Quá trình tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong 2 bộ văn sgk 10 cải cách (Trang 58)

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

3.2.1.Quá trình tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam:

1 Như trên 2 Như trên.

3.2.1.Quá trình tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam:

Trước khi đi vào lí giải việc tuyển chọn thơ Đường trong hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90, chúng tôi muốn khảo cứu một đôi điều về quá trình tiếp nhận thơ Đường ở VN. Mục đích của việc khảo cứu này là cho chúng ta có những hiểu biết khái quát về quá trình thơ Đường du nhập và có ảnh hưởng sâu rộng tại VN. Quá trình tiếp nhận VHTQ nói chung và thơ Đường nói riêng trải qua nhiều giai đoạn và nhiều

1 Dẫn theo: Đường thi trong SGK PT ở Việt Nam, Mạnh Thị Minh, KLTN khoa Ngữ văn Sư phạm, ĐH KHXH&NV, HN, 2007. văn Sư phạm, ĐH KHXH&NV, HN, 2007.

biến cố gắn liền với tình hình chính trị xã hội ở nước ta. Từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm l945, quan hệ văn học VN - TQ rơi vào thế bất ổn so với những thế kỷ trước đó. Trước hết là do sự chi phối mạnh mẽ của thực dân Pháp. Ngay từ buổi đầu xâm lược, dù theo đường lối “đồng hóa” hay “hợp tác”, thực dân Pháp cũng đều xem việc tách VN ra khỏi ảnh hưởng của TQ là một trong những biện pháp hữu hiệu để nô dịch. Chúng cũng sớm nhận ra chữ Nho là một cản trở lớn đối với sự phát triển của nền văn minh châu Âu và là lợi khí của người Việt trong việc tiếp thu văn minh Trung Hoa, Nhật Bản. Thay chữ Nho bằng chữ quốc ngữ Latinh để từng bước thay toàn bộ bằng chữ Pháp, triệt tiêu hoặc gạt bỏ Hán học ra khỏi địa vị chính thống là những chủ trương thâm độc và nhất quán của thực dân Pháp và chúng cũng đã khá thành công. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng gắn với nhận thức đương thời về xu thế văn hóa - lịch sử của thời đại, cụ thể là của Á Đông trước làn sóng bành trướng của phương Tây. Đó là xu thế theo gương Nhật, học tập theo mô hình văn minh phương Tây để tự cường. Trong bối cảnh đó quan hệ văn hóa, văn học Việt - Trung từng bước bị đẩy vào hàng thứ yếu. Ở một góc độ nào đó cũng có thể nói, có một quá trình “giải thiêng” đối với mẫu hình Trung Hoa. Đến những năm bốn mươi, Hoài Thanh cũng cho rằng TQ hiện đại không có gì, chỉ còn cái đẹp cổ xưa như sứ Giang Tây, thơ Đường1.

Tình hình trên hạn chế nhiều mặt đến giao lưu văn hóa, văn học Việt - Trung. Đó là điều đáng tiếc, nhất là trong lúc vận động văn học hai nước có nhiều nét tương đồng và nền văn học mới TQ cũng có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên cũng chính trong sự “phân giải quan hệ” này lại nổi lên khá rõ đặc trưng vai trò của VHTQ với văn học VN trong tiến trình hiện đại hóa. Tiếp nhận văn học cổ TQ đặc biệt là thơ Đường trong tiến trình hiện đại hóa văn học một mặt cho thấy VHTQ, trong hoàn cảnh quan hệ rất không thuận chiều, vẫn ảnh hưởng khá sâu rộng ở VN, mặt khác cũng phản ánh xu thế phát

triển của nền văn học mới. Đó là nền văn học phát triển theo xu hướng gắn bó với đời sống hiện thực, với đại chúng đồng thời biết tiếp nhận những thành tựu mẫu mực của nhân loại để tạo nên những giá trị đặc sắc trên tiến trình hiện đại hóa mà việc tiếp biến Đường thi trong Thơ Mới là một trong những biểu hiện tiêu biểu. GS. Trần Đình Sử trong Lý luận và phê bình văn học có

nói rằng: “Đặc sắc của văn học VN như là một nền văn học dân tộc độc đáo

chính là ở cách tiếp nhận, ứng xử của nó đối với tác động ảnh hưởng của nước ngoài”. Từ phương diện thể loại cho đến đề tài, chủ đề, từ phần thơ chữ Hán cho đến thơ Nôm của dân tộc ta đều ghi dấu ấn đậm nét của Đường thi. Các nhà nho VN đã coi các danh gia TQ là cổ nhân của mình, lấy thơ Đường làm khuôn mẫu, coi là “khuôn vàng thước ngọc”, tiếp nhận với sự lựa chọn và sáng tạo.

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, thơ Đường đã khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó trong lòng lịch sử nhân loại cũng như trong tiến trình phát triển của văn học VN. Ban đầu thơ Đường xuất hiện trên các báo, tạp chí, năm 1917, với sự ra đời của Nam Phong tạp chí (do Phạm Quỳnh chủ biên), thơ Đường đã tìm được chỗ đứng cho mình. Có thể nói đây là tạp chí đi đầu trong việc dịch, giới thiệu thơ Đường và để lại nhiều bản dịch có giá trị. Không dừng lại ở đó, thơ Đường còn xuất hiện trong các tuyển tập, trong đó bao gồm cả tuyển chọn, dịch thuật, nghiên cứu và phê bình thơ Đường. Về sau này, thơ Đường đã được biên soạn và đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Những tác phẩm được tuyển chọn và biên soạn trong SGK từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông đều là những kiệt tác trong kho tàng thi ca đồ sộ đời Đường. Việc tuyển chọn tác phẩm này hay tác phẩm khác, tác giả này hay tác giả khác không phải đơn thuần là việc thích hay không thích, hay hoặc không hay mà nó bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa có liên quan đến vấn đề lịch sử xã hội. Đặc biệt khi hai bộ SGK Văn 10 cùng song song tồn tại ở miền Bắc và miền Nam năm học 1989 - 1990 nhưng việc biên soạn và tuyển chọn thơ Đường trong hai bộ sách này lại khác nhau,

điều đó chứng tỏ có những nguyên nhân khác nhau chi phối việc tuyển chọn đó. Qua khảo sát, chúng tôi có thể chia ra hai hướng tuyển chọn chính trong SGK đó là tuyển chọn bên trong và tuyển chọn bên ngoài. Tuyển chọn từ bên trong thể hiện ở việc người biên soạn đã chọn tác giả, tác phẩm nào và cách hướng dẫn học bài ra sao; còn tuyển chọn từ bên ngoài là việc người biên soạn chọn bản dịch của tác giả nào để đưa vào giảng dạy. Nhìn dưới góc độ mỹ học tiếp nhận, chúng ta có thể gọi đó là quá trình tiếp nhận trong tiếp nhận.

Trước hết về quá trình tuyển chọn các tác giả được soạn giảng trong chương trình SGK, chúng ta thấy mặc dù hai bộ SGK Văn 10 ở miền Bắc và miền Nam năm 1990 có sự sắp xếp và tuyển chọn chương trình Đường thi khác nhau nhưng các tác giả được tuyển chọn trong chương trình này đều là những nhà thơ kiệt xuất của nền văn học cổ đời Đường. Đó là bốn nhà thơ lớn: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị. Nói đến thành tựu của thơ Đường mà không nhắc đến vai trò của những đại thi hào này thì đó là một sự thiếu sót lớn. Bởi đưa thơ Đường lên đến tuyệt đỉnh đó chính là nhờ ở sự đóng góp của những thi nhân kể trên. Sở dĩ như vậy vì họ có tư tưởng phóng khoáng, chân trời kiến thức rộng mở và khi cần, có thể vượt khỏi lối suy nghĩ, cách nhìn thường hữu để tìm những hướng đi mới, những nguồn cảm hứng mới khiến cho vườn thơ đời Đường luôn luôn có thêm những “kỳ hoa dị thảo”.

Song song với việc tuyển chọn tác phẩm của các tác giả này đưa vào chương trình giảng dạy là việc cung cấp những kiến thức văn học sử có liên quan đến thời đại sản sinh ra nó. Điều này là hết sức cần thiết bởi “tác phẩm văn học không tồn tại một cách riêng lẻ - dù nó luôn luôn là các sáng tạo không lặp lại – mà là trong các tập hợp yếu tố gần gũi, không đồng nhất”[46, 7]. Để hiểu được văn bản tác phẩm thì nhất thiết phải đặt văn bản đó trong tập hợp những tri thức khoa học có liên quan, đó là những tri thức về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, mở rộng hơn đó là bối cảnh lịch sử xã hội mà tác giả đó tồn tại và sáng tạo tác phẩm. Chính vì vậy ở

“Khái quát về thơ Đường” trước khi đi vào tìm hiểu từng bài học cụ thể. Văn chương tồn tại như một dòng chảy, miêu tả dòng chảy đó là nhiệm vụ của lịch sử văn chương. Dòng chảy của lịch sử văn chương theo một quan điểm mới mẻ là dòng chảy của tiếp nhận văn chương. Dạy lịch sử văn chương, trên dòng chảy của tiếp nhận, không thể không có sự đối sánh tiếp nhận, đặc biệt là đối sánh “tiền tiếp nhận”. Tác phẩm văn chương dù có khi là sản phẩm xuất thần cũng phải là sản phẩm của một thời đại lịch sử, của các cá nhân tác giả. Từ thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại, các cá nhân tác giả thông qua lí tưởng văn hoá - thẩm mĩ của thời đại để tạo nên tác phẩm: nhà văn sáng tác văn chương từ thời đại mình và cho thời đại mình. Nhưng nhà văn còn sáng tác cho cả thời đại tiếp sau. Mỗi thời đại đã tạo nên cho các nhà văn các tiêu chuẩn để phản ánh hiện thực và đánh giá hiện thực. Mỗi thời đại cũng đề ra các tiêu chuẩn cho sự tiếp nhận văn học. Mọi sự tiếp nhận văn học đều phản ánh nhu cầu thẩm mỹ của thời đại và phục vụ trở lại cho nhu cầu thẩm mỹ của thời đại đó. “Nếu sáng tác văn chương là phản ánh thời đại và đánh giá thời đại thì tiếp nhận văn chương là sự kiểm nghiệm chính xác và phù hợp của sự phản ánh và đánh giá đối với đương thời” [46, 9]. Như vậy dạy lịch sử văn chương theo quan điểm tiếp cận lịch sử - phát sinh và lịch sử - tiếp nhận theo dòng lịch sử cũng sẽ đồng thời dạy cho HS bộ mặt tinh thần có tính truyền thống của lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước.

Tri thức văn học sử được các nhà nghiên cứu khái quát từ thực tiễn văn học của một đất nước qua các giai đoạn lịch sử, theo một quan điểm học thuật nhất định. Các tri thức đó mang tính khoa học. Dựa vào nhà trường, các tri thức đó được chọn lọc, cấu trúc lại phù hợp với mục tiêu đào tạo và đặc điểm lứa tuổi. Kiến thức nhà trường là kiến thức chuyển hoá từ kiến thức khoa học sang kiến thức của chương trình và SGK. Đến lượt nó, kiến thức chương trình và SGK lại do GV chuyển thành kiến thức phụ thuộc vào thời lượng cụ thể của từng lớp HS. Với đối tượng là HS lớp 10 THPT, chương trình SGK đã biên soạn khối lượng kiến thức văn học sử một cách vừa phải, không quá sức

đối với năng lực tiếp nhận của HS mà vẫn đảm bảo cung cấp cho HS những tri thức cơ bản liên quan đến thời đại nhà Đường. Dù hai bộ SGK có sự sắp xếp khác nhau nhưng nhìn chung ở cả hai bộ sách này đều chỉ ra cho HS nắm được bối cảnh lịch sử, xã hội đời Đường (618 – 907), nguyên nhân phát triển của thơ Đường, đồng thời khái quát những nét cơ bản về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Đường. Những tri thức này được sắp xếp đi từ mở rộng đến thu hẹp, đi từ khái quát đến cụ thể, đạt đến mức giới hạn về kiến thức giảng văn. Trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung hiện nay, phần văn học sử trong SGK PT phải nhằm phát huy vai trò chủ thể của HS trong việc chiếm lĩnh một đối tượng tri thức đã thành văn bản. Công việc này chỉ có thể dựa vào việc biên soạn và tuyển chọn trong SGK hiện hành.

Về các tác phẩm được tuyển chọn trong chương trình SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989 - 1990 mặc dù không có sự khác biệt lớn lắm nhưng cũng cho chúng ta thấy những quan niệm văn học khác nhau của những người biên soạn. Tại sao người này chọn tác phẩm này còn người kia lại chọn tác phẩm khác; tại sao cùng một tác phẩm nhưng người này đưa vào phần giảng chính còn người khác lại đưa vào phần đọc thêm? Sự khác biệt này chứng tỏ quan niệm văn học của họ có sự khác nhau trên một số bình diện cơ bản. Đi vào SGK, tác phẩm trước hết phải chịu sự lựa chọn của bản thân người soạn sách tuân theo những yêu cầu của cơ quan giáo dục. Những tác phẩm hay không nhất thiết đã có thể đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Một tác phẩm hay và tốt nhiều khi vẫn không thể và không có điều kiện giữ nguyên vẹn khi đi vào SGK. Một khi tác phẩm đã đến tay bạn đọc cụ thể nào đó, tác phẩm hầu như đã bị trừu tượng hóa một cách tương đối khỏi những mối liên hệ với lịch sử, xã hội, tác giả. Ở hai bộ SGK trên, theo kết quả khảo sát, chúng ta thấy có 7 tác phẩm được đưa vào chương trình giảng dạy ở PT đó là: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tảo phát

chứa đựng một tinh thần nhân văn sâu sắc. Đó là những vần thơ ngợi ca tình bạn cao đẹp (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng), là những vần thơ thể hiện tâm hồn phóng khoáng, tinh thần trăn trở nhập thế, lòng yêu đất nước quê hương (Tảo phát Bạch Đế thành). Bên cạnh đó còn có những bài thơ bộc lộ nỗi lòng ưu sầu, ai oán (Thu hứng), niềm tràn trề, hi vọng vào tương lai (Nguyệt dạ) và cả sự cô đơn, lạc lõng của kẻ tha hương (Đăng cao). Hơn tất cả đó còn là những vần thơ chứa đựng triết lí sâu sắc về cuộc đời (Hoàng Hạc lâu) và thể hiện tấm lòng nhân ái, đồng cảm đối với những cảnh ngộ đau thương trong cuộc đời (Tỳ bà hành). Những tác phẩm được đưa vào giảng dạy đều tiêu biểu cho một thành tựu thi ca, gần gũi với tâm hồn và văn hoá của người Việt, đồng thời có giá trị giáo dục nhân cách toàn diện cho HS. Tuy nhiên tuỳ vào nhận thức và kinh nghiệm thẩm mỹ của mỗi người mà có sự tuyển chọn khác nhau trong từng bộ SGK. Trong 7 tác phẩm trên chúng tôi khảo sát và nhận thấy có 4 tác phẩm được tuyển chọn trùng nhau ở cả hai bộ SGK đó là: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi

Quảng Lăng, Tảo phát Bạch Đế thành, Hoàng Hạc lâu, Tỳ bà hành. Trong đó Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tỳ bà hành đều được đưa vào phần giảng chính, Tảo phát Bạch Đế thành đều được đưa vào phần đọc thêm. Riêng tác phẩm Hoàng Hạc lâu ở bộ SGK miền Bắc là tác phẩm giảng chính nhưng trong bộ SGK miền Nam lại là tác phẩm đọc thêm. Chúng ta cũng nhận thấy có 3 tác phẩm của Đỗ Phủ được chọn giảng nhưng ở hai bộ sách này lại tuyển chọn hoàn toàn khác nhau: SGK miền Bắc chọn 2 tác phẩm: Thu hứng (Giảng chính), Nguyệt dạ (Đọc thêm), trong khi SGK miền Nam lại chỉ chọn một tác phẩm là Đăng cao (Giảng chính).

Về thể thơ, sự chọn lựa có phần khó khăn hơn vì mọi thể thơ đều đặc sắc với đầy đủ các đề tài gợi hứng cho thi nhân. Như chúng ta đã biết thơ Đường gồm có 3 thể thơ: cổ phong (cổ thể), luật thi (bát cú và trường luật) và tứ tuyệt (còn gọi là tuyệt cú). Thơ cổ phong và thơ tứ tuyệt thể hiện sự dung hòa giữa thể thơ buông thả không vần không điệu và thể thơ luật trói

buộc, tù túng. Thơ cổ phong thích hợp hơn thơ tứ tuyệt nếu dùng vào việc tường thuật một sự việc có đầu đuôi, đầy đủ tình tiết, hoặc miêu tả một quang cảnh rộng lớn hay một tâm trạng có quá trình diễn biến phức tạp vì không bị hạn định về số câu, số chữ. Thơ tứ tuyệt, trái lại, có tính cách cô đọng, súc tích hơn. Hình thức của nó là hình thức nhỏ bé (chỉ 4 câu). So với các loại thi ca trên thế giới, trừ trường hợp cá biệt, nó chỉ dài hơn thơ Haiku Nhật Bản trên dưới một câu (tùy theo thất ngôn hay ngũ ngôn). Tuy nhỏ bé, thơ tứ tuyệt có thể đề cập đến nhiều vấn đề một cách sinh động, độc đáo nhất

Một phần của tài liệu Thơ Đường trong 2 bộ văn sgk 10 cải cách (Trang 58)