xác về diện mạo thể loại fantasy, giúp chúng tôi có cơ sở để nhận ra một tácphẩm thuộc văn học fantasy khi được tiếp cận với văn bản tác phẩm đó.Nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba của
Trang 1truyện fantasy The Chronicles of Narnia (Biên niên sử Narnia) của C.S.Lewis đã
bán được 100 triệu bản và được dịch ra 41 thứ tiếng Năm 1998, bản in đầu tiên
vào năm 1865 của tác phẩm fantasy Alice in Wonderland (Alice ở xứ thần tiên)
của Lewis Carroll được bán đấu giá với giá 1,5 triệu dollar, trở thành cuốn sáchthiếu nhi đắt giá nhất từng được bán [93] Đó là những bằng chứng sinh động và
cụ thể góp phần khẳng định sức phát triển mạnh mẽ của một thể loại đang gây
ảnh hưởng rộng lớn trong nền văn học thế giới hiện đại – thể loại fantasy Thật
vậy, những năm gần đây, số lượng tác phẩm fantasy được xuất bản luôn đạt mức
kỉ lục, những con số khổng lồ cho thấy sức phát triển đáng ngạc nhiên của thểloại này Mỗi tác phẩm fantassy được tạo ra từ một tác giả cụ thể, có giá trị nộidung và nghệ thuật đặc sắc, là những đóng góp tích cực cho nền văn học thế giớihiện đại Không chỉ hướng tới độc giả thiếu nhi, fantasy còn có sức hút mạnh mẽđối với người lớn Có thể coi fantasy là một thể loại văn chương đầy quyền lực,bởi nó tác động trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn, trí tưởng tượng và ước mơcủa cả trẻ em và người lớn Nhà nghiên cứu John H Timmerman đã nhận xét:
“Văn học fantasy với tư cách là một thể loại có khả năng làm lay động người
đọc một cách mạnh mẽ Và những rung động, xúc cảm mà nó mang đến khôngđơn thuần là cái mang tính bản năng như văn học hiện đại tạo ra Nó ảnh hưởngđến niềm tin, cách nhìn về cuộc sống, sự hi vọng, ước mơ và lòng trung thành
của con người” [92]
Bỏ qua những tác nhân khách quan, các yếu tố bên ngoài, chưa xét đếnmối quan hệ văn học – điện ảnh – quảng cáo, đâu là lí do giải thích cho sự pháttriển, sức sống dồi dào tưởng như vô tận của thể loại fantasy? Bản thân cấu trúc,đặc trưng thể loại này có gì hấp dẫn mà khiến bao nhiêu tác giả say mê cầm bút
Trang 2và lôi cuốn bao nhiêu độc giả say sưa đón đọc? Nghiên cứu một cách đúng đắnvà chi tiết về đặc trưng cấu trúc của thể loại fantasy không chỉ giúp lí giảinguyên nhân căn bản làm nên sức sống dồi dào của thể loại này trên văn đàn thếgiới mà còn mở ra một triển vọng tốt đẹp cho việc phát triển thể loại fantasytrong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Khi xem xét mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, nghịch lí là
những tác phẩm có tiếng vang lớn, được nhiều tầng lớp độc giả đón nhận lạikhông được đánh giá như những tác phẩm nghệ thuật đích thực Văn học fantasycũng từng bị chỉ trích là thuộc đẳng cấp văn học thứ hai, chúng bị coi là nhữngtác phẩm thiên về giải trí, phục vụ thị hiếu của số đông Nhưng tác giả TerryBrooks đã phản bác những chỉ trích này như sau: “Những người xem fantasynhư văn học loại hai hay truyện chỉ dành cho trẻ con thường là những ngườikhông đọc hoặc không hiểu chúng Tôi muốn nói với họ rằng một tác phẩmfantasy hay phải là sự kết hợp giữa sự mô phỏng lại xã hội với cách kể chuyệnhay, như các tác phẩm của Tolkien, C S Lewis, những câu chuyện về xứ Oz vànhiều tác phẩm khác Chắc chắn là những truyện này xảy ra trong một thế giớitưởng tượng Nhưng những thế giới tưởng tượng đó phản ánh chính chúng ta,nói cho ta biết những điều về bản thân mình, những điều cần được nói ra và thấuhiểu Fantasy đã vượt qua giới hạn của nó trong một phạm vi lớn hơn bất kì loạivăn học viết nào” [86] Những nhận định trái chiều về giá trị của fantasy buộcchúng ta phải đánh giá cho chính xác và công bằng về vị trí của thể loại nàytrong nền văn học thế giới hiện đại Khẳng định được vị trí xứng đáng của thểloại fantasy trong nền văn học thế giới sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thểloại cả về chất và lượng
Vì vậy, khóa luận “Bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy” được hình thành
trước hết để chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất về cấu trúc của thể loại fantasy,khẳng định vị trí của thể loại này trong nền văn học thế giới hiện đại Khôngnhững thế, chúng tôi mong muốn các vấn đề được đề cập trong khóa luận sẽ lànhững gợi ý bổ ích cho những công trình khoa học ở Việt Nam, nghiên cứu một
Trang 3II Lịch sử vấn đề
Bản thân fantasy đã từng “bị đối xử như một phong cách hay một thủpháp trần thuật, và đôi khi nó còn bị xem như một loại tiểu thuyết có tính côngthức hoàn toàn” [88] Tuy nhiên, khối lượng tác phẩm fantasy ngày càng đồ sộ
đã góp phần xây dựng cấu trúc fantasy mạch lạc và không ngừng hoàn chỉnh,giúp fantasy tách ra khỏi các quan niệm cũ để định hình thành một thể loại Hơnnữa, sau khi được định hình như một thể loại, fantasy ngày càng phát triển, trởthành một thể loại lớn, thậm chí vượt qua cả giới hạn của một thể loại, tạo dựngmột vị thế vững chắc trong nền văn hóa thế giới Do đó, việc nghiên cứu về cấutrúc và quá trình phát triển của thể loại là một nhiệm vụ rất quan trọng, đã khôngngừng diễn ra trong tiến trình văn học thế giới
Thể loại fantasy là một tiểu loại của văn học fantastic (văn học kì ảo) điều này đã được giới nghiên cứu phê bình văn học trên thế giới thống nhất thừanhận, do đó trong nhiều công trình nghiên cứu về văn học fantastic, thể loại
-fantasy có được đề cập đến ở đôi chỗ Trong cuốn Dẫn luận về văn chương kì
ảo, tác giả Tzevan Todorov đã nhắc đến thể loại có “khuynh hướng cái siêu nhiên được chấp nhận”, chứa đựng cái “thần diệu thuần túy” Những câu chuyện
kì ảo mang các đặc điểm như trên được tác giả xếp vào “thể loại của cái thần diệu” [72;53] Điều này gợi ta nghĩ đến thể loại fantasy và các đặc điểm cơ bản
của nó Tuy nhiên, đặc trưng thể loại fantasy mới chỉ được đề cập đến một cách
mơ hồ và gián tiếp
Cùng với việc các tác phẩm fantasy ra đời ồ ạt, những công trình nghiêncứu về văn học fantasy cũng xuất hiện ngày càng nhiều, tạo thành một chuyênngành riêng của thể loại này Trong lịch sử nghiên cứu văn học fantasy, tồn tại
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, bổ sung cho nhau Cuốn Bridges to fantasy
xuất bản năm 1982 tập hợp nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả về các khíacạnh khác nhau của thể loại fantasy, trong đó đáng chú ý là “Towards a Theory
of Fantasy” của Harold Bloom đưa ra những định nghĩa khác nhau về thể loại
Cuốn Other worlds: The Fantasy genre của John H Timmerman xuất bản năm
1983 đã xây dựng tương đối chi tiết và đầy đủ về đặc trưng cấu trúc thể loại
Trang 4fantasy Xuất bản năm 1995, cuốn Fantasy Literature for Children and Young Adults: An Annotated Bibliography của tác giả Ruth Nadelman Lynn là một thư
mục khổng lồ đề cập đến việc phân loại văn học fantasy thành nhiều tiểu loại cóđặc trưng riêng [87] Theo một thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên thế giới cókhoảng trên 22000 cuốn sách nghiên cứu về văn học fantasy với những nội dungphong phú, đa dạng khác nhau Ngoài ra còn phải kể đến các bài phê bình, bìnhluận nhỏ, lẻ xuất hiện trên nhiều trang web và các tạp chí chuyên ngành Sự dồidào của các công trình nghiên cứu văn học fantasy trên thế giới đã tạo cho chúngtôi nhiều thuận lợi về tư liệu, gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng trong quá trìnhtiến hành thực hiện khóa luận này Tuy nhiên, đứng trước một khối lượng tư liệu
bề bộn như vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là phải xem xét tỉ mỉ, chọn lọc chínhxác những tư liệu có giá trị cao nhất
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về văn học kì ảo đã bắt đầuxuất hiện trong vài năm gần đây, chủ yếu dưới dạng các bài nghiên cứu, phê bìnhrải rác trên các tạp chí chuyên ngành, có thể kể đến bài “Huyền thoại và khoa
học viễn tưởng” của tác giả Bùi Văn Nguyên trên tạp chí Văn học số một năm
1988, “Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam” của tác giả
Đặng Anh Đào trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 8 năm 2006, “Phương thức
huyền thoại trong sáng tác văn học” của tác giả Phùng Văn Tửu đăng trên tạp chí
Nghiên cứu văn học số 10 năm 2007, bài “Văn học kì ảo: Nhìn từ hệ hình thế giới quan” của tác giả Lã Nguyên đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài số 6 năm 2007 Ngoài ra, cuốn Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac của tác giả Lê
Nguyên Cẩn (Nxb Giáo dục 1999) có thể được xem như một trong những côngtrình đầu tiên nghiên cứu công phu về văn học kì ảo
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu một cách nghiêm túc, chuyênbiệt để xây dựng một cơ sở lí luận riêng cho thể loại fantasy ở Việt Nam hầu nhưchưa thấy xuất hiện Có lẽ Lê Nguyên Long là tác giả đầu tiên ở Việt Nam đãchính thức nhắc đến khái niệm “cái fantasy” Trong bài nghiên cứu “Về kháiniệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học” đăng trên tạp chí
Trang 5quan hệ so sánh với fantastic Nhưng sự nghiên cứu về fantasy mới chỉ dừng lại
ở đó, thể loại này chưa thực sự giành được sự lưu tâm của giới sáng tác vànghiên cứu phê bình Việt Nam Điều đó góp phần lí giải cho việc thị trường sáchphong phú của Việt Nam bị các tác phẩm fantasy nước ngoài độc chiếm, còn cáctác phẩm văn học fantasy trong nước chưa có chất lượng cao Hiện trạng trên mở
ra một cơ hội và cũng là thách thức cho chúng tôi khi tiến hành thực hiện đề tài
“Bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy”
Như vậy, qua việc khảo sát một cách sơ bộ các công trình, các bài viếtnghiên cứu về thể loại fantasy nói chung, chúng tôi bước đầu nhận thấy sự quantâm và thái độ nghiêm túc của các tác giả thế giới trong việc nghiên cứu mảng đềtài phong phú, hấp dẫn này Đồng thời chúng tôi cũng nhận ra việc nghiên cứuthể loại này ở Việt Nam là một cánh cửa vẫn còn bỏ ngỏ Tất cả những thuận lợi
và khó khăn trên khích lệ chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy”, với mục đích lần đầu tiên nghiên cứu thể loại này từ góc
độ lý thuyết
III Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm xây dựng cơ sở lí luận cơ bản của thể loại fantasy ở Việt Nam,
khóa luận “Bước đầu tìm hiểu thể loại fantasy” đề ra ba nhiệm vụ nghiên cứu
chủ yếu và đi vào giải quyết ba nhiệm vụ này
Thứ nhất, thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa đặc trưng của thể loạifantasy với đặc trưng của các thể loại khác, đặc biệt là nhận diện nó trong hệthống đa dạng và phong phú của văn học kỳ ảo, chúng tôi cố gắng xác định hạtnhân của thể loại, đó là “cái fantasy” Ngoài ra, việc so sánh này giúp chúng tôitìm hiểu mầm mống của fantasy cũng như mối quan hệ giữa fantasy với một sốthể loại gần gũi khác
Thứ hai, sau khi khảo sát ít nhất mười tác phẩm văn học fantasy nổi tiếngnhất, chúng tôi miêu tả một vài nét cấu trúc cơ bản của thể loại Những yếu tố cơbản thuộc về cấu trúc thể loại góp phần tạo dựng một cái nhìn tương đối chính
Trang 6xác về diện mạo thể loại fantasy, giúp chúng tôi có cơ sở để nhận ra một tácphẩm thuộc văn học fantasy khi được tiếp cận với văn bản tác phẩm đó.
Nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba của khóa luận là tìm hiểu về sinh mệnh củathể loại fantasy trong lịch sử văn học thế giới, đặc biệt là trong đời sống hiệnđại.Việc xác định được lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của văn họcfantasy góp phần đánh giá chính xác và công bằng về vị trí của thể loại trong nềnvăn học hiện đại
Tóm lại, ba nhiệm vụ nghiên cứu trên đều có mức độ quan trọng nhấtđịnh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là những bước cơ bản đầu tiên trongquá trình tìm hiểu thể loại fantasy
2 Phạm vi nghiên cứu
Những năm gần đây, ở Việt Nam, việc dịch và giới thiệu các tác phẩmfantasy ngày càng phát triển Số lượng tác phẩm fantasy nước ngoài được xuấtbản tại nước ta đã vượt qua con số 50, đó đều là các tác phẩm fantasy có chấtlượng tốt, thuộc vào hàng kinh điển, đã và đang là những cuốn sách bán chạyhàng đầu thế giới Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trước hết tập trung chủ yếuvào những tác phẩm fantasy đã quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, phạm vi nàytạo nhiều thuận lợi cho việc định hình cấu trúc của thể loại fantasy ở Việt Nam.Danh mục những tác phẩm fantasy dùng để khảo sát trong khoá luận xin xem
trong phần Thư mục tham khảo.
IV Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi lựa chọn và sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
1. Phương pháp cấu trúc
2. Phương pháp lịch sử
3. Phương pháp khảo sát, thống kê
4. Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa
5. Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Phương pháp phân tích
Trang 7Trong đó, phương pháp cấu trúc và phương pháp lịch sử nằm trong nhómphương pháp nghiên cứu đặc trưng thể loại, đó là hai phương pháp quan trọngnhất giúp chúng tôi hoàn thành được nhiệm vụ chính yếu của khóa luận: chỉ rađặc trưng cơ bản và xác lập cấu trúc cơ bản của thể loại fantasy.
V Cấu trúc khoá luận
Khoá luận được chia làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận Phần nội dung gồm có ba chương:
Chương I: Hạt nhân của thể loại – cái fantasy
Chương II: Thể loại fantasy nhìn từ phương diện cấu trúc
Chương III: Thể loại fantasy trong đời sống hiện đại
Trang 8độ tiếp cận hai khái niệm này ở Việt Nam.
1 Khảo sát những cách dịch về thuật ngữ fantastic trong tiếng Việt
1.1 Việc nghiên cứu về văn học fantastic (fantastique) ở Việt Nam đã xuấthiện khá nhiều trong những năm gần đây nên vấn đề khái niệm fantastic được hiểuvà dịch như thế nào cũng gây ra nhiều tranh luận Do đó, có nhiều cách dịch, dẫnđến việc có nhiều thuật ngữ tiếng Việt cùng để chỉ khái niệm này
1.2 Chúng tôi đã tổng hợp được một nhóm tên gọi gần giống nhau chokhái niệm fantastic trong tiếng Việt Fantastic từng được dịch là “Cái huyền ảo”[26], hoặc được dịch là “Cái hoang đường”: “Hoang đường là cái phi thường, kìảo, siêu nhiên, phi lí, không có thực” [41] Ngoài ra, một số tác giả như PhùngVăn Tửu [79], Bùi Văn Nguyên [58] sử dụng khái niệm “Huyền thoại” với mộtsố nét nghĩa đã xuất hiện trong fantastic Nhưng thực tế văn học đã chứng minh,không thể đồng nhất khái niệm fantastic với thuật ngữ huyền thoại, vì thuật ngữnày gần với khái niệm “myth – tiếng Anh/ mythe- tiếng Pháp/ mythos – ngônngữ cổ Hi Lạp” [79] Vậy, “huyền thoại” không được xếp vào nhóm các thuậtngữ dùng để gọi tên fantastic trong tiếng Việt
1.3 Cách dịch phổ biến nhất trong nghiên cứu, phê bình văn họcfantastic ở Việt Nam chính là sử dụng thuật ngữ “Cái kì ảo” để gọi tên khái niệm
fantastic Tác giả Lê Nguyên Cẩn khẳng định: “Chúng tôi dùng cái kì ảo để
chuyển dịch thuật ngữ tương đương bằng tiếng Pháp: Le Fantastique (tiếngLatinh: Phantasticus; tiếng Hy Lạp: Phantastikos)” [29;11] Các tác giả LãNguyên, Lê Nguyên Long đều dùng thuật ngữ “cái kì ảo” trong các bài nghiên
Trang 9Structural Appoach to a Literary Genre của Tzevan Todorov ra tiếng Việt, các
dịch giả Đặng Anh Đào và Lê Hồng Sâm đã trung thành với thuật ngữ “cái kì
ảo” trong suốt toàn cuốn sách, và tên sách được dịch là Dẫn luận về văn chương
kì ảo Tóm lại, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Đặng Anh Đào “sử dụng thuật ngữ cái kì ảo như một qui ước đã được chấp nhận” [36].
2 Khảo sát những cách dịch về thuật ngữ fantasy trong tiếng Việt
Thể loại fantasy chưa được nhận diện trong văn học Việt Nam Vì thếviệc nghiên cứu văn học fantasy ở nước ta không có tính hệ thống, khái niệm
“fantasy” được nhắc đến với những cách hiểu mơ hồ, chưa rõ nghĩa Chúng tachưa có cách dịch tên thể loại này một cách thống nhất, do đó chưa có nhữngthuật ngữ tương đương trong tiếng Việt cho khái niệm fantasy, chỉ mới xuất hiệnmột số những thuật ngữ gợi sự liên tưởng đến fantasy nhưng không thể đượcchấp nhận như thuật ngữ gọi tên cho khái niệm này
2.1 Fantasy và “Cái thần diệu thuần túy”
Todorov cho rằng khi người đọc “quyết định rằng người ta phải chấpnhận những qui luật mới của tự nhiên giải thích cho hiện tượng ấy (ở đây là hiệntượng kì ảo), chúng ta đi vào thể loại của cái thần diệu” [72;53] Trong thời kìtiểu thuyết đen (the gothic novel) – một thời kì lớn của văn học kì ảo, xuất hiệnkhuynh hướng “cái siêu nhiên được chấp nhận” (cái “thần diệu thuần túy”) TheoTodorov, cái “thần diệu thuần túy” là một phân nhánh của cái kì ảo Cái thầndiệu thuần túy tuy có những đặc trưng giống “fantasy” nhưng kì thực lại là
“simply marvelous” [89] Do đó không thể dùng thuật ngữ “cái thần diệu thuầntúy” để gọi tên cho khái niệm fantasy trong tiếng Việt Tương tự như vậy, khôngthể dùng các thuật ngữ “cái huyền diệu”, “cái huyền ảo” để gọi tên cho fantasy
vì chúng gần với “marvellous” hay “magical” hơn là gần với fantasy
2.2 Fantasy và “cái phóng túng” (fantaisie) và “cái phóng túng hư huyễn thuần túy”
“Từ phóng túng chỉ bất kì tác phẩm tưởng tượng nào quay lưng lại với thựctại và quay lưng lại ngay cả với sự có thể giống thật, tác phẩm thoát ra khỏi nhữngnguyên tắc, đặc biệt thoát ra khỏi nguyên tắc phóng túng lo-gic, bằng việc lao vào
Trang 10những kết hợp khiến người ta bất ngờ nhất Phóng túng mang đến cho người ta mộtấn tượng về biểu lộ bộc phát, về tự do, về sự độc đáo và về sự vui vẻ [26;318] Định
nghĩa này dường như tách fantasy ra khỏi fantastic, cách gọi fantasy là cái phóng túng sẽ làm mất đi đặc trưng bản chất của khái niệm này Thuật ngữ “cái phóng
túng” chưa gọi trúng tên bản chất của thể loại fantasy
Ngay cả tác giả Lê Nguyên Long, người đầu tiên quan tâm tới việc địnhnghĩa fantasy cũng gặp lúng túng khi phải tìm một thuật ngữ tương đương để gọitên khái niệm này trong tiếng Việt Ông gọi fantasy bằng nhiều cái tên:“cáiphóng túng hư huyễn thuần túy”, “cái tưởng tượng huyễn hoặc, cái tưởng tượngphóng túng”, “những tưởng tượng hư huyễn phóng túng có tính chất của cái kìảo” [50] Nhưng những tên gọi ông nêu ra mới thâu tóm được duy nhất một đặctrưng của cái fantasy nên ông không tìm được thuật ngữ riêng cho khái niệmfantasy trong tiếng Việt
2.3 Fantasy và “truyện thần tiên hiện đại”
Liệu từ mối quan hệ giữa fantasy và fairy tale, có thể gọi fantasy bằngthuật ngữ “truyện thần tiên hiện đại” hay không? Thuật ngữ này có vẻ thỏa đángkhi áp dụng cho việc định danh thể loại của những tác phẩm fantasy kinh điển
giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên (Lewis Carroll) hay Peter Pan (James Matthew Barrie) Tuy nhiên, với những tác phẩm fantasy giữa thế kỉ XX như Chúa của chiếc nhẫn
(J.R.R.Tolkien), Biên niên sử Narnia (C.S Lewis), Pháp sư xứ Hải địa (Ursula
K Leguin), Bóng tối trỗi dậy (Susan Cooper), Eragon (C Paolini) không thể
gọi tên chúng là những truyện thần tiên hiện đại Vì thế dùng thuật ngữ “truyệnthần tiên hiện đại” là thu hẹp bản chất thể loại fantasy
2.4 Fantasy và “cái kì ảo” hay “cái huyễn ảo”
Riêng tác giả Lê Huy Bắc lại có quan niệm khác về fantasy và fantastic.Trong bài viết “Cái kì ảo và văn học huyễn ảo” [24], tác giả cho rằng “thuật ngữ
kì ảo được dịch từ chữ fantasy”, và “văn học kì ảo” là thuật ngữ chỉ hai khái
niệm fantastic literature hoặc literature of fantasy Như vậy, tác giả đồng nhất
Trang 11loại fantasy khiến nó không còn là khái niệm mà chúng tôi đang nghiên cứu nữa.
Để giải quyết vấn đề thuật ngữ, tác giả “dùng khái niệm văn học huyễn ảo để
dịch ngắn gọn cụm từ mythical, fantastic, supernature, unnature, ghost, horror,gothic, magical literature” [24] Như vậy, thuật ngữ “cái kì ảo” hay “cái huyễnảo” dùng để gọi tên fantasy đều đã mở rộng phạm vi thể loại, khiến fantasy mất
đi đặc trưng bản chất của nó
2.5 Kết luận
Chúng tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Lê Nguyên Long khi nhận định:
“Rất khó tìm được một thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt cho từ fantasy đểphân biệt nó với cái fantastic đã được dịch là cái kì ảo” [50] Vì thế trong suốt
khóa luận này, chúng tôi sẽ giữ nguyên tên gọi của khái niệm là fantasy và
không dịch ra tiếng Việt Bởi bất cứ sự dịch thuật nào cũng làm biến dạng kháiniệm, hoặc không phản ánh trúng bản chất của thể loại, hoặc thu hẹp hay mởrộng bản chất thể loại
II Cái fantasy - hướng tới một quan niệm
1 Tiến trình nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi không đi theo tiến trình nghiên cứu truyềnthống, tức là không đi từ việc giới thuyết định nghĩa, rồi lần lượt chỉ ra các đặctrưng của thể loại Ở Việt Nam, thể loại fantasy chưa được nhận diện, độc giả chưađược tiếp xúc với nhiều định nghĩa khác nhau của thể loại này, nên rất khó để ngaylập tức giới thuyết một định nghĩa chung nhất, chính xác nhất trên cơ sở khảo sátcác định nghĩa đã xuất hiện từ trước Mặt khác, nhiệm vụ lớn nhất mà khóa luậnhướng tới là chỉ ra đặc trưng tiêu biểu và bước đầu xây dựng cấu trúc cơ bản chothể loại fantasy.Vì thế, trước hết chúng tôi tìm hiểu hạt nhân thể loại, sau đó phântích các thành tố cấu thành nên cấu trúc thể loại, qua đó xây dựng một nền tảng líluận cơ bản về cấu trúc của thể loại fantasy ở Việt Nam
2 Fantasy và fantastic 2.1 Cái fantastic (cái kì ảo)
2.1.1 Trên thế giới và ở Việt Nam, có nhiều định nghĩa về cái kì ảo,nhưng nhìn chung các định nghĩa đều xoay quanh một số nét nghĩa như sau: Cái
Trang 12kì ảo phải đề cập đến cái siêu nhiên, cái khác lạ, phi thường, không thể xảy ra Nhưng tất cả những yếu tố đó không tách riêng mà phải đan xen với hiện thực,cái kì ảo phá vỡ trật tự của cái bình thường và xâm lấn vào cái bình thường khiếncho hai yếu tố thực - ảo trộn lẫn với nhau.
2.1.2 Những nét nghĩa trên qui định các đặc trưng cơ bản của cái kì ảo,trong đó đặc trưng cơ bản nhất có thể được miêu tả như sau: cái kì ảo “gây lo lắnghồi hộp đến nỗi người đọc do dự giữa một giải thích hợp lí và một giải thích siêu
tự nhiên về những sự kiện Sự do dự, hoài nghi này chính là nguyên tắc của thể loại” [26;319] Và “cái kì ảo, đó là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ
biết có các quy luật tự nhiên, đối diện với một hiện tượng bên ngoài mang tínhsiêu nhiên” [72;34] Đối với nhà nghiên cứu Lovecraft, tiêu chí kì ảo không nằm
ở tác phẩm mà ở sự thể nghiệm của độc giả; và sự thể nghiệm này phải là nỗi sợ hãi: s“Một truyện trở thành kì ảo đơn giản khi độc giả thấy sâu sắc một cảm giác
sợ hãi và khiếp đảm, thấy sự hiện diện của những thế giới và lực lượng kì dị”,Peter Penzoldt cũng đồng tình với quan điểm này khi khẳng định: “ tất cả cáctruyện siêu nhiên đều là những câu chuyện về sự sợ hãi” [72;45-46]
2.1.3 Tóm lại, các tác giả hầu như thống nhất với nhau về bản chất của
cái kì ảo, đó là trạng thái do dự, hoang mang, sợ hãi mà nó gây ra cho người đọc
khi đặt họ trước bối cảnh mà cái bình thường pha trộn với cái siêu nhiên, phi
thường Các tác phẩm của Franz Kafka như Lâu đài, Vụ án, Biến dạng, thầy thuốc nông thôn hay một số truyện của Honoré de Balzac, Guy de
Maupassant đều chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo có đặc trưng này Trong tiểu
thuyết Biến dạng của F.Kafka, cái kì ảo xuất hiện từ “một sáng tỉnh giấc bâng
khuâng”, Gregor Samsa biến thành con bọ khủng khiếp Khi chứng kiến sự biếndạng đầy kì ảo và đột ngột của Gregor Samsa, người đọc có cảm giác hoangmang sợ hãi, lo lắng rằng một sáng tỉnh giấc nào đó, chính mình cũng bị biếnthành một “con rối tạp chủng người – loài vật” [25;143] như Gregor Samsa
2.2 Cái fantasy
2.2.1 Vì là một tiểu loại của cái kì ảo, cái fantasy cũng đề cập đến cái
Trang 13không hề đan cài với hiện thực mà tách riêng ra trong thế đối lập với hiện thực:
“Cái fantasy chỉ là những tưởng tượng huyễn hoặc, không có trong đời thực, ítnhiều xuất hiện trong thế đối lập với hiện thực” [50] Do đó “người đọc đượcdẫn đến cảm nhận không phải là sự hoang mang mà là sự tin tưởng vào trật tựcủa thế giới siêu nhiên đó, ngay cả với sự sợ hãi và băn khoăn” [50]
2.2.2 Từ việc chỉ ra các nét nghĩa trên của cái fantasy, chúng tôi nhậnthấy cái fantasy có một số đặc trưng đối lập về bản chất với cái kì ảo Việc chỉ ranhững đặc trưng riêng của cái fantasy trong sự đối sánh với cái kì ảo góp phầnđịnh hình thể loại, khẳng định sự tồn tại độc lập của fantasy với fantastic
Đặc trưng tiêu biểu nhất của cái fantasy là gắn với cái lãng mạn Chủ
nghĩa lãng mạn phát huy cao độ trí tưởng tượng: “Nghệ sĩ du hành đến các vì
sao, thì đành xin lỗi là không phục vụ huyện đường được” (Victor Hugo, Tựakịch Cromwell) Đồng thời chủ nghĩa lãng mạn “bác bỏ cuộc sống tầm thường
của xã hội văn minh tư sản, các nhà chủ nghĩa lãng mạn hướng về một thế giới khác thường” [42;86] Vì thế, cái fantasy gắn với cái lãng mạn của chủ nghĩa
lãng mạn, chúng đều yêu cầu cả tác giả và bạn đọc phát huy cao độ trí tưởngtượng, thoát ra khỏi thực tế để đến với một thế giới hoàn toàn khác biệt Nên cáifantasy có lợi ích như “một sự siêu thoát: thoát ra khỏi cuộc sống đời thường”[26;319] Tuy nhiên, thế giới khác thường trong chủ nghĩa lãng mạn đối lập vớithế giới trong hiện thực một cách gay gắt về bản chất, nhằm thay đổi trật tự xãhội thông thường để thiết lập một trật tự mới tốt đẹp hơn theo ý muốn của tácgiả Còn thế giới khác thường trong fantasy đối lập với thế giới trong hiện thựcchủ yếu về mặt hình thức, trong khi vẫn giữ nguyên cơ cấu xã hội, trật tự của thếgiới hiện thực Đó là thủ pháp nhằm tạo ra mối kết nối ràng buộc giữa hai thếgiới: thế giới fantasy và thế giới hiện thực (chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này ở
phần Không gian fantasy) Thật vậy, trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris
của Victor Hugo, hình thức bên ngoài của xã hội tư sản được giữ nguyên, nhưngbản chất của xã hội đó bị đảo lộn bằng việc kẻ quái thai bị cả xã hội ghê tởmQuasimodo lại được đề cao như một người anh hùng đại diện cho thiên lương vàtình yêu chân chính, còn cô gái lang thang Esméralda vốn bị cả xã hội khinh
Trang 14miệt lại là hiện thân của cái đẹp và khao khát tự do Ngược lại, trong tác phẩm
fantasy kinh điển Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên (Lewis Carroll), dù
về mặt hình thức, một vương quốc của các quân bài nằm dưới lòng đất thì thật là
kì lạ, nhưng về bản chất, trật tự của vương quốc đó lại giống hệt mô hình một xãhội trên mặt đất, với bà hoàng Q cơ bạo chúa và ông hoàng K cơ dốt nát
Nếu cái kì ảo là cái siêu nhiên bị hoài nghi, sợ hãi thì cái fantasy lại là
cái siêu nhiên được chấp nhận, cái thần diệu thuần túy Đặc trưng này phản
ánh thái độ của độc giả khi tiếp xúc với fantasy Họ không vướng vào sự bănkhoăn, hoang mang do dự về việc nên tin vào điều gì, nên giải thích những hiệntượng kì lạ, phi thường như thế nào Họ “quyết định rằng người ta phải chấpnhận những luật mới của tự nhiên có thể giải thích cho hiện tượng ấy” và “nhữnghiện tượng siêu nhiên không có sự diễn giải nào hết” [72;53-54] Thật vậy, bất
cứ người đọc nào cũng đủ tỉnh táo và khôn ngoan để biết rằng một xứ sở thần
tiên như Neverland (Peter Pan - J.M.Barrie) là không có thật, do đó để đến được
với Neverland, họ buộc phải chấp nhận sự không có thật của nó
Cái fantasy mang đến cho người ta ấn tượng về biểu lộ bộc phát, sự tự
do, về sự độc đáo và về sự vui vẻ [26;318] Đây là một đặc tính quan trọng của
fantasy Hiếm có thể loại văn học nào lại mang đến cho người đọc cảm giác tươivui, sung sướng và sự giải phóng về tinh thần cao độ như fantasy Đọc các tác
phẩm fantasy như Peter Pan, Alice ở xứ thần tiên, Chuyện dài bất tận độc giả
được chiêu đãi một bữa tiệc tinh thần đầy màu sắc, âm thanh, hương vị của mơmộng và tự do, khiến cho họ như muốn bay lên, thoát khỏi những ràng buộc trầntục của cuộc sống Với đặc trưng này, thể loại fantasy chứng tỏ vai trò quantrọng thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người thời đại kĩ trị
Cái fantansy cũng mang lại khoái cảm về sự sợ hãi nhưng bản chất của
sự sợ hãi này khác hoàn toàn so với cái kì ảo Sự sợ hãi trong fantasy do các tìnhtiết đáng sợ trong một chuỗi chi tiết hoang đường của tác phẩm mang lại, là thủpháp để tác giả duy trì sự hứng thú của người đọc Khi độc giả kết thúc việc đọctác phẩm, thậm chí ngay khi vừa đọc xong các tình tiết đáng sợ thì sự sợ hãi
Trang 15người đọc đã kết thúc việc đọc Do đó, ở fantasy, để gây ra hiệu ứng sợ hãi, tácgiả phải sử dụng một chuỗi chi tiết gây cảm giác ghê sợ, liên tục bổ sung các chitiết này để kích thích kịp thời trí tưởng tượng của độc giả Trái lại, ở văn học kìảo, tác giả có khi chỉ cần dùng một chi tiết rất nhỏ cũng đủ gây ám ảnh sợ hãicho độc giả Về bản chất, cái sợ hãi trong fantasy khác cái sợ hãi trong văn học
kì ảo ở chỗ, cái sợ hãi trong fantasy không đe dọa tới bản thể của con người,
không khiến con người hoang mang lo lắng Trong Mê cung xứ Hải địa (Ursula
K Leguin), pháp sư Ged lang thang ròng rã suốt nhiều ngày trong mê cung hầm
mộ dưới lòng đất xứ Atuan – một nơi chứa đầy bóng tối và tử khí, cuộc phiêulưu này làm cho độc giả sợ hãi nhưng đó là sự sợ hãi của người chứng kiến, sựsợ hãi nằm ngoài bản thể Trong khi đó, độc giả sợ hãi trước cái kì ảo phi lí trong
Vụ án của F.Kafka vì đó là nỗi sợ đe dọa bản thể, người ta hoang mang lo lắng
không biết khi nào mình sẽ thay thế Josef K lĩnh cái án tử hình phi lí rùng rợn,nỗi sợ được kéo dài liên miên, ám ảnh tâm trí người đọc
3 Fantasy trong cội nguồn văn hóa thế giới
3.1 Fantasy và thần thoại (myth)
3.1.1 Thần thoại (myth) là thể loại văn học ra đời sớm nhất, là cội nguồncủa nhiều thể loại khác Thần thoại vừa là tín ngưỡng, vừa là khoa học nghệ thuậtnguyên sơ đầu tiên của loài người, nó có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến mọilĩnh vực văn hóa và đời sống tinh thần của các dân tộc trên thế giới Bản thânfantasy cũng bắt nguồn từ thần thoại, kế thừa thần thoại, phát triển thần thoại.Giữa hai thể loại này vừa có quan hệ tương đồng vừa có những khác biệt, phảnánh sự phát triển không ngừng của fantasy so với thể loại cổ xưa nhất thế giới
3.1.2 Một trong những định nghĩa khái quát nhất về thần thoại là “Đó làtoàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những conngười, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thờinguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tựnhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linhchủ nghĩa)” (42;299) Điểm tương đồng đầu tiên của thần thoại và fantasy chínhlà hai thể loại này đều là sản phẩm của trí tưởng tượng tuyệt đối Thần thoại và
Trang 16fantasy đều là những câu chuyện hoang đường chứa đựng những yếu tố thần kì,siêu nhiên mà chỉ có trí tưởng tượng mới tạo ra được.
3.1.3 Thần thoại xây dựng một thế giới đẹp đẽ, hùng vĩ, nguyên sơ vàthần thánh Đó là thế giới huyền thoại mà loài người luôn hướng tới Từ lâu, đỉnhOlympus đã trở thành biểu tượng cho uy quyền tuyệt đối, cho phép màu, cho sựsiêu thoát, hạnh phúc và niềm vui: “Trong vương quốc Olympus của thần Zeúskhông có mưa tuyết gió lạnh; ở đây chỉ có mùa hè vĩnh cửu, đầy ánh nắng và niềmvui” [33;26] Hầu hết các truyện fantasy đều kế thừa ở thần thoại kiểu không giannày Fantasy cũng xây dựng một thế giới tràn ngập ánh sáng, hi vọng, niềm vui và
mang đậm màu sắc thần tiên huyền ảo Xứ Middle Earth trong Chúa của chiếc nhẫn (J.R.R.Tolkien) và xứ Narnia trong Biên niên sử Narnia (C.S.Lewis) đưa
độc giả quay trở về một miền không gian hùng vĩ, tráng lệ, cổ xưa như trong thầnthoại Chính tại không gian đó, con người được giải thoát khỏi những luật định xãhội, được tự do bay bổng cùng trí tưởng tượng và ước mơ
3.1.4 Điểm khác nhau cơ bản giữa thần thoại và fantasy là quan điểmtiếp nhận của độc giả với hai thể loại này Thần thoại không chỉ là nghệ thuật màcòn là tín ngưỡng, do đó nó tồn tại dựa trên niềm tin tuyệt đối của con người thờinguyên thủy Nhân loại buổi sơ khai đặt vào thần thoại những khao khát lí giảithế giới rộng lớn bí ẩn, và họ hoàn toàn tin tưởng vào sự tồn tại của các thầnlinh Ngược lại, fantasy ra đời trong thời hiện đại, con người đã lâu không còntin vào thế giới thần tiên Nhưng khi bước vào fantasy, người đọc chủ độngngưng lại mọi nỗi hoài nghi của mình, chấp nhận sự tồn tại của thế giới thần tiênnhư là một điều kiện quyết định giúp họ vượt thoát khỏi hiện thực
3.2 Fantasy và fairy tale
3.2.1 Sự tương đồng
Fairy tale có thể được dịch trong tiếng Việt là truyện thần tiên hoặctruyện cổ tích thần kì (để phân biệt với truyện cổ tích thế sự vốn rất ít yếu tốhoang đường kì ảo) Đây là thể loại văn học dân gian có nhiều điểm tương đồngnhất với fantasy
Trang 17Về nội dung, cả fantasy và fairy tale đều phản ánh ước mơ, khát vọng tự
do, hạnh phúc của con người, chúng đều có giá trị nhân văn và giá trị giáo dục
Về hình thức, cả fantasy và fairy tale đều là sản phẩm của trí tưởng tượng,
sử dụng đậm đặc các yếu tố hoang đường thuần túy được người đọc chấp nhận
Fantasy học tập ở fairy tale nhiều yếu tố: “ Fantasy kế thừa ở fairy tales
hệ thống nhân vật mà đã được Vladimir Propp và những học trò sau ông sắp xếpthành: anh hùng, công chúa, người phù trợ giúp đỡ, người ban cho, người đốikháng” [88], và “hơn nữa, fantasy đã thừa hưởng rất nhiều yếu tố hình thức củafairy tales: phù thủy, thần linh, rồng, những con thú biết nói, những con ngựabay, những tấm thảm bay, áo khoác tàng hình, đũa phép, gươm thần và nhữngcây đèn thần, thức ăn đồ uống diệu kì…” [88]
Fantasy còn kế thừa cốt truyện cơ bản của các truyện cổ tích thần kì:nhân vật rời quê hương – gặp những người giúp đỡ và các đối thủ - trải quanhững thử thách, trở về nhà trong vinh quang, với những của cải thu được Ngoài
ra, fantasy và fairy tale cùng xây dựng những mâu thuẫn xung đột cơ bản, các tácphẩm fantasy và fairy tale chứa đầy những motif về cuộc truy lùng, sự săn đuổi,chuyến phiêu lưu…nổi bật nhất là motif về trận chiến giữa cái thiện và cái ác
Đặc biệt, cả fantasy và truyện thần tiên đều hướng đến những kết thúc cóhậu Kiểu kết thúc đó thể hiện ước mơ về hạnh phúc, hoà bình, công lí của loàingười Và bởi vì những ước mơ đó luôn đi cùng sự sinh tồn của nhân loại, nên
dù fairy tale và fantasy là hai thể loại lịch đại, chúng vẫn gặp nhau ở những kếtthúc có hậu đầy màu sắc lãng mạn, thần tiên
3.2.2 Sự khác biệt
Về nguồn gốc, fairy tales ra đời từ thời đại cổ xưa, phát triển trong thời
kì phong kiến, còn fantasy là sản phẩm của thời hiện đại, phát triển trong chế độ
tư bản chủ nghĩa, nên hai thể loại này có một số khác biệt cơ bản
Về tác giả, fairy tales có tác giả là cả cộng đồng, chúng là những sáng tác
truyền miệng vô danh nên không có dấu ấn tác giả Vì thế, fairy tale có tính công thức, tính qui ước Ngược lại, fantasy là sản phẩm tạo nên bởi trí tưởng tượng của một tác giả cụ thể, vì thế nó mang đậm tính cá nhân, tính sáng tạo, dấu ấn
Trang 18độc đáo của tác giả, không thể bắt chước mô phỏng được Một ví dụ rõ ràng là
sau khi tác giả của Peter Pan, J.M Barrie qua đời, có rất nhiều nhà văn khác đã viết tiếp truyện Peter Pan, nhưng rõ là Peter Pan của J.M.Barrie và Peter Pan áo choàng đỏ của Geraldine McCaughrean là hai tác phẩm độc lập, có phong thái
khác hẳn nhau, bị qui định bởi phong cách riêng của tác giả
Fantasy và fairy tale khác nhau về tính lí tưởng Do khác nhau về lịch sử
ra đời và vấn đề tác giả nên tuy cùng phản ánh ước mơ, lí tưởng của con ngườinhưng tính lí tưởng của fairy tale mang màu sắc dân gian, hướng đến những lítưởng chung phục vụ lợi ích của cả cộng đồng như: sự công bằng, sự đổiđời Trong khi đó, fantasy là sản phẩm của thời kì lãng mạn nên lí tưởng của nógắn với chủ nghĩa lãng mạn, chủ yếu hướng vào sự ca ngợi bản thể, ca ngợi con
người và những khao khát riêng tư nhân bản.Trong Pháp sư xứ Hải địa (Ursula
K Le Guin), người anh hùng Ged thực hiện một cuộc hành trình gian khổ (theođúng motif trong truyện cổ tích thần kì) nhưng không phải để thực hiện sứ mệnhcủa cả dân tộc, mà để tìm và diệt bóng đen tội lỗi trong chính tâm hồn chàng Đólà cuộc chiến đấu đầy nhân bản – chiến đấu với phần đen tối xấu xa của bản thể
Vì thế, nếu như người anh hùng trong thần thoại, sử thi, truyện cổ tích thầnkì thường có tâm hồn đơn giản, hồn nhiên, không có cá tính rõ nét để phù hợpvới lí tưởng chung của cộng đồng, thì những anh hùng trong fantasy trước hết lànhững cá nhân có tính cách riêng biệt, độc đáo (ảnh hưởng của chủ nghĩa lãngmạn), có nội tâm phong phú phức tạp, và vì họ là những người đặc biệt (điều nàythì giống với các anh hùng trong sử thi) nên họ liên tục trải nghiệm sự cô đơn -vốn là bản chất của con người trong thế kỉ này
Bên cạnh sự tương đồng, fantasy và fairy tale có một số khác biệt về nộidung Theo V Propp, một nguyên tắc cơ bản cấu tạo nên truyện cổ tích là: “Mỗitruyện cổ tích đều có một số chức năng nhất định” () Do đó truyện cổ tích có nộidung đơn giản, dung lượng ngắn, ít phân tuyến để tập trung hoàn tất chức năngđược giao phó Trong khi đó, fantasy là những tiểu thuyết có dung lượng lớn,thậm chí còn kéo dài thành những bộ tiểu thuyết liên hoàn, nội dung phức tạp,
Trang 19bằng việc fantasy là sản phẩm của chủ nghĩa lãng mạn vốn luôn hướng đến sựphá cách, sự độc đáo, sự sáng tạo…Hơn nữa đặc trưng này của nội dung fantasythỏa mãn sự phát triển tư duy của con người hiện đại không chấp nhận những gìgiản đơn, xuôi chiều, đơn tuyến.
Về hình thức, fantasy và fairy tale khác nhau chủ yếu ở kết cấu, nghệthuật xây dựng nhân vật, đặc điểm không gian – thời gian
Hai thể loại trên khác nhau về kết cấu Trong bốn nguyên tắc xây dựngtruyện cổ tích, Vladimir Propp đã nhấn mạnh nguyên tắc: “Tất cả các truyện cổtích thần kỳ (thần tiên, hoang đường) đều có chung một cấu trúc” [48] Tức là,
có thể dễ dàng mô hình hóa lược đồ kết cấu cốt truyện cổ tích thành những kiểutruyện giống nhau, những motif giống nhau Một số kiểu truyện như kiểu truyệnnàng Lọ Lem, kiểu truyện Thạch Sanh xuất hiện trong kho tàng truyện cổ tíchcủa nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới Trong khi đó, không thể lập ra một môhình chung cho kết cấu của các tác phẩm fantasy, vì đó là sản phẩm do trí tưởngtưởng riêng của mỗi tác giả tạo ra
Hai nguyên tắc còn lại trong bốn nguyên tắc xây dựng truyện cổ tích củaVladimir Propp là “Trong truyện cổ tích, tên tuổi và những yếu tố phụ tùng nhưtính tình, gia thế của nhân vật, là những yếu tố thay đổi, nhưng các chức năngcủa nhân vật thì bất biến Chức năng của nhân vật cũng là hành động của nhânvật Nói khác đi, hành động của nhân vật xác định chức năng của nhân vật:Người ác làm việc ác Người thiện làm việc thiện “ và “ Trong truyện cổ tích,các chức năng của nhân vật luôn luôn nối tiếp theo một trình tự duy nhất” [48].Nguyên tắc đó lí giải việc trong fairy tale, bà tiên có chức năng của người phùtrợ, mụ phù thủy có chức năng của kẻ cản trở, hai nhân vật này không thể hoánđổi chức năng cho nhau Bản thân các nhân vật chính cũng là nhân vật chứcnăng, có nhiệm vụ thực hiện lí tưởng của cả cộng đồng Ngược lại, thế giới nhânvật trong fantasy phong phú và đa dạng, gồm nhiều kiểu nhân vật phức tạp: nhânvật chính, nhân vật phụ, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng, nhân vật chínhdiện, nhân vật phản diện Trong fantasy, các nhân vật chính có thể là sự kết hợpcủa nhiều kiểu nhân vật Họ mang phép màu, tạo ra và sử dụng phép màu
Trang 20Những nhân vật này được hưởng vinh quang nhưng cũng nếm trải nhiều thất bại,cay đắng Đặc điểm nổi bật nhất của những nhân vật chính không phải ở chỗ họlà người xuất sắc nhất, mà ở chỗ họ có nội tâm phong phú phức tạp nhất trongtác phẩm, do đó mà “người” hơn, giản dị hơn, gần gũi hơn với người đọc Bêncạnh việc là người anh hùng nổi tiếng trong toàn thế giới phù thuỷ, Harry Potter[17] vẫn là một cậu bé vị thành niên, có những lúc nông nổi, cảm tính, sai lầm,gặp những vấn đề rắc rối không liên quan đến pháp thuật mà thuộc về tâm lí lứatuổi, vì thế cậu càng trở nên thân thiết với bạn đọc nhỏ tuổi.
Ngoài ra, các yếu tố hoang đường kì ảo trong fantasy cũng có nhữngkhác biệt rõ ràng với fairy tale Các yếu tố thần tiên, hoang đường, kì ảo trongfairy tales là yếu tố chức năng, chúng chỉ xuất hiện để thực hiện một số chứcnăng nào đó như phù trợ (thảm bay, đèn thần), dự báo (gương thần), cản trở (táođộc) sau đó chúng biến mất và các yếu tố thần kì khác xuất hiện để thực hiện
các chức năng tiếp theo Còn trong fantasy, cái hoang đường kì ảo là bầu khí quyển, là bản chất của thể loại, làm nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn và sức sống của thể
loại Không những thế, các nhà văn fantasy cũng có những sáng tạo riêng đối vớicác yếu tố thần kì kế thừa từ fairy tale: “ Trí tưởng tượng của các nhà văn chophép họ thay đổi và hiện đại hóa các yếu tố kì ảo này: một vị thần có thể sốngtrong cái lon bia, những tấm thảm bay gợi ý cho những chiếc xích đu bay, vànhững nhân vật không có nguồn gốc từ fairy tale cũng được đưa vào, ví dụ nhưnhững món đồ chơi có sinh khí, có sức sống chẳng hạn” [88]
Về không gian nghệ thuật, mặc dù fantasy xây dựng một thế giới trànngập những yếu tố siêu nhiên, kì ảo, hoang đường, nhưng thế giới đó vẫn có sựliên hệ, kết dính về nội tại với thế giới hiện thực Nói cách khác, trong fantasy,thế giới ảo và thực tuy không trộn lẫn vào nhau (như fantastic) nhưng lại có khả
năng liên thông với nhau (Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày trong phần Không gian fantasy) Còn thế giới kì ảo trong fairy tale gần như biệt lập với thế giới
hiện thực cả về không gian và thời gian, thế giới fairy tale được xây dựng hoàntoàn dựa trên sự tưởng tượng, có tính chất huyền thoại (mythical) và không có
Trang 21truyện cổ tích Nàng công chúa ngủ trong rừng phản ánh rõ nét đặc trưng của
không gian tách biệt trong thể loại fairy tale
Về thời gian nghệ thuật, thời gian trong fairy tale là thời gian cổ xưa,nguyên thủy, mang tính chất huyền thoại Đối với người đọc, đó là thứ thời gianthuần nhất không có sự chia cắt, đan xen, không thể vươn tới được.Vì thế cáccâu chuyện cổ tích thường bắt đầu bằng công thức mở truyện “ngày xửa ngàyxưa” Và sự vĩnh cửu của thời gian fairy tale được biểu lộ trong công thức kếttruyện “sống hạnh phúc mãi mãi về sau” Đặc tính này khác biệt với thời giannghệ thuật trong fantasy Trong fantasy, các nhân vật đột ngột rời khỏi tuyến thờigian hiện tại để vào trong thời gian huyền thoại, cổ xưa, rồi lại trở về tuyến thời
gian hiện tại này vào cuối tác phẩm Mặc dù những nhân vật chính trong Sư tử, phù thủy và tủ quần áo (Biên niên sử Narnia - C.S Lewis) đã sống một cuộc đời
dài trong thời gian cổ xưa của vùng đất Narnia, nhưng đến cuối tác phẩm, họ vẫnđược mang về và lại trở thành những đứa trẻ như trước Tóm lại, thời gian trongfantasy cũng có hai trạng thái: tồn tại cả thời gian thực và thời gian ảo, nhân vật
có thể sống cả một đời trong thế giới tưởng tượng trong khi thời gian trong cuộcsống hiện thực không trôi đi một cách tương ứng mà vẫn vận động theo nhịp độ
sinh học bình thường Trong Chuyện dài bất tận của Michael Ende, Bastian
Balthasar Bux trải qua cả một cuộc phiêu lưu ở vương quốc Tưởng Tượng,nhưng khi trở về hiện tại thì mới có một ngày trôi qua
3.2.3 Thái độ của độc giả với fantasy và fairy tale
Với fairy tale, V.Propp nhấn mạnh việc người đọc hiểu rằng những câuchuyện đó không có thật, họ không bị buộc phải tin vào những truyện này (trongkhi thần thoại dựa trên lòng tin chân thành và tuyệt đối) Bởi vì, sức sống củafairy tale không phụ thuộc vào việc độc giả tin hay không tin mà tuỳ thuộc vàoviệc những truyện thần tiên này có hoàn thành chức năng thỏa mãn ước mơ tự
do, khao khát hạnh phúc, lí tưởng chung của cộng đồng hay không
Nếu người đọc thời xưa đã đủ tỉnh táo để không tin fairy tale là chuyệnthật, thì cũng khó bắt buộc những độc giả khôn ngoan của thời văn minh, hiệnđại tin vào những yếu tố hoang đường, thần diệu trong fantasy Để giải quyết vấn
đề này, J.R.R.Tolkien cho rằng văn học fantasy dựa trên the suspension of
Trang 22disbelief (sự ngưng lại của nỗi hoài nghi) Khi đọc fantasy, người ta nhận thấy ít
nhất hai phương diện có khả năng giải thích cho các sự kiện hoang đường thầndiệu đó Phương diện thứ nhất chấp nhận việc những chuyện siêu nhiên hoangđường đó xảy ra là một phần của cái thế giới được sáng tạo bởi các nhà văn (cáisiêu nhiên được chấp nhận) Phương diện thứ hai lí giải những câu chuyện hoangđường đó theo một cách thức đầy lí tính, dựa trên lí trí, cho rằng những chuyếnphiêu lưu huyền ảo chỉ xảy ra trong giấc mơ, do ảo ảnh, hoang tưởng, do cáctrạng thái bệnh tật, sự bất ổn tâm lí của nhân vật chính Trên hết, các tác giảfantasy khuyến khích độc giả hãy làm ngưng lại, đình lại mọi nỗi hoài nghi, hoàntoàn chấp nhận fantasy Chính sự chấp nhận của độc giả đã tiếp thêm sức sống
mãnh liệt cho thể loại này, cũng giống như trong Peter Pan (J.M Barrie), niềm
tin vào tiên quyết định sự sống chết của các nàng tiên ở xứ Neverland
3.3 Fantasy và truyện khoa học viễn tưởng (science fiction)
Khi so sánh fantasy và truyện khoa học viễn tưởng, tác giả John H.
Timemerman đã nhận xét “Tìm hiểu về những khác biệt giữa fantasy và truyệnkhoa học viễn tuởng cũng giống như việc chỉ ra những điểm khác nhau giữa mộtcặp sinh đôi vậy” [91] Thực vậy, fantasy và truyện khoa học viễn tưởng cónhiều điểm tương đồng Nhưng chúng vẫn là hai thể loại độc lập với những khácbiệt cơ bản
3.3.1 Sự tương đồng
Cả fantasy và truyện khoa học viễn tưởng đều là những thể loại văn họcviết, mang đậm tính sáng tạo, có sự gia công nghệ thuật nghiêm túc công phucủa các tác giả Hai thể loại này cùng phát triển mạnh mẽ trong thời đại kĩ trị, khinền công nghệ khoa học kĩ thuật thế giới đang phát triển rầm rộ Chúng chịu tácđộng mạnh mẽ của các yếu tố lịch sử, xã hội thời đại văn minh, tuy rằng với mỗithể loại, sự tác động này là không giống nhau
Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất giữa fantasy và truyện khoa họcviễn tưởng là cả hai thể loại này đều phát huy cao độ trí tưởng tượng.Trong thếgiới của fantasy và thế giới của khoa học viễn tưởng, trí tưởng tượng không bịgiới hạn, là nền tảng cho mọi chi tiết, sự kiện khác
Trang 233.3.2 Sự khác biệt
Truyện khoa học viễn tưởng là những câu chuyện giả tưởng lấy bốicảnh trong tương lai, trong vũ trụ hoặc trong những miền không gian mà conngười chưa khám phá tới Đặc biệt, các tác phẩm khoa học viễn tưởng tập trungnhiều nhất vào việc tái hiện thế giới tương lai và những biến hình của thế giớiđó: “Bức màn che phủ, chia cắt hiện tại và tương lai không thể bị chọc thủng bởi
sự cầu xin, lễ cúng để nom thấy hình bóng của thời gian chưa đến Các nhà vănviễn tưởng xuất hiện, và những đường nét của tương lai đã được diễn tả rõ ràng”[31] Những kiến giải của văn học khoa học viễn tưởng về tương lai, vũ trụ hay
về các không gian sống khác phải dựa trên hai yếu tố: tri thức khoa học và trítưởng tượng vô cùng phong phú.Việc nắm vững qui luật phát triển của xã hội vàbản chất của các thành tựu khoa học kĩ thuật giúp các tác giả xây dựng những sựkiện giả tưởng dựa trên tri thức khoa học Nhờ đó, các sự kiện viễn tưởng có mốiquan hệ với hiện thực, đó là những phác thảo cho tương lai, là những điều chưaxảy ra chứ không phải không thể xảy ra Độc giả tin vào khoa học viễn tưởng làđặt niềm tin vào linh cảm tiên tri nhạy bén của các nhà văn
Trong khi đó, fantasy muốn dùng trí tưởng tượng đưa con người thoátkhỏi thế giới hiện thực để đến với một không gian hoàn toàn khác biệt Thế giới
đó có khoảng cách với hiện thực và không tuân theo những qui tắc không gianthời gian của thực tại Fantasy được xây dựng không phải dựa trên cơ sở khoa họcmà dựa vào trí tưởng tượng thuần tuý Do đó, những sự kiện fantasy là những điềukhông thể xảy ra, độc giả không tin nó mà chỉ tự nguyện chấp nhận nó
Cuối thế kỉ XIX, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, truyệnkhoa học viễn tưởng bộc lộ rõ nét như một thể loại văn học độc lập và ngày cànglớn mạnh mà nổi bật là các tên tuổi Jules Verne và H.G Wells Lúc đầu, truyệnkhoa học viễn tưởng là khúc tụng ca đầy tự hào, phấn khởi về những tiến bộvượt bậc của khoa học công nghệ, là niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh vĩ đại củacon người trong công cuộc chinh phục, chế ngự tự nhiên: “Nếu Jules Verne lànhà văn diễn tả những đột phá triển vọng tới những tầm cao mới của tri thức
Trang 24khoa học và những khả năng vô bờ bến của con người trong chinh phục tự nhiênthì Herbert George Wells lại đưa trí tưởng tượng của mình tung hoành trongnhững chiều kích của thời gian và khảo cứu những hệ quả xã hội, tâm lí nảy sinh
từ các phát minh, sáng chế của con người” [31] Nhưng về sau, xã hội kĩ trị bộc
lộ những khủng hoảng gay gắt, và những khủng hoảng đó được phản ánh rõ néttrong truyện khoa học viễn tưởng Nhiều truyện khoa học viễn tưởng thế kỉ XXxây dựng những bối cảnh kinh hoàng khi trái đất bị người ngoài hành tinh xâmchiếm, miêu tả con người như những sinh vật bị biến dạng, nhiều bộ phận cơ thể
bị tiêu biến, không có những tình cảm nhân bản mà chỉ còn có tư duy logic phicảm tính Đó là mô hình những nạn nhân của xã hội kĩ trị, xã hội hậu côngnghiệp Khi đó, yếu tố viễn tưởng rất gần với yếu tố fantastic, nó mang lại cảmgiác hoang mang, sợ hãi, hoài nghi…cho người đọc
Fantasy thể hiện khao khát vượt thoát đầy lãng mạn của con người khỏithế giới thực tại, vì thế nó ngăn cách con người với hiện thực, bảo vệ con ngườitránh xa những thương tổn tâm lí mà cuộc khủng hoảng xã hội thời kĩ trị manglại Trong suốt lịch sử phát triển của mình, thể loại fantasy luôn đặt đặc trưngnày lên làm tiêu chí nghệ thuật hàng đầu, do đó fantasy thuộc nhóm số ít thể loạikhông thay đổi bản chất đặc trưng của mình theo tiến trình văn học
3.4 Fantasy trong quan hệ lân cận với một số thể loại khác
Bên cạnh việc có mối quan hệ chặt chẽ với các thể loại văn học như thầnthoại, truyện thần tiên và truyện khoa học viễn tưởng fantasy còn có quan hệlân cận với một số thể loại khác, điều đó chứng tỏ mầm mống cái fantasy đã xuấthiện từ rất lâu và tồn tại trong nhiều thể loại văn học Chính sự đập vỡ đặc trưngcủa các thể loại khác rồi hòa trộn chúng với nhau đã tạo ra cái fantasy, cáifantasy là sự tích hợp đặc trưng của nhiều thể loại và phát triển chúng lên mộttrình độ cao hơn Như vậy, văn học fantasy chỉ có thể thực sự ra đời khi các thểloại văn học khác đã hình thành và đạt thành tựu
3.4.1 Fantasy và truyện ngụ ngôn, truyện phúng dụ (fable, allegory)
Trang 25Truyện ngụ ngôn, truyện phúng dụ dân gian là những thể loại triết lí của
văn học dân gian, thể hiện trình độ tư duy khái quát cao của con người Đó lànhững câu chuyện ngắn gọn về thế giới loài vật, đồ vật, bề ngoài tưởng như dung
dị, giản đơn mà bên trong lại ẩn chứa những bài học triết lí thấm thía sâu xa về
xã hội và con người Giá trị lớn nhất của truyện ngụ ngôn là giá trị nhận thức vàgiáo dục Do đó, truyện ngụ ngôn dân gian đã phát triển thành một thể loại vănhọc viết, gọi là truyện ngụ ngôn văn học, tập trung vào đối tượng tiếp nhận là trẻ
em Một số tác giả Việt Nam như Tô Hoài, Phạm Hổ rất nổi tiếng với kiểutruyện loài vật, truyện hoa, truyện quả để giáo dục thiếu nhi
Những đặc trưng trên của truyện ngụ ngôn đã được fantasy kế thừa vàphát triển Fantasy cũng xây dựng những thế giới loài vật và đồ vật kì ảo, thầntiên, không chỉ để kích thích trí tưởng tượng của người đọc, mà còn để gửi gắmnhững bài học đạo lí, nhân sinh sâu sắc Tác giả John H.Timmerman đã nhậnđịnh “Cũng giống như những thế loại lớn khác của nền văn học, cả truyện phúng
dụ và fantasy đều gợi ra những ý nghĩa tuy nảy sinh từ cốt truyện nhưng lại nằm
ẩn sâu dưới câu chuyện đó Vậy những ý nghĩa này nằm ở đâu? Trong trí óc củađộc giả” [91] Mỗi câu chuyện fantasy chứa đựng hai tầng nghĩa, tầng nghĩa bềmặt là thế giới thần tiên kì diệu khiến độc giả choáng ngợp, mê say Tầng nghĩa
bề sâu là những bài học nhẹ nhàng đầy ý nghĩa, buộc độc giả phải chiêm nghiệm,
ngẫm nghĩ Chuyện kể về ba anh em trong Những chuyện kể của Beedle người hát rong của J.K.Rowling không chỉ là câu chuyện về những bảo bối thần diệu
nhất trần đời, mà còn là bài học về sự sống: hòn đá phù thủy chỉ gọi lên đượcnhững bóng ma, cây đũa phép thần thông càng nhanh mang đến cái chết cho kẻhiếu chiến, và tấm áo khoác tàng hình là phần thưởng dành cho người khônngoan và khiêm tốn [18] Vì thế, fantasy không phải là văn chương giải trí đơnthuần, giá trị của nó nằm ở những tầng ý nghĩa sâu xa như những quặng vàng ẩn
trong lòng đất Tác phẩm fantasy Chuyện dài bất tận (Michael Ende) được nhận
định: “Trước hết, cuốn truyện là của trẻ con với những cuộc phiêu lưu kỳ thú;nhưng với kĩ năng của Michael Ende, câu chuyện đã trở thành một ngụ ngôn sâu
Trang 26sắc cho người lớn” (San Diego Union) [6] Vì thế, fantasy là những bài học giáodục đáng quí dành cho cả trẻ em và người lớn.
3.4.2 Fantasy và sử thi (epic)
Sử thi là những đại tự sự xuất hiện vào thời kì đầu của công cuộc xâydựng, bảo vệ dân tộc và các thành bang Đó là bài ca bất tận về chiến công củanhững anh hùng đại diện cho lí tưởng và sức mạnh cộng đồng, mang vẻ đẹp kìdiệu khác thường Cảm hứng chủ đạo của sử thi luôn là cảm hứng ngợi ca đầyhào hùng, vui tươi, đầy sảng khoái và tràn trề hi vọng Sử thi tiếp thêm cho conngười niềm tin vào sức mạnh chinh phục và chiến thắng, đó là những khúc hátđẹp nhất về lịch sử loài người trong buổi bình minh huy hoàng, vĩ đại
Fantasy kế thừa ở sử thi một đặc trưng quan trọng, đó là tính chất anh hùng ca Rất nhiều tác phẩm fantasy như Harry Potter, Pháp sư xứ Hải địa, Eragon, Bóng tối trỗi dậy là những câu chuyện dài, kể trọn vẹn về hành trạng
và chiến công của những anh hùng trẻ tuổi Những cuộc phiêu lưu, những cảnhchiến trận trong fantasy được miêu tả trong khung cảnh hùng vĩ bằng cảm hứngngợi ca, tự hào, hùng tráng Trên hết, fantasy khơi dậy trong độc giả niềm vui bấttận, niềm hi vọng và tin tưởng vào sức mạnh con người Đó là những bài ca về
sự giải phóng loài người trong vương quốc không giới hạn của ước mơ
4 Một cách định nghĩa về cái fantasy
Khi xem xét nguồn gốc cái fantasy, chúng tôi nhận thấy: “Về mặt lịch sử,cái fantasy và văn học fantasy xuất hiện từ thời cổ đại, khi chủ thể sáng tạo có ýthức xây dựng trong tác phẩm sự đối lập giữa cái siêu nhiên với cái hiện thực” [50]
Hơn nữa, fantasy có quan hệ mật thiết, gắn bó với rất nhiều thể loại vănhọc khác: “Sau hết, cái fantasy không phải là điều gì mới mẻ dưới ánh mặt trời
Tổ tiên chính thống của nó bao gồm truyện thần tiên (the fairy tale), tiểu thuyếtlãng mạn, phiêu lưu (the Romance) và truyện ngụ ngôn (the fable)” [91]
Cùng với sự so sánh cái fantasy với cái kì ảo, những đặc trưng quantrọng của cái fantasy dần được khám phá
Trang 27Và, cái fantasy đã được định hình: “Cái fantasy ra đời từ cội nguồn văn hóa thế giới, kế thừa và phát triển nhiều đặc trưng quan trọng của các thể loại khác để hình thành những đặc trưng riêng cho mình; đó là sự nối dài của cái lãng mạn, chứa đựng cái thần diệu được chấp nhận, sự giải phóng cao độ trí tưởng tượng của loài người, tính lí tưởng hướng tới một thế giới tự do, mang đến cho con người cảm giác tươi vui, niềm hi vọng và những bài học đạo đức sâu sắc.
Trang 28Chương II
THỂ LOẠI FANTASY NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CẤU TRÚC
Cấu trúc thể loại là hệ thống gồm nhiều yếu tố đa dạng phức tạp, tất cảcác yếu tố này hợp lại mới tạo thành một chỉnh thể tác phẩm hoàn chỉnh Tuynhiên, phạm vi một khóa luận tốt nghiệp chưa cho phép chúng tôi xem xét cấutrúc thể loại fantasy một cách toàn vẹn và nghiên cứu chi tiết về từng thành tốcủa cấu trúc thể loại Vì thế, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số yếu tố cơ bản nhấttrong cấu trúc thể loại fantasy Đó là không gian fantasy, nhân vật fantasy và cốttruyện fantasy
I Không gian fantasy
1 Đặc trưng của không gian fantasy
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa văn học fantasy và văn học kìảo là hai thể loại này xây dựng những kiểu không gian khác nhau hoàn toàn vềbản chất Mỗi kiểu không gian đó góp phần phản ánh đặc trưng của từng thể loại,giúp khu biệt văn học fantasy và văn học kì ảo Vì thế, việc tìm hiểu đặc trưngkhông gian fantasy trong mối quan hệ so sánh với đặc trưng không gian kì ảo làmột công đoạn quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc thể loại fantasy
1.1 Đặc trưng không gian kì ảo
1.1.1 Không gian kì ảo tạo ra những bối cảnh kì ảo để gây cảm giáchoang mang, sợ hãi, lo lắng cho người đọc
1.1.2 Không gian kì ảo thường hạn hẹp, chật chội, yếm khí, không phânchia được để tách biệt nhân vật với thế giới xung quanh, dồn đuổi nhân vật vàbuộc nhân vật phải đối mặt với cái kì ảo Đặc trưng này của không gian kì ảo
xuất hiện trong các tác phẩm của F.Kafka: không gian phòng xử án Jozep K (Vụ án), không gian căn phòng nhốt G.Samsa (Biến dạng), không gian phòng người bệnh trong Thầy thuốc nông thôn, không gian lâu đài trong Lâu đài Hay nó xuất hiện trong Tấn trò đời của H Balzac:“ Không gian cái kì ảo ở Balzac là không
gian hẹp, không phân chia được, không có cái ồn ào, ầm ĩ của thị trường chứng
Trang 29như giấc mơ chỉ xảy ra trong đầu, ở đó chỉ có nhân vật đối mặt với cái kì ảo,thông thường chỉ hai nhân vật với cái kì ảo thôi Các kiểu không gian như vậytạo ra ấn tượng kiểu kì ảo của đời thường – là một nét không thể tách ra khỏidòng chảy hiện thực Vì vậy ấn tượng không gian mơ hồ, cái nhìn mơ hồ dẫn đến
chỗ hồ nghi, do dự” [29;61-62].
1.1.3 Không gian kì ảo nằm trong không gian thực tại, không tách rờikhông gian thực tại Các không gian kì ảo như căn phòng, phòng xử án, lâuđài đều thuộc về hiện thực, vốn rất bình thường cho tới khi một biến cố kì ảo,một yếu tố kì ảo “đột ngột” xảy ra biến chúng thành không gian kì ảo – trong khi
đó về mặt hình thức bên ngoài chúng vẫn không thay đổi Chính sự đột ngột biếnđổi về mặt bản chất bên trong nhưng giữ nguyên hình thức bên ngoài của cáckhông gian này khiến người đọc sợ hãi, nghi ngờ, hoang mang
1.2 Đặc trưng không gian fantasy
1.2.1 Cái fantasy nói chung và không gian fantasy nói riêng có đặc tínhlà khơi gợi ở độc giả cảm giác về cái thần diệu thuần túy, cái siêu nhiên đượcchấp nhận mà không có sự hoang mang do dự, không đòi hỏi sự giải thích nàohết: “Cái thần diệu, cái kì ảo ở đây thuần túy song phản ứng của độc giả là chấpnhận trò chơi, không hoang mang, không thấy hiện tượng ấy có gì bất ổn” [36]
1.2.2 Không gian fantasy là không gian rộng lớn vô biên, không giantrải dài đến vô cùng vô tận, không có giới hạn Cảm giác vô cùng, vô biên, vôtận đó đối lập với cảm giác có giới hạn của không gian hiện thực Nó giúp conngười thoát ra khỏi hiện thực, giải phóng khỏi các giới hạn, được tự do baybổng Không gian vô cùng, vô biên, vô tận tự nó đã mang tính chất huyền ảo, kìdiệu, đó là không gian của tưởng tượng, vì sự tưởng tượng không có biên giới
Không gian vương quốc Tưởng Tượng trong Chuyện dài bất tận, không gian xứ Wonderland trong Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ thần tiên, không gian xứ Narnia trong Biên niên sử Narnia đều mang đặc trưng này.
1.2.3 Không gian fantasy được xem như tách rời khỏi không gian thực
tại, tạo thành The Secondary World (một thế giới thứ hai - thuật ngữ dùng của tác giả Maria Nikolajeva), Another World (một thế giới khác – thuật ngữ dùng
Trang 30của tác giả John H Timmerman) Bởi vì, không một không gian có giới hạn nàolại chứa đựng được một không gian vô giới hạn, nên không gian thực tại khôngthể bao chứa nổi không gian fantasy như đã chứa đựng không gian kì ảo Hơnnữa, sự tách rời hai không gian tạo cho người đọc cảm giác chấp nhận hoàn toàn,
không băn khoăn hoài nghi Các phù thủy trong Harry Potter đã phải sử dụng
bao nhiêu bùa chú, rào chắn phép thuật để ngăn cách thế giới phù thủy và thếgiới Muggle, biến chúng thành hai thế giới liên thông nhưng tồn tại độc lập, song
song với nhau; xứ Narnia ngăn cách với hiện thực bằng Khu rừng giữa hai thế giới Nhưng, không gian fantasy không giống như không gian đậm màu sắc
huyền thoại, cổ xưa trong fairy tale và thần thoại Do đó, nó tuy tách rời nhưngkhông biệt lập với thực tại, giữa không gian fantasy và không gian thực tại vẫn
có mối quan hệ chặt chẽ Một thế giới khác (another world) phải luôn đặt trong
sự so sánh với thế giới bình thường thì mới thấy được sự khác biệt
2 Các kiểu không gian fantasy tiêu biểu
2.1 Không gian thần tiên
2.1.1 Khảo sát không gian thần tiên trong một số tác phẩm fantasy tiêu biểu
Vẻ đẹp của không gian thần tiên đã làm say lòng bao nhiêu thế hệ độcgiả Trong không gian đó, trí tưởng tượng của con người được giải phóng, thỏathuê bay lượn trên bầu trời thần diệu của tự do Vì thế, với mỗi người đọc khácnhau, không gian thần tiên lại được tái hiện trong những đường nét, hình ảnh,màu sắc phong phú khác nhau Trong phần này, chúng tôi khảo sát các khônggian thần tiên ở một số truyện fantasy tiêu biểu Cùng với việc gọi tên nhữngkhông gian thần tiên đó, chúng tôi cố gắng tái hiện vẻ đẹp của chúng bằng sựmiêu tả chủ quan của bản thân người viết Qua đó, chúng tôi muốn gợi ý cho độcgiả một hướng tiếp cận, nắm bắt vẻ đẹp của không gian fantasy diệu kì Vì chỉdừng lại ở những gợi ý một hướng tiếp cận, nên công tác khảo sát và miêu tả các
không gian thần tiên sẽ được chúng tôi sắp xếp và đưa vào phần Phụ Lục.
2.1.2 Đặc điểm của không gian thần tiên.
Không gian thần tiên là một kiểu không gian tiêu biểu và phổ biến của
Trang 31giới hạn và tách rời hiện thực Ngoài ra không gian thần tiên còn có những đặc
điểm riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp diệu kì của văn học fantasy
Không gian thần tiên xây dựng một thế giới đẹp đẽ, tràn ngập điều kì diệu, mang đậm ý vị về sự hoang đường (magical, supernatural, maverllous ),
đúng như tên gọi của nó - Xứ Thần Tiên (Wonderland) Vì thế trong không gianthần tiên, không thể thiếu các loài tiên (tiên cá, tiên hoa, các tiên nữ, các lãotiên ), các vị thần (thần hoa, thần rừng, thần sông, núi ) và những sinh vật đẹp
đẽ diệu kì mà chỉ ở nơi đây mới có: ngựa có cánh, phúc long, người tí hon,rồng Không gian thần tiên của fantasy gợi người đọc liên tưởng đến không gianfairy tale – nguyên sơ và đậm màu sắc huyền thoại
Đặc biệt, không gian thần tiên không chỉ tràn đầy yếu tố thần tiên, kì diệu,
phi thường mà nó có đặc tính là rất gần với thiên nhiên Đó là không gian thuộc
về thiên nhiên, thuộc về vũ trụ bao la hồn nhiên nguyên sơ, không có dấu hiệu canthiệp của máy móc hay đời sống văn minh công nghiệp của loài người
Hai đặc điểm trên của không gian thần tiên phản ánh việc các tác giả
fantasy bị chi phối bởi tư duy huyền thoại – họ quan niệm rằng thế giới tự nhiên
và vũ trụ luôn ngập tràn những điều bí ẩn, huyền diệu, quan niệm này đã tồn tạikéo dài từ thời thần thoại tới thời đại ngày nay Các tác giả fantasy còn kế thứa
tư duy lãng mạn của chủ nghĩa lãng mạn, họ khao khát giải phóng con người
khỏi hiện thực khốc liệt để vươn tới một thế giới đẹp đẽ, gần gũi với thiên nhiên,trở về hòa đồng với quá khứ nguyên sơ của nhân loại
2.1.3 Tính quan niệm của không gian thần tiên
Việc tạo dựng không gian thần tiên giúp các nhà văn thỏa mãn đượcmột số yêu cầu về cấu trúc tác phẩm fantasy, đồng thời kiểu không gian nàyhướng đến những giá trị cao quí vượt ra ngoài phạm vi văn bản tác phẩm
Không gian thần tiên tạo ra bối cảnh để dung dưỡng sự phát triển của
cái fantasy Tức là, không gian thần tiên tạo ra tính hợp lí cho sự tồn tại của cốt
truyện fantasy, nhờ đó nó khiến cho độc giả không có cảm giác hoang mang nghingờ khi tiếp xúc với fantasy Thật vậy, câu chuyện cô bé Alice đánh croquetbằng hồng hạc với những quân bài chỉ có thể xảy ra trong xứ Wonderland, việc
Trang 32lâu đài bay lượn chỉ có thể xảy ra trong xứ Ingary, những cậu bé biết bay chỉ cóthể bay lượn trên bầu trời Neverland Và độc giả sẽ lập tức rơi trở lại cảm giáchoang mang sợ hãi khi tác giả đặt các nhân vật fantasy ra ngoài không gian thầntiên, để những điều thần tiên diễn ra trong không gian hiện thực Ngoài ra, không
gian thần tiên tạo ra tính hấp dẫn cho văn học fantasy, bởi những cái lạ lẫm, mới
mẻ (mà không gian thần tiên thì đúng là vô cùng lạ lẫm mới mẻ) thường rất thuhút sự chú ý của độc giả
Không gian thần tiên trong fantasy cũng giống như “một thế giới khác”
[42;86] trong văn học lãng mạn, nó có tác dụng thỏa mãn những ước mơ, mộng tưởng, giải phóng con người khỏi ràng buộc của hiện thực để tâm hồn họ được tự
do, thỏa sức tưởng tượng Vì thế, việc đắm chìm trong không gian thần tiên manglại cho độc giả cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, được bay bổng siêu thoát, tiếp thêm
cho họ niềm tin vào bản thể Đó là không gian để con người vươn tới, hướng tới.
Không gian thần tiên phù hợp với chức năng giải trí của thể loại fantasy
2.2 Không gian thần bí
2.2.1 Khảo sát các không gian thần bí trong một số tác phẩm fantasy tiêu biểu
Nếu không gian thần tiên mang đến cảm giác thanh thản tươi vui, thì
không gian thần bí – như chính tên gọi của nó – mang độc giả đến những miềnđất ngập tràn điều kì bí – nơi dành riêng cho những chuyến phiêu lưu Ở nơi đó,lòng dũng cảm và trí tuệ của con người sẽ được thử thách và trải nghiệm, vì thếkhông gian thần bí là một kiểu không gian không thể thiếu trong fantasy Chúngtôi cũng đã tiến hành lập bảng khảo sát đi kèm với miêu tả một cách sơ lược vềnhững không gian thần bí trong một số tác phẩm fantasy tiêu biểu Bảng khảo sát
– miêu tả các không gian thần bí đó được lưu lại trong phần Phụ Lục.
2.2.2 Đặc điểm của không gian thần bí
Thuộc về không gian fantasy nên trước hết không gian thần bí cũngchứa đựng những yếu tố siêu nhiên, phi thường, huyền ảo Những tính chất ấycủa không gian thần bí khiến người ta nhớ tới không gian phương Đông huyền bí
Trang 33thường tràn ngập bóng tối, chứa những yếu tố phản diện, đáng sợ, đối lập với
không gian thần tiên đẹp đẽ rực rỡ ánh sáng Không gian của bóng tối là không gian thử thách, là vật cản trên con đường nhân vật fantasy đi tới thành công Vì
thế không gian thần bí thường nằm sâu trong lòng đất hoặc trong những khurừng tăm tối, những căn phòng hay vùng đất hoang vắng, chết chóc, bí nhiệm, uhuyền Kiểu không gian thần bí mang sắc màu u tối này xuất hiện rất nhiều trong
bộ tiểu thuyết Harry Potter (J.K.Rowling), đó là không gian phòng chứa bí mật,
không gian nghĩa địa nơi Voldemort hồi sinh, không gian Rừng Cấm
Không gian thần bí là nơi chứa đựng những bí mật – vì tìm ra bí mậtmới là cái đích cuối cùng trong cuộc hành trình của các anh hùng fantasy Do đó
không gian thần bí có tính chất của không gian chinh phục, khám phá Kiểu
không gian chinh phục khám phá có giá trị rất quan trọng, do đó nhiều tác phẩmfantasy không có không gian thần tiên mà chủ yếu tập trung miêu tả kiểu không
gian này, ví dụ như Pháp sư xứ Hải Địa (Ursula K Le Guin ) hay Harry Potter
(J.K.Rowling) Nhưng hầu hết các tác phẩm fantasy đều đan xen hai kiểu khônggian thần tiên và thần bí, chính sự hòa quyện đó tạo nên vẻ đẹp và bầu không khí
fantasy đậm đặc trong các tác phẩm Trong những tác phẩm như Chúa của chiếc nhẫn (J.R.R.Tolkien), Biên niên sử Narnia (C.S.Lewis) người đọc có thể vừa
đắm chìm trong những khung cảnh rực rỡ thần tiên, vừa phiêu lưu trong nhữngkhông gian tối tăm u huyền bí nhiệm
Vì là không gian lưu trữ bí mật chờ được chinh phục, khám phá nên
không gian thần bí thường tồn tại ở dạng không gian mê cung- nơi chứa đựng những hiểm họa đáng sợ và những bí ẩn bất ngờ Thật vậy, pháp sư Ged phiêu
lưu trong một mê cung vô tận được tạo ra bởi các hòn đảo trên biển để săn đuổi
con quái vật bóng đen (Pháp sư xứ Hải địa – Ursula K Le Guin), lang thang trong mê cung hầm mộ xứ Atuan để tìm kiếm vòng tròn của Erreth Akbe (Mê cung xứ Hải địa - Ursula K Le Guin), Harry Potter lạc trong mê cung dẫn đến nơi chúa tể Voldemort hồi sinh (Harry Potter và chiếc cốc lửa – J.K.Rowling)
Không gian thần bí là không gian mang màu sắc trung cổ Kiểu không gian thần bí mang màu sắc trung cổ xuất hiện trong các tác phẩm fantasy như
Trang 34Harry Potter, Bóng tỗi trỗi dậy, Chúa của chiếc nhẫn, Biên niên sử Narnia, Pháp sư xứ Hải địa Đó là không gian có âm hưởng thời Hi Lạp La Mã, một quá
khứ hào hùng, nơi con người mang ý thức công dân hồn nhiên, say sưa chiến đấu
vì cộng đồng và có thế giới quan giàu sắc thái tư duy thần linh chủ nghĩa; đó làkhông gian in đậm khung cảnh những cuộc giao tranh giữa các hiệp sĩ trongnhững truyện hư cấu thời trung cổ Một thời đại tự do, rực rỡ, huy hoàng nhưvậy tuy đã qua nhưng luôn là yếu tố ngoại lai hấp dẫn các nhà văn hiện đại Việcquay trở về không gian trung cổ cho thấy ảnh hưởng của thể loại sử thi (epic) vớifantasy, đồng thời nó phù hợp với tư duy lãng mạn của các nhà văn, luôn khaokhát quay về quá khứ hào hùng, nguyên sơ, tự do
2.2.3 Tính quan niệm của không gian thần bí
Không gian thần bí với đặc tính là không gian thử thách, không gianchinh phục, không gian mê cung có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cốttruyện fantasy, qua đó giúp các nhân vật bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp như lòngdũng cảm, sự bao dung, trí thông minh Trên hết, không gian thần bí góp phầnthể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm, phản ánh cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cáiác, giữa ánh sáng và bóng tối Không gian thần bí có giá trị biểu tượng cao
Không gian thần bí mang đến cho người đọc khoái cảm về sự sợ hãi,khiến họ bị lôi cuốn hấp dẫn vào tác phẩm, giúp họ thỏa mãn trí tò mò vốn là bảntính của loài người, đồng thời giải phóng khao khát được nếm trải, được thửthách , được phiêu lưu mạo hiểm của con người thời kĩ trị Không gian thần bí có
khả năng kích thích trí tưởng tượng của người đọc ở mức độ cao nhất.
3 Không gian fantasy trong mối quan hệ với không gian thực tại
3.1 Đặc trưng quan trọng của không gian fantasy là tách rời nhưng vẫnliên thông với không gian thực tại Điều đó giúp độc giả vừa trải nghiệm cảmgiác khám phá bất ngờ mới mẻ, vừa luôn giữ được trạng thái cân bằng với hiệnthực ngoài trang sách Dù chỉ là một kiểu không gian phụ, nhưng không gianthực tại xuất hiện nhiều trong fantasy Do đó, không gian fantasy và không gianthực tại có quan hệ với nhau, quan hệ này tồn tại ở hai dạng thức chủ yếu Dạng
Trang 353.2 Dạng thức thứ nhất: không gian fantasy tách rời và liên thông với không gian thực tại
3.2.1 Tách rời
Không gian thực tại là kiểu không gian quen thuộc trong hầu hết các thểloại văn học: tác giả quan sát hiện thực cuộc sống, tiếp thu và nhào nặn chúngbằng trí tưởng tượng để tạo ra một không gian thực tại trong tác phẩm Khônggian này có tính hiện thực, nhưng không phải là hiện thực trần trụi như nó vốn cómà là hiện thực đã được nhà văn cấu trúc lại theo những ý đồ nghệ thuật nhấtđịnh Không gian Paris trong các tác phẩm của H Balzac, không gian Peterburgtrong tác phẩm của F Dostoevsky hay không gian Hà Nội trong các tác phẩmcủa Vũ Trọng Phụng đều thuộc kiểu không gian này
Không gian fantasy được xây dựng bằng trí tưởng tượng thuần túy, lànhững tưởng tượng đã được cởi trói, giải phóng cho tha hồ bay bổng và sáng tạo.Còn không gian thực tại là nơi phát huy cao độ kiểu sáng tác tái hiện, trí tưởngtượng ở đây bị giới hạn nghiêm ngặt trong phạm vi của thực tế Do đó hai khônggian này tách rời nhau Tuy nhiên, xét về bản chất, cả không gian fantasy vàkhông gian thực tại đều là sản phẩm của trí tưởng tượng tác giả, nên việc haikiểu không gian này cùng xuất hiện trong fantasy là hợp lí, hầu như tác phẩmfantasy nào cũng chứa đựng cả hai kiểu không gian này Về phía độc giả, họchấp nhận sự tồn tại đồng thời hai kiểu không gian khác nhau trong cùng một tácphẩm, nhưng chỉ bị hấp dẫn và thấy hứng thú khi hai không gian ấy có mối quan
hệ nào đó với nhau, kích thích trí tưởng tượng và sự tò mò khám phá của ngườiđọc Nhiệm vụ của các tác giả là xử lí sao cho không gian fantasy và không gianthực tại dù tách rời nhưng vẫn có sự liên thông một cách hợp lí
3.2.2 Và liên thông
Để tạo ra sự liên thông giữa không gian fantasy và không gian thực tại,
các nhà văn chọn giải pháp thiết lập giữa hai không gian ấy một “trạm trung chuyển” Con người có thể từ không gian thực tại đi qua trạm trung chuyển để
đến với không gian fantasy, rồi lại từ không gian fantasy đi qua trạm trungchuyển đó để trở về hiện thực Trạm trung chuyển vốn là một sản phẩm tưởng
Trang 36tượng, huyền ảo, thần kì, nhưng nó tạo ra tính hợp lí cho mối liên thông của haithế giới: fantasy và thực tại Trong fairy tale, không thấy xuất hiện những trạmtrung chuyển như vậy, vì không gian fairy tale là không gian huyền thoại, cổxưa, khép kín, biệt lập với hiện thực Ngoài ra, trạm trung chuyển có thể đượccoi như dấu hiệu mờ nhạt của cái kì ảo trong fantasy, vì nó tồn tại trong khônggian thực tại và gây cho người đọc cảm giác nghi ngờ, hoang mang Nhưng cảmgiác này sẽ nhanh chóng biến mất khi người đọc thoát khỏi trạm trung chuyển để
tiếp cận với không gian fantasy Trong Sư tử, phù thủy và cái tủ áo (C.S.Lewis),
khi bốn đứa trẻ Peter, Susan, Edmund, Lucy bước vào cái tủ áo cũ và nhận ra đólà một trạm trung chuyển, chúng rất lo sợ hoang mang, nhưng cảm giác này lậptức biến đi khi cả bọn đặt chân tới xứ Narnia tươi đẹp
Chúng tôi đã tiến hành lập bảng khảo sát các loại trạm trung chuyển trong
một số tác phẩm fantasy, bảng khảo sát này được lưu lại trong phần Phụ Lục.
Trong các tác phẩm fantasy khác nhau, trạm trung chuyển tồn tại dướinhiều hình thức, dạng thể đa dạng phong phú Sự phong phú ấy phản ánh mốiliên hệ tự nhiên và thường tồn giữa hai không gian: fantasy và thực tại
Trạm trung chuyển có thể tồn tại dưới nhiều dạng vật thể khác nhau (hangthỏ, gương, cuốn sách, khóa cảng, khu rừng, tủ áo ), nhưng phổ biến nhất làtồn tại dưới dạng những cánh cửa: “Cái cửa tượng trưng cho nơi qua lại giữa haitrạng thái, hai thế giới, giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa ánh sáng và bóngtối, giữa kho vàng và cảnh khốn quẫn Cánh cửa mở ra để thấy điều bí ẩn Nhưngcửa cũng có một ý nghĩa động thái, tâm lí, vì nó không chỉ là một lối đi mà nócòn mời bước qua Đó là lời mời chào lên đường về một bên kia nào đó Theonghĩa tượng trưng, bước qua cửa thường được hiểu là đi từ cõi phàm sang cõi
thiêng” [30;226] Việc sử dụng cánh cửa làm trạm trung chuyển giữa không gian
thực tại và không gian fantasy là một thủ pháp nghệ thuật bắt nguồn từ cội nguồnvăn hóa thế giới, điều đó càng chứng minh fantasy có nguồn gốc từ nền văn hóa
cổ xưa Các trạm trung chuyển bằng vật thể thường có hình thức rất bình thườngtrong hiện thực nhưng bản chất lại là những vật thần kì, huyền diệu Những trạm
Trang 37không gian thực tại sang không gian fantasy, gây ra tính đột ngột, trạng thái bấtngờ, bàng hoàng sửng sốt cho cả nhân vật và bạn đọc
Trạm trung chuyển cũng có thể tồn tại dưới dạng các phương tiện và cáchthức Những cách chuyển đổi không gian theo kiểu này thường kéo dài khoảngcách và thời gian đi lại giữa không gian thực tại và không gian fantasy, nhờ đómà nối dài cảm giác lâng lâng bay bổng diệu kì cho độc giả, họ không bị thử
thách bởi trạng thái bàng hoàng, choáng ngợp nữa Trong Peter Pan (J.M.
Barrie), bọn trẻ đến với xứ Neverland bằng cách bay lượn từ bầu trời London tới
bầu trời Neverland qua nhiều ngày đêm ròng rã Ngôi nhà của Dorothy (Phù thủy xứ Oz - Frank Baum) cũng chuyển từ đồng cỏ Kansas tới xứ Oz bằng cách
bay vèo vèo trong cơn bão Trong Harry Potter, các phù thủy cũng thường dichuyển bằng cách bay trên chổi thần hoặc độn thổ Cách thức thú vị nhất để di
chuyển từ không gian thực tại sang không gian fantasy là bay, bởi vì được bay
luôn là khao khát lãng mạn nhất của loài người: “- Là người lớn rồi thì khôngcòn biết cách bay như thế nào nữa – Tại sao người lớn lại quên bay? – Tại họkhông vui nữa, không ngây thơ và vô tâm nữa Chỉ có những người vui vẻ, ngây
thơ và vô tâm mới bay được thôi ” (Peter Pan - J.M Barrie).
3.3 Dạng thức thứ hai: không gian fantasy mô phỏng không gian thực tại
Bên cạnh những truyện fantasy tồn tại song song hai kiểu không gian:không gian thực tại và không gian fantasy, có một số tác phẩm chỉ xoay quanh
không gian fantasy thuần túy: Chúa của chiếc nhẫn, Pháp sư xứ Hải địa, Eragon, Bóng tối trỗi dậy Xuyên suốt từ đầu tới cuối những tác phẩm này là
kiểu không gian thần tiên đan xen với không gian thần bí, buộc bạn đọc phải vậnđộng trí tưởng tượng đến cao độ để thâm nhập vào không gian truyện Vậy làmthế nào để giúp những độc giả - vốn quen sống trong thế giới hiện thực, hòa nhậpvào không gian fantasy thuần túy trong các tác phẩm một cách dễ dàng?
Các tác giả fantasy đã đưa những yếu tố của không gian thực tại vàotrong không gian fantasy, khiến cho không gian fantasy vừa hoang đường thầndiệu, nhưng cũng hết sức thân quen với con người Đó là cách không gian
fantasy mô phỏng không gian thực tại Bộ tiểu thuyết Harry Potter là một ví dụ
Trang 38cho sự mô phỏng này: “Cốt truyện của Harry Potter là một cốt truyện chứa đựng
yếu tố kì ảo, nhưng không phải là câu chuyện về cuộc sống hiện thực đã được kìảo hóa, mà trái lại, là một câu chuyện kì ảo đã được đời thường hóa” [;40] Nhưvậy, về mặt hình thức, không gian fantasy hoàn toàn hoang đường, kì diệu,nhưng về mặt bản chất, nó đã hòa trộn chung với bản chất của hiện thực Nóicách khác, nó được sản sinh trên cái khung nền là không gian thực tại, mang
bóng dáng của hiện thực Xứ Middle Earth (Chúa của chiếc nhẫn –
J.R.R.Tolkien) là một không gian fantasy thuần túy, nhưng ở xứ đó cũng cónhững vương quốc với cơ cấu tổ chức như trong hiện thực, cát cứ, hợp tác hoặctranh giành quyền lực với nhau (vương quốc loài tiên, vương quốc người Hobbit,
vương quốc loài người) Xứ Hải địa (Pháp sư xứ Hải địa – Ursula K Le Guin)
còn hiện thực hơn với trường học, làng mạc, ngư dân, thợ đóng tàu, thợ đúcđồng, thợ rèn, mỗi hòn đảo lại được cai quản bởi một lãnh chúa và các bô lão
như thời trung cổ Thế giới phù thủy trong Harry Potter được miêu tả như sau:
“Xã hội phù thủy là một xã hội ảo nhưng xã hội đó hoạt động không khác gì xãhội thật của con người từ cơ sở hạ tầng cho đến kiến trúc thượng tầng Phù thủycũng có trường học, ngân hàng Gringott do yêu tinh điều hành với những tàikhoản cá nhân được cất giấu dưới lòng đất; các cơ quan hành chính như Bộ PhápThuật, Bộ Thể Dục Thể Thao Phù Thủy, báo chí, thể thao với môn Quidditchtương tự như bóng đá Có phù thủy tốt và phù thủy hắc ám, có phù thủy giàu nứtđố đổ vách bên cạnh những phù thủy nghèo xác xơ” [20;41]
Không gian fantasy chính là sự khúc xạ của không gian thực tại qua lăngkính kì ảo Không gian fantasy thể hiện những bất đồng của con người, phản ứnglại xã hội hiện đại đầy bất ổn, nơi bản thể bị đe dọa Đồng thời nó phản ánhnhững ước mơ, khao khát của loài người muốn vươn tới một thế giới thần tiêntốt đẹp hơn, nơi bản thể con người được giải phóng và tôn vinh
II Nhân vật fantasy
Sau khi khảo sát một số truyện fantasy tiêu biểu, chúng tôi thử đưa ra mộtcách phân loại nhân vật fantasy Theo chúng tôi, mỗi tác phẩm fantasy thường có
Trang 39nhân vật đối nghịch và nhóm đồ vật fantasy Một mặt, cách phân loại này dựa trên
cơ sở cách V.Propp phân loại nhân vật trong truyện cổ tích, mặt khác chúng tôicăn cứ vào sự xuất hiện lặp đi lặp lại của các kiểu nhân vật trên trong nhiều tácphẩm fantasy Việc phân loại được minh họa bằng bảng khảo sát “Các kiểu nhân
vật trong fantasy”, bảng khảo sát này được lưu trong phần Phụ Lục.
1 Nhân vật chính
1.1 Đặc điểm của nhân vật chính trong fantasy
1.1.1 Do fantasy là thể loại văn học phục vụ đối tượng chủ yếu là thanhthiếu nhi, nên các nhân vật chính trong fantasy thường là thiếu nhi hoặc các cậu
bé, cô bé đang bước vào tuổi trưởng thành
1.1.2 Các nhân vật chính thường là những thiếu nhi có xuất thân bìnhthường, ngoại hình bình thường, thậm chí là những người yếu đuối, số phận
không may mắn Đó là Dorothy (Phù thủy xứ Oz – Frank Baum) mồ côi cha mẹ,
ở với chú thím, Bastian Balthasar Bux (Chuyện dài bất tận – Michael Ende) mồ côi mẹ, béo ị, chân vòng kiềng, vụng về ngốc nghếch, Sophie Hatter (Lâu đài bay của pháp sư Howl – Diana Wynne Jones) mồ côi cả cha và mẹ, Harry Potter
mồ côi cha mẹ, gầy gò, đeo kính, ở nhờ nhà dì dượng trong sự ghẻ lạnh hắthủi Kiểu nhân vật mồ côi, yếu ớt, nhỏ bé này đã xuất hiện rất nhiều trong fairytale Trong fairy tale, chúng là những nhân vật chức năng, có nhiệm vụ đề caođạo lí làm người, triết lí tình thương, khao khát hạnh phúc của nhân dân Do đó,những nhân vật fairy tale có thể được xếp chung vào một kiểu nhân vật với mộtcông thức nhất định, như kiểu nhân vật người mồ côi, người em út, nàng LọLem Trong khi đó, các tác giả fantasy chọn những người yếu đuối, bé nhỏ làm
nhân vật chính để phản ánh bản chất sự tồn tại của con người thời hiện đại Mỗi
nhân vật là một ẩn dụ về con người trong xã hội hiện đại - mong manh, nhỏ bé,
cô đơn, yếu đuối Vì thế cần bảo vệ con người bằng những câu chuyện fantasythần tiên, tiếp thêm cho họ niềm tin vào bản thể Hơn nữa, những nhân vật thiếunhi nhỏ bé, yếu đuối, bình thường này giúp cho các độc giả nhỏ tuổi có cảm giácgần gũi, được hóa thân, có thêm niềm tin vào chính mình
Trang 401.1.3 Cái hấp dẫn của các nhân vật chính trong fantasy là họ vừa mangdấu ấn của các thể loại truyền thống cổ xưa như truyện cổ tích hay sử thi, phảnánh ước mơ và khao khát về hạnh phúc và tự do của cộng đồng; họ vừa khúc xạhiện thực, là bản sao của con người hiện đại, qua đó fantasy phản ánh nhữngmong ước nhân bản, nhân văn ẩn giấu trong mỗi người.
1.2 Phẩm chất của các nhân vật chính trong fantasy
1.2.1 Khi tham gia vào cốt truyện fantasy, các nhân vật chính liên tụcbộc lộ các phẩm chất tốt đẹp Có những phẩm chất kế thừa từ các anh hùng trongtruyền thuyết, sử thi: lòng dũng cảm, tinh thần nghĩa hiệp, ý thức cộng đồng, sự
tự nguyện hi sinh, sự kiên trì bền bỉ, trí khôn ngoan tỉnh táo Những phẩm chấtnày góp phần biến nhân vật fantasy thành các anh hùng, là tấm gương sáng chocác độc giả nhỏ tuổi noi theo Điều đó thể hiện tính giáo dục của fantasy
1.2.2 Bên cạnh việc kế thừa quá khứ, các nhà văn fantasy đề cao haiphẩm chất hiện đại, giúp phân biệt các anh hùng fantasy với các anh hùng sử thi,khiến cho các anh hùng fantasy gần gũi với con người thời đại mới Đó là phẩm
chất “Đấu tranh với chính mình” và “Tin ở chính mình” Hai phẩm chất này
tưởng như mâu thuẫn nhưng lại hòa nhập vào nhau, góp phần hoàn thiện nhâncách con người, đặc biệt là con người của thời hiện đại
Đấu tranh với chính mình thể hiện sự tự ý thức, tinh thần tự vấn cao độ,
mà chỉ những người có tư duy lí tính phát triển mới có Các anh hùng trong sửthi, truyền thuyết hoàn toàn không phải băn khoăn đấu tranh với chính mình, vìhọ đã tiêu diệt bản thể để hòa nhập vào lí tưởng chung của cộng đồng Đấu tranhvới chính mình là đấu tranh để chống lại phần xấu xa, đen tối, những dục vọngthấp hèn luôn tiềm ẩn trong bản thân, như tham vọng hư danh, sự kiêu ngạo, ích
kỉ, sự nông nổi bồng bột Trong Pháp sư xứ hải địa (Ursula K Le Guin), phần
xấu xa đó được cụ thể hóa trong con quái vật bóng đen tội lỗi mà Ged đã thả rakhi tự xé toạc tâm hồn mình Sau đó, nó truy đuổi, bám sát để thâm nhập, chếngự Ged Ged sẽ bị con quái vật bóng đen truy đuổi mãi mãi cho đến khi chàngnhận ra chân lí, để chế ngự bóng đen tội lỗi, phải “săn đuổi lại kẻ đang săn đuổi”