bộ Vìvậy thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng, là nguồn bổ sungdồi dào nhất cho Đảng Cộng sản

Đánh giá cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của thanh niên, V.I Lêninkhẳng định rõ, thanh niên là thế hệ kế tiếp và sẽ hoàn thành xuất sắc nhữngnhiệm vụ của cách mạng, phấn đấu vươn tới mục tiêu cuối cùng của cáchmạng mà các thế hệ đi trước chưa kịp hoàn thành Vấn đề cực kỳ quan trọng

là đảng cộng sản phải tổ chức giáo dục, bồi dưỡng để thanh niên luôn có ýthức rèn luyện, phấn đấu vươn tới lý tưởng cách mạng cao đẹp, trong sáng;biết đấu tranh chống lại những gì là biểu hiện của tư tưởng lạc hậu, phản động.V.I Lênin viết: "Là người cộng sản tức là phải tổ chức và đoàn kết toàn thểthế hệ thanh niên, phải làm gương mẫu về giáo dục và lý luận trong cuộc đấutranh Lúc đó, các đồng chí mới có thể bắt đầu và hoàn thành công cuộc xâydựng lâu dài của xã hội cộng sản chủ nghĩa" Theo Lênin, việc định hướng chínhtrị cho thanh niên là điều kiện cực kỳ quan trọng nhằm chuyển hóa năng lựccủa thanh niên từ tiềm tàng trở thành hành động cách mạng thực tiễn Đối vớithanh niên và các tổ chức cách mạng của thanh niên do đảng lãnh đạo, Lêninyêu cầu:

Trang 10

Phải tổ chức hoạt động thực tiễn của mình thế nào để khihọc tập, khi tập hợp nhau lại, khi đấu tranh, các tầng lớp thanh niên

tự giáo dục mình đồng thời cũng giáo dục cho tất cả những ai đãcông nhận họ là người dẫn đường chỉ lối để trở thành những ngườicộng sản Phải làm cho toàn bộ sự nghiệp giáo dục, rèn luyện, dạy

dỗ thanh niên ngày nay trở thành sự nghiệp giáo dục đạo đức cộngsản trong thanh niên [17, tr 244]

Từ giữa những năm 20 của thế kỷ trước, tại lớp đào tạo bồi dưỡng cán

bộ do Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tổ chức ở Quảng Châu (TrungQuốc), Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩanhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất làchủ nghĩa Lênin" [21, tr 268] Tuy nhiên, quá trình tiếp thu, vận dụng lý luậnMác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không hề giáođiều, máy móc, kinh viện mà vận dụng một cách rất sáng tạo và có nhữngphát triển hết sức độc đáo Những vấn đề lý luận trừu tượng, phức tạp đượcNgười dẫn giải rất giản dị, dễ hiểu, dễ thực hiện Đặc trưng của Hồ Chí Minhtrong tư duy là luôn gắn lý luận với thực tiễn, thực tiễn hóa những vấn đề lýluận trừu tượng; các quan điểm về văn hóa đạo đức của Mác, Lênin đượcngười gắn kết chặt chẽ với truyền thống văn hóa đạo đức của phương đông,của dân tộc Việt Nam Người từng nói: học chủ nghĩa Mác - Lênin là để xácđịnh rõ lập trường tư tưởng, học để tìm ra phương pháp luận; "phải học tậptinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin; học tập lập trường quan điểm và phươngpháp của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng lập trường và phương pháp ấy màgiải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng " [27, tr 497].Với quan điểm chỉ đạo ấy, trong suốt cuộc đời hoạt động, Hồ Chí Minh luôn

đề cao vấn đề độc lập trong tư duy, tự do về tư tưởng Người thường xuyên

quán triệt yêu cầu cao nhất đối với cán bộ, đảng viên, với các tầng lớp nhândân yêu nước là phải có tinh thần hết lòng vì tổ quốc, vì nhân dân; tự kiêu, tựmãn, tự tư tự lợi, tham ô lãng phí quan liêu là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin

Trang 11

Người cũng nhiều lần nói rõ chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là khoa học, làtinh hoa văn hóa, lý trí mà còn là tình cảm, lòng nhân ái Đó là tính giai cấp,tính cộng đồng dân tộc, tình làng nghĩa xóm, tình đồng chí anh em, tình đoànkết quốc tế, tình nhân loại "Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình cónghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" Tìm hiểu quan điểmcủa Hồ Chí Minh về đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức, chúng ta thấy rất rõ

nét điều này Trong lời mở đầu tác phẩm Đường kách mệnh, Người nêu 23 điểm về Tư cách của một người cách mệnh Đó là nội dung khái quát về đạo

đức, phong cách ứng xử, thái độ và trách nhiệm của người cán bộ cách mạng;

là những yêu cầu chung đối với mọi người dân yêu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là sự phản ánh của đời sống xã hộiViệt Nam, nếu không đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với truyền thống đạođức dân tộc nói riêng và truyền thống văn hóa đạo đức phương Đông nóichung thì không thể hiểu được tư tưởng đạo đức của Người chứ chưa nói tớiviệc học tập, vận dụng

Vì đề cao đạo đức, trọng đạo đức nên người dân Việt Nam đều tônvinh những người có công trong việc giữ làng, giữ nước và coi đó là nhữngtấm gương sáng về đạo đức Người Việt Nam có truyền thống uống nước nhớnguồn, ăn quả nhớ người trồng cây và đòi hỏi mọi người phải thường xuyên

tu dưỡng đạo đức để phục vụ việc giữ nước, giữ làng, giữ gìn thuần phong,

mỹ tục và nền nếp trong cuộc sống đời thường Nói đến truyền thống văn hóađạo đức phương Đông phải nói tới học thuyết của Khổng Tử về chính trị - đạođức, những quan niệm về đạo đức của Nho giáo, Phật giáo Tuy các quanniệm này có hạn chế là thuộc hệ tư tưởng phong kiến, phục vụ bộ máy thốngtrị của chính quyền phong kiến, nhưng đề cao việc tu thân - tu dưỡng đạo đức

cá nhân, đề cao tinh thần yêu quý con người, cần cù, giản dị, tiết kiệm Đó làmặt tích cực mà các thế hệ cần kế thừa, phát triển

Trang 12

Trong những năm tháng hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh có hơnchục năm sống ở các nước tư bản lớn như Pháp, Anh, Mỹ Người không chỉtiếp thu những tinh hoa văn hóa phương Tây mà còn chịu ảnh hưởng củanhững quan điểm tư tưởng về đạo đức, trong đó nổi bật nhất là tư tưởngkhoan dung, nhân ái, thương người của Cơ đốc giáo Người từng nói: "Tôngiáo Giêsu có ưu tiên là lòng nhân ái cao cả" Những quan điểm nhân văn của

thời kỳ Phục hưng, dân chủ của thế kỷ Ánh sáng; những quan điểm về dân

chủ, dân quyền và công dân quyền của cách mạng tư sản Anh, cách mạng tưsản Pháp - những bước phát triển của chủ nghĩa nhân văn phương Tây đãđược Hồ Chí Minh tiếp thu, chắt lọc và nâng lên tầm cao mới khi Người đếnvới chủ nghĩa Mác - Lênin Tình thương yêu con người, quý trọng con ngườiđược Người chuyển hóa, nâng lên thành tình thương yêu đoàn kết của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động quốc tế, thương yêu đồng bào mình, dân tộcmình Từ khát vọng giải phóng đồng bào mình khỏi sự áp bức bất công đượcnâng lên thành giải phóng dân tộc, tiến tới giải phóng con người và loàingười

Rõ ràng là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức không chỉ là sự kế thừatruyền thống văn hóa đạo đức dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóanhân loại, cả phương Đông và phương Tây mà còn vận dụng phép biện chứngduy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin để bổ sung, phát triển, thực tiễn hóa trongcách mạng Việt Nam Người đã nêu lên thành hệ thống các quan điểm đạođức mới cho từng đối tượng cụ thể, phù hợp với tâm lý truyền thống, làmthăng hoa truyền thống văn hóa đạo đức, tính nhân văn, nhân ái của dân tộcViệt Nam

1.2 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG

1.2.1 Về vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Trang 13

Tổ chức nào, giai cấp nào lôi kéo được thanh niên, tổ chức được thanhniên chiến đấu dưới ngọn cờ của mình, tổ chức ấy, giai cấp ấy sẽ giành chiếnthắng Đó là bài học kinh nghiệm không bao giờ cũ, là điều có tính quy luật.

Trong bản Di chúc lịch sử, viết về "đoàn viên và thanh niên ta", HồChí Minh căn dặn:

Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hănghái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng cần phảichăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành nhữngngười kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rấtquan trọng và rất cần thiết [31, tr 510]

Không phải trước khi về với thế giới người hiền Hồ Chí Minh mớikhẳng định vấn đề này, mà Người nhận thức rõ vai trò của thanh niên, ý nghĩa

và tầm quan trọng của việc thức tỉnh thanh niên, giáo dục và bồi dưỡng thế hệthanh niên từ rất sớm

Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã viết: "HỡiĐông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗicủa Người không sớm hồi sinh" [21, tr 133] Tạm biệt các bạn cùng hoạtđộng ở Pháp (1923), Hồ Chí Minh nói rõ: Nhiệm vụ của tôi là trở về nước, đivào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, tổ chức và huấn luyện họ, đưa họ

ra đấu tranh Và trước hết, Người nhằm vào thanh niên Cuối năm 1924, Hồ Chí

Minh tới Quảng Châu (Trung Quốc) Tại đây, Người đã cải tổ Tâm Tâm xã

-một tổ chức của thanh niên cấp tiến Việt Nam đang hoạt động ở miền Nam

Trung Quốc và lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Trên cơ sở đó,

từng bước một tiến lên thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành xây dựng,

tổ chức, chuẩn bị lực lượng, tiến tới giành lại nền độc lập dân tộc trong Cáchmạng tháng Tám 1945, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam

Trang 14

Rõ ràng là trong tư tưởng chỉ đạo, trong tổ chức hoạt động thực tiễn,quan điểm của Hồ Chí Minh là: Muốn thức tỉnh dân tộc thì trước hết và trọngtâm là thức tỉnh thanh niên, phải tổ chức, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên.Đây là quan điểm tư tưởng rất nhất quán của Người trong các thời kỳ cáchmạng sau đó và trở thành một bộ phận cực kỳ quan trọng trong tư tưởng củaNgười về "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau".

Theo Hồ Chí Minh, vai trò quan trọng, to lớn của thanh niên trong sựnghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc thể hiện ở một số điểm lớn sau đây:

Thứ nhất, thanh niên là lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc, tương lai của đất nước

Đánh giá cao vị trí, vai trò của họ đối với vận mệnh của dân tộc vàcách mạng, từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra nhận định rất sắc sảo vàkhoa học về vai trò của thanh niên khi Người viết: "Chủ nghĩa dân tộc đã hiệnđại hóa khi chuyển từ giới thượng lưu này sang giới thượng lưu khác Chính

thanh niên Việt Nam ngày nay đang chỉ đạo nó" Chỉ ít ngày sau Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong Thư gửi học sinh

nhân ngày khai trường, Người viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang haykhông, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châuhay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các em" [23, tr.33] Năm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lượcđang diễn ra khốc liệt, Người lại khẳng định: "Thanh niên là người chủ tươnglai của nước nhà Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phầnlớn là do các thanh niên" [24, tr 185] Vấn đề cốt tử như Người đã chỉ rõ là ởchỗ Đảng, Nhà nước phải hiểu thanh niên, tin thanh niên, chăm lo giáo dục vàdìu dắt họ Hồ Chí Minh cũng yêu cầu thanh niên phải tự mình phấn đấu họctập, rèn luyện để nắm lấy tri thức, bồi dưỡng ý chí, nghị lực và tinh thần cáchmạng Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt, rấtnhiều khó khăn khi tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là

Trang 15

xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, nhưng bằng

sự nhìn nhận đánh giá khả năng cách mạng to lớn và quyết định của thanhniên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lạc quan và vững tin vào thắng lợi của cáchmạng Việt Nam: Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường, chúng tanhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,thống nhất Tổ quốc Với một thế hệ như vậy thì tương lai của đất nước, tiền

đồ của dân tộc sẽ "vô cùng vững chắc và vẻ vang"

Thứ hai, thanh niên là lực lượng to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước

Trong những hoàn cảnh gian nan, thử thách của dân tộc và cách mạng,các thế hệ thanh niên nước ta đã sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh,đảm nhận những nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhất trên mặt trận chiến đấucũng như xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc Hồ Chí Minh nhiều lần nói rõ:

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trong sự nghiệp cách mạng do Đảnglãnh đạo, đã có hàng triệu thanh niên hăng hái xung phong ở tuyến đầu củacuộc chiến đấu, nhiều thanh niên đã trở thành cán bộ trung kiên của Đảng;nhiều anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong sự nghiệp giải phóng dân tộcđều ở tuổi đời còn rất trẻ như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Lý TựTrọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Thụ v.v Các đồng chí là nhữngtấm gương sáng chói cho mọi thế hệ thanh niên sau này học tập và noi theo

Trong thư gửi Hội Nhi đồng cứu quốc các địa phương tháng 10 năm

1945, Hồ Chí Minh khen ngợi các cháu Thiếu nhiên nhi đồng đã nhịn ăn quà

để góp tiền vào Quỹ độc lập: "Tôi thay mặt cho đồng bào lớn tuổi mà cảm ơncác cháu Các cháu đã tỏ ra là những cháu chắt rất xứng đáng của tổ tiênHồng Lạc, và rất xứng đáng là "tiểu chủ ông" của nước nhà" [23, tr 51]

Tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn Thanh niên lao độngViệt Nam, tháng 3 năm 1966, Hồ Chí Minh đã nói rõ niềm tin tưởng của mìnhvào thế hệ thanh niên: "Ngày nay trông thấy có hàng triệu đoàn viên thanh

Trang 16

niên, hàng triệu cháu bé nhi đồng phát triển mơn mởn như hoa nở mùa xuân.Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường, chúng ta nhất định thànhcông trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổquốc" [31, tr 66-67].

Thứ ba, thanh niên là đội quân xung kích trên các mặt trận

Theo Hồ Chí Minh, thanh niên là đại biểu cho tinh thần tự tôn, tự lậpcủa dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, là "chủ lực quân", là "lực lượng cơ bảntrong bộ đội, công an và dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an,bảo vệ Tổ quốc" [30, tr 504] Trong mọi công việc, thanh niên là lực lượngluôn thực hiện khẩu hiệu: "Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì cóthanh niên làm" [30, tr 504] Vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâmtới thanh niên, biểu dương những việc làm tốt, những hành động anh hùng,dũng cảm, sáng tạo của họ Người nói rõ: "Khắp thành thị, nông thôn, miềnxuôi, miền núi, thanh niên ta ngày nay đã thành một đội quân to lớn, hăng háitiến lên, quyết tâm phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc thân yêu, vì tiến bộ xã hội" [30,

tr 504] Từ năm 1946, Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cho "Liên đoàn thanhniên Việt Nam" là động viên tất cả mọi tầng lớp thanh niên hăng hái tham giaphong trào toàn quân giết giặc, đánh du kích, tăng gia sản xuất và thực hànhtiết kiệm Theo yêu cầu của cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh sớm đề ra chủtrương thành lập các Đội Thanh niên xung phong phục vụ chiến trường.Người yêu cầu nhiệm vụ của Đội Thanh niên xung phong là: "Xung phongmọi việc bất kỳ việc khó, dễ và phục vụ cho đến kháng chiến thành công" [26,

tr 162]

Tháng 4 năm 1951, Người viết thư khen ngợi thanh niên quân đội,thanh niên công nhân, thanh niên nông dân, thanh niên học sinh, thanh niênxung phong, nêu rõ nhiệm vụ của thanh niên: "Huy hiệu của thanh niên ta là

"Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên" Ý nghĩa của nó là thanh niên phải xungphong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo

Trang 17

đức cách mạng Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắctrong công cuộc kháng chiến và kiến quốc" [25, tr 197].

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò xung kích đi đầu của thanh niêntrong hành động cách mạng Vai trò xung kích trước hết phải được thể hiện:

"Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên" [27, tr 94] Người hiểu

rõ, sự nghiệp cách mạng càng phát triển thì càng đòi hỏi thanh niên thực hiệntốt hơn vai trò xung kích của mình Người khẳng định: "Thời đại này là thờiđại vẻ vang của thanh niên Mà thanh niên phải là đội xung phong trên cácmặt trận chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật" [29, tr 390]

Để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi , Hồ Chí Minh kêugọi đồng bào và chiến sĩ cả nước dũng cảm tiến lên, hăng hái thi đua sản xuất

và chiến đấu Người kêu gọi thanh niên thực hiện tốt hơn vai trò xung kíchcủa mình; thanh niên gái cũng như trai hãy thực hiện tốt "ba sẵn sàng", xungphong hiến dâng tất cả tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệpchống Mỹ cứu nước, cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội

Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, ở miền Bắc, thanh niên hăng háithi đua trên mọi mặt trận sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng,khoa học kỹ thuật, văn hóa, y tế Ở miền Nam, hàng triệu thanh niên sôi nổitham gia phong trào "Năm xung phong", với tinh thần dũng cảm, mưu trí, các

nữ thanh niên đã đóng góp tích cực vào những cuộc đấu tranh của "đội quântóc dài", thanh niên là học sinh, sinh viên luôn là lực lượng châm ngòi cho cácphong trào đấu tranh chính trị Những cống hiến to lớn của thanh niên đãđóng góp một phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975

Thứ tư, thanh niên là đội hậu bị, cánh tay phải đắc lực của Đảng

Người nói rõ: Thanh niên luôn luôn đi đầu trong việc thực hiện đườnglối do Đảng đề ra, là nguồn bổ sung cho đội ngũ của Đảng những người trẻ,khỏe ngày càng đông, càng mạnh Theo Người: "Trong mọi công việc thanh

Trang 18

niên ta luôn luôn hăng hái xung phong vào họ xứng đáng là cánh tay đắc lựccủa Đảng" [29, tr 271].

Nói về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Người chỉ rõ: "Đoàn thanhniên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người phụ trách dìu dắt các em nhiđồng" [31, tr 65] Đoàn thanh niên là tổ chức gần gũi Đảng, lại là lực lượngtích cực, gương mẫu trong mọi việc thực hiện những chủ trương, chính sách,

là lực lượng kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, là người bổsung thường xuyên đảng viên trẻ cho Đảng, là người trực tiếp giúp Đảng giáodục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên, vận động thanh niên đi theo lý tưởngcủa Đảng, đồng thời lôi cuốn, tập hợp đông đảo thanh niên xung phong vàonhững nơi khó khăn gian khổ nhất Đoàn là người chịu trách nhiệm chínhgiúp Đảng trong việc phụ trách, dìu dắt thiếu niên nhi đồng

Đoàn kết, tập hợp thanh niên là một công tác rất lớn, một nhiệm vụ rấtquan trọng của Đoàn mà Hồ Chí Minh luôn căn dặn phải thực hiện cho tốt.Người chỉ ra rằng muốn xây dựng và phát triển Đoàn thanh niên thành mộtlực lượng vững chắc trước hết phải đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớpthanh niên, tránh cô độc, hẹp hòi

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, Đoàn thanh niên cần thườngxuyên quan tâm công tác xây dựng Đoàn vững mạnh Người nêu rõ: "Tổ chứccủa Đoàn phải rộng hơn Đảng" [29, tr 284] Đoàn phải được tổ chức chặt chẽ

từ Trung ương xuống các cơ sở, phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn

có đủ phẩm chất và năng lực vì muôn việc thành công hay thất bại đều do cán

bộ tốt hay kém Muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên, Đoànphải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức và phương pháp thích hợp để đoàn kết

và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc

Hồ Chí Minh đề cao vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản trong việc

tổ chức, tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên, đồng thời, Người chủ trươngtập hợp lớp trẻ trong nhiều tổ chức đa dạng, nhằm thu hút lôi cuốn đông đảo

Trang 19

thanh niên thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội tham giahoạt động chính trị, xã hội, thông qua đó để thanh niên được giác ngộ, đượcgiáo dục, được cống hiến và trưởng thành Mặt khác, thông qua các tổ chức đó,Đảng nắm được lực lượng thanh niên, phát huy tốt vai trò thanh niên trong sựnghiệp cách mạng, chống lại âm mưu của các thế lực thù địch tìm mọi cáchphá hoại phong trào thanh niên, muốn đẩy thanh niên xa rời Đảng, xa rời cáchmạng.

1.2.2 Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và thường xuyên chăm lo việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên và vấn đề bồi dưỡng

"thế hệ cách mạng cho đời sau"

Vai trò, sức mạnh, khả năng của thanh niên như Hồ Chí Minh khẳngđịnh đã được thực tiễn lịch sử cách mạng minh chứng: Thanh niên đã đượcthử thách trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong chiến tranh bảo vệ Tổquốc, xây dựng đất nước và có những đóng góp cực kỳ to lớn trong sự nghiệpcách mạng do Đảng lãnh đạo Nhưng, như Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cácthế hệ trẻ sau này có thể kế thừa, tiếp nối và phát huy thành quả cách mạng

mà các thế hệ cha anh đã giành được hay không còn phụ thuộc rất nhiều ởviệc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau về lý tưởng mà Đảng đã lựachọn, ở việc làm gương của các thế hệ đi trước

Sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc là lâu dài, gian khổ mớiđạt tới, nhưng cuộc đời mỗi con người thì có hạn Người thường nói: "Theoquy luật tự nhiên, già thì phải yếu, yếu thì phải chết Nếu không có cán bộmới vào thì ai gánh vác công việc của Đảng" Vì vậy, chăm lo "bồi dưỡng thế

hệ cách mạng cho đời sau" được Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng trong suốtcuộc đời hoạt động của mình

Để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cách mạng, năm 1925, Người lập ra HộiViệt Nam cách mạng thanh niên, chọn thanh niên ở trong nước để mở lớp tập

Trang 20

huấn họ tại Quảng Châu (Trung Quốc) Người cũng đã cử một số thanh niên

ưu tú gửi vào học Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ởMátxcơva, Trường Quân sự Hoàng Phố Một số đồng chí sau này đã trở thànhnhững cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, HàHuy Tập - các Tổng Bí thư của Đảng khi tuổi đời còn rất trẻ

Theo Hồ Chí Minh, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạngcho thanh niên không phải là nói những điều lý thuyết chung chung Người yêucầu: Đạo đức cách mạng phải được thể hiện trong hành động cách mạng củathanh niên Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là làm cho thanh niênthấm nhuần những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội mới; phải biến nhữngquy tắc, chuẩn mực đó thành niềm tin, thành hành động cách mạng thực tiễn

Hồ Chí Minh lưu ý việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niênphải là một quá trình thường xuyên từ thấp đến cao Giai đoạn sau phải biết

kế thừa có chọn lọc những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã được hình thành từgiai đoạn trước, biết tìm cách khắc phục, ngăn chặn những thói hư tật xấu khivừa chớm nở Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên còn thể hiện ởchỗ, mỗi giai đoạn cách mạng đòi hỏi phải có những nội dung và biện phápgiáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, tính cách của thanh niên; phải đượctiến hành thông qua các hoạt động của phong trào thanh niên, thông qua việchọc tập, lao động, công tác xã hội, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao trongtập thể, ở gia đình và nhà trường Người đã từng chỉ rõ: "Đạo đức cách mạngkhông phải là từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàngngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàngcàng luyện càng trong" [28, tr 293]

Điều có tính quy luật trong lịch sử phát triển xã hội là sự kế tục củacác thế hệ nối tiếp nhau, là kết quả tổng hợp của các thế hệ, mỗi thế hệ một mặttiếp tục những kinh nghiệm và tri thức của thế hệ đi trước, mặt khác làm thayđổi nó bằng tri thức mới và hoạt động mới nhằm đáp ứng đúng yêu cầu,

Trang 21

nhiệm vụ của thế hệ mới và thời kỳ mới Thanh niên Việt Nam đã thể hiện rõ

là thế hệ luôn kế tục truyền thống lịch sử của dân tộc, kế thừa xứng đáng

những thành tựu của các thế hệ cha ông để lại Đó là nền độc lập dân tộc thành quả của sự hy sinh biết bao xương máu; là truyền thống văn hóa, đạođức nhân văn Trong Thư gửi Chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô, Hồ Chí Minh đãkhẳng định:

-Các em cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh -Các em là đại biểucái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cáitinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, HoàngHoa Thám, truyền lại cho các em Nay các em gan góc tiếp tục cáitinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời

về sau [24, tr 35]

Trong tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 trở lại đây, dưới sựlãnh đạo của Đảng, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò tolớn, đã có biết bao hy sinh, phấn đấu Vì vậy, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khenngợi: Thanh niên Việt Nam là thế hệ anh hùng của dân tộc Việt Nam anhhùng, của thời đại anh hùng

Trong thực tế, không phải không có một số thanh niên chưa thực sựcoi trọng việc học lịch sử truyền thống dân tộc Vì vậy, Hồ Chí Minh thườngxuyên nhắc nhở mọi người, nhất là thanh niên phải tích cực học lịch sử truyềnthống của ông cha Người nhận xét: Sau ngày nước nhà độc lập, có một bộphận thanh niên dường như sao lãng việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử dân tộc,không hiểu rõ về lịch sử đấu tranh anh hùng dựng nước và giữ nước của cácthế hệ cha ông Người quan niệm, việc kế thừa, phát huy truyền thống trướchết phải dựa trên sự hiểu biết về lịch sử đất nước và con người Việt Nam

"Dân ta phải biết sử ta" như Người đã dạy còn bao hàm ý nghĩa đó

Trang 22

Dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước đã phải đương đầuvới nhiều "thiên tai, địch họa", không thể kể hết số người đã ngã xuống đểbảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc qua các thời kỳ dựng nước vàgiữ nước Trong quá trình ấy, nổi lên những truyền thống tiêu biểu như: tinhthần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết, cần cù, hiếu học Nhữngtruyền thống đó được kết tinh và lưu truyền lại cho các thế hệ người ViệtNam Mặc dù mỗi thế hệ đi vào cuộc sống, hướng theo sự phát triển chungcủa nhân loại và dân tộc, nhưng không thể không mang theo mình những giátrị của quá khứ, truyền thống của dân tộc, tinh hoa của nhân loại mà thế hệtrước đã tạo dựng và truyền lại Trong dòng phát triển của lịch sử dân tộc, cácthế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đã biết kế thừa sáng tạo những di sảnquý báu của các thế hệ ông cha để tiến lên.

Hồ Chí Minh từng nói: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là lòngyêu nước, ý chí quật cường Đó là các thứ của quý, "có khi được trưng bàytrong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi cất giấukín đáo trong rương, trong hòm" [25, tr 172], nhiệm vụ của chúng ta là phảiphát hiện ra các thứ của quý ấy, đem ra thực hành vào sự nghiệp cách mạng.Muốn vậy, truyền thống dân tộc và cách mạng không những phải được kếthừa và phát huy, mà còn được nâng lên một trình độ mới, chất lượng mớitheo yêu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: muốn giành độc lập cho dân tộc, đem lại độclập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác conđường cách mạng Còn đường ấy đầy chông gai, hy sinh và phải trường kỳ.Cách mạng là sự nghiệp của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Việc chuẩn bị thế hệcách mạng kế tục là một quy luật đảm bảo cho cách mạng giành thắng lợitrong mọi thời kỳ, thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng

Người xác định: trẻ em là măng non của Tổ quốc, là niềm hạnh phúccủa gia đình; thanh niên "là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên

Trang 23

già" [29, tr 488] Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, thế hệ trước phải cótrách nhiệm chuẩn bị lực lượng kế tục, đó chính là thế hệ thanh niên.

Việc chuẩn bị lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng cũng có nghĩa làphải chăm lo giáo dục thanh niên thành lớp người kế tục trung thành, xuất sắccủa lớp trước Vì vậy, theo Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức cách mạng chothanh niên là công việc quan trọng hàng đầu trong chiến lược đào tạo, bồidưỡng "thế hệ cách mạng cho đời sau" Người nói rõ: "Vì lợi ích mười nămthì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" [28, tr 222] Việc

"trồng người" phải vì nhiệm vụ phục vụ lợi ích cách mạng, phải nhằm đạt tớimục tiêu xây dựng con người hoàn thiện, đạt tới chân thiện mỹ Đó chính lànhân tố then chốt quyết định sự thành công của cách mạng, sự tiến bộ xã hội

và là tiền đề cho sự nghiệp chấn hưng đất nước, vì sự nghiệp giải phóng conngười và loài người

Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh - Vì con người, cho con người

bởi lẽ bao giờ Hồ Chí Minh cũng nói đến những đối tượng cụ thể Tư tưởng

về con người của Hồ Chí Minh luôn luôn thể hiện rõ trong những quan điểmcủa Người về cách ứng xử với con người, vì con người Tin tưởng, quý trọngcon người, thương yêu con người; hướng con người vào những việc thiện cụthể như giúp người, cứu người hướng tới giải phóng con người là những quanđiểm chủ yếu trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Trong bầu trời không có gì quý bằngnhân dân" [27, tr 276] Nói một cách khác - cái quý nhất trên đời là conngười Đó là điều có tính chân lý Tổng kết điều có tính chân lý ấy, Hồ ChíMinh luôn thể hiện sự tin tưởng, quý trọng con người Người nói rõ: "Trừbọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân là những ác quỷ mà taphải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý,kính trọng, giúp đỡ" [24, tr 644] "Trọng nhân" theo Hồ Chí Minh trước hết

Trang 24

là "trọng nhân cách" con người Vì mỗi con người đều có cái "thiện", cái

"ác" ở trong lòng; ai cũng có thể mắc khuyết điểm, sai lầm và đều phải "tựphê bình" và "được phê bình" để sửa chữa, để "gột bỏ cái ác" Tuy nhiên, khi

"phê bình", Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "phê bình việc làm, chứ không phêbình người" [23, tr 48] Đó là cho tính nhân văn cao cả trong quan điểm

"trọng nhân" của Hồ Chí Minh được thực hiện khá đầy đủ và trọn vẹn

Phải làm gì để việc "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" theotấm gương và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hiệu quả hơn là vấn

đề cực kỳ quan trọng mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.Khi mà Liên Xô, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tan rã, phong trào cách mạngđang ở thời kỳ thoái trào, những giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực đang bịxuyên tạc, bóp méo; sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán

bộ, đảng viên có chức có quyền đã làm suy giảm niềm tin của thế hệ trẻ, đặcbiệt là của thanh niên vào tương lai của chủ nghĩa xã hội đang đặt ra nhữngvấn đề cực kỳ quan trọng mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội phải tìm ra đáp án

Kiên trì con đường đổi mới định hướng theo chủ nghĩa xã hội, khẩuhiệu "Tất cả vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh" là định hướng phấn đấu, định hướng và yêu cầu hàng đầu trongchuẩn mực đạo đức cho mọi người dân Việt Nam yêu nước, đặc biệt là thanhniên Phải kiên quyết phê phán đấu tranh với việc hay "khuyến khích" việc lậpthân, lập nghiệp, làm giàu bằng mọi giá trên cơ sở bản năng tư hữu, ích kỷ,tham lam trong mỗi con người mà cơ chế thị trường, nền kinh tế nhiều thànhphần đang kích thích hàng ngày, hàng giờ trỗi dậy

Kế thừa và phát triển quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạođức cách mạng cho thanh niên, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định vịtrí, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho thanh niên Văn kiện Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) đã nêu rõ:

Trang 25

Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyềnthống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, laođộng, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Khuyến khích thanh niên tự lực, tự nâng cao tay nghề,

tự tạo việc làm Chú trọng bồi dưỡng người cán bộ, đào tạo thanhniên trong lực lượng vũ trang có nghề khi hết hạn nghĩa vụ quân sự.Tạo cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài về phục

vụ đất nước Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vàocác tổ chức do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm nòngcốt và phụ trách [11, tr 120]

Phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của họcsinh, sinh viên Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khátvọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệpbản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho họcsinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ ViệtNam hiện đại [11, tr 207]

Văn kiện đã thể hiện sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việcchăm lo, bồi dưỡng thế hệ tương lai của dân tộc, một lực lượng xã hội to lớn

và là vốn quý của đất nước để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3 QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN

1.3.1 Bồi dưỡng, đào tạo để thanh niên trở thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc là mục đích, mục tiêu hàng đầu của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Loài người đã tổng kết những vấn đề lớn về việc dạy và học Theo đó,

dạy tức là giúp người học có sự hiểu biết; trên cơ sở của sự hiểu biết, người

Trang 26

học phải làm những việc, phải có những hành động có lợi ích cho con người;

người học không chỉ hiểu biết tri thức mà còn phải hiểu biết con người và biết chung sống giữa người với người đúng đạo lý Nói tổng quát là phải biết học làm người Do vậy, việc dạy và việc học, người dạy và người học đều có thể

dạy và học lẫn nhau

Từ xa xưa ông cha ta đã rất ý thức rằng muốn kiến thiết quốc gia, mởmang kinh tế thì cần phải có người tài; muốn có người tài phải dạy dỗ, phảiđào tạo ở trường học và trong cuộc sống Kế thừa, phát huy truyền thống chaông trong giáo dục, đặc biệt giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, HồChí Minh đã có cách nhìn đúng đắn và coi đó là nhiệm vụ quan trọng của

cách mạng Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của

nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh nêu rõ tính chất của nền giáodục dưới chế độ mới là nền giáo dục cách mạng; mục tiêu, mục đích của nềngiáo dục ấy là bồi dưỡng, đào tạo thanh thiếu niên trở nên "những người côngdân hữu ích của nước Việt Nam, một nền giáo dục nhằm phát triển hoàn toànnhững năng lực sẵn có của các em", nhằm phục vụ cho công cuộc giải phóngdân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xã hội mới tốt đẹp

Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, mỗi thế hệ chỉ cóthể đi một chặng đường trên con đường dài mà Đảng ta, dân tộc ta đã lựachọn; việc bàn giao thế hệ không phải chỉ là trao lại những thành quả của cácthế hệ trước đã làm được, mà điều quan trọng hơn, to lớn hơn là phải bồidưỡng, giúp đỡ cho lớp đi sau có những kiến thức, năng lực để họ tiếp tục sựnghiệp lớn lao mà các thế hệ cha ông để lại

Việc chuẩn bị lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, củadân tộc, theo Hồ Chí Minh có nghĩa là phải chăm lo, giáo dục thanh niên mộtcách chủ động, tích cực để có lớp người kế tục trung thành, xuất sắc Với tưtưởng chỉ đạo ấy, trong Di chúc lịch sử, Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Bồi dưỡng

Trang 27

thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết" Chăm

lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ thanh niên trở thành lớp người kế tục, đảmđương gánh vác sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc

Vai trò, sức mạnh, khả năng và cống hiến của thanh niên đã được thựctiễn cách mạng thử thách, được lịch sử chứng minh, nhưng hiện thực đó hoàntoàn không phải là bất biến Vấn đề đặt ra là các thế hệ sau có tiếp tục lýtưởng, đi tiếp con đường mà cha ông đã lựa chọn phụ thuộc vào rất nhiều yếu

tố chủ quan, khách quan Điều quan trọng nhất - nếu như không muốn nói làcốt tử là việc thế hệ đi trước chăm lo, bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ kế tiếpnhư thế nào Sinh thời, Hồ Chí Minh từng nói: "Nước nhà cần phải kiến thiết.Kiến thiết phải có nhân tài" [28, tr 451]

Người có công lao khai sinh nền giáo dục mới, một nền giáo dụcnhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Người luôn quántriệt, việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên phải tạođiều kiện để thanh niên trở thành những con người "vừa có đức, vừa có tài"hoặc nói theo cách khác là "vừa hồng, vừa chuyên" Trong mối quan hệ "đức,tài" đó, Hồ Chí Minh coi "đạo đức là cái gốc của người cách mạng" NhưngNgười cũng luôn đặt quan hệ đức - tài, phẩm chất chính trị - năng lực công tácchuyên môn trong mối quan hệ biện chứng Người thường nói: có tài mà không

có đức là người vô dụng; có đức mà không có tài "như ông Bụt ngồi trong chùa,hiền lành những chẳng giúp được việc gì thực tế cho ai" Vì vậy, tại Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ III Đoàn thanh niên lao động Việt Nam (ngày 23/3/1961),Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Thanh niên ta phải thấm nhuần tinh thần làmchủ nước nhà và phải trau dồi đạo đức của người cách mạng" [29, tr 305]

Cũng vì vậy, Người và Đảng ta luôn chủ trương bồi dưỡng giáo dụcthế hệ trẻ toàn diện trên các mặt: đức, trí, thể, mỹ Người yêu cầu: "Trongviệc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giácngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất" [28, tr 222] Theo

Trang 28

Hồ Chí Minh, "tâm" có sáng thì trí mới sáng, có cái đức thì cái tài mới phát huyđược, trở nên có ích đối với xã hội Người chỉ rõ sức mạnh to lớn của đạođức, khẳng định đạo đức là cái gốc của mỗi con người, là nền tảng tư tưởngvững chắc của người cách mạng; có đạo đức cách mạng, thì dù nhiệm vụ nặng

nề đến mức nào, khó khăn đến bao nhiêu, người cách mạng đều có thể hoànthành được

Hồ Chí Minh đề ra những chuẩn mực đạo đức mới định hướng cho sựrèn luyện của mỗi đối tượng Theo Người, đối với thanh niên, "trước hết phảiyêu Tổ quốc, yêu nhân dân" "Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thầnquốc tế đúng đắn Phải yêu và trọng lao động Phải giữ gìn kỷ luật Phải bảo vệcủa công Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân" [29, tr 106]; "Phải thấmnhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tậpthể, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến phải giúp đỡ người kém"[26, tr 455]

Hồ Chí Minh cho rằng rèn luyện đạo đức là việc làm suốt đời, phảibền bỉ, thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi Phải biết kết hợp giữa trau dồinhững đức tính tốt đẹp với chống sự lười biếng, chống những thói hư, tật xấu,phải thường xuyên tự phê bình; phải nói đi đôi với làm Người chỉ rõ: kết quảhành động là thước đo đạo đức Vì vậy, Người yêu cầu thanh niên phải thấmnhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải học tập trau dồi đạo đức cách mạng,bởi vì: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [24,

tr 252]

Chính nhờ có đạo đức cách mạng mà mỗi thanh niên sẽ tự ý thức, tựphấn đấu hoàn thiện mình, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để hoàn thànhnhiệm vụ cách mạng được giao

Trang 29

1.3.2 Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Từ mục tiêu giáo dục, Hồ Chí Minh chủ trương bồi dưỡng giáo dụcthế hệ thanh niên trên tất cả các mặt Trong việc giáo dục, Người luôn coitrọng cả "đức" và "tài"; kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sựhoàn thiện nhân cách con người mới Người đã nói rõ: "Trong việc giáo dục

và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủnghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất" [29, tr 190] Nghĩa là, đào tạo,giáo dục một cách toàn diện; mọi người, nhất là thế hệ thanh niên phải có sự

nỗ lực, rèn luyện bền bỉ, thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi

Giáo dục lý tưởng cách mạng, chí khí phấn đấu vì lý tưởng là nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Nói một cách khái quát, vắn tắt, lý tưởng mà Hồ Chí Minh, Đảng ta,dân tộc ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tức chủ nghĩayêu nước chân chính với chủ nghĩa xã hội khoa học Mác - Lênin Hồ ChíMinh từng nói: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu được nhân loại, đem lạicho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng,bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và cho mọingười niềm vui, hòa bình, hạnh phúc" [20, tr 461] Người căn dặn cán bộ,đảng viên và thanh niên: "Người cộng sản chúng ta không một phút nào đượcquên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, chochủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới" [30,

tr 372]

Vì sao lý tưởng cách mạng đối với thanh niên lại là vấn đề cơ bản vàquan trọng? Hồ Chí Minh nhận thấy rằng, thanh niên là lực lượng to lớn, làmột bộ phận quan trọng của dân tộc Thanh niên là lứa tuổi tràn đầy nhữngước mơ, hoài bão, mang trong mình tâm lý hướng tới cái cao đẹp, họ luôn cầnđến một vũ khí tinh thần để vượt qua những khó khăn, thử thách Việc bồi

Trang 30

dưỡng, giáo dục, giúp thanh niên hiểu rõ giá trị của độc lập dân tộc, bản chấttốt đẹp của chủ nghĩa xã hội chính là trang bị cho họ vũ khí tinh thần, từ đó họ

sẽ xác định được ý thức trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đã trở thành niềm tin, lẽsống của nhiều thế hệ kế tục nhau Do vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhởcần phải giáo dục cho thanh niên nhận thức đúng và hiểu được vì lý tưởng caođẹp ấy mà biết bao nhiêu chiến sĩ cộng sản, người con của dân tộc đã hy sinh,biết bao thế hệ thanh niên đã lên đường chiến đấu Cần thiết phải giúp họ hiểusâu sắc được con đường đi đến lý tưởng cao đẹp là con đường phải đổ mồ hôi,xương máu, nhưng đầy vinh quang

Khi đất nước giành được độc lập nhưng còn khó khăn chồng chất,cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập vừa giành được đang quyết liệt, Hồ ChíMinh vẫn nung nấu, vẫn khẳng định một mong muốn tột bậc "là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta aicũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [23, tr 161] Nói chuyện vớithanh niên học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và TrưngVương, ngày 18/12/1945, Hồ Chí Minh đã đặt câu hỏi: Học để phục vụ ai?Người trả lời: Học "để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dângiàu, nước mạnh" [26, tr 399] Đây chính là mục tiêu, lý tưởng, hoài bão màmỗi thế hệ thanh niên cần phấn đấu Lời dạy của Người càng thiết thực và có

ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thanh niên trong công cuộc bảo vệ và xâydựng đất nước hiện nay

Hồ Chí Minh lưu ý trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng chothanh niên cần phải tránh để thanh niên hiểu lý tưởng một cách đơn giản,không chỉ ở mục đích cao đẹp cuối cùng phải tiến tới, mà còn cả mục tiêu củatừng giai đoạn cách mạng, những nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện Nhưng,như Người đã nhiều lần nói rõ, nếu chỉ nhìn thấy mục tiêu trước mắt màkhông thấy được mục đích cuối cùng là thiển cận; thỏa mãn những gì đã đạt

Trang 31

được, dễ dừng lại nửa chừng Nhưng nếu chỉ thấy có mục đích cuối cùng, màkhông biết giành thắng lợi từng bước cho mục tiêu trước mắt, thì mục đíchcuối cùng chắc chắn không bao giờ có thể đạt tới.

Theo Hồ Chí Minh, nhận thức như vậy có nghĩa là không chỉ giác ngộ

lý tưởng mà còn phải kiên định với lý tưởng, nhất là ở những thời kỳ khókhăn, những bước thoái trào - khúc quanh của cách mạng Muốn xác định rõ

lý tưởng phải có bản lĩnh, có kiến thức; muốn kiên định với lý tưởng đòi hỏiphải có ý chí Trong những điều dạy, những yêu cầu về chuẩn mực đạo đứccách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh yêu cầu trướctiên là vấn đề xác định lý tưởng và ý chí cách mạng Người nói: "Phải luônluôn nâng cao chí khí cách mạng trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nàocũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.Không sợ gian khổ hy sinh, hăng hái thi đua sản xuất và anh dũng chiến đấu,xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước" [30, tr 504]

Theo Hồ Chí Minh, lý tưởng cách mạng, ý chí và tinh thần chỉ có thểđược duy trì trên cơ sở nền tảng đạo đức cách mạng Nói một cách khác,người có lý tưởng và ý chí cách mạng phải là người có đạo đức cách mạngvới những yêu cầu chuẩn mực phải thể hiện là cần, kiệm, liêm, chính, chícông, vô tư Nếu thiếu chuẩn mực này con người sẽ rơi vào chủ nghĩa cánhân, sớm muộn cũng sẽ sa ngã Người dạy rằng (đại ý): Một đảng và mỗicon người hôm qua là anh hùng, vĩ đại; nhưng không phải mãi được nhân dânkính trọng nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân, nếu lòng dạ không trong sáng nữa

Vì vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên phải

"luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị Chống kiêu căng

tự mãn Chống lãng phí, xa hoa Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêmchỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi [30, tr 505]

Xuất phát từ những truyền thống quý báu của dân tộc, những phẩmchất cao quý của nhân dân ta và vai trò lãnh đạo của Đảng, Người nhắc nhở:Phải giáo dục thanh niên có nhận thức đúng và tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh

Trang 32

đạo của Đảng, lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân; phải thực hiệnđúng đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; phải nhận thức

rõ nếu không có sự lãnh đạo của Đảng, sự chăm lo của tập thể và của nhândân thì thanh niên không thể trưởng thành được

Phải giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên đức hiếu thuận và lòng nhân ái

Trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên thì đây cũng làvấn đề hết sức cần thiết Hồ Chí Minh chú trọng bồi dưỡng cho thanh niênnhững đức tính được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày: đó làlòng hiếu thảo với cha mẹ, kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, có đạo nghĩavới thầy cô giáo, hòa thuận với anh em, hết lòng vì bạn, thật thà, trung thực.Mặt khác, phải giáo dục thanh niên nhận thức và chấp hành tốt nếp sống vănminh nơi công cộng, đấu tranh chống lối sống thực dụng, ích kỷ, chạy theođồng tiền, coi thường luân thường đạo lý và chống lại các hành vi trái với đạođức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Hồ Chí Minh rất đề cao chữ "hiếu",hiếu với ông bà, hiếu với cha mẹ, song Người đã mở rộng phạm vi chữ hiếu làhiếu với dân, kết hợp nhuần nhuyễn với gia đình, với xã hội, với đồng bào,đồng loại Hiếu với dân như lời dạy của Người là phải biết yêu mến nhân dân,quý trọng nhân dân, học tập, làm việc, chiến đấu vì nhân dân; phải phấn đấu

vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc là làm cho ai cũng có cơm ăn,

áo mặc, ai cũng được học hành Phải chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng củanhân dân, biết thương yêu, giúp đỡ nhân dân vượt qua mọi khó khăn trongcuộc sống để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống Nói một cách khác, theo

Hồ Chí Minh, giáo dục lòng nhân ái cho thanh niên thực chất là bồi dưỡngcho thanh niên ý thức đúng về mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, cộngđồng và xã hội

Hồ Chí Minh đặt vấn đề thanh niên phải luôn luôn tự hỏi: Mình đãlàm gì cho nước nhà và xã hội chứ không phải là hỏi nước nhà, xã hội đã chomình những gì? Trong gia đình thanh niên cũng phải tự hỏi như vậy Trả lờicâu hỏi này một cách đúng đắn cũng có nghĩa là thanh niên tự xác định trách

Trang 33

nhiệm của mình một cách đúng đắn, luôn biết chăm lo lợi ích của tập thể, của

xã hội, không lười biếng, suy bì, tị nạnh, kiêu căng, không tham ô, lãng phí

Đề cao cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, như Hồ Chí Minhtừng nói, không phải là "giày xéo lên chủ nghĩa cá nhân"; lợi ích cá nhân sẽđược tôn trọng bảo đảm khi phù hợp với lợi ích tập thể, cộng đồng và xã hội

Nói tóm lại, giáo dục lòng nhân ái cho thanh niên là làm cho họ biếtyêu Tổ quốc, yêu nhân dân, biết làm những việc ích nước, lợi dân, nhưngtrước hết là phải biết kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ - những người gầngũi nhất, thương yêu họ nhất và nâng bước họ trưởng thành Giáo dục lòngnhân ái cho thanh niên không phải là những điều chung chung, cao siêu màhết sức cụ thể, thiết thực, gắn với thực tế hàng ngày Chỉ khi nào họ làm tốttrách nhiệm đối với những người thân trong gia đình, thì họ mới có thể sốngthân ái, đoàn kết và giúp đỡ người khác

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục lòng nhân ái cho thanh niên còn phảigiáo dục "tinh thần quốc tế" ở thanh niên phải được thể hiện ở nhu cầu mongmuốn được học hỏi, hợp tác, thái độ, tinh thần thân thiện, chia sẻ với bạn bèquốc tế Trong xu thế hiện nay, quan điểm này của Người đã được thế hệthanh niên lĩnh hội và phát huy cao độ góp phần to lớn vào công cuộc xâydựng đất nước hiện nay

Giáo dục, bồi dưỡng tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp

để thanh niên đủ trình độ năng lực hoàn thành nhiệm vụ do cách mạng giao phó

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng phải bao gồm những yêu cầuchuẩn mực về phẩm chất chính trị và trình độ, năng lực công tác chuyên môn.Người thường nói: Công việc cách mạng ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càngcao đòi hỏi người cách mạng không chỉ có nhiệt tình cách mạng mà phải cótri thức cách mạng mới hoàn thành nhiệm vụ Vì vậy, Người yêu cầu "thanhniên phải học và học cho giỏi" [30, tr 505] và Người rất quan tâm đến giáodục nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, ý thức lao động, xây dựng

Trang 34

và bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên Ngày 19 tháng 1 năm 1959 tại Hội nghịcán bộ Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, Người đã căn dặn: "Nói chungthanh niên ta phải chuẩn bị làm chủ nước nhà Muốn thế phải ra sức học tậpchính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng

xã hội chủ nghĩa" [28, tr 310] Rõ ràng, Hồ Chí Minh đã nhận thấy rõ vai trò

to lớn của thế hệ thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, những chủ nhântương lai của dân tộc Muốn đảm đương được những trọng trách lớn lao mà

họ sẽ gánh vác đòi hỏi thanh niên ta phải có sự cố gắng, nỗ lực và khôngngừng học tập nâng cao trình độ, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao củathời đại Ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị trước nhữngthử thách, khó khăn của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Người cũngnói rõ: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ thuật, có vănhóa thanh niên phải học và học cho giỏi Bàn việc gì, quyết nghị việc gìcũng phải thiết thực và cụ thể Không nên chỉ nói chung chung" [29, tr 621]

Để việc học văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp đạt kết quả tốt, Hồ ChíMinh đòi hỏi mỗi thanh niên phải xác định mục đích và xây dựng động cơhọc tập không chỉ là vấn đề của học tập, mà theo Người, đó còn là vấn đề đạođức, là nhân cách của người học Đây chính là vấn đề quyết định hiệu quả củaviệc học Quá trình học tập phải là sự chịu khó tìm tòi, học hỏi nâng cao trình

độ mọi mặt, để phục vụ ngày càng tốt hơn cho cách mạng

Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc học tập phấn đấu vươn lên củamỗi thanh niên Làm nghề gì cũng phải học, mục đích của việc học không gìkhác hơn là để nâng cao năng lực, làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắnglợi, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc

Hồ Chí Minh cho rằng học tập là công việc suốt đời đối với mỗi thanhniên và là cách tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của nhiệm vụ cách mạng Thế giới ngày nay luôn đổi mới, nhân dân

ta ngày càng tiến bộ, do đó mỗi thanh niên phải thường xuyên học tập để tiến

Trang 35

bộ hơn "Nếu không chịu khó học tập thì không tiến bộ được Không tiến bộ

là thoái bộ Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo.Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đàothải mình" [29, tr 621]

Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải yêu lao động,quý trọng người lao động, có thái độ trân trọng đối với lao động trí óc cũng nhưlao động chân tay Người nói: "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,nguồn hạnh phúc của chúng ta Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém,chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ" [29, tr 313] Hồ Chí Minh đãnhắc nhở cần giáo dục thanh niên có thái độ đúng đắn đối với lao động, giúp

họ thấy được lao động vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ đối với tất cả mọi người.Trong lao động, bất cứ việc gì cũng phải thực hiện nghiêm túc kỷ luật laođộng, thực hành tiết kiệm, đặc biệt phát huy tinh thần sáng tạo trong lao động

Hồ Chí Minh nói rõ: nâng cao trình độ chính trị là nhu cầu tự thân củamỗi công dân yêu nước đặc biệt là đối với lứa tuổi thanh niên Nâng cao trình

độ chính trị là cơ sở để nắm bắt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng vànhà nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện hiện nay Đây cũng chính làmột trong những điều kiện, tiền đề giúp cho thanh niên sẵn sàng tham gia tốtvào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.3.3 Phương châm, phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên

Theo Hồ Chí Minh, công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh

niên phải có phương châm khoa học đúng đắn:

Thứ nhất, phải hiểu tâm lý, tính cách thanh niên.

Là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc nhưng Hồ Chí Minh luôn luôn sốnggiản dị, gần gũi và chan hòa với tất cả mọi người Với mỗi lứa tuổi, Ngườiđều có sự hiểu biết sâu sắc Chẳng hạn, đối với nhi đồng, Hồ Chí Minh viết:

Trang 36

Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan [22, tr 203]

Cũng như vậy đối với thanh niên, Hồ Chí Minh thấy rõ: "Thanh niên

ta rất hăng hái" [27, tr 162], họ là thế hệ đang đứng trước ngưỡng cửa bướcvào đời, tràn đầy khát khao lý tưởng, mang trong mình nhiều ước mơ và giàutính sáng tạo Hơn nữa, họ còn là lớp người ham hiểu biết, nhanh nhạy với cáimới, muốn thể hiện sự khám phá, thể nghiệm Không chỉ có vậy, Hồ ChíMinh còn nhận thấy, thanh niên là lớp người đang sung sức, giàu lòng nhiệtthành, ham hành động để thử sức, sẵn sàng đón nhận khó khăn thử thách Tuynhiên, thanh niên là những người mới lớn nên có nhiều tình cảm bồng bột, dễxúc cảm, dễ chịu những tác động khách quan, cả tác động tốt và tác động xấu.Đặc biệt, họ chưa có nhiều kinh nghiệm nên dễ nản chí, dễ bị vấp ngã Dovậy, trong quá trình giáo dục đạo đức thanh niên, Người nhắc nhở luôn luônphải chú ý những điểm này

Thứ hai, phải đưa thanh niên vào rèn luyện trong thực tiễn cách mạng

Quán triệt lời dạy của V.I Lênin: Giáo dục thanh niên không phải lànói cho họ nghe những diễn văn hào hùng, êm dịu hay những phép tắc đạođức mà phải tổ chức họ, đưa họ vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản để họ

tự nhận thức những yêu cầu, chuẩn mực mà những người cộng sản muốn

truyền thụ Hồ Chí Minh đưa ra yêu cầu giáo dục đạo đức phải đi liền với tổ chức hành động, học đi đôi với hành, phải đưa thanh niên vào rèn luyện bền

bỉ hàng ngày trong thực tiễn đấu tranh cách mạng Kết thúc các lớp huấnluyện tại Quảng Châu, Người đưa thanh niên về nước, đi vào rèn luyện trongphong trào "vô sản hóa" Trong hai cuộc kháng chiến, dưới sự dẫn dắt, cổ vũcủa Người, thanh niên ta đã nô nức đi vào rèn luyện trong các phong trào "baxây, ba chống", "ba sẵn sàng", "ba đảm đang", qua đó mà phẩm chất đạođức cách mạng được hình thành và củng cố

Trang 37

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã dạy: "không nên học gạo, không nên họcvẹt, học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm vàthực hành Học với hành phải kết hợp với nhau" [30, tr 331] Theo Người,học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, luôn có sự gắn bó khăng khítvới nhau Học đi đôi với hành cho phép cùng một lúc hình thành cả tri thức và

kỹ năng; hành trở thành một hình thức chính của học, quá trình học sẽ diễn ratrong chính quá trình hành Học lý luận và học các môn học phải lấy thực tiễnlàm ví dụ, minh họa, chứng minh cho sự đúng đắn của lý luận Lý luận màkhông có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mùquáng, như người mò mẫm đi trong đêm tối Lý luận và thực tiễn luôn gắn bóvới nhau

Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn giáo viên và học sinh cần gắn việcdạy học với thực tế cuộc sống, với đời sống của nhân dân Thầy giáo và họcsinh cần tham gia những công tác xã hội, ích nước lợi dân Người phê phánlối dạy sách vở, biến con người thành những con mọt sách, lối nói suông vănhoa chủ nghĩa mà không có tác dụng gì Việc học tập phải tranh thủ ở mọi lúcmọi nơi, không chỉ học trong nhà trường, trong sách vở mà còn học lẫn nhau

và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót lớn; học tập trong việclàm hàng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, học trong kinh nghiệmthành công cũng như kinh nghiệm thất bại

Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh thường lấy những ví dụ cụthể, thiết thực để chứng minh và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận phức tạp.Khi nói và viết, Người cũng thường đặt những câu hỏi khiến người nghe,người đọc phải động não, suy nghĩ, nhờ đó mà hiểu nhanh, nắm chắc, nhớ lâu.Đây chính là những bài học bổ ích, quý báu cho sự nghiệp giáo dục ngày nay

Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh: "Giáo dục thanh niên không thể tách rời

mà còn phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh của xã hội" [26, tr 455].Người yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục phải gắn bó chặt chẽ với mụctiêu, nhiệm vụ của cách mạng Vì vậy nội dung giáo dục phải đáp ứng yêu cầu

Trang 38

của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn Tư tưởng của Hồ Chí Minh chỉ

ra phương pháp cơ bản để tạo ra những con người phát triển toàn diện Ngườiluôn động viên dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, họctốt Thầy và trò luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xãhội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thànhvới sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵnsàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho

Thứ ba, phải hết sức chú trọng chuẩn bị những điều kiện để thanh niên được học và hành, được tự tu dưỡng, tự rèn luyện

Ngay từ năm 1947, trong tác phẩm "Đời sống mới", Hồ Chí Minh đãnhắc nhở:

Trong một trường học, các thầy nên thi nhau tìm cách dạysao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực

Các trò nên đua nhau học Đồng thời, biết tiết kiệm giấy bút,biết giữ gìn kỷ luật

Từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, là rèn luyện nhiđồng và thanh niên [24, tr 102]

Như vậy, để "học trò" "đua" nhau đến trường, "đua nhau học" thì cầnthiết phải mở mang, xây dựng hệ thống trường lớp, phải có nội dung dạy vàhọc thật "chuẩn", phải làm tốt vấn đề hướng nghiệp Đồng thời xây dựng pháttriển thanh niên và tổ chức tốt thanh niên Từng bước tạo dựng môi trường xãhội lành mạnh để thanh niên phấn đấu, lập nghiệp và trưởng thành

Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Phải khuyên học trò tham gia việc tăng gia sảnxuất Điều này quan trọng lắm Một là làm cho họ biết kính trọng sự cần lao.Hai là tập cho họ quen khổ Ba là cho họ cái chí khí tự thực kỷ lực (làm lấy

mà ăn), không ăn bám xã hội Bốn là có ích cho sức khỏe của họ" [24, tr.103]

Trang 39

Hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nâng cao ý thức trách nhiệm củabản thân, thấy rõ học đi đôi với hành, lời nói đi đôi với việc làm, thấy rõ học

đi đôi với hành, lời nói đi đôi với việc làm, nói ít làm nhiều, làm trước hưởng sau Có như vậy thanh niên mới thực sự xứng đáng "là tương lai củanước nhà" [24, tr 103]

-Phải có những phương pháp đa dạng, phong phú và kết hợp các phương pháp một cách khoa học, có hiệu quả

Giáo dục đạo đức cho thanh niên là một quá trình lâu dài, bền bỉ vàcũng không kém phần khó khăn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu vàcách thức tiến hành phù hợp Hồ Chí Minh đã so sánh: "Óc những người tuổitrẻ trong sạch như một tấm lụa trắng Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh Nhuộm đỏ

thì nó sẽ đỏ" [24, tr 102] Vì vậy giáo dục đạo đức cho thanh niên trước hết phải được coi là một công tác khoa học

Trong Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng ngày 3

- Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổthông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựngnước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế

- Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi, yêu tổ quốc, yêunhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công Cách dạy phảinhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của ngườilớn Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu [26, tr 81]

Trang 40

Với sự hiểu biết sâu sắc và lời nói hết sức nhẹ nhàng, giản dị, cụ thể,thiết thực, Người đã chỉ rõ cho ngành giáo dục và mỗi giáo viên thấy đượcđặc điểm cơ bản của từng cấp học để từ đó xác định nhiệm vụ, cách thức giáodục sao cho phù hợp mang lại hiệu quả cao.

Theo Hồ Chí Minh, thực hiện giáo dục không thể tùy tiện, giáo dụccũng phải theo hoàn cảnh, điều kiện; phải ra sức làm, không được vội, làmphải có kế hoạch, có từng bước Việc gì cũng phải từ nhỏ, dần dần đến to, từ

dễ đến khó, từ thấp đến cao Một chương trình nhỏ mà được thực hành đượchẳn hoi còn hơn là một trăm chương trình lớn mà làm không được

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục,không tuyệt đối hóa bất cứ một hình thức giáo dục nào Quá trình giáo dục sẽđạt kết quả cao nhất khi trở thành tự giáo dục, tự đào tạo, tự rèn luyện về trítuệ và về thể lực Đó là công việc suốt đời mà Hồ Chí Minh là tấm gươngsáng, ai cũng cần phải noi theo Ai "tự cho mình là đã biết đủ cả rồi thì người

tự rèn luyện thì việc giáo dục mới thật sự có hiệu quả và chắc chắn

Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên phải tự tu dưỡng, đặc biệt tudưỡng về đạo đức, lý tưởng cách mạng, nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụchuyên môn, rèn luyện ý chí, rèn luyện thân thể

Ngày đăng: 05/02/2018, 17:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: Nxb Thanhniên
Năm: 1997
2. Bộ Công an - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Thông tư liên tịch số 10/2002/TTLT/GD-ĐT-CA ngày 22/3 về công tác đảm bảo an ninh trật tự trên các trường học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số10/2002/TTLT/GD-ĐT-CA ngày 22/3 về công tác đảm bảo an ninhtrật tự trên các trường học
Tác giả: Bộ Công an - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2002
3. Trịnh Văn Chính - Nguyễn Anh Quốc (2003), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục", Triết học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh vềgiáo dục
Tác giả: Trịnh Văn Chính - Nguyễn Anh Quốc
Năm: 2003
4. Chúng ta có Bác Hồ, tập 2 (1982), Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng ta có Bác Hồ
Tác giả: Chúng ta có Bác Hồ, tập 2
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1982
5. Lê Duẩn (1978), Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb Thanhniên
Năm: 1978
6. Dương Tự Đam (2001), Văn hóa thanh niên và thanh niên với văn hóa dân tộc, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa thanh niên và thanh niên với văn hóadân tộc
Tác giả: Dương Tự Đam
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2001
7. Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Tác giả: Đoàn Nam Đàn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2005
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về việc triển khai chỉ đạo điểm cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Chỉ thị 06 ngày 7/11 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 06 ngày 7/11 của Bộ Chính trịvề tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đứcHồ Chí Minh
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
12. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
13. Trần Đức Hiếu (2007), “Ghi lời kể của đồng chí Vũ Kỳ”, Ttrong sách:Một số lời dạy và mẩu chuyển về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghi lời kể của đồng chí Vũ Kỳ”, Ttrong sách:"Một số lời dạy và mẩu chuyển về tấm gương đạo đức của Chủ tịchHồ Chí Minh
Tác giả: Trần Đức Hiếu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
14. Lê Thị Hương (2006), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội", Triết học, 9(184) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mụctiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội
Tác giả: Lê Thị Hương
Năm: 2006
15. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa vàcon người
Tác giả: Đặng Xuân Kỳ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
16. Thanh Lê (2003), Hồ Chí Minh nhà giáo mẫu mực, Hồ Chí Minh thiên tài trí tuệ, sáng tạo thế kỷ XX, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh nhà giáo mẫu mực, Hồ Chí Minh thiên tàitrí tuệ, sáng tạo thế kỷ XX
Tác giả: Thanh Lê
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2003
17. V.I. Lênin (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thanh niên
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1982
18. Mại dâm - ma túy - cờ bạc, tội phạm thời hiện đại (2003), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mại dâm - ma túy - cờ bạc, tội phạm thời hiện đại
Tác giả: Mại dâm - ma túy - cờ bạc, tội phạm thời hiện đại
Nhà XB: Nxb Công annhân dân
Năm: 2003
19. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
20. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w