luận văn tài nguyên môi trường Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở xã Dương Quang - Gia Lâm - Hà Nội

66 638 1
luận văn tài nguyên môi trường Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở xã Dương Quang - Gia Lâm - Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trong suốt quá trình tiến hành làm bài khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, của các thầy cô bộ môn Quản lý môi trường, của ban chủ nhiệm Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, các thầy cô giáo, gia đình cùng toàn thể bạn bè. Có được kết quả như vậy, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sác tới ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo, đặc biệt là ThS. Nguyễn Thị Bích Hà, giáo viên khoa Tài Nguyên và Môi Trường trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới UBND xã Dương Quang, đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người thân của tôi đã luôn bên cạnh tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. Sinh viên Đào Việt Cường i MỤC LỤC Hình 3: Sơ đồ quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp 21 ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phát sinh chất thải răn sinh hoạt ở Việt Nam Error: Reference source not found Bảng 2 : Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 Error: Reference source not found Bảng 3 : Thành phần CTR sinh hoạt ở một số đô thị miền Bắc ( % trọng lượng ) Error: Reference source not found Bảng 4 : Một số thông tin về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Error: Reference source not found Bảng 5 : Thành phần CTR sinh hoạt ở Hà Nội Error: Reference source not found Bảng 6: Số nhân khẩu, số hộ của các thôn trong xã năm 2011 Error: Reference source not found Bảng 7: Khối lượng CTRSH của các thôn trong xã Dương Quang thu gom được năm 2011 Error: Reference source not found Bảng 8: Lượng CTRSH bình quân theo đầu người ở xã Dương Quang Error: Reference source not found Bảng 9: Tỷ lệ thành phần CTRSH trên địa bàn xã Dương Quang Error: Reference source not found Bảng 10: Số vệ sinh, tần suất, số xe gom rác và mức lương của người thu gom rác………………………………………………………………………………42 Bảng 11: Ý kiến về nộp phạt nếu đổ rác không đúng nơi quy định Error: Reference source not found Bảng 12: Ý kiến người dân trong công tác thu phí vệ sinh môi trường Error: Reference source not found Bảng 13: Địa điểm thường xuyên đổ rác của các hộ gia đình trong xã Error: Reference source not found iii Bảng 14: Hình thức trữ rác tại các hộ gia đình Error: Reference source not found Bảng 15: Ý kiến của người dân về tình hình vệ sinh Error: Reference source not found iv DANH MỤC HÌNH Hình 1 :Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTRSH tại cac đô thị Việt Nam năm 2007 Error: Reference source not found Hình 2 : Sơ đồ tác động tổng hợp của bãi chôn láp rác thải Error: Reference source not found Hình 3: Sơ đồ quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp Error: Reference source not found Hình 4: Sơ đồ những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý chất thải rắn Error: Reference source not found Hình 5: Sơ đồ quản lý CTR sinh hoạt thành phố Hà Nội Error: Reference source not found Hình 6: Biểu đồ thể hiện dân số xã Dương Quang từ năm 2007 – 2011 Error: Reference source not found Hình 7: Biểu đồ thể khối lượng CTRSH của xã Dương Quang thu gom được Hình 8: Sơ đồ quản lý công tác VSMT xã Dương Quang Error: Reference source not found Hình 9: Biểu đồ những vấn đề liên quan tới CTRSH trên địa bàn Error: Reference source not found Hình 10: Biểu đồ về hiệu quả của phương tiện truyền thanh Error: Reference source not found Hình 11: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm cách sử lý rác thải của người dân xã Dương Quang Error: Reference source not found v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, các ngành công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh thu hút đầu tư mạnh mẽ, kinh tế phát triển rõ rệt, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn. Điều đáng nói là hiện nay khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng lên nhưng vấn đề phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng nông thôn vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả. Gia Lâm là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Đông Bắc của Hà Nội. Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế xã hội đã làm chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện càng nâng cao và cải thiện rõ rệt. Song song với chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao thì lượng chất thải rắn sinh hoạt cũng ngày một gia tăng cả về số lượng cũng như thành phần, gây khó khăn cho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng không nhỏ tớ đời sống nhân dân. Xã Dương Quang nơi tiếp giáp giữa 3 tỉnh Hà Nội , Bắc Ninh và Hưng Yên đầu nối của nhiều mối giao thông đường bộ quan trọng. Trong những năm gần đây địa phương đã chú trọng tới vấn đề quản lý, thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng cùng với tình trạng chung của vùng nông thôn việc quản lý, phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương vẫn còn nhiều điều cần phải xem xét. Như rác thải chưa được phân loại tại nguồn , người dân đổ rác bừa bãi … Xuất phát từ thực trạng trên của địa phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở xã Dương Quang - Gia Lâm - Hà Nội ”. 1.2 Mục đích, yêu cầu của nghiên cứu 1.2.1 Mục đích nghiên cứu Điều tra, đánh giá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và nhận thức của người dân trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. 1 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương. 1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu Xác định đúng được lượng rác thải sinh hoạt bình quân đầu người theo ngày (kg/người/ngày) trên địa bàn xã Dương Quang. Xác định được thành phần chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình. Đánh giá được những ưu và nhược điểm của hoạt động quản lý CTRSH tại địa phương Các giải pháp đề xuất phải có tính khả thi trong điều kiện địa phương. 2 PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Khái niệm chất thải Chất thải là vật chất ở thể rắn , lỏng , khí được thải ra từ sản xuất , kinh doanh , dịch vụ , sinh hoạt hoặc hoạt động khác .[9] 2.1.2 Khái niệm chất thải rắn - Chất thải rắn là các chất thải không ở dạng lỏng , không hòa tan được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt , công nghiệp . Chất thải rắn còn bao gồm cả bùn cặn , phế phẩm trong công nghiệp , xây dựng , khai thác mỏ …[6] - Chất thải rắn là “ đồ vật không còn tác dụng , người sử dụng không mong muốn giữ lại hoặc vật chất được thải bỏ ra từ các hoạt động xã hội ’’ , Chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng có thể phát sinh từ các hộ gia đình , cơ quan , bệnh viện , các hoạt động thương mại , xây dựng , công nghiệp , nông nghiệp …[1] - Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất , các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.[16] 2.1.3 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt - Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan tới hoạt động của con người , nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư , các cơ quan , trường học , các trung tâm dịch vụ , thương mại . Rác thải sinh hoạt co thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải , giấy, rơm , rạ, xác động vật, vỏ rau quả …[16] - Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các chất thải từ hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh buôn bán, các cơ quan, các chất thải công nghiệp và bùn cặn từ các ống cống. [6] 3 2.1.4 Khái niệm về quản lý chất thải rắn - Quản lý chất thải rắn là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế , xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.[9] - Quản lý chất thải rắn bao gồm các công đoạn chính sau :[16] + Thu gom chất thải : Chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở cơ giới hay thô sơ. Việc thu gom co thể được tiến hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau khi thu gom, rác có thẻ chuyenr trực tiếp tới nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển. + Tái sử dụng và tái sinh chất thải : Công đoạn này còn được tiến hành ngay tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên dạng rác thải, không qua tái chế ( chẳng hạn sử dụng chai, lọ …). Tái sinh là sử dụng chất thải lam nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm khác ( chẳng hạn tái sinh nhựa, tái sinh kim loại …). + Xử lý chất thải : Phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử dụng hay tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng băng phương pháp đốt hay chôn lấp. 2.2 Phân loại chất thải rắn Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách . Thông thường người ta phân loại như sau :[16] 2.2.1 Theo vị trí hình thành Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ 2.2.2 Theo thành phần hóa học vật lý Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ , vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại , phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo … 2.2.3 Phân loại dựa vài đặc tính của rắc thải - Chất thải rắn sinh hoạt : Có thể phân thành các loại sau + Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa , rau , quả … loại chất thải này mang bản chất dễ phân hủy sinh học , quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu , đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể , các nhà hàng , chợ, khách sạn, ký túc xá … 4 + Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân , bao gồm phân người và phân của động vật khác. + Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống dãnh , là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt dân cư. + Tro và các chất dư thừa loại bỏ khác bao gồm : các loại vật liệu khác sau đốt cháy , các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi , và các chất thải dễ cháy trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan xí nghiệp, các loại xỉ than. + Các chất thải rắn từ đương phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… 2.3 Những ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường Các vấn đề nảy sinh liên quan tới chất thải rắn: 2.3.1 Tác động tới môi trường không khí - Thành phần các chất thải rắn ở hầu hết các tỉnh thành nước ta chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy dưới điều kiện thời tiết nóng, ẩm . Vì vậy khi tỷ lệ rác được thu gom, vận chuyển thấp sẽ tồn đọng nhiêu bãi giác ứ đọng, gây mùi hôi thối khó chịu. - Tại các bãi hay trạm trung chuyển rác xen khẽ với khu vực dân cư cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi thối từ giác , bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các xe thu gom, vận chuyển rác. - Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nếu chỉ san ủi, chôn lấp thông thường, không có sự can thiệp của các biện pháp kĩ thuật thì đây là nguôn gây ô nhiễm có mức độ cao đối với môi trường không khí . Mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất. Vì vậy, đối với bãi chôn lấp rác cần phải tính toán kĩ lưỡng các thông số thiết kế kỹ thuật , cân nhắc kỹ khi lựa chọn địa điểm và không nên thiếu việc tính đến vùng đệm nhằm đảm bảo an toan cho dân cư gần đó. 2.3.2 Tác động đến môi trường nước - Khi công tác thu gom và vận chuyển còn thô sơ , lượng chất thải rắn rơi vãi nhiều , tồn tại các trạm/ bãi rác trung chuyển , rác ứ đọng lâu ngày , khi có mưa xuống sẽ theo dòng nước chảy , các chất độc hòa tan trong nước ,qua cống dãnh, ra sông, biển gây ô nhiễm nguồng nước mặt tiếp nhận. 5 [...]... Tỉnh/Thành phố hoặc các Sở GTCC hoặc Sở xây dựng : có nhiệm vụ thu gom và tiêu hủy chất thải 2.5.2.2 Mô hình quản lý chất thải rắn ở Hà Nội 2.5.2.2.1 Các cơ quan quản lý UBND Thành phố Hà Nội UBND Quận/Huyện Phòng ban quản lý MT Sở GTCC Hà Nội Sở TN & MT Công ty MTĐT Các sở, ban ngành khác Phòng Quản lý mô trường Các đơn vị làm dịch vụ thu gom CTR sinh hoạt Hình 5: Sơ đồ quản lý CTR sinh hoạt thành phố Hà. .. 4.1.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Dương Quang là xã xa trung tâm của huyên Gia Lâm và thủ đô Hà Nội Phía Bắc giáp huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và giáp xã Lạc Đạo huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên Phía Đông giáp thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên Phía Nam giáp xã Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội Phía Tây giáp xã Phú Thị và xã Kim Sơn, Gia Lâm – Hà Nội 4.1.1.1.2 Địa hình, địa mạo Xã Dương Quang là vùng đất... vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố thôn xóm 2.4 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 2.4.1 Phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 2.4.1.1 Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 15 tiệu tấn chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Khoảng hơn 80% số này ( tương đương 12,8 triệu tấn/năm ) là chất thải phat sinh. .. loại hàng trăm tấn rác mỗi ngày Số vật liệu không phù hợp còn lại sẽ được trở đến bãi rác sau khi đóng thành kiện 2.5.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 2.5.2.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 2.5.2.1.1 Cơ cấu quản ý chất thải rắn[ 16] Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất. .. thị trường phân compost và thực hiện thành công việc phân loại chất thải tại nguồn.[6] 2.5 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam 2.5.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở một số nước trên Thế giới Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang là một thách thức lớn đối với nhiều nước trên thế giới không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn... sót Nguyên nhân chủ yếu là: [17] - Hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng còn thiếu, không đồng bộ - Tổ chức quản lý và kiểm soát chất thải rắn xảy ra chồng chéo hoặc bị bỏ lọt giữa các Bộ, ngành ở trung ương và địa phương - Hiện chưa có một đơn vị hoặc cán bộ chuyên trách về giám sát về điều tiết các hoạt động quản lý chất thải rắn ở các sở tài nguyên. .. nghiên cứu là địa bàn xã Dương Quang huyện Gia Lâm Hà Nội 3.2 Nội dung nghiên cứu * Khái quát về huyện Gia Lâm * Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Dương Quang * Hiện trạng CTR sinh hoạt xã Dương Quang 28 * Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt tại địa phương * Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn 3.3 Phương pháp nghiên cứu... chế chất thải còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường 27 - Chưa có các cơ chế chính sách thỏa đáng và cơ quan quản lý chuyên về chất thải rắn 2.6 Nhũng vấn đề còn tồn tại trong quản lý chất thải rắn ở nước ta.[6] Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam bắt đầu khá muộn so với nhiều nước trên thế giới, nhưng khối lượng chất thải rắn lại tăng lên khá nhanh, nên công tác quản lý còn... với Sở Tài Nguyên và Môi Trường soạn thảo hướng dẫn các quy trình công nghệ chuyên về vệ sinh môi trường Tham mưu kiến nghị với thành phố về định mức thu phí, kiểm tra đôn đốc các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn - Sở TN&MT Hà Nội : Có chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn ở các đơn vị môi trường , cơ quan, xí nghiệp, trường học, các khu dân cư trên địa bàn thành phố ; thanh tra, giám... phát sinh CTRSH tại cac đô thị Việt Nam năm 2007 10 2.4.1.2 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình , và các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau Chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy ( chiếm 60 – 70% ) Ở các vùng đô thị, chất thải có thành phần chất . bừa bãi … Xuất phát từ thực trạng trên của địa phương, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở xã Dương Quang - Gia Lâm - Hà Nội ”. 1.2 Mục đích,. quản lý chất thải rắn - Quản lý chất thải rắn là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế , xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. [9] - Quản lý chất thải rắn. hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường Các vấn đề nảy sinh liên quan tới chất thải rắn: 2.3.1 Tác động tới môi trường không khí - Thành phần các chất thải rắn ở hầu hết các tỉnh thành

Ngày đăng: 06/05/2015, 10:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hình 3: Sơ đồ quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan