Các bài viết này đã có công đề cập đến một nội dung quan trọng trong giảng dạy văn học cho HS PT, nhiều bài đã nêu được những ưu nhược điểm của công tác giảng dạy Đường thi.. Do vậy, ở k
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
“TQ là một nước có truyền thống về thơ Từ Kinh Thi đến thơ hiện đại, thơ TQ có hơn 2500 năm lịch sử Ở mỗi thời đại, thơ đều có những đặc sắc riêng Nhưng người TQ cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ TQ và là một trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại”1 Thơ Đường là tinh hoa của VHTQ, là một chủ thể có vai trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với các dân tộc
khác, trong đó có VN GS Trần Đình Sử trong Lý luận và phê bình văn học
có nói rằng: “Đặc sắc của văn học VN như là một nền văn học dân tộc độc đáo chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng của nước ngoài”2 Trên thế giới có lẽ hiếm có quan hệ văn chương nào đặc biệt như quan hệ giữa thơ Đường với thơ Việt Thơ Đường – chứ không phải toàn bộ thơ ca TQ – có một ảnh hưởng phong phú, lâu bền và tốt đẹp đối với thơ Việt, không chỉ ngày xưa mà cả đến ngày nay
Ở VN, từ đời Lý trở về sau, thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều Nhiều nhà thơ VN đã vận dụng đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển cố và ngôn ngữ trong thơ Đường Nhiều tập thơ Đường bằng chữ Hán và chữ Nôm đã xuất hiện ở VN cách đây hàng mấy trăm năm và được phổ biến rộng rãi trong công chúng Thơ Đường cũng được đưa vào giảng dạy ở đại học và phổ thông Điều đó nói lên giá trị to lớn của thơ Đường và thái độ trân trọng, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của nhân dân ta Trong lĩnh vực nghiên cứu, lí luận phê bình, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và VHNN nói riêng thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông Xưa nay, chúng ta chỉ mới quan tâm, xem xét những yếu tố ảnh
1 Xin xem: Thi pháp thơ Đường phần Những tiền đề lịch sử lí luận, Nguyễn Thị
Trang 2hưởng của thơ văn TQ đối với nền văn học nước ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy VHTQ được tiến hành và phát triển như thế nào lại chưa được quan tâm đúng mức Đây là một khiếm khuyết cần được bổ sung kịp thời để vấn đề nghiên cứu lịch sử tiếp nhận VHTQ ở nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong phạm vi của một KLTN, đề tài này đi sâu nghiên cứu một mảng nhỏ, qua đó hy vọng không chỉ thấy được diện mạo của VHTQ, đặc biệt là thơ Đường trong quá trình giảng dạy VHTQ ở nhà trường phổ thông, mà còn thấy được những vấn đề lý thú về văn học sử đàng sau việc tuyển chọn và
biên soạn thơ Đường Điểm dừng chân của đề tài là tìm hiểu vấn đề: Thơ Đường trong hai bộ sách giáo khoa Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000).
phần “Vị trí của thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường PT”,
VHTQ với nhà trường – tập tiểu luận của Hồ Sĩ Hiệp [8], trong đó có bài
“Cái vỏ hình thức thơ Đường trong SGK văn học” Các bài viết này đã có công đề cập đến một nội dung quan trọng trong giảng dạy văn học cho HS
PT, nhiều bài đã nêu được những ưu nhược điểm của công tác giảng dạy Đường thi Tuy nhiên các bài viết này mới chỉ xem xét vấn đề theo quan điểm của Lí luận phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn, chưa có một tác phẩm nào tìm hiểu vấn đề này từ góc độ mỹ học tiếp nhận
Trang 3Mới đây, năm 2007, Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Mạnh Thị Minh, lớp K48 NVSP chính quy, do sự hướng dẫn của GV Phạm Ánh Sao đã trực tiếp
bàn về vấn đề: Đường thi trong SGK phổ thông ở VN Khóa luận này đã có
công rất lớn trong việc hệ thống hóa và chỉ ra những đặc điểm, những đổi thay trong cách lựa chọn, trình bày và hướng dẫn tìm hiểu Đường thi trong SGK văn Đồng thời khóa luận cũng đã lí giải được một đôi điều dẫn đến sự đổi mới nội dung Đường thi trong mối liên hệ với những tiến bộ của lí luận văn học Khóa luận trên đã giải quyết phần nào câu chuyện về giảng dạy Đường thi ở
VN Tuy nhiên, còn một vấn đề hết sức quan trọng mà do phạm vi đề tài qui định, khóa luận của sinh viên Mạnh Thị Minh mới chỉ đề cập đến chứ chưa làm sáng tỏ được, đó là những thay đổi trong cách biên soạn VHTQ trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 Do vậy, ở khóa luận này, chúng tôi không mô tả lại toàn bộ chương trình giảng dạy VHTQ trong SGK Ngữ văn từ năm 1989-90 cho đến nay mà chỉ đi sâu tìm hiểu hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90
để hoàn thiện tiếp công việc tìm hiểu về Đường thi được giảng dạy ở VN mà tác giả Mạnh Thị Minh còn để ngỏ
1.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Như khóa luận của Mạnh Thị Minh đã đề cập đến: Một trong những biểu hiện của CCGD chính là nỗ lực đổi mới chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học Cải tiến SGK nhằm giải quyết một vấn đề trung tâm của CCGD và SGK Ngữ văn cũng không nằm ngoại lệ Do đó tìm hiểu nội dung biên soạn và những biến đổi của nội dung này trong SGK là công việc cần thiết giúp người nghiên cứu thấy sự biến đổi của phương pháp dạy học tương ứng Đặc biệt, trong quá trình cải tiến SGK Ngữ văn, chúng ta chú ý đến hai bộ SGK Văn 10 cải cách năm học 1989-90 Ở thời kỳ này chúng ta có hai bộ SGK được biên soạn khác nhau ở hai miền Bắc và miền Nam Tại sao lại có sự khác biệt này? Để có cái nhìn tổng thể về quá trình cải cách giáo dục
Trang 4Khi một bộ SGK ra đời đó là cả một quá trình khổ công lao động của những nhà biên soạn sách Và để minh chứng cho hiệu quả của nó đòi hỏi phải trải qua quá trình thử nghiệm thực tế đó chính là công việc giảng dạy
nó ở trường phổ thông, trong đó giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp và truyền đạt những thông tin mà SGK yêu cầu tới đối tượng tiếp nhận cụ thể là HS Trong chương trình SGK Ngữ văn mỗi phần có một
vị trí khác nhau và đem đến những hiệu quả giáo dục khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu dạy học VHNN là một trong những nội dung chủ yếu trong SGK Ngữ văn ở tất cả các cấp học và bậc học; đây cũng là một nội dung tương đối khó đòi hỏi GV phải có sự đầu tư thời gian và tâm huyết thì mới giảng dạy thành công được Vì sao khi giảng dạy nội dung này, người GV lại gặp nhiều khó khăn như vậy? Chúng tôi cũng đồng ý với Mạnh Thị Minh rằng GV khi dạy VHNN gặp phải hai khó khăn lớn Thứ nhất, chúng ta giảng dạy VHNN chủ yếu dựa vào bản dịch nghĩa, vì GV và HS không đủ trình độ tiếp cận với nguyên tác Do vậy khó có thể diễn đạt hết giá trị nghệ thuật của tác phẩm Khó khăn thứ hai là gần như mỗi tác phẩm được đưa vào SGK là đại biểu cho nền văn học của một quốc gia và muốn giảng dạy thành công, GV cần có “phông” văn hóa sâu rộng về quốc gia đó Không những thế GV còn phải ý thức được giá trị và vai trò của từng tác phẩm trong việc giáo dục nhân cách cho HS Dưới góc độ là người giảng dạy, GV cần phải nắm được ý đồ lựa chọn của người biên soạn sách Tại sao tác giả này lại được đưa vào chương trình mà không phải tác giả khác, tại sao tác phẩm này được học ở phổ thông trung học chứ không phải phổ thông cơ sở? Cụ thể ở
đề tài này, chúng ta cần phải tìm hiểu tại sao năm học 1989-90, những tác giả, tác phẩm được chọn giảng ở hai bộ SGK ở hai miền lại có sự khác nhau? Có sự khác nhau như thế nào về đối tượng tiếp nhận ở thời kỳ này? Đây tưởng như chỉ là công việc của nhà biên soạn sách nhưng lại cũng chính
là một nhiệm vụ hết sức cần thiết của người GV bởi nếu không nắm được ý
đồ, mục đích của người biên soạn GV rất dễ lạc hướng trong giảng dạy
Trang 5Bên cạnh đó, người GV cũng cần phải nhận thức đầy đủ tác dụng của Đường thi trong vai trò định hướng và giáo dục nhân cách cho HS Trước hết, thơ Đường có khả năng cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về một thời đại huy hoàng trong lịch sử thơ ca nhân loại; bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên, niềm tin vào cuộc sống; giáo dục cho HS biết sống gắn bó với nhân dân, biết chia sẻ đồng cảm với những số phận đau khổ; đồng thời rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho HS Mục đích đưa Đường thi vào chương trình SGK phổ thông không chỉ đơn thuần làm phong phú thêm nội dung VHNN mà chủ yếu là nhằm mục đích giáo dục nhân cách toàn diện cho HS Chính vì vậy, công việc cải cách SGK là công việc đòi hỏi các nhà cải cách giáo dục phải tốn nhiều thời gian và công sức nhất Gần đây, trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà có nhiều đổi mới, chương trình và SGK liên tục được chỉnh sửa, bổ sung và cũng có khá nhiều ý kiến xung quanh câu chuyện này.
Năm học 1989-90 là giai đoạn bước ngoặt trong công tác cải cách giáo dục ở nước ta Chương trình VHTQ được đưa vào giảng dạy trong SGK Văn
10 năm học này có sự khác biệt ở miền Bắc với miền Nam và lại càng có sự khác biệt so với SGK chỉnh lý hợp nhất năm 2000 GV cần nắm vững được sự khác biệt này để thấy được diễn biến của chương trình Ngữ văn qua các đợt cải cách, chỉnh lý, thấy được mối liên quan giữa tri thức văn chương giữa các vùng miền, từ đó có cách xử lí thích hợp đối với từng bài học cụ thể
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi nhận thấy: xem xét VHTQ trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 là một công việc cần thiết để hoàn thiện hơn nữa vấn
đề tiếp nhận văn học trong trường phổ thông của chúng ta hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu VHTQ trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở
Trang 6đánh giá và tổng kết về cách thức lựa chọn cũng như những thay đổi của nội dung này trong chương trình cải cách SGK ở hai miền Bắc, Nam trong năm học đó.
Giảng dạy Ngữ văn không chỉ cung cấp kiến thức văn học cho HS mà còn là công việc tiếp nhận văn học và định hướng tiếp nhận văn học cho HS
PT Nghiên cứu sự biến đổi của chương trình SGK ở hai vùng miền khác nhau và ở hai giai đoạn khác nhau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những lí luận mới về tiếp nhận văn học, hoàn thiện vấn đề giảng dạy VHTQ ở VN
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mô tả nội dung Đường thi trong SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc
và miền Nam năm học 1989 -1990 trên hai phương diện: tuyển chọn và biên soạn, có so sánh với chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000
- Lý giải sự thay đổi của nội dung chương trình giữa các vùng miền và các giai đoạn khác nhau dưới sự tác động của các yếu tố: Lịch sử văn hóa xã hội, chủ trương chính sách giáo dục của nhà nước, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, quá trình tiếp nhận lí luận văn học hiện đại
3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: tác phẩm Đường thi trong SGK Văn 10 cải cách năm học 1989-90 và nội dung hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm
- Khách thể nghiên cứu: Chương trình SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 phần thơ cổ TQ: thơ Đường
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
Để trình bày đề tài này một cách khoa học, hệ thống và logic, phương pháp chủ yếu mà chúng tôi lựa chọn là mô tả, thống kê, phân tích, so sánh các tư liệu thu thập được về nội dung thơ Đường trong ba bộ SGK mà chúng tôi đã kể đến ở phần phạm vi tư liệu nghiên cứu Sau khi thống kê xử lí số liệu, chúng tôi đi vào phần chính là lí giải sự khác biệt của ba bộ SGK này trên cơ sở lý thuyết về mỹ học tiếp nhận
Trang 74 Phạm vi nghiên cứu và tư liệu:
Do phạm vi của đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu chương trình VHTQ (thơ Đường) trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 trong đó có sự so sánh với SGK Ngữ văn chỉnh lí hợp nhất năm 2000 nên phạm vi tư liệu mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu chỉ giới hạn trong ba bộ SGK:
- SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc năm học 1989-90 do GS Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên
- SGK Văn 10 cải cách ở miền Nam năm học 1989-90 do GS Nguyễn Lộc chủ biên
- SGK Ngữ Văn 10 chỉnh lí hợp nhất năm 2000 do Nguyễn Hải Hà và Lương Duy Trung chủ biên
5 Đóng góp của đề tài:
- Như đã nói ở trên, đề tài này không nhằm mục đích hệ thống hóa lại toàn bộ diến biến của quá trình cải cách SGK Ngữ văn phổ thông từ năm
1989 đến nay mà chỉ đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ và hết sức cụ thể của
hệ thống này Dựa trên cái nhìn lịch sử và hệ thống, đề tài này cố gắng chỉ ra cho chúng ta thấy sự khác biệt trong cách lựa chọn, trình bày và hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm VHTQ (thơ Đường) trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90 (có sự so sánh với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000) Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số cách lí giải sự khác biệt này dựa trên lý thuyết thi pháp học hiện đại trong đó mới nhất là lí thuyết mỹ học tiếp nhận
- Cùng với đề tài khóa luận của Mạnh Thị Minh: Đường thi trong SGK phổ thông ở VN, đề tài này mong muốn được hoàn thiện diện mạo quá trình tiếp nhận Đường thi ở VN, cụ thể trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông
- Từ phía là một GV, chúng tôi cũng mong muốn làm một công việc
Trang 8chất của chương trình cải cách SGK qua các thời kỳ và các vùng miền, từ đó
có cách ứng xử hợp lí đối với những tri thức văn chương của nhân loại
6 Cấu trúc của đề tài:
Khóa luận của chúng tôi, ngoài Mở đầu và Kết luận, thì Nội dung chính gồm 3 chương sau:
Chương 1: So sánh việc tuyển chọn thơ Đường trong hai bộ SGK
Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90
Chương 2: So sánh việc biên soạn thơ Đường trong hai bộ SGK Văn
10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90
Chương 3: Lí giải việc tuyển chọn và biên soạn thơ Đường trong hai
bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90: từ góc
độ mỹ học tiếp nhận
Ngoài ra, cuối khóa luận còn có Tài liệu tham khảo và Phụ lục
7 Quy cách trình bày khóa luận:
Khóa luận của chúng tôi được trình bày theo quy cách Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội qui định cho KLTN
Sau trích dẫn tư liệu đều có ngoặc vuông ghi lần lượt: Số thứ tự tài liệu (theo danh mục tài liệu tham khảo xếp ở phía cuối khóa luận), trang thứ bao nhiêu của tài liệu đó
Phần tài liệu tham khảo bao gồm: SGK và Sách giáo viên; Sách nghiên cứu; Luận văn và luận án; Báo, tạp chí Các tài liệu này sắp xếp theo thứ tự a, b, c tên tác giả
Chú thích trực tiếp ở chân trang dành riêng cho việc giải thích từ ngữ, khái niệm xuất hiện trong trang viết đó
Trang 9PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
SO SÁNH VIỆC TUYỂN CHỌN THƠ ĐƯỜNG TRONG HAI BỘ SGK VĂN 10 CẢI CÁCH
Ở MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM NĂM 1989-90
Theo Phùng Văn Tửu trong Cảm thụ và giảng dạy VHNN [46], giai
đoạn từ 1956 đến 1979, kể cả sau đợt chỉnh lí SGK năm 1979, SGK môn Văn vốn không giới thiệu thơ Đường trong chương trình PT Từ năm 1989 đến 1990 bắt đầu tiến hành đợt cải cách chương trình THPT với quy mô rộng, trong đó có môn văn học nói chung và bộ phận VHNN nói riêng Trên
cơ sở chương trình thống nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai song song hai bộ SGK Văn 10 do hai tập thể các nhà khoa học của trường Đại học sư phạm Hà Nội và Hội nghiên cứu văn học TP HCM biên soạn Trong khuôn khổ các tác giả, tác phẩm do chương trình ấn định, Bộ cho phép hai bộ sách có thể chọn những đoạn trích giảng khác nhau Đến năm
2000, sau khi rút kinh nghiệm những ưu nhược điểm của bộ sách thí điểm, SGK môn văn ở THPT được tổ chức lại thành một bộ duy nhất (SGK Ngữ Văn chỉnh lí hợp nhất) dùng trong cả nước Lúc đó, bộ phận VHNN được giới thiệu trong cả 3 lớp là 21 tác giả của hai nước Châu Á (TQ và Ấn Độ), năm nước châu Âu (Hi Lạp, Anh, Pháp, Nga, Đức), một nước châu Mĩ (Hoa Kì) Như vậy, mảng VHNN có quy mô phát triển đột biến Số lượng các nhà văn tăng gấp đôi Ngoài một vài nền văn học quen thuộc từ trước, HS còn được tiếp xúc với những nền văn học khác Riêng phần VHTQ, SGK giới thiệu 6 tác giả: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu (thế kỉ VIII), Bạch Cư Dị (thế
kỉ IX), La Quán Trung (thế kỉ XIV) và Lỗ Tấn (thế kỉ XX)
Như vậy, Đường thi chính thức được đưa vào SGK văn bậc THPT từ
Trang 10điểm này, chúng ta có hai bộ SGK cùng tồn tại song song với nhau ở 2 miền
là miền Bắc và miền Nam Nó có sự giống và khác nhau như thế nào? Chúng ta cùng đi vào mô tả diện mạo của hai bộ SGK này ở phần tiếp theo
1.1 Tác giả, tác phẩm được chọn giảng:
Qua khảo sát hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90, chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ nét ở các tác giả và các tác phẩm được chọn giảng Cụ thể như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê các tác giả, tác phẩm được chọn giảng:
Trang 11Qua ba bảng thống kê các tác giả, tác phẩm trên chúng ta thấy:
- Về các tác giả được chọn giảng, ở ba bộ SGK trên đều giới thiệu và đưa vào giảng dạy 4 tác giả lớn tiêu biểu cho Đường thi đó là: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu và Bạch Cư Dị Tuy nhiên, các tác phẩm được chọn giảng và cách phân bố các tác phẩm này lại có sự khác nhau
- Về các tác phẩm được chọn giảng: chúng ta thấy ở ba bộ SGK trên, các tác phẩm được chọn giảng của Lý Bạch, Thôi Hiệu và Bạch Cư Dị là như nhau và không có sự thay đổi khi chỉnh lí Điều này chứng tỏ giá trị và mức độ phù hợp của các tác phẩm này đối với HS, chỉ có các tác phẩm của
Đỗ Phủ là có sự khác biệt giữa hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam
+ SGK miền Bắc: chọn giảng 2 tác phẩm là Thu hứng và Nguyệt dạ + SGK miền Nam: chỉ chọn giảng 1 tác phẩm là Đăng cao
+ SGK năm 2000: lại chọn giảng 2 tác phẩm là Thu hứng và Đăng cao
Và qua bảng trên chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy số lượng các tác phẩm được chọn giảng ở 3 bộ SGK đã có sự chênh lệch mặc dù không đáng kể:
+ SGK miền Bắc và SGK chỉnh lí năm 2000: 6 tác phẩm trong đó Lý Bạch (2), Đỗ Phủ (2), Thôi Hiệu (1), Bạch Cư Dị (1)
Trang 12+ SGK miền Nam: 5 tác phẩm trong đó Lý Bạch (2), Đỗ Phủ (1), Thôi Hiệu (1), Bạch Cư Dị (1)
1.2 Vai trò của từng tác phẩm trong chương trình:
Nội dung chương trình trong các bộ SGK không chỉ có sự thêm bớt về
số lượng các tác phẩm mà còn thay đổi cả về vai trò của các tác phẩm đó trong quá trình giảng dạy Có thể vẫn là tác phẩm đó nhưng vai trò của nó trong nội dung dạy học bộ môn đã có sự thay đổi: ở cuốn sách này, nó được giảng chính nhưng ở cuốn sách khác nó lại được xếp vào phần bài đọc thêm
Sự chuyển dịch vị trí những tác phẩm này từ chỗ là tác phẩm giảng chính sang đọc thêm hay ngược lại không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vai trò của tác phẩm mà nó còn phản ánh tư duy cũng như tư tưởng, quan điểm của người biên soạn sách Đồng thời chúng ta cũng có thể hiểu đó là do sự chi phối của nhiều yếu tố xã hội và thời đại qui định Để làm rõ hơn vấn đề này chúng ta quan sát bảng thống kê sau:
Bảng 2: Thống kê số lượng tác phẩm giảng chính và đọc thêm:
- Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu: SGK miền Bắc năm 1990: giảng chính;
SGK miền Nam năm 1990: đọc thêm; SGK năm 2000: giảng chính
Chúng ta có thể lí giải hiện tượng này là do các nhà biên soạn sách ở miền Nam nhận thấy bài thơ này khó về nghệ thuật, quá sức đối với HS nên chỉ xếp nó vào bài đọc thêm để HS tham khảo Còn theo ý của các nhà biên
Trang 13soạn sách miền Bắc thì đây là một tác phẩm đặc sắc tiêu biểu cho nội dung
và nghệ thuật của thơ Đường nên đã đưa nó vào phần giảng chính Đến năm
2000, sau quá trình thử nghiệm ở miền Bắc và miền Nam, các nhà soạn sách xác định được mức độ phù hợp của tác phẩm này đối với HS nên đã quyết định chọn giảng chính tác phẩm này
- Đăng cao – Đỗ Phủ: SGK miền Nam năm 1990: giảng chính; SGK
năm 2000: đọc thêm
Về tác phẩm này, chúng ta thấy ở bộ SGK miền Bắc năm 1990 không được đưa vào giảng dạy, còn ở bộ SGK miền Nam lại được đưa vào giảng chính, đó là do ý đồ của người biên soạn sách Năm 2000, hai tác phẩm được chọn giảng của Đỗ Phủ là hai tác phẩm được chọn ra từ hai bộ SGK cải cách
năm 1989-90 trong đó bài Thu hứng được giảng chính và Đăng cao là bài
đọc thêm Điều này cũng là do mức độ phù hợp của các tác phẩm này đối với quá trình tiếp nhận của HS
2 Tảo phát Bạch Đế thành Lý Bạch Thất ngôn tuyệt cú
Trang 146 Tỳ bà hành Bạch Cư Dị Thất ngôn cổ thể
7 Hoàng Hạc lâu Thôi Hiệu Thất ngôn luật thi
Bảng 4: Bảng thống kê tác phẩm Đường thi và dịch giả được lựa
chọn: (cả 2 bộ SGK)
ST
T Tác phẩm nguyên tác
Tác giả nguyên tác Dịch giả
1 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Lý Bạch Ngô Tất Tố
cổ thể chiếm tỉ lệ không đáng kể, chỉ có 1/7 bài (chiếm 14,3%) Còn lại 85,7
% là thơ cận thể bao gồm các thể loại: thất ngôn tuyệt cú, thất ngôn luật thi Như vậy chúng ta thấy cận thể là một trong những thành tựu nổi bật của nghệ thuật sáng tác thơ Đường, được nhiều nhà thơ sử dụng để sáng tác Chúng ta cũng nhận thấy trong các thể cận thể thì thể loại tuyệt cú được sử dụng tương đối nhiều Đây là thể thơ ngắn nhất TQ phù hợp với thị hiếu và
Trang 15nhu cầu của con người hiện đại Không những thể, vì là thể thơ ngắn nhất, ít câu chữ nhất nhưng vẫn phải truyền tải đến cho người đọc những nội dung sâu sắc nên có thể nói thể loại này là sự đúc kết và thăng hoa cảm xúc và kĩ thuật của người nghệ sĩ Qua đây chúng ta có thể nói rằng, thơ Đường đã đạt được những thành tựu tốt đẹp về phương diện nghệ thuật Các nhà thơ Đường đã mạnh dạn sáng tạo nhiều thể thơ mới lạ đem đến cho thơ ca những phong cách nghệ thuật độc đáo mà hàng nghìn năm trước chưa hề có.
- Về bản dịch: Chúng ta chủ yếu học thơ Đường qua bản dịch thơ, vì vậy việc tìm hiểu bản dịch có ý nghĩa rất quan trọng Dịch thuật là truyền thống lâu đời của dân tộc ta, công việc này tiến hành từ khi chữ Nôm xuất hiện và còn kéo dài cho đến ngày nay Lịch sử dịch thơ Đường bằng chữ Quốc ngữ bắt đầu bằng những bản dịch trên báo và tạp chí đầu thế kỷ XX, sau đó là trong những tuyển tập thơ Đường và cả trong các bộ văn học sử phần văn học đời Đường Dịch thuật là một công việc rất khó, không chỉ đòi hỏi người dịch phải hiểu được nguyên lý dịch thuật, nắm rõ văn bản tác phẩm mà còn phải thấm được vào hồn mình cái hồn của nó, có nghĩa là phải yêu nó Nếu không làm được những điều ấy thì bản dịch nếu không vụng về
về hình thức, câu từ thì cũng làm nhạt đi cái hay, cái sâu sắc của nội dung tác phẩm Thơ Đường là một trong những tinh hoa nghệ thuật của VHTQ và nhân loại Mỗi bài thơ Đường là một thế giới nghệ thuật độc đáo, gợi ít mà ý nhiều, cô đọng, hàm súc về nội dung, có tính chặt chẽ về niêm luật, thể loại, tính ước lê, cổ kính trang nghiêm… tạo thành một thể riêng biệt Chính bởi cái hay, cái độc đáo, tinh tế ấy của thơ Đường đã đặt ra cho các dịch giả một thách thức lớn: làm sao để có một bản dịch hay về một bài thơ Đường? Trên thực tế, mỗi dịch giả có một phong cách sáng tạo và cách dịch thâm thuý khác nhau dưới các khía cạnh thưởng ngoạn đa dạng với những nhận thức tinh tế, những cảm xúc nghệ thuật, những rung động thẩm mĩ đa chiều khi đọc thơ Đường, vì vậy, có rất nhiều bài thơ Đường mà số lượng bản dịch của
Trang 16bạc của Trương Kế và cả Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu Dịch giả ở nước ta
không chỉ dừng lại ở các nhà cựu học: Tùng Vân, Á Nam, Tản Đà mà cả những nhà Thơ Mới và thành viên của Tự lực văn đoàn Về thể loại các bản dịch, ngoài những bản dịch theo nguyên thể còn có thể lục ngôn, song thất lục bát, lục ngôn, hát nói
Qua khảo sát bản dịch và các dịch giả được lựa chọn trong SGK, chúng ta thấy trong cả hai bộ SGK năm 1989-90, có 7 tác phẩm với 7 dịch giả được lựa chọn Chúng ta thấy có những gương mặt khá tiêu biểu đó là: Tản Đà, Khương Hữu Dụng, Tương Như, Nguyễn Công Trứ, Ngô Tất Tố,
Nam Trân, Phan Huy Thục, trong đó Tản Đà dịch 2 tác phẩm (Nguyệt dạ và Hoàng Hạc lâu) Đây đều là những dịch giả nổi tiếng ở nước ta, bản dịch
của họ được nhiều người đón nhận và lựa chọn Các bản dịch của những tác giả này không những đảm bảo được tương đối về yêu cầu tín, đạt, nhã mà còn có giá trị nghệ thuật cao
Tiểu kết:
Trước đây trong chương trình Văn ở nhà trường PT các cấp có phần VHTQ VHTQ đưa vào trích giảng ở PTTH lúc đó gồm một số thần thoại,
truyền thuyết cổ đại Về Kinh thi - một tập thơ cổ điển của TQ ra đời cách đây
hơn 2500 năm – có trích giảng hai bài thơ ca dân gian phản ánh tinh thần đấu
tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân TQ thời cổ là bài Phạt đàn (Chặt gỗ đàn) và bài Thạc thử (Con chuột xù) Tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên được trích giảng hai đoạn: đoạn Bữa tiệc hồng môn (trích trong Cao tổ bản kỷ) và Liêm Pha và Lạn Tương Như (trích trong Liêm Pha và Lạn Tương Như liệt truyện) Về thơ Đường có bài Thạch Hào lại (Tên lại ở Thạch Hào) của Đỗ
Phủ Văn học hiện đại TQ chủ yếu là học các truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn
như AQ chính truyện và Cố hương dạy ở chương trình văn cuối cấp PTTH Tuy
không nhiều nhưng văn thơ TQ đưa vào trích giảng ở nhà trường PT lúc đó có tác dụng tốt để lại ấn tượng sâu sắc cho HS, nhất là giúp các em liên hệ so sánh với thơ văn VN học trong chương trình Ví dụ học hai bài thơ dân gian trong
Trang 17Kinh thi là Phạt đàn và Thạc thử HS có thể hiểu thêm phần ca dao chống đế quốc, phong kiến của VN Học AQ chính truyện của Lỗ Tấn, các em có thể liên
hệ so sánh với truyện Chí Phèo (Nam Cao)
Trong chương trình cải cách môn Văn ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989-90, phần VHTQ rất được chú ý Thơ, văn TQ đưa vào trích giảng
ở nhà trường PT chọn lựa có hệ thống và đầy đủ hơn Ở PTCS, các em được học một số bài thơ tiêu biểu của Lý Bạch và Đỗ Phủ Về Đỗ Phủ, các em học
bài thơ về chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo của ông Đó là bài Thạch Hào lại (Tên lại ở Thạch Hào) và bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Bài ca gió
thu tốc nhà) Hai bài thơ bài thơ này chẳng những có giá trị về nội dung mà còn có giá trị về nghệ thuật Về thơ lãng mạn của Lý Bạch, HS học ba bài đó
là bài Hành lộ nan (Đường đi khó) và hai bài thơ tả cảnh thiên nhiên Vọng
Lư Sơn bộc bố (Ngắm thác núi Lư), Tĩnh dạ tư (Suy nghĩ trong đêm thanh tĩnh).
Ở PTTH, HS lại được học ba nhà thơ lớn là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch
Cư Dị Về Đỗ Phủ, các em được tiếp xúc ba bài thơ trữ tình nổi tiếng của
ông đó là bài Thu hứng (Hứng thu) và Nguyệt dạ (Đêm trăng) (SGK miền Bắc); Đăng cao (Lên cao) (SGK miền Nam) Về Lý Bạch, các em được học bài thơ nói về tình bạn của ông đó là bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) và bài thơ Tảo phát Bạch Đế thành (Sáng ra đi từ thành Bạch Đế)
Bên cạnh đó, HS còn được học 2 bài thơ của 2 tác giả nổi tiếng của thơ
Đường là: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) và Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị).
Mặc dù các tác phẩm được chọn giảng trong chương trình SGK để dạy cho HS quá ít so với kho tàng thơ Đường đồ sộ của VHTQ nhưng đó đều là những tác phẩm điển hình có nội dung, tư tưởng đặc sắc và là đỉnh cao nghệ thuật của nền thi ca nhân loại Bất chấp khoảng cách địa lí cũng như khoảng cách về thời gian, những tác phẩm Đường thi với những giá trị nhân văn cao
Trang 18- Chỉ dùng tiêu đề phiên âm chữ Hán.
- Tên tác phẩm: viết hoa, in đậm
* SGK miền Nam năm 1990:
- Chỉ dùng tiêu đề phiên âm chữ Hán
- Tên tác phẩm: viết thường, in đậm
Về cách sử dụng tiêu đề tác phẩm, hai bộ SGK ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90 giống nhau ở chỗ là đều chỉ sử dụng tiêu đề phiên âm chữ Hán, tuy nhiên cách đánh máy văn bản lại có sự khác nhau: một bên là viết hoa in đậm và một bên là viết thường và in đậm Cách trình bày tiêu đề tác phẩm không chỉ khác nhau trong cùng một thời điểm biên soạn SGK năm 1990 mà so với các bộ SGK trước và sau nó, chúng tôi đã khảo sát và cũng nhận ra sự khác biệt Có rất nhiều cách trình bày tiêu đề tác phẩm: ngoài cách mà hai bộ SGK Văn 10 ở miền Bắc và miền Nam năm 1990 đã
sử dụng, còn có nhiều cách trình bày tiêu đề tác phẩm khác mà các bộ SGK Văn 10 sau này đã sử dụng Ví dụ:
Trang 19- Dùng tiêu đề chữ Hán là chính và tiêu đề tiếng Việt là phụ như bộ SGK Văn 10 chỉnh lí hợp nhất năm 2000 (Tiêu đề chữ Hán viết hoa, in đậm; tiêu đề tiếng Việt viết thường, in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc đơn ở phía dưới tiêu đề phiên âm chữ Hán, có chú thích ở những từ ngữ cần làm rõ).
2.2 Cách giới thiệu văn bản:
* Giống nhau:
- Qua khảo sát chúng tôi thấy về cách giới thiệu văn bản tác phẩm, cả hai bộ SGK ở miền Bắc và miền Nam đều giới thiệu cả phần phiên âm, dịch
nghĩa (hay dịch văn xuôi) và dịch thơ (trừ tác phẩm Tỳ bà hành do quá dài).
- So với các bộ SGK sau này, đây vẫn là cách trình bày chủ yếu mà những người biên soạn sách lựa chọn sử dụng Đây là một công việc có ý nghĩa quan trọng và thể hiện ý thức của người biên soạn bởi chúng ta đang học về thơ cổ TQ Ngoài việc hiểu được bản dịch nghĩa, dịch thơ, người học, người đọc còn phải rèn luyện năng lực tư duy thông qua việc tiếp cận với nguyên tác của tác phẩm Chúng ta phải có sự đối chiếu và đánh giá các bản dịch so với nguyên tác; cao hơn, chúng ta còn có thể có những cách dịch khác theo tầm nhận thức của chúng ta Vì vậy, theo chúng tôi đây là một cách giới thiệu văn bản mang tính truyền thống, phù hợp và cần được các nhà biên soạn lưu giữ
Tuy nhiên, khi đi vào từng phần văn bản được giới thiệu, chúng ta sẽ thấy có sự khác biệt về hình thức trình bày giữa hai bộ SGK mà chúng ta đang khảo sát
Trang 202.3 Về kênh hình trong SGK:
Kênh hình trong SGK mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây chính là những tranh ảnh minh họa cho mỗi bài học Đây chỉ là phần phụ của nội dung bài học nhưng lại có vai trò tích cực trong việc tăng tính trực quan sinh động của người đọc (người học) khi tiếp nhận văn bản tác phẩm Điều đặc biệt mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình khảo sát hai bộ SGK ở miền Bắc
và miền Nam năm 1990 là hai bộ sách này đều không có tranh ảnh minh họa cho mỗi bài học Đường thi (Riêng bài Khái quát thơ Đường trong SGK Văn
ở miền Nam có duy nhất một hình minh họa đó là: Tranh thủy mặc TQ thế
kỷ XII) Đến năm 2000, phần thơ Đường trong sách Văn 10 cũng chỉ bổ sung
tranh ảnh minh họa chân dung của hai nhà thơ tiêu biểu của Đường thi là Lý Bạch và Đỗ Phủ Chỉ đến những bộ SGK được biên soạn sau năm 2000, người ta mới chú ý đến việc dùng tranh ảnh để minh họa cho nội dung bài học Sự thay đổi này là một kết quả đáng ghi nhận
2.4 Cách thức trình bày nội dung bài học Đường thi trong SGK:
- Ở hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam đều có phần giới thiệu khái quát về thơ Đường (Nội dung và hình thức nghệ thuật)
Đây là một điểm đổi mới so với chương trình THCS Để hiểu một tác phẩm văn học mà nhất là tác phẩm đó lại thuộc một nền văn học đỉnh cao như văn học cổ TQ, chúng ta không thể xem xét tác phẩm đó như một chỉnh thể độc lập mà nhất thiết phải đặt nó trong các mối quan hệ Bài khái quát thơ Đường giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về thời đại, lịch sử văn hóa
xã hội TQ; giới thiệu cho chúng ta những đặc điểm chung về nội dung và hình thức của thơ Đường cũng như mối quan hệ giữa thơ Đường với VN (bổ sung trong cuốn SGK chỉnh lí năm 2000) Những tri thức này sẽ giúp chúng
ta có những sự liên hệ nhất định khi tiếp nhận văn bản tác phẩm
- Về trình tự cấu trúc bài học được sắp xếp như sau:
+ SGK Văn 10 ở miền Bắc năm 1990: Tên tác phẩm, tên tác giả, văn bản tác phẩm (gồm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ), chú giải, hướng dẫn học bài
Trang 21+ SGK Văn 10 ở miền Nam năm 1990: Tên tác phẩm, tên tác giả, tiểu dẫn, văn bản tác phẩm (gồm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ), chú thích, hướng dẫn học tập.
(SGK năm 2000: Tên tác giả, tiểu dẫn, tên tác phẩm, văn bản tác phẩm, chú thích, hướng dẫn học bài)
- Về cách thức trình bày dịch giả và xuất xứ bản dịch:
+ SGK Văn 10 ở miền Bắc năm 1990: chỉ in tên người dịch, không in xuất xứ bản dịch
Ví dụ: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng: Ngô Tất Tố dịch; Tảo phát Bạch Đế thành: Tương Như dịch; Thu hứng: Nguyễn Công Trứ dịch; Nguyệt dạ: Tản Đà dịch; Hoàng Hạc lâu: Tản Đà dịch (bản 1), Khương Hữu Dụng dịch (bản 2); Tỳ bà hành (không ghi tên người dịch)
+ SGK Văn 10 ở miền Nam năm 1990: in tên người dịch và in cả xuất
xứ của bản dịch
Ví dụ: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng: Ngô Tất Tố dịch (Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội – 1987); Đăng cao: Nam Trân dịch (Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội – 1987); Tỳ bà hành: Phan Huy Thục dịch (Thơ Đường, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội – 1987); Tảo phát Bạch Đế thành: Tương Như dịch (Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội – 1987); Hoàng Hạc lâu: Tản Đà dịch, Ngày nay số 80, 1937) (Giống với SGK Văn 10 chỉnh lí hợp nhất năm 2000)
- Về cách sắp xếp thứ tự các bài học trong SGK:
Bảng5: Bảng sắp xếp thứ tự các bài học trong SGK
Chúng ta đối chiếu qua 2 bảng thống kê sau:
• SGK miền Bắc năm 1990:
Trang 221 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch
5 Hoàng Hạc lâu (Đọc thêm) – Thôi Hiệu
Qua hai bảng thống kê trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, sách giáo khoa ở miền Bắc năm 1989-90 sắp xếp trình tự bài học theo tác giả nghĩa là học hết tác phẩm của tác giả này sẽ chuyển sang các tác phẩm của các tác giả khác, kể cả tác phẩm giảng chính và tác phẩm đọc thêm (Điểm này giống với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000) Còn ở sách giáo khoa miền Nam năm 1989-90 chúng ta lại thấy người biên soạn sắp xếp trình tự bài học theo vai trò của bài học đó trong nội dung chương trình nghĩa là học hết những bài học chính sẽ chuyển sang những bài đọc thêm cũng của chính tác giả đó
Như vậy, tuy cùng giảng dạy một nội dung Đường thi nhưng ngay trong năm 1989-90, hai bộ SGK ở miền Bắc và miền Nam đã có sự khác nhau về một số phương diện hình thức Đặt trong mối quan hệ so sánh với
bộ SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000 chúng ta càng thấy rõ những sự khác biệt và thay đổi của hai bộ SGK này: không chỉ khác nhau về kênh chữ,
Trang 23kênh hình mà còn trong cách thức trình bày nội dung bài học Đường thi trong SGK Những phương diện hình thức nãy sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về nội dung được soạn giảng trong những bộ SGK này cũng như giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về quan niệm của đội ngũ những người biên soạn SGK.
2.5 Cấu trúc chi tiết nội dung bài học Đường thi:
2.5.1 Bài khái quát về thơ Đường:
* SGK miền Bắc năm 1990:
- Bài khái quát về thơ Đường: có thể tóm lược cách trình bày và nội dung các mục lớn như sau:
GIỚI THIỆU CHUNG
Thơ Đường là một thành tựu hết sức rực rỡ và độc đáo, không chỉ của nền thơ ca cổ điển TQ mà của cả nền thơ ca nhân loại Hiện còn 48000 bài của trên 2300 tác giả
I NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN
- Về lịch sử xã hội: Sự thịnh hành của đời Đường (618 – 907) tạo có
sở vật chất thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa, văn học và thơ ca Sự biến An Lộc Sơn – Sử Tử Minh làm cho đất nước TQ rối ren Đây chính là chất liệu hiện thực cho các tác phẩm văn học
- Về văn hóa – tư tưởng:
+ Đời sống văn hóa phong phú đã nâng cao tầm hiểu biết của các nhà thơ tạo nên sụ đa dạng về phong cách trên thi đàn đời Đường
+ Các ngành nghệ thuật ở đời Đường: hội họa, âm nhạc, vũ đạo, thư pháp đều rất phát triển
+ Chế độ thi cử đời Đường coi trọng thơ ca
- Những đỉnh cao của thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy
Trang 24II MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:
1 Khái quát nội dung:
- Thơ Đuờng thường chỉ xoay quanh những đề tài quen thuộc như/; thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, phụ nữ
- Vượt lên trên sự trùng lặp đó thơ Đường đã để lại những tác phẩm độc đáo Nhiều nhà thơ Đường đã thể hiện một sự đồng cảm chân thành, một tình nhân ái sâu nặng trong lúc nêu lên những nỗi khổ của các tầng lớp nhân dân đương thời, nhất là nông dân và phụ nữ
Đường luật gồm ba dạng chính: bát cú (tám câu, có thể là “thất ngôn” hoặc “ngũ ngôn”), tuyệt cú (bốn câu) và bài luật (trường luật)
b) Luật thơ:
- Sự phối hợp các thanh bằng và trắc hết sức hài hòa
- Cấu trúc bài thơ hết sức chặt chẽ
c) Ngôn ngữ thơ: chữ dùng ở thơ Đường thường đơn giản nhưng rất tinh luyện Số chữ được dùng rất ít nên làm thơ Đường không thể sử dụng chữ tùy tiện
d) Tứ thơ: Tứ trong thơ Đường rất phong phú và đa dạng Cùng với các đặc điểm trên, đặc điểm này làm cho thơ Đường, đặc biệt là những bài bát cú và tuyệt cú, mang tính chất hàm súc nổi bật
Trang 25* SGK miền Nam năm 1990:
- Bài khái quát về thơ Đường: được trình bày như sau:
GIỚI THIỆU CHUNGThơ Đường là một thành tựu xuất sắc của nền thơ cổ Trung Hoa, đồng thời cũng là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử văn học thế giới Trong vòng 3 thế kỉ, thơ ca đời Đường đã để lại cho lịch sử tên tuổi của 2300 nhà thơ với khoảng 48000 bài thơ Nhưng sự phát triển rực rỡ của thơ Đường đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội của nó là một điều hoàn toàn có thể hiểu được
1 Hoàn cảnh xã hội đời Đường
- Nhà Đường lập nước (618 – 907)
- Kinh tế, xã hội phồn vinh, cục diện chính trị ổn định
- Giữa thế kỉ III, tình hình xã hội đời Đường có nhiều thay đổi Sau sự biến An Lộc Sơn, Sử Tử Minh khiến cho nhà Đường trở nên suy thoái
2 Nguyên nhân phát triển của thơ Đường
- Kinh tế phồn vinh, xã hội thái bình ở đầu đời Đường đã chuẩn bị cơ
sở vật chất cho sự phát triển của thơ ca
- Khi nhà Đường đi vào suy thoái, thơ đi sâu hơn vào những vấn đề của đời sống, khuynh hướng hiện thực phát triển mạnh
- Chế độ khoa cử “dĩ thi thủ sĩ” (dùng thơ để chọn người tài) của nhà Đường cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thơ Đường phát triển
- Về tư tưởng: bên cạnh Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo cũng phát triển mạnh
- Bên cạnh thi ca thì âm nhạc, vũ đạo, hội họa, điêu khắc cũng rất phát triển
3 Các thời kì và các tác giả tiêu biểu của thơ Đường:
- Thơ Đường có thể chia ra làm bốn thời kì: Sơ Đường (618 – 713), Thịnh Đường (713 – 766), Trung Đường (766 – 835) và Văn Đường (835 –
Trang 26907) Thời Thịnh Đường và Trung Đường là thời kì thành công hơn cả của thơ Đường.
- Các tác gia tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
4 Thành tựu nghệ thuật
Thơ Đường đạt được những thành tựu rực rỡ về mặt nghệ thuật Mặc
dù thời Đường luật thơ có phần chặt chẽ, nhưng nó không trái với quy luật của ngôn ngữ nên không làm trở ngại cho sáng tác Đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường là tính chất hàm súc mà lại có dư ba, lời ít mà ý nhiều, ý ở ngoài lời Thơ Đường thiên về biểu hiện những tình, những cảnh có tính chất tiêu biểu, phổ biến hơn là những cái cá thể, cá biệt Thơ Đường có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn học cổ của nhiều nước phương Đông như VN, Nhật Bản, Triều Tiên
Trên đây chúng tôi đã mô tả một cách ngắn gọn nhất hai bài khái quát thơ Đường trong hai bộ SGK Văn năm 1989-90 Qua đó chúng ta có thể rút
ra những nhận xét như sau:
- Điểm chung của hai bộ SGK này là đều có bài khái quát giới thiệu chung về thơ Đường, trình bày một số nội dung chính như: Nguyên nhân phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, đến năm 2000 có thêm phần mối quan hệ giữa thơ Đường với văn học VN Tuy nhiên, cách thức trình bày ở ba bộ SGK này lại có sự khác biệt
- Thứ nhất về dung lượng trang viết: sách giáo khoa miền Bắc, bài này trình bày trong hơn 5 trang giấy in khổ 14,5 x 20,5; sách giáo khoa miền Nam: trình bày trong 3 trang giấy (cả tranh minh họa) in khổ 14,4 x 20,5 Trong khi đó sách giáo khoa chỉnh lí năm 2000: trình bày trong 6 trang giấy cũng in khổ 14,5 x 20,5
- Thứ hai, về trình tự các phần được trình bày ở hai bộ SGK này cũng
có sự khác nhau, ở bộ SGK này, phần này được trình bày trước nhưng ở bộ SGK khác nó lại được trình bày sau Cách sắp xếp này thể hiện mục đích, ý
đồ của người biên soạn
Trang 27- Thứ ba, về nội dung trong từng phần: SGK miền Bắc, các nội dung của bài này được giới thiệu chi tiết và cụ thể hơn SGK ở miền Nam Một nội dung quan trọng mà cả hai bộ SGK ở miền Bắc và miền Nam mới chỉ đề cập đến mà chưa trình bày thật rõ ràng đó là: Mối quan hệ giữa thơ Đường với văn học VN Sau khi rút kinh nghiệm, đến năm 2000, trong bộ SGK chỉnh lí hợp nhất những người biên soạn sách đã đưa nội dung này thành một mục lớn
đó là mục III Thơ Đường với văn học VN Đây là một điểm đáng ghi nhận trong quá trình biên soạn SGK
2.5.2 Về tác giả:
* SGK miền Bắc năm 1990:
- Những tri thức về tác giả được trình bày trong phần chú giải bao gồm những nét rất ngắn gọn về tiểu sử, rất ít nhận xét về phong cách nghệ thuật của tác giả đó Ví dụ khi giới thiệu về Đỗ Phủ - một nhà thơ lớn thuộc trường phái Chủ nghĩa hiện thực của VHTQ:
“Đỗ Phủ (712 – 776) là nhà thơ hiện thực lớn nhất, không chỉ của đời Đường, mà của cả lịch sử thơ ca cổ TQ Đỗ Phủ làm thơ từ lúc mới 17 tuổi, lúc nhà Đường còn phồn vinh, song chủ yếu sáng tác trong và sau sự biến
An Lộc Sơn – Sử Tử Minh (755 – 763), lúc đất nước TQ chìm ngập liên miên trong cảnh loạn li Chiến tranh phong kiến đã làm cho cuộc sống nhân dân vô cùng điêu đứng Gia đình Đỗ Phủ cũng không phải là ngoại lệ Trong
11 năm cuối đời, Đỗ Phủ đưa gia đình đi lánh nạn khắp các vùng thuộc các tỉnh tây nam TQ (Cam Túc – Tứ Xuyên – Hồ Bắc – Hồ Nam) Năm 765, Đỗ Phủ rời Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên) về Vân An và năm 766 đến Quỳ Châu (đều thuộc Tứ Xuyên) ”
* SGK miền Nam năm 1990:
- Về tác giả: những tri thức về tác giả được đưa vào phần tiểu dẫn trước khi HS tiếp xúc với tác phẩm bao gồm: nhân thân, cuộc đời, sự nghiệp, những biến gắn liền với lịch sử, phong cách nghệ thuật
Trang 28Ví dụ: về nhà thơ Đỗ Phủ, SGK miền Nam năm 1990 đã giới thiệu những nét chính như sau:
“Đỗ Phủ (712 – 770) tự Tử Mĩ, người huyện Củng tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình quan lại tự lâu đời, cháu nội của Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng đầu đời Đường
Năm 20 tuổi, Đỗ Phủ đi du lịch trước sau ba lần với khoảng thời gian trên dưới mười năm
Năm 746, Đỗ phủ trở về Trường An dự kì thi tuyển thêm nhân tài do Đường Huyền Tông đề xướng Vì tên gian thần Lí Lâm Phủ không muốn đề bạt ai cả nên Đỗ Phủ cùng tất cả thí sinh dự khoa thi này đều bị đánh hỏng Không có nơi nương thân, Đỗ Phủ sống lang thang ở Trường An ít năm rồi
đi nơi khác
Năm 755, nhờ ba bài phú dâng cho Đường Huyền Tông trước đó, Đỗ Phủ được cử giữ chức quản lí cho quân giới Cũng năm đó loạn An Lộc Sơn bùng nổ Đỗ Phủ bị quân An Lộc Sơn bắt về Trường An Ông không chịu hợp tác nên đã trốn khỏi Trường An Từ đó về sau, Đỗ phủ đôi khi cũng có làm chức này, chức khác nhưng chỉ trong một thời gian ngắn Thời gian làm quan của Đỗ Phủ tổng cộng chưa đầy 3 năm
Mùa đông năm 770, Đỗ Phủ qua đời trên một chiếc thuyền rách nát,
để lại 1400 bài thơ Thơ Đỗ Phủ chứa chan nhiệt tình yêu nước thương dân, nhạy cảm với thời cuộc Thơ của ông cũng nói đến cảnh đẹp của thiên nhiên, nhưng đều chứa chan tình cảm đau thương đối với hiện thực.”
2.5.3 Về tác phẩm:
* SGK miền Bắc năm 1990:
- Về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, những yếu tố có liên quan đến tác phẩm cũng được in ở phần chú thích
Ví dụ: về xuất xứ bài thơ Thu hứng (Đỗ Phủ) được chú thích như sau:
“ Tại đây ông đã sáng tác chùm thơ Thu hứng nổi tiếng, gồm 8 bài
Chùm thơ thể hiện một cách sâu lắng, nhất quán điểm nổi bật trong tâm sự
Trang 29nhà thơ lúc bấy giờ là lòng thương nhớ quê hương da diết Bài thơ trên là bài
mở đầu, được xem như “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ.”
* SGK miền Nam năm 1990:
- Về tác phẩm: xuất xứ cũng như những tri thức liên quan đến tác phẩm được trình bày ở phần chú thích
Ví dụ: về bài thơ Đăng cao của Đỗ Phủ được giới thiệu nhu sau:
“Đăng cao là bài luật thi thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu) được Đỗ
Phủ sáng tác năm 767 lúc ở Quỳ Châu, trước khi mất 3 năm Âm hưởng chủ
đạo trong bài Đăng cao là bi thương, trầm uất Sự cô độc, lẻ loi, cộng thêm
cảnh nghèo nàn, lưu lạc, bất lực trước thực tại ở giai đoạn cuối đời đã mang đến cho thơ ông cái âm điệu này.”
Qua sự so sánh trên, chúng ta thấy những tri thức về tác phẩm mà người biên soạn lựa chọn để giới thiệu về cơ bản là đầy đủ và như nhau giữa hai bộ SGK Một điểm giống nhau nữa trong cách biên soạn của hai bộ SGK này là phần tác phẩm đều được trình bày ở phần chú thích phía sau văn bản tác phẩm Điều này cũng có phần hợp lí vì xuất xứ và nội dung tác phẩm thơ Đường thường được giới thiệu dựa trên những câu chữ có trong văn bản tác phẩm Vì vậy, khi đã cho HS tiếp cận với văn bản, người biên soạn mới tiến hành công việc giới thiệu xuất xứ tác phẩm ở phần chú thích
2.5.4 Phần chú thích:
Chú thích (hay còn gọi là chú giải) không phải là phần chính nhưng lại là một phần không thể thiếu trong bất kì cuốn sách nào đặc biệt là SGK Người ta sử dụng phần chú thích khi cần giải thích làm rõ nghĩa cho một số
từ ngữ khó hiểu hoặc có liên quan đến việc hiểu đúng, hiểu sâu về nguồ gốc, xuất xứ của văn bản Vì vậy, phần chú thích sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn đúng đắn hơn về các vấn đề được nói đên trong tác phẩm Chú thích tác phẩm trong SGK cũng không phải ngoại lệ Có nhiều cách đẻ chú thích một tác phẩm văn học: có thể chú thích theo tiêu chí địa văn hóa (giải thích
Trang 30thi pháp của tác phẩm Dù chú thích theo tiêu chí nào thì nội dung ở phần chú thích cần phải ngắn gọn, cô đọng và súc tích giúp người đọc tiếp nhận một cách dễ dàng nhất Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu một ví dụ trong cả hai
bộ SGK năm 1990 và so sánh với SGK năm 2000 xem những nhà biên soạn sách trình bày phần chú thích tác phẩm như thế nào? Chúng ta tìm hiểu chú
thích ở bài thơ Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)
(1) Lầu Hoàng Hạc: Xem chú thích ở bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch (Lầu Hoàng Hạc: một di tích văn
hóa nổi tiếng ở phía tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc Tương truyền Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây) (2) Hán Dương: một địa điểm bên sông Trường Giang thuộc tỉnh Hồ Bắc (3) Anh Vũ: một bãi bên sông Trường Giang ở phía tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc.”
* SGK miền Nam năm 1990:
Ở bộ SGK này đây là bài đọc thêm nên phần chú thích được trình bày
có phần ngắn gọn hơn, không giới thiệu về xuất xứ và chủ đề của tác phẩm
“(1) Lầu Hoàng Hạc: nằm ở góc tây nam thành Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc (2) Hán Dương: một địa điểm bên sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc (3) Anh Vũ: một bãi nổi trên khúc sông Trường Giang phía tây nam huyện
Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc”
Như vậy, cùng một tác phẩm nhưng mỗi bộ SGK lại chú thích theo một cách khác nhau dù sự phân biệt này là không lớn lắm Ở mỗi bộ SGK, chúng ta thấy khi cùng giải thích một từ ngữ nào đó đã có sự thêm bớt, hoặc
Trang 31bổ sung tùy vào tầm hiểu biết, tri thức cũng như ý đồ của người biên soạn Tuy nhiên những sự thay đổi, thêm bớt ấy là không đáng kể và không có sự khác nhau nhiều lắm Nhìn chung, tác giả biên soạn đã lựa chọn cách chú thích theo tiêu chí địa văn hóa tức là giải thích các địa danh và nhân danh được nhắc đến trong tác phẩm.
2.5.5 Mô tả nội dung Hướng dẫn tìm hiểu bài đối với thơ Đường:
a) Nội dung hướng dẫn tìm hiểu bài:
Toàn bộ chương trình thơ Đường trong hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam năm 1990 và cả trong bộ SGK chỉnh lí năm 2000 có 7 bài thơ Có những tác phẩm được tuyển chọn như nhau ở cả ba bộ SGK này, cũng có những tác phẩm được chọn giảng ở bộ SGK này nhưng lại không được chọn giảng ở bộ SGK khác mặc dù nó được ra đời cùng một thời diểm Và ngay
cả khi tác phẩm nào đó được tuyển chọn trong cả ba bộ SGK này thì hệ thống câu hỏi định hướng tìm hiểu bài cũng chưa hẳn đã có sự đồng nhất với nhau Sự khác nhau trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài này cũng nói lên rất rõ quan điểm và nhận thức của người biên soạn về tác phẩm đó Trước hết chúng ta tìm hiểu những tác phẩm cùng xuất hiện trong
cả ba bộ SGK mà chúng ta đang khảo sát để thấy rõ sự khác biệt này
a.1 Bài: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch:
- SGK miền Bắc năm 1990: có 3 câu hỏi, trong đó có 2 câu hỏi tập trung đi vào khai thác nội dung của bài thơ (Câu 1: Phân tích vị trí của hai câu đầu trong bài thơ; Câu 3: Hai câu đầu tả cảnh hay tả tình?); 1 câu hỏi tổng hợp (Câu 2: Đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và rút ra những nhận xét cần thiết)
- SGK miền Nam năm 1990: có 4 câu hỏi, trong đó có 1 câu hỏi về nghệ thuật (Câu 1: Thơ Đường luật có những thể gì? Những thể ấy có đặc điểm gì về số câu số chữ, cách kết cấu? Thể loại của nguyên tác bài thơ? Thể loại bản dịch thơ?); 2 câu hỏi khai thác nội dung (Câu 2: Cách thể hiện tình
Trang 32trời – dòng sông); 1 câu hỏi yêu cầu HS học thuộc nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ đặc biệt là hai câu cuối.
- SGK năm 2000: có 3 câu hỏi trong đó có 2 câu hỏi khai thác nội dung (Câu 1: hai câu đầu có phải chỉ tường thuật sự việc thuần túy không?; Câu 3: Hai câu thơ sau là tả cảnh hay tả tình?); và 1 câu yêu cầu HS đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và rút ra nhận xét cần thiết
Như vậy chúng ta thấy nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài của bài
thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ở ba bộ SGK
trên đã có sự khác biệt rõ nét Cách hỏi và hướng khai thác vấn đề mà tác giả biên soạn đưa ra định hướng cho HS tiếp nhận tác phẩm cũng khác nhau Ở
bộ SGK miền Bắc năm 1990, các câu hỏi của bài này chỉ được đưa ra rất ngắn gọn, không gợi ý nhiều cho HS mà yêu cầu HS phải tự phân tích dựa vào tư duy trừu tượng của mình Còn ở bộ SGK miền Nam năm 1990 thì các câu hỏi mang tính chất gợi ý nhiều hơn giúp HS dễ hình dung ra câu trả lời hơn Đến bộ SGK năm 2000, các câu hỏi đưa ra không quá ngắn gọn mà gợi
ý cũng vừa phải giúp HS có thể gắn giữa những tri thức cụ thể với tư duy trừu tượng của mình Đó là một kĩ năng cần thiết trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học
a.2 Bài: Đăng cao – Đỗ Phủ:
- SGK miền Bắc năm 1990: không có tác phẩm này
- SGK miền Nam năm 1990: có 2 câu hỏi trong đó cả 2 câu hỏi đều khai thác nội dung (Câu 1: Đỗ Phủ sáng tác bài Đăng cao vào lúc nào? Hoàn cảnh sống của Đỗ Phủ về vật chất và tinh thần lúc đó ra sao?; Câu 2: Nhận xét cách tả cảnh trong 4 câu thơ đầu? Tâm trạng của nhà thơ có mối liên hệ như thế nào giữa bốn câu đầu và bốn câu cuối?)
So với hai bộ SGk ở miền Bắc và miền Nam năm 1989 – 1990 mà đặc biệt là SGK miền Nam, bộ SGK chỉnh lí năm 2000 có phần chú trọng hơn trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi mà các tác giả biên soạn đưa ra Ở đây, mặc dù là bài đọc thêm nhưng hệ thống câu hỏi
Trang 33định hướng học bài được soạn giảng khá chi tiết bao gồm 4 câu hỏi, trong đó
có 3 câu đi vào khai thác nội dung bài thơ (Câu 1: Bài này nên chia làm 2 hay 4 phần để phân tích? Vì sao?; Câu 2: Cảnh thu được cảm nhận qua 4 câu thơ đầu có những đặc điểm gì?; Câu 3: Nỗi lòng của nhà thơ lúc “lên cao” được biểu hiện qua 4 câu thơ cuối như thế nào?) và 1 câu đi vào khai thác hình thức nghệ thuật của bài thơ (Câu 4: Nhịp điệu thơ, từ ngữ, chi tiết chỉ
âm thanh, màu sắc và sự chuyển động) Các câu hỏi chủ yếu vẫn thiên về việc khai thác nội dung tác phẩm, nhưng bên cạnh đó vẫn có câu hỏi gợi ý
HS về các hình thức nghệ thuật nổi bật trong bài thơ bởi thông qua việc nắm vững các biện pháp nghệ thuật, HS sẽ dễ dàng triển khai tìm hiểu nội dung tác phẩm hơn
a.3 Bài: Thu hứng – Đỗ Phủ:
- SGK ở miền Bắc năm 1990: có 4 câu hỏi trong đó có 2 câu thiên về nội dung (Câu 2: Đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong 4 câu thơ đầu; Câu 3: Phân tích nỗi lòng của nhà thơ được biểu hiện trong 4 câu thơ sau); 1 câu hỏi thiên về nghệ thuật (Câu 1: Chí bố cục bài thơ như thế nào thì hợp lí?) và 1 câu mang tính chất tổng hợp (Câu 4: Tìm mối liên hệ chặt chẽ giữa hai phần của bài thơ, từ đó chỉ ra tính nhất quán cao của một bài thơ Đường luật có giá trị)
- SGK ở miền Nam năm 1990: không học tác phẩm này
So với bộ SGK miền Bắc, ở bộ SGK chỉnh lí năm 2000 số lượng câu hỏi đã tăng lên 5 câu trong đó đã có 3 câu đi vào khai thác nội dung tác phẩm (Câu 3: Đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong 4 câu thơ đầu ?; Câu 4: Phân tích nỗi lòng của nhà thơ được biểu hiện trong 4 câu thơ sau; Câu 5: Mối liên hệ chặt chẽ giữa hai phần của bài thơ, từ đó chỉ ra tính nhất quán cao của một bài thơ Đường luật có giá trị); 1 câu hỏi yêu cầu xác định
bố cục bài thơ (Câu 2) và 1 câu hỏi yêu cầu HS đối chiếu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ (Câu 1) Các tác giả biên soạn vẫn rất chú ý đến việc khai thác
Trang 34Có thể cùng hỏi về một vấn đề nhưng cách đặt câu hỏi và đặt vấn đề cho HS vẫn có sự khác nhau rõ rệt.
a.4 Bài: Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu:
- SGK miền Bắc năm 1990: có 3 câu hỏi trong đó có hai câu hỏi thiên
về nghệ thuật (Câu 1: Đặc điểm về âm điệu của Hoàng Hạc lâu so với các bài thơ Đường luật khác; Câu 2: Phép đói được sử dụng trong bài thơ với mục đích gì?) và 1 câu hỏi tổng hợp (Câu 3: Đánh giá giá trị của tác phẩm)
- SGK miền Nam năm 1990: ở bộ SGK này, đây là bài đọc thêm nên không có câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài
Ở bài thơ này, tác giả biên soạn sách đã quan tâm đến việc khai thác những chi tiết về nghệ thuật hơn là các chi tiết về nội dung Bộ SGK năm
2000 cũng có chú trọng đến điều này Có thể hiểu được mục đích biên soạn
của các tác giả bởi Hoàng Hạc lâu là một đỉnh cao nghệ thuật không chỉ của
Thôi Hiệu mà còn của cả nền thơ Đường nói chung
a.5 Bài: Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị:
- SGK miền Bắc năm 1990: có 3 câu hỏi trong đó 1 câu hỏi về nội
dung (Câu 1: Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Tỳ bà hành); 1 câu hỏi về
nghệ thuật (Câu 3: Nghệ thuật tả tiếng đàn của người ca nữ) và 1 câu gợi
ý về cách phân tích đoạn miêu tả tiếng đàn lần thứ hai của người ca nữ (Câu 2)
- SGK miền Nam năm 1990: có 4 câu hỏi trong đó 1 câu hướng dẫn cách đọc bài (Câu 1); 2 câu hỏi thiên về nội dung (Câu 2: Tâm trạng của người chơi đàn?; Câu 4: Tác dụng của việc miêu tả tiếng đàn?) và 1 câu hỏi
về nghệ thuật (Câu 3: Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn)
Số lượng câu hỏi ở hai bộ SGK này đã có sự chênh lệch nhưng không đáng kể Đến bộ SGK năm 2000 thì sự chênh lệch có phần rõ hơn, đặc biệt là so với SGK miền Bắc Ở bộ SGK này có 5 câu hỏi trong đó có 4 câu hỏi về nội dung bài thơ (Câu 1: Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Tỳ bà hành; Câu 2: Những yếu tố nào làm cho Tư mã Giang Châu và người ca nữ
Trang 35từ chỗ hoàn toàn không quen biết nhau đi đến dần hiểu biết, thông cảm lẫn nhau và đến cuối bài dường như hòa nhập tâm tư làm một?; Câu 4: Điểm giống nhau trong cảnh ngộ và tâm sự của tác giả và người ca nữ); 1 câu hỏi
về nghệ thuật (Câu 3: Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn) và 1 câu tổng hợp (Câu 5: Đánh giá những ý kiến nhận xét về tác phẩm) Tuy nhiên dù với số lượng nhiều hay ít thì các câu hỏi này đều nhằm khai thác tác phẩm trên hai lĩnh vực là nội dung và nghệ thuật Các câu hỏi có tăng lên ở bộ SGK khác cũng chỉ là tăng thêm số lượng câu hỏi về nội dung, còn chỉ có một câu hỏi duy nhất về nghệ thuật đó là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn trong tác phẩm Điều đó cho thấy nghệ thuật miêu tả tiếng đàn là một điểm sáng trong tác phẩm và không thể không khai thác
a.6 Bài: Tảo phát Bạch Đế thành – Lý Bạch:
- SGK ở miền Bắc năm 1990: Có 3 câu hỏi, trong đó có hai câu hỏi khai thác nội dung (Câu 1: Những đặc điểm trong cảnh sắc thiên nhiên từ Bạch Đế đến Giang Lăng?; Câu 2: Cuộc hành trình trong hai câu thơ sau có
gì giống và khác với hai câu thơ trước?) và 1 câu hỏi mang tính chất phân tích, tổng hợp (Câu 3: Chứng minh nhận định sau: “Không một chữ “dốc”, một chữ “cao”, một chữ “nước”, song độ cao của thành Bạch Đế, độ dốc của con sông, tốc độ của dòng nước chảy hiện rõ lên như tranh vẽ Ở dây không chỉ có khí thế ào ạt của sông Trường Giang tuôn về đông mà còn cái xông xáo, hăm hở của một con người tràn trề sức sống”)
- SGK ở miền Nam năm 1990: là bài đọc thêm nên không có câu hỏi hướng dẫn đọc bài
Ở bài thơ này, chúng ta thấy các câu hỏi được sử dụng để định hướng tìm hiểu bài đã có sự đồng nhất với nhau giữa hai bộ sách năm 1989-90 và
cả bộ sách năm 2000 Điều đó chứng tỏ những câu hỏi này về một phương diện nào đó đã đáp ứng được yêu cầu mà tác phẩm đặt ra
a.7 Bài: Nguyệt dạ - Đỗ Phủ:
Trang 36Bài này chỉ được đưa vào phần bài đọc thêm trong SGK ở miền Bắc năm 1990 nhưng đây lại là bài có nhiều câu hỏi hướng dẫn học bài nhất trong toàn bộ tác phẩm Đường thi được chọn giảng trong SGK phổ thông Bài này có 6 câu hỏi trong đó có 5 câu hỏi khai thác nội dung như sau:
Câu 1: Phát hiện ra mối liên hệ giữa những cảnh tưởng tượng trong bài thơ?
Câu 2: Phân tích tình cảm của Đỗ Phủ đối với vợ trong hai câu đầu?Câu 3: Phân tích tình cảm của Đỗ Phủ đối với con trong hai câu thực?Câu 4: Phân tích cách lí giải về hai câu luận của bài thơ?
Câu 6: Hình ảnh của Đỗ Phủ có bị mờ nhạt khi chỉ nói về vợ con?
Và chỉ có câu hỏi số 5 là yêu cầu HS đối chiếu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy hai câu kết ở cả hai bản dịch thơ đã đánh rơi mất một hình ảnh rất quan trọng: ánh trăng
Trên đây là toàn bộ nội dung câu hỏi trong phần tìm hiểu bài trong cả
ba bộ SGK mà chúng ta đang tiến hành khảo sát Nhìn chung, tất cả các câu hỏi dù được hỏi bằng cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, dài hay ngắn, có gợi
mở hay không và số lượng câu hỏi ít hay nhiều thì hầu như đều đi vào khai thác tác phẩm theo hai phương diện: nội dung và hình thức, đồng thời còn
có những câu hỏi tổng hợp đánh giá tác phẩm Việc sử dụng nhiều câu hỏi
về nội dung hơn hay sử dụng nhiều câu hỏi về nghệ thuật hơn phụ thuộc vào giá trị của từng tác phẩm cũng như việc người biên soạn sách hiểu tác phẩm đó ở góc độ nào? Một điểm đặc biệt cho thấy điểm khác nhau giữa hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90 đó là
ở bộ SGK miền Nam năm 1990, những bài đọc thêm không có hệ thống câu hỏi định hướng bài học trong khi đó ở bộ SGK miền Bắc năm 1990 và
bộ SGK chỉnh lí năm 2000 đều trình bày rất rõ ràng Đây là điều cần thiết
và có ý nghĩa vì bài đọc thêm cũng cần phải có những định hướng, cơ sở nhất định để HS có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm Để có cái nhìn sâu sắc hơn
Trang 37về phần Hướng dẫn học bài, chúng ta đi vào tìm hiểu phần Đặc điểm câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài ngay sau đây.
b) Đặc điểm về số lượng câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài:
Qua việc trình bày nội dung câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài ở ba bộ SGK trên chúng ta thấy rằng hệ thống câu hỏi được biên soạn để định hướng cho HS tìm hiểu bài ở đây không chỉ khác nhau về số lượng mà còn khác nhau ở đặc điểm và tính chất của các câu hỏi Chúng ta theo dõi các bảng khảo sát sau:
Bảng 6: Xin xem trang bên
Bảng 6: Bảng thống kê số lượng câu hỏi của từng tác phẩm trong
ba bộ SGK từ 1990 – 2000:
Bắc 1990
SGK miền Nam 1990
SGK năm 2000
Trang 38- Có những tác phẩm đưa vào giảng dạy nhưng là tác phẩm đọc thêm
nên không có câu hỏi hướng dẫn học bài: Tảo phát Bạch Đế thành – Lý Bạch và Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu trong SGK miền Nam năm 1990.
Xét về tổng số, SGK chỉnh lí năm 2000 có số lượng câu hỏi nhiều hơn
cả (23 câu hỏi chiếm 41,8 %), SGK miền Bắc năm 1990 đứng thứ 2 (có 22 câu hỏi chiếm 40 %) và SGK miền Nam năm 1990 có số lượng câu hỏi ít nhất (10 câu chiếm 18,2 %)
Nhìn tổng thể chúng ta thấy tương quan số lượng câu hỏi được tuyển chọn trong ba bộ SGK (trừ những bài không có câu hỏi) có thể chia ra làm các trường hợp sau:
- Không thay đổi về số lượng câu hỏi: bài Tảo phát Bạch Đế thành –
Lý Bạch ở hai bộ SGK miền Bắc năm 1990 và SGK chỉnh lí năm 2000 đều
là 3 câu; bài Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu ở cả 2 bộ SGK trên cũng là 3 câu.
- Số lượng câu hỏi dao động trong sự thêm bớt 1 câu: bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch (3 câu ở SGK miền
Bắc năm 1990, 4 câu ở SGK miền Nam năm 1990 3 câu ở SGK chỉnh lí
năm 2000); bài Thu hứng – Đỗ Phủ (4 câu ở SGK miền Bắc năm 1990, 5 câu
ở SGK chỉnh lí năm 2000)
- Số lượng câu hỏi tăng thêm quá 1 câu: bài Đăng cao – Đỗ Phủ (2 câu ở SGK miền Nam năm 1990, 4 câu ở SGK chỉnh lí năm 2000); bài Tỳ
bà hành – Bạch Cư Dị (3 câu ở SGK miền Bắc năm 1990, 4 câu ở SGK
miền Nam năm 1990, 5 câu ở SGK chỉnh lí năm 2000)
- Riêng trường hợp bài Nguyệt dạ - Đỗ Phủ, tuy chỉ là bài đọc thêm và
chỉ được tuyển chọn trong bộ SGK miền Bắc năm 1990 nhưng số lượng câu hỏi lại nhiều nhất (6 câu) so với tất cả các tác phẩm trong chương trình thơ Đường ở cả ba bộ SGK trên
Sự thay đổi về số lượng câu hỏi trong ba bộ SGK trên tuy không đáng
kể nhưng nó thể hiện nhận thức của người biên soạn về giá trị của tác phẩm
Hệ thống câu hỏi thay đổi về số lượng suy cho đến cùng cũng nhằm giúp HS tiếp thu tác phẩm một cách tốt nhất
Trang 39c) Đặc điểm về ý nghĩa của câu hỏi:
Xét về mặt ý nghĩa câu hỏi, chúng tôi tạm thời có thể chia hệ thống câu hỏi trong SGK thành 3 trường hợp sau:
- Câu hỏi khai thác nội dung: phân tích cảnh thiên nhiên, phân tích tâm trạng, nỗi niềm; lí giải câu chữ trong tác phẩm, so sánh ý nghĩa của các câu thơ, diễn biến thời gian, diễn biến tâm trạng, tìm mối liên hệ giữa các hình ảnh trong bài thơ
- Câu hỏi khai thác nghệ thuật: xác định bố cục, nghệ thuật sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, âm điệu, nhịp điệu câu thơ, tính nhạc, tính họa trong bài thơ
- Câu hỏi tổng hợp: chứng minh một nhận định nào đó về bài thơ, đánh giá giá trị của tác phẩm, nêu cảm nhận về bài thơ, về nhà thơ, khái quát đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, hướng dẫn cách đọc, cách tìm hiểu bài, đối chiếu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ
Theo tiêu chí phân loại trên, chúng tôi khảo sát tác phẩm và có bảng thống kê sau:
Bảng 7: Bảng tương quan tỉ lệ giữa các loại câu hỏi chia theo phương diện nghĩa:
SGK
Ý nghĩa câu hỏi
Khai thác nội dung Khai thác nghệ
thuật Câu hỏi tổng hợp
Số lượng
câu hỏi
Tỉ lệ(%)
Số lượng câu hỏi
Tỉ lệ(%)
Số lượng câu hỏi
Tỉ lệ(%)Miền
Bắc
1990
Trang 401990 gần như tương đương nhau và không có sự chênh lệch nhiều lắm So với bộ SGK chỉnh lí năm 2000 thì có một số thay đổi Ở bộ sách này, các câu hỏi khai thác nội dung vẫn chỉếm tỉ lệ nhiều nhất (15/23 câu chiếm 65,2%) nhưng tỉ lệ câu hỏi tìm hiểu nghệ thuật đã có sự chênh lệch so với câu hỏi tổng hợp: câu hỏi khai thác nghệ thuật là 5/23 chiếm 21,7%; câu hỏi tổng hợp là 3/23 chiếm 13,1% Điều này chứng tỏ SGK năm 2000 đã chú trọng hơn trong việc khai thác các hình thức nghệ thuật của tác phẩm, trên
cơ sở đó đi vào tìm hiểu nội dung bài thơ một cách sâu sắc và toàn diện hơn
Nhìn theo hàng dọc và so sánh giữa ba bộ SGK trên chúng ta thấy, câu hỏi khai thác nội dung tăng lên sau đợt chỉnh lí hợp nhất năm 2000 (từ 54,5% và 60 % ở hai bộ sách năm 1990 tăng lên 65,2 % năm 2000) Câu hỏi khai thác nghệ thuật trong ba bộ SGK chênh lệch trong khoảng 20 – 23% còn câu hỏi tổng hợp đến năm 2000 thì có xu hướng giảm (từ 22,8% và 20% năm 1990 giảm xuống còn 13,1% năm 2000) Tỉ lệ này vẫn còn nhiều thay đổi trong những lần cải cách SGK về sau này