II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:
4. Thành tựu nghệ thuật
2.5.3. Về tác phẩm:
* SGK miền Bắc năm 1990:
- Về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, những yếu tố có liên quan đến tác phẩm cũng được in ở phần chú thích.
Ví dụ: về xuất xứ bài thơ Thu hứng (Đỗ Phủ) được chú thích như sau: “... Tại đây ông đã sáng tác chùm thơ Thu hứng nổi tiếng, gồm 8 bài. Chùm thơ thể hiện một cách sâu lắng, nhất quán điểm nổi bật trong tâm sự
nhà thơ lúc bấy giờ là lòng thương nhớ quê hương da diết. Bài thơ trên là bài mở đầu, được xem như “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ.”
* SGK miền Nam năm 1990:
- Về tác phẩm: xuất xứ cũng như những tri thức liên quan đến tác phẩm được trình bày ở phần chú thích.
Ví dụ: về bài thơ Đăng cao của Đỗ Phủ được giới thiệu nhu sau:
“Đăng cao là bài luật thi thất ngôn bát cú (bảy chữ tám câu) được Đỗ Phủ sáng tác năm 767 lúc ở Quỳ Châu, trước khi mất 3 năm. Âm hưởng chủ đạo trong bài Đăng cao là bi thương, trầm uất. Sự cô độc, lẻ loi, cộng thêm cảnh nghèo nàn, lưu lạc, bất lực trước thực tại ở giai đoạn cuối đời đã mang đến cho thơ ông cái âm điệu này.”
Qua sự so sánh trên, chúng ta thấy những tri thức về tác phẩm mà người biên soạn lựa chọn để giới thiệu về cơ bản là đầy đủ và như nhau giữa hai bộ SGK. Một điểm giống nhau nữa trong cách biên soạn của hai bộ SGK này là phần tác phẩm đều được trình bày ở phần chú thích phía sau văn bản tác phẩm. Điều này cũng có phần hợp lí vì xuất xứ và nội dung tác phẩm thơ Đường thường được giới thiệu dựa trên những câu chữ có trong văn bản tác phẩm. Vì vậy, khi đã cho HS tiếp cận với văn bản, người biên soạn mới tiến hành công việc giới thiệu xuất xứ tác phẩm ở phần chú thích.