HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 3.1 Một số giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay_tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp chính trị (Trang 35 - 43)

3.1. Một số giải pháp cơ bản

Gia đình văn hóa là kết quả tổng hợp của sự phát triển tổng thể các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và là kết quả trực tiếp để nâng cao dân trí, phát triển khoa học công nghệ, cũng như chất lượng của cuộc sống. Do đó, xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ phải phối hợp chặt chẽ với các các phong trào xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em, quan tâm chăm sóc những người có công với cách mạng (như: đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn)… Cụ thể, một số giải pháp cơ bản là:

Thứ nhất, cần phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

Trong xã hội hiện nay, xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta nói chung và ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng đang đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trong cán bộ, đảng viên và đồng bào vẫn còn có những người chưa nhận thức hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng gia đình văn hóa đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phát

triển xã hội. Vì vậy, nâng cao nhận thức để có quan niệm đúng đắn về vấn đề xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là cần thiết, cấp bách, muốn vậy cần phải:

Làm cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân trong huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ (trong đó có dân tộc Mường) nhận thức được rằng: xây dựng gia đình văn hóa là nhằm ổn định và phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị. Vì xây dựng gia đình văn hóa là tạo ra giá trị mới, toàn diện, góp phần ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, nó có tác dụng tạo ra sức đề kháng trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đang len lỏi vào đời sống của mọi gia đình Việt Nam nói chung và gia đình đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Công tác xây dựng gia đình văn hóa là một bộ phận của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở hiện nay, là phong trào của toàn xã hội, của mỗi ban, ngành, đoàn thể và của từng tầng lớp nhân dân, là yếu tố đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy, công tác tuyên truyền và giáo dục trong gia đình các dân tộc nói chung và gia đình dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng cần phải chú trọng khai thác có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi cho đồng bào dân tộc Mường hiểu rõ về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, lợi ích của phong trào xây dựng gia đình văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhằm huy động mọi lực lượng và nguồn lực xã hội cùng tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Thực tế, cuộc sống của người Mường đến nay vẫn đang chịu sự chi phối bởi những phong tục tập quán riêng của họ, đó là quan niệm về tình yêu, tuổi kết hôn, tiêu chuẩn lấy vợ, lấy chồng, về số lượng con cái, về hạnh phúc gia đình… Những quan niệm này đã trải qua thời gian khá dài, đã được cộng

đồng chấp nhận nên khó có thể phá vỡ. Do vậy, công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ muốn có hiệu quả thiết thực đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn và nghiên cứu kỹ các phong tục tập quán của dân tộc Mường, xóa bỏ những nếp sống cũ, phong tục tập quán cũ không phù hợp với nếp sống mới là việc làm lâu dài cần phải kiên trì, bền bỉ. Thiếu sự tôn trọng đối với truyền thống văn hóa dân tộc thì cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.

Ngoài ra, cần phải làm cho đồng bào dân tộc Mường nhận thức được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình mình. Từ đó giúp đồng bào thấy được ý nghĩa của những giá trị truyền thống và không ngừng phát huy nó vào công cuộc xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc mình hiện nay.

Như vậy, muốn xây dựng thành công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ thì giải pháp nâng cao nhận thức là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu và có vai trò quyết định.

Thứ hai, cần phải quan tâm đến vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cho công cuộc xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

Cơ sở hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ sinh sống một số nơi vẫn còn thấp kém và lạc hậu. Do địa hình phức tạp, chia cắt, khả năng ngân sách còn hạn chế, nhiều nơi đồng bào Mường còn sống rải rác, phân tán. Công tác định canh, định cư của đồng bào đã hoàn thành nhưng đời sống của đồng bào còn rất khó khăn, chưa thật sự ổn định. Quy mô và chất lượng của cơ sở vật chất vẫn chưa được cao. Vì vậy, đòi hỏi để xây dựng thành công gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường cần

phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất được vững chắc. Các hình thức đầu tư đó là:

Nhà nước phải chú trọng đầu tư phát triển mạng luới giao thông; đầu tư để xây dựng các trạm tiếp sóng đài tiếng nói Việt Nam, đài truyền hình Việt Nam; đầu tư để bảo vệ tu bổ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; đầu tư xây dựng các nhà văn hóa cấp huyện miền núi và tăng cường trang thiết bị chuyên dùng cho các cơ sở văn hóa, các đội thông tin lưu động; trợ giá các hoạt động xuất bản, in và phát hành sách văn hóa phẩm, tài liệu tuyên truyền… để đưa đến tận tay đồng bào các dân tộc (trong đó có đồng bào dân tộc Mường).

Ngoài ra, cần phải quan tâm đến việc đầu tư các trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng được những nhu cầu về sức khỏe của đồng bào dân tộc Mường ở Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Việc đầu tư xây dựng hệ thống trường học là điều rất cần thiết, từ đó nhằm tạo mọi điều kiện của con em vùng đồng bào học tập tốt, góp phần nâng cao trình độ dân trí và làm cho tầm hiểu biết của gia đình dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ ngày càng được phát triển.

Như vậy, củng cố, xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo tính kiên cố cần phải được đầu tư thỏa đáng trong hệ thống làng bản nhằm phục vụ cuộc sống của đồng bào dân tộc Mường. Phấn đấu hoàn thiện từng bước hệ thống điện, đường, trường, trạm gắn với chính sách ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đó là những điều kiện cần để đồng bào dân tộc Mường có thể thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình văn hóa mà Đảng và Nhà nước phát động.

Thứ ba, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ

Thực tiễn đã khẳng định, nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có sự quan tâm, chỉ đạo tận tình và các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ thì phong trào nơi ấy được phát huy có hiệu quả. Nó có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, trật tự trị an được đảm bảo, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, nội bộ địa phương đoàn kết,… Vì vậy, việc tăng cường sự phối hợp của Ban chỉ đạo và các thành viên khác trong xã hội, chú trọng lồng ghép cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa với các phong trào thi đua của từng cấp, từng ngành, từng địa phương chính là nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và đưa phong trào phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu trong đồng bào dân tộc Mường.

Cần biên soạn tài liệu có hình thức giản dị dễ hiểu như dạng hỏi đáp để giải thích, cụ thể hóa các nội dung tiêu chuẩn hoặc các biện pháp thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Các hình thức đó là: viết chữ to trên các tờ rơi, các panô, các băng rôn ở các đầu mối giao thông, các tụ điểm công cộng hoặc tuyên truyền bằng phim ảnh, băng hình, băng nhạc, bằng tuyên truyền miệng, bằng sự lồng ghép trong các chương trình sinh hoạt văn hóa những nội dung vận động để tạo nên nhận thức sâu rộng liên tục trong đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cũng cần phải có sự đánh giá đúc rút kinh nghiệm và tìm ra bài học sau mỗi đợt, mỗi giai đoạn thực hiện phong trào. Đồng thời, phải có sự khen thưởng để động viên, nuôi dưỡng phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ phát triển thường xuyên, đều khắp. Định kỳ tổ chức hội nghị tổng kết để nhằm cổ vũ và động viên những gia đình dân tộc Mường tiêu biểu, xuất sắc, từ đó kích thích tinh thần tích cực tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa của đồng bào.

Tóm lại, muốn duy trì và phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ thì giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền là đặc biệt quan trọng.

Thứ tư, tiến hành triển khai rộng khắp các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước giúp cho phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ đạt được hiệu quả cao hơn

Để trở thành hạt nhân tích cực của cộng đồng dân cư, gia đình văn hóa phải là gia đình đi tiên phong trong việc thực hiện và vận động các gia đình khác cùng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Ngày nay, gia đình văn hóa đang trở thành đỉnh cao của đời sống tinh thần của mọi nhà, của xã hội.

Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay cần phải gắn liền với chính sách xóa đói giảm nghèo.

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ giúp cho các gia đình dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ tự tin vào khả năng của mình, dần biết tính toán làm ăn sinh lợi, hình thành thói quen tốt (biết tiết kiệm, biết tích lũy...); góp phần đáng kể vào việc thực hiện thành công phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ cần phải gắn liền với việc thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Muốn đạt được yêu cầu này, gia đình dân tộc Mường có quyền cơ bản quyết định về ý muốn, về trách nhiệm với số con và khoảng cách sinh con, đồng thời họ phải tính đến nhu cầu của con cái trong tương lai và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng. Nhà nước cần hỗ trợ mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa đầy đủ, thuận tiện; truyền thông cho chương trình này tỏa rộng và

thấm sâu vào đời sống của đồng bào làm thay đổi những quan niệm cổ hủ, lạc hậu về vấn đề sinh đẻ và gia đình. Muốn cuộc vận động đạt kết quả tốt hơn nữa, phải đấu tranh loại bỏ tư tưởng trọng nam, khinh nữ, mở rộng mạng lưới y tế đến từng bản làng, đa dạng hóa các biện pháp phòng, tránh thai. Ngoài ra, cần làm rõ vai trò của các thành viên, của mỗi giới trong gia đình khi thực hiện chính sách dân số và các thành viên trong gia đình cũng cần phải ý thức được việc giảm tỷ lệ phát triển dân số bằng cách mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con, có như vậy mới đạt được mục tiêu xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.

Thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí gắn với xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là một việc làm cần thiết. Trong điều kiện trình độ dân trí ở dân tộc Mường còn thấp, điều quan trọng là việc làm cho mỗi gia đình (nhất là những chủ gia đình có trình độ học vấn tối thiểu) tiếp xúc thường xuyên với sách báo, thông tin hiện đại để có những hiểu biết mới. Ngoài ra, cần phải có chính sách phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng. Cần trang bị cho phụ nữ dân tộc Mường những kiến thức, kinh nghiệm nuôi dạy con trẻ, cách ứng xử các mối quan hệ trong gia đình để họ vừa làm tốt vai trò trong gia đình, vừa làm tốt vai trò công dân của xã hội.

Thứ năm, phát huy tính tích cực, chủ động của đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ trong quá trình thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Trong những năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào đã được sự chú ý quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Bên cạnh những thành tựu đạt được, phong trào vẫn còn gặp phải một số thiếu sót. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là, chúng ta chưa phát huy đầy

đủ tính tích cực, chủ động của đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ trong việc xây dựng gia đình văn hóa. Do đó, muốn phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ thực sự đi vào cuộc sống, có hiệu quả cần phải:

Đề cao vai trò của gia đình, dòng họ dân tộc Mường trong quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động nhằm phát huy nội lực của mỗi gia đình, mỗi dòng họ và sức mạnh của cộng đồng dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Cần phải xây dựng, hình thành ở tất cả mọi người trong gia đình dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là trẻ em, một hệ thống các thói quen tốt và làm sao để trở thành nếp sống văn hóa hàng ngày của đồng bào.

Tranh thủ ý kiến dư luận xã hội để biểu dương những gia đình dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ tích cực đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa và phê phán những gia đình thực hiện chưa tốt các nội dung của cuộc vận động. Khai thác những hoạt động văn nghệ quần chúng phát huy những hình thức giáo dục tuyên truyền, giáo dục đạo đức gia đình dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ trong vốn văn hóa văn nghệ dân gian vốn có ở nơi đồng bào sinh sống, làm cho việc tuyên truyền vận động thêm phong phú và sinh động hơn.

Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước, thì cán bộ văn hóa thông tin ở cơ sở cần gợi ý, hướng dẫn và động viên đồng bào dân

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay_tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp chính trị (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w