0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xin xem thêm bài viết: Biên soạn sách giáo khoa phải là những người sát học sinh

Một phần của tài liệu THƠ ĐƯỜNG TRONG 2 BỘ VĂN SGK 10 CẢI CÁCH (Trang 46 -46 )

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

1 Xin xem thêm bài viết: Biên soạn sách giáo khoa phải là những người sát học sinh

tiên trong một chuỗi những qui trình ấy có thể nói là công việc sản xuất văn học. “Tương ứng với khâu lưu thông trong sản xuất nói chung, khi nhà văn đã sáng tác ra một tác phẩm, dưới hình thức một văn bản nhất định, thì văn bản tác phẩm đó đã bắt đầu có đời sống riêng của nó, có thể tiến hành truyền bá với những hình thức và mức độ nào đó, tùy theo ý đồ của nhà văn và nhất là tùy theo những điều kiện lịch sử xã hội nhất định”[48, 32]. Vì vậy việc truyền bá văn học cũng mang đầy tính lịch sử. Có rất nhiều cách truyền bá văn học khác nhau. Thời xa xưa, các nhà văn, nhà thơ trực tiếp đọc tác phẩm của mình trước một số ít những người và cứ thế lan truyền dần dần. Ở Nhật Bản thời “tiền báo chí” có hình thức “bán rao” – các nhà thơ, nhà tiểu thuyết, kể cả các nhà chính luận, viết xong tác phẩm, in thủ công ra được một số, mang lên phố rao bán, bằng cách đó giới thiệu vắn tắt nội dung, nhấn mạnh một số chi tiết hay trong tác phẩm. Cũng từ thời xa xưa, thay vì hình thức tự truyền bá, cũng hình thành một đội ngũ chuyên đi truyền bá tác phẩm của người khác từ chỗ truyền miệng đến việc sao chép để nhân bản thảo. Khi nghề in xuất hiện, sự sản xuất hàng loạt đã có một bước tiến dài nhưng dù sao số lượng cũng vẫn còn hạn chế vì mới chỉ là in thủ công. Đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại trong đó có kĩ thuật in tân tiến thì việc sản xuất đại quy mô về sách đã giao cho những nhà xuất bản chuyên nghiệp1. Đến đây ta có thể nhận thấy để một cuốn sách đến được với người tiêu dùng (người đọc) phải có sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó vai trò của người biên soạn sách là không thể thiếu.

Chúng ta đều biết rằng chất lượng là vấn đề sống còn của một cuốn sách, đặc biệt là trong xã hội hiện đại như ngày nay. Đương nhiên, nói tới chất lượng thì phải bao hàm cả nội dung và hình thức (hình thức ở đây là hình thức trình bày sách, cụ thể là: chất lượng giấy in, kĩ thuật in, minh họa...) song có ý nghĩa quyết định vẫn là việc sắp xếp nội dung kiến thức như thế nào cho

phù hợp với logic tiếp nhận của người đọc. Người biên soạn là người trực tiếp tham gia vào quá trình làm sách và quyết định đến việc trình bày nội dung và hình thức của cuốn sách đó nhưng công việc này không phải tiến hành một cách độc lập. Bên cạnh người biên soạn thì đội ngũ biên tập viên cũng là những người trực tiếp tham gia vào quá trình làm sách trong đó khâu quan trọng nhất là xử lí bản thảo. Một số biên tập viên cho rằng tác giả phải chịu trách nhỉệm về nội dung còn biên tập chỉ chịu trách nhiệm về hình thức (hình thức ở đây là ngôn ngữ biểu đạt) 1. Tuy nhiên, nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất với nhau không thể tách rời và việc phân công rạch ròi như vậy là không hợp lí. Do vậy để xử lí nâng cao chất lượng bản thảo, biên tập có thể phải làm tất cả các việc từ chi tiết nhỏ như thống nhất các kí hiệu cho đến những việc lớn như viết lại phần nào đó của bản thảo cho phù hợp với đề cương biên soạn.

Việc biên soạn sách là một công việc khoa học, nó đòi hỏi phải có một cơ sở lí luận, một sự tổng hợp giữa khoa học cơ bản của bộ môn và khoa học sư phạm bao gồm cả lí luận dạy học, giáo dục, tâm lí học... nhưng lí luận nào cũng là sản phẩm đúc kết từ thực tiễn rồi trở lại soi sáng nâng cao thực tiễn lên một bước. Trong công tác biên tập, kinh nghiệm cho hay rằng muốn tạo được niềm tin, sự trọng thị của các nhà khoa học ưu tú, của các tác giả tầm cỡ thì trang bị cho mình kiến thức khoa học cơ bản, khoa học sư phạm là cần thiết nhưng chưa đủ mà phải trang bị cả lí luận về làm sách, bởi có như vậy chúng ta mới có thể thảo luận – tranh luận – thuyết phục tác giả một cách bình đẳng và chủ động2. Đối với một nhà khoa học viết sách nhất là SGK bao giờ cũng có quan điểm riêng, độc lập, sáng tạo của mình. Nhưng đôi khi cái riêng rất sáng tạo ấy lại nảy sinh mâu thuẫn với nguyên tắc thừa kế, hệ thống,

Một phần của tài liệu THƠ ĐƯỜNG TRONG 2 BỘ VĂN SGK 10 CẢI CÁCH (Trang 46 -46 )

×