bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố hải dương

59 722 1
bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố hải dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 LỜI CẢM ƠN 4 CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ 5 I, Sức ép về phát triển kinh tế xã hội đã tác động nhiều tới môi trường tự nhiên 5 1.Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất thải ở Việt Nam: 5 1.1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế làm gia tăng lượng chất thải vào môi trường 6 1.2.Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường : 6 2.Vấn đề đô thị hoá, công nghiệp hoá và môi trường 7 II.Quản lý chất thải rắn đô thị 8 1.Khái quát chung về rác thải 8 1.1. Khái niệm rác thải 8 1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải 9 1.3.Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường : 11 2.Rác thải gây ra những ngoại ứng kinh tế : 11 3.Quản lý rác 12 3.1.Lưu trữ, thu gom rác : 13 3.2.Vận chuyển rác : 14 3.2.Xử lý rác thải 15 4.Một số mô hình quản lý rác thải ở các nước trên thế giới và Việt Nam: 18 4.1. Mô hình quản lý rác thải ở Nhật Bản 18 19 4.2 Mô hình quản lý rác thải ở Singapore 19 4.3. Mô hình quản lý rác thải ở Hà Nội: 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 23 I.Tổng quan về thành phố HD 23 1. Điều kiện tự nhiên 23 1.1. Vị trí địa lý 23 1.2. Diện tích tự nhiên 24 1.3. Địa hình 24 1.4. Khí hậu 24 1.5. Địa chất 25 2. Kinh tế- xã hội 25 2.1. Điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội: 25 2.2. Tình hình phát triển kinh tế 26 2.3. Xã hội 27 II. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 28 1. Nguồn thải: 28 1.1. Phân loại rác 29 2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 33 2.1. Tích luỹ và thu gom: 34 2.2. Vận chuyển rác: 35 2.3. Xử lý và giải quyết rác thải: 37 3. Thực trạng hệ thống các bãi thải tại thành phố Hải Dương: 40 3.1. Các điểm tập kết rác tạm thời: 40 3.2.Bãi chôn lấp rác Soi Nam- phường Ngọc Châu 43 3.3. Ảnh hưởng của các bãi thải đến môi trường: 46 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ 49 HẢI DƯƠNG 49 I.Dự báo lượng rác thải tại thành phố Hải Dương năm 2010 49 1.Dự tính lượng rác thải đến năm 2010: 49 2.Căn cứ để lập dự báo: 49 II.Các giải pháp cụ thể 50 1.Các giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách: 50 2.Giải pháp liên quan đến kinh tế chất thải 51 3.Giải pháp về mặt kĩ thuật 53 `KẾT LUẬN 56 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 57 LỜI MỞ ĐẦU Nước ta là nước đang trên dà phát triển mạnh mẽ, nhiều mặt hàng đã được công đồng quốc tế đánh giá cao như may mặc, nông sản, thực phẩm Nhưng song song với việc phát triển kinh tế,nhiều bất cập đã xảy ra, đặc biệt là vấn đề môi trường, chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Sức ép phát triển kinh tế-xã hội-dân số đã tác động nhiều mặt tới môi trường tự nhiên. Sự phát triển này tạo ra lượng chất thải vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tạo ra sự thay đổi chất lượng môi trường gây ra những tác động xấu đến sức khoẻ con người và các hệ sinh thái khác. Ô nhiễm môi trường ở một số vùng đã tác động xấu đến sức khoẻ con người và gây ra nhiều tai biến, làm giảm nhanh chóng những loài động vật quý hiếm. Cùng với vấn đề chung của cả nước, thành phố Hải Dương cũng là điểm nóng về sinh thái môi trường do tốc độ phát triển đô thị quá nhanh, mật độ dân cư tăng mạnh trong những năm gần đây dẫn đến mức độ xả thải rất lớn. Hiện nay,bên cạnh những mặt tích cực do công tác bảo vệ môi trường đem lại,chúng ta vẫn còn rất nhiều những tồn tại như ý thức của người dân không được tốt, lực lượng về sinh môi trường còn mỏng Đây là vấn đề cần 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được giải quyết ngay tránh xảy ra các sự cố về môi trường. Đặc biệt với lượng rác thải đô thị ngày một tăng đòi hỏi phải được xử lý kịp thời tránh tình trạng ứ đọng rác thải do nhân dân tự đổ bừa bãi xuống sông, hồ,ao,cống Để có cái nhìn hoàn thiện và khách quan hơn về khía cạnh quản lý môi trường tại thành phố Hải Dương,tôi xin trình bày chuyên đề: “bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương”. Mục tiêu chính của đề tài: -Tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tai thành phố Hải Dương. -Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương -Những đề xuất,kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rác thải trên địa bàn thành phố Phạm vi nghiên cứu: - Trong công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương còn có nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết nhưng trong khuôn khổ của đề tài này tôi chủ yếu nghiên cứu về thực trạng quản lý rác thải tại thành phố Hải Dương - Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp chỉ giới hạn trong phạm vi nội thành thành phố Hải Dương, khu vực do công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương trực tiếp quản lý Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp Cấu trúc nội dung: 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn đô thị Chương II: Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài viết này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của THS. Đinh Đức Trường- giảng viên khoa kinh tế quản lý môi trường và đô thị và KS. Nguyễn Thu Hà cùng các cô chú cán bộ đang công tác tại công ty môi trường đô thị thành phố Hải Dương đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này Sinh viên Nguyễn Thị Vân 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ I, Sức ép về phát triển kinh tế xã hội đã tác động nhiều tới môi trường tự nhiên. Nước ta là nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhiều mặt hàng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như : nông sản, thực phẩm … Nhưng song song với sự phát triển kinh tế, nhiều bất cập đã xảy ra đặc biệt là vấn đề môi trường. Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng. Sức ép phát triển kinh tế –xã hội –dân số đã tác động nhiều mặt tới môi trường tự nhiên. Sự phát triển này tạo ra lượng chất thải vượt quá khả năng chịu đưng cảu môi trường tạo ra sự thay đổi chất lượng môi trường, gây ra những tác động xấu tới sức khoẻ con người và gây ra nhiều tai biến, làm giảm nhanh chóng những loài động thực vật quí hiếm. 1.Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất thải ở Việt Nam: 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1. Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế làm gia tăng lượng chất thải vào môi trường. Nhằm mục tiêu chiến lược mà đảng đã xác định “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp ”, và rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế của đất nước, của các ngành, địa phương đều định hướng vào tăng gấp đôi GDP và hơn nữa trong mỗi thập kỷ (10 năm) phát triển. Điều có nghĩa là phải duy trì một tốc độ tăng trưởng GDP hang năm trong một khoảng thời gian dài ở mức độ cao khoảng 7-8%(Tài liệu tham khảo : Kinh tế chẩt thải trong phát triển bền vững –NXB Chính trị quốc gia) Nếu như trình độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế không được cải thiện nhiều thì sự tăng trưởng GDP của đất nước cũng có nghiã là gia tăng khối lượng tài nguyên khai thác cho sản xuất và tăng lượng chất thải vào môi trường. 1.2.Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm ảnh hưởng đến môi trường : Các phương án phát triển được đề xuất cả tầm vĩ mô(cả nứơc), tầm trung mô ( ngành, địa phương), và vi mô ( công ty doanh nghiệp ) đều có nét chung nổi bật là tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ( thường được xác định khoảng 12-15 % /năm ) so với sản xuất nông nghiệp ( thường được xác định khoảng 4-6% /năm ). Sự tăng trưởng cao như vậy của các ngành công nghiệp và xây dựng nhất định sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường cần quan tâm đặc biệt bởi lẽ đằng sau mức tăng trưởng của sản xuất công nghiệp tiềm ẩn sự gia tăng của lượng chất thải. Nếu như để ý rằng, ít ra trước thềm của thế kỉ 21, định hướng phát triển của công nghiệp Việt Nam sẽ nhằm vào các ngành mà đất nước hiện có lợi thế so sánh như : công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng, chế biến nông lâm hải sản, dệt may, thì sẽ càng thấy tiềm ẩn nguy cơ lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải. Bởi lẽ các ngành công nghiệp nói 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trên đều thuộc danh mục các nguồn chất thải lớn nhất gây ô nhiễm môi trường. 2.Vấn đề đô thị hoá, công nghiệp hoá và môi trường. Hiện nay dân số đô thị nước ta khoảng trên 15 triệu người, chiếm hơn 20 % dân số cả nước. Dự boả tỉ kện dân số đô thị ở nước ta đến năm 2010 lên tới 35-48 triệu người, trong đó khoảng 55-65 % thuộc ba thành phố lớn : Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (Tài liệu tham khảo : Giáo trình Dân số môi trường - Đại học Kinh tế quốc dân ). Sự tăng trưởng dân số đô thị nhanh cùng với quá trình đô thị hoá như : xây dựng các khu dân cư, đường xá …kèm theo là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, lượng chất htải gia tăng, nếu không có quy hoạch và các giải pháp bảo vệ môi trường tích cực thì đó sẽ là một nguy cơ gây ô nhiễm lớn. Tốc độ công nghiệp hoá của cả nước ta đang ở mức độ cao chưa từng thấy và có nơi đạt đến con số 35-40 % / năm. Nhiều khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung đã và đang hình thành. Theo định hướng quy hoạch đến năm 2010 trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành khoảng 50 khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất trên diện tích đất khoảng 23 nghìn ha. Cho đến nay cả nước đã có 33 khu công nghiệp tập trung được hình thành, hàng trăm nhà máy mới nằm trong các khu công nghiệp trên đã đi vào hoạt động. (Tài liệu tham khảo : Giáo trình Quản lý môi trường – Đại học Kinh tế quốc dân). Công nghiệp cần phát triển thì nguồn thải độc hại gây ô nhiễm môi trường càng lớn, tài nguyên thiên nhiên cang bị khai thác triệt để, môi trường gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ người lao động. Trong những năm gần đây, nhà nước đã ra nhiều chỉ thị và văn bản về những vấn đề cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Có thể kể đến như: 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp +Nghị định 26/CP của Chính phủ về việc xử phạt hành chính về vi phạm môi trường -26/04/1996. +Chỉ thị số 36 –CT/TW của bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. +Thông tư 490 –BKHCNMT về việc hướng dẫn ĐTM. Song tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp vẫn đang còn là vấn đề nan giải. Lượng chất thải thu gom được chủ yếu đổ vào các bãi rác không đúng kỹ thuật vệ sinh, hầu hết chất thải rắn, kể cả chất thải độc hại không được xử lý hoặc không thích đáng. Các thiết bị thu gom và vận chuyển rác thải ở hầu hết các đô thị còn lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu thu gom dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường đất, đặc biệt là làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khoẻ của người công nhân làm việc trực tiếp. Chính vì vậy, quản lý chất thải rắn đô thị là vô cùng cấn thiết, nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu do rác thải gây ra, tạo điều kiện vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo sức khoẻ cộng đồng, tào đà đưa đất nước phát triển theo sự bền vững. II.Quản lý chất thải rắn đô thị. 1.Khái quát chung về rác thải. 1.1. Khái niệm rác thải. “Trong qua trình sinh hoạt của con người, một bộ phận vật chất không còn hoặc không có giá trị sử dụng nữa gọi là rác thải sinh hoạt” Hay nói cách khác, rác thải sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động ăn, ở và sinh hoạt khác của con người. Như vậy, thuật ngữ chất thải sinh hoạt được dùng để chỉ tất cả các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của con người hàng ngày như thức ăn thừa, 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp rác quét nhà, giấy lộn, đồ gỗ cũ bị thay thế … vì vậy, để phân biệt rác thải và chất thải rắn nói chung thì phải dựa vào nguồn goóc tạo ra chúng - Chất thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp gọi là chất thải công nghiệp -Chất thải được thải ra từ hoạt động sản xuất nông nghiệp gọi là chất thải nông nghiệp. -Chất thải rắn được thải ra từ qua trình sinh hoạt của con người gọi là rác thải. -Chất thải phát sinh từ hoạt động dịch vụ được gọi là chất thải dịch vụ. Trong nhiều trường hợp chất thải dịch vụ gọi là rác thải. Ví dụ như chất thải từ các nhà ăn, khách sạn. Tuy nhiên khái niệm trên chỉ đúng trên quan điểm tĩnh và khái quát một cách chung nhất về rác thải. Còn trên quan điểm động có tính lịch sử thì rác thải còn bị giới hạn bởi nhiều yếu tố như công nghệ và yếu tố quản lý … Bởi vì càng ngày khoa học kỹ thuật càng phát triển, nhận thức của con người cũng được nâng cao. Cho nên, con người không hoàn toàn nhìn nhận chất thải là thứ bỏ đi mà sử dụng lại nó dưới nhiều hình thức khác nhau. 1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải. a, Nguồn phát sinh : Lượng rác thải sinh hoạt ở đô thị của Việt Nam mỗi ngày khoảng 9000 tấn chiếm 47% tổng lượng rác thải ( Tài liệu tham khảo :Kinh tế chất thải đô thị ở Việt Nam –NXB Chính trị quốc gia Hà Nội ) chúng phát sinh từ các nguồn. : -Nguồn phát sinh từ hộ gia đình ( rác thải ) : đây là nguồn phát sinh thường xuyên và lớn nhất, ít có biến động lớn về khố lượng phát sinh 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp -Nguồn phát sinh từ các nơi sinh hoạt công cộng ( rác chợ) : chợ, cửa hàng, nhà hàng … -Rác từ các cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp … -Rác đường phố : do các hoạt động của con người tạo ra như : đi lại, chuyên chở, xây dựng. . -Từ các hoạt động sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật. Nguồn này nhìn chung khối lượng bé và thay đổi theo từng mùa, điều này phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của từng loài. Chẳng hạn như về mùa thu cây rụng nhiều hơn làm khối lượng chất thải phát sinh gia tăng. b.Phân loại rác thải. *Phân loại chất thải sinh hoạt theo tính chất hoá học được chia thành 3 loại chính sau : -Chất thải sinh hoạt hữu cơ ,lá cây : hoa quả, rau, và phần lọc ra từ thịt và xương, nhưng thức ăn thừa, cành lá cắt bỏ của vườn và công viên hoặc cây cối trên đường phố. - Chất thải sinh hoạt vô cơ gồm : nilon, đồ nhựa, cao su, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, sành sứ. . - Chất thải độc hại như : pin, ắcqui, cặp nhiệt độ … *Phân loại theo mục đích sử dụng có thể chia làm 4 loại như sau : - Chất thải làm phân vi sinh : Rau, củ, quả, cơm thừa … - Chất thải tái chế : kim loại, nhựa thuỷ tinh … - Chất thải chôn lấp:xỉ than, đất cát, sành sứ vỡ … - Chất thải nguy hại : Pin, ắcqui, cặp nhiệt độ … 10 [...]... Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1 Phân loại rác Thành phố Hải Dương bao gồm các khu công nghiệp, khu bệnh viện, khu dân cư Do đó theo tính chất của thành phố, thành phần rác thải cũng bao gồm chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện, rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng và chất thải độc hại (chất thải độc hại nằm trong chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện) a Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh... mô hình quản lý rác thải ở 2 nước Nhật Bản, Singapore và thành phố Hà Nội chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó có thể áp dụng những phương pháp quản lý thích hợp trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam, trong đó có thành phố Hải Dương 22 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG I.Tổng quan về thành phố HD... hệ thống quản lý chất thải rắn bớc đầu có hiệu quả tốt, xây dựng một số điểm tập kết rác tạm thời tại các phường trên địa bàn thành phố Tuy vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đây đã là một cố gắng đáng kể trong khi nền kinh tế của thành phố chưa thực sự phát triển Việc quản lý chất thải rắn được xem như một trách nhiệm luôn phải thực hiện Các hoạt động chính của quản lý chất thải rắn thành phố Hải Dương là:... lượng 1130 13,65 13,65 3,75 Bệnh viện đa khoa Hải Dư- (m3/ngày đêm) ơng Lượng rác thải bệnh viện và rác thải y tế đều đợc phân loại và thu gom, riêng rác thải y tế được bệnh viện xử lý bằng lò đốt ngay tại bệnh viện 2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương Rác thải đô thị trên địa bàn các thành phố trong cả nước nói chung và của thành phố Hải Dương nói riêng đang có chiều hướng tăng bên... tới môi trường phải được ngăn chặn cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục lâu dài II Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 1 Nguồn thải: Thành phố Hải Dương là đô thị lớn nhất của tỉnh Hải Dương Gần 5 phường và 7 xã ngoại thành với tổng diện tích 3555.64ha trong đó có ngoại thị 3269.78ha.Trong thành phố đất ở là 186.8ha và đất công cộng là 20ha Thành phố có 61 đường phố với tổng chiều... rác thải rắn ấy sẽ trở thành mối nguy hại nếu như không được thu gom, xử lý và quản lý một cách kịp thời, hợp lý Chính vì vậy đòi hỏi mỗi thành phố, địa phương phải có 1 hệ thống các cơ quan có công nghệ kỹ thuật phù hợp với điều kiện ở địa bàn mình sao cho hiệu quả nhất, kinh tế nhất ở Hải Dương cơ quan trực tiếp quản lý và xử lý rác thải là công ty môi trường đô thị thành phố So với các thành phố. .. trường tự nhiên, cảnh quan của thành phố Hải Dương đang bị tác động mạnh theo chiều hướng tiêu cực, biến đổi sâu sắc nên những yếu tố tự nhiên- kinh tế- xã hội là những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc thu gom, xử lý và quản lý rác thải cũng như các bãi thải đô thị 1.1 Vị trí địa lý 23 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thành phố Hải Dương là Thành phố trực thuộc tỉnh Hải Dương, nằm ở trung tâm đồng... vườn tượ, giấy loại, rác rưởi trên đường phố: chất thải chợ búa, rác, bùn cống, các chất thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, các chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy, phân chuồng đọnh vật nuôi Việc ủ phân không được thuận lợi nếu các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm cao hơn 40- 50% Chất thải ở các nước đang phát triển chưa tới 70-80% chất thực vật dễ thối rữa, lại có tiềm năng... khác thì lượng rác thải trên địa bàn thành phố Hải Dương thu gom được ít hơn nhiều: 33 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hải Dương: 150- 160 m3 rác/ ngày Hải Phòng: 450-500 tấn rác/ ngày Việc quản lý rác thải rất quan trọng, nó làm đẹp mỹ quan Thành phố, giữ không khí trong lành và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng Chính vì vậy trong điều kiện này bên cạnh việc phát triển kinh tế thì thành phố Hải Dương đã và đang... nơi xử lý nén chặt ,phân loại và tái sinh chất thải Khối lượng chất thải cần chôn lấp có thể giảm đáng kể bằng cách cho phép tư nhân hoạt động thu gom tại trạm vận chuyển Tuy nhiên, các nhà lập chính sách 14 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cũng cần phải xem xét liệu trạm vận chuyển có đóng vai trò gì trong quản lý rác thải đặc biệt là ở các thành phố lớn 3.2.Xử lý rác thải Tuỳ thuộc vào đối tượng, thành . quản lý môi trường tại thành phố Hải Dương, tôi xin trình bày chuyên đề: bước đầu tìm hiểu về thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương . Mục tiêu chính của đề tài: -Tìm hiểu về. 26 2.3. Xã hội 27 II. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 28 1. Nguồn thải: 28 1.1. Phân loại rác 29 2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Hải Dương 33 2.1. Tích. quản lý rác thải ở Nhật Bản 18 19 4.2 Mô hình quản lý rác thải ở Singapore 19 4.3. Mô hình quản lý rác thải ở Hà Nội: 21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 23 I.Tổng

Ngày đăng: 02/02/2015, 16:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan