II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:
1 Xin xem bản gốc trong cuốn: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam phần Thi pháp
mà văn học được xem xét như một bộ môn khoa học với đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của nó.
Trước đây con đường tiếp cận và khám phá tác phẩm văn học dựa trên lí thuyết phản ánh và văn học được xem như công cụ đấu tranh xã hội đã khiến cho việc biên soạn và tuyển chọn tác phẩm giảng dạy trong SGK chỉ nhằm mục đích phục vụ chính trị. Với quan điểm này thì giá trị phản ánh của tác phẩm văn học được đặt cao hơn giá trị biểu hiện. “Phương pháp này đã dẫn đến việc đánh giá các tác phẩm văn học một cách đơn giản, thậm chí võ đoán, đồng thời hạ thấp tính chất lao động sáng tạo của nhà văn về mặt ngôn từ” [15, 81]. Tuy nhiên sự xuất hiện của thi pháp học đã khắc phục được những hạn chế do các quan điểm trên gây ra. Việc biên soạn và tuyển chọn các tác phẩm thơ Đường phải kế thừa những thành tựu của thi pháp học bởi thơ Đường là sự kế thừa và phát triển cao độ của thơ cổ điển TQ. Nó là “tập đại thành” cho nên những phương diện của thơ cổ điển TQ ở đây đều tiêu biểu. Thơ ca TQ đến đời Đường đã có một bước tiến quan trọng trong lịch sử văn học. Kết quả này có được là do một quá trình tích luỹ lâu dài những kinh nghiệm nghệ thuật của hơn 10 thế kỷ thơ ca đã đến độ chín muồi thể hiện kiểu tư duy nghệ thuật mới mẻ, độc đáo, tạo nên một dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển thơ ca của TQ. Việc tuyển chọn tác phẩm giảng dạy về thơ Đường trong SGK cũng được xây dựng theo hướng kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại, vì vậy chúng ta không thể đánh giá nội dung cũng như hình thức của hai bộ SGK này nếu tách rời với việc nghiên cứu những thành tựu trên.
Nếu như trước năm 1975, những công trình nghiên cứu về thơ Đường ở nước ta căn bản nhất trí với quan điểm và hướng tiếp cận của các công trình nghiên cứu ở TQ: chú trọng đến nội dung tư tưởng theo hướng nghiên cứu xã hội học rõ rệt, tiêu biểu là: Thơ Đỗ Phủ (Trần Xuân Đề), Đỗ Phủ - nhà thơ dân đen (Phan Ngọc), Đại cương văn học sử TQ (Nguyễn
các công trình nghiên cứu về thơ Đường đã quan tâm hơn đến việc khai thác các bình diện hình thức, nghệ thuật của tác phẩm theo hướng thi pháp học. Chúng ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là:
Giáo trình Thi pháp thơ Đường (Nguyễn Thị Bích Hải), Về thi pháp thơ Đường (Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử) trong đó có bài: Về không gian, thời gian trong Truyện Kiều, Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường (Nguyễn Sĩ Đại), Tứ tuyệt Đường thi (Trần Ngọc Hưởng) hay
luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bích Hải: Thi pháp thơ Đường - một số
phương diện chủ yếu …Các tác giả nghiên cứu theo hướng thi pháp học đã chú trọng vào khai thác nội dung, quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường, vấn đề không gian, thời gian trong thơ Đường, các thể thơ và ngôn ngữ thơ. Những công trình nghiên cứu trên đây đã ít nhiều ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình tuyển chọn tác phẩm giảng dạy trong nhà trường PT.
Trước hết là ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật về con người đến việc tuyển chọn tác phẩm Đường thi trong SGK. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu của văn học, được khắc hoạ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngòi bút sáng tạo của người nghệ sĩ. “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hoá thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó” [51, 41]. Con người trong quan niệm của VHTQ cổ đại là trung tâm của vũ trụ như Trần Tử Ngang xưa đã viết: “Tiền bất kiến cổ nhân - Hậu bất kiến lai dã - Niệm thiên
địa chi du du - Độc thương nhiên nhi thế hạ”. Các tác giả đã phân tích mối
quan hệ giữa con người với các yếu tố không gian và thời gian, qua đó nêu lên một kiểu quan niệm về mối quan hệ giữa con người vũ trụ và con người xã hội. Con người trong thơ Đường “khêu gợi ở người đọc những tình cảm
đích thực mà các nhà thơ Đường cống hiến cho nhân dân TQ và nhân loại” (Nguyễn Thị Bích Hải)1.
Ở đây chúng ta thấy có sự ảnh hưởng của thi pháp học đến quá trình tuyển chọn thơ Đường trong chương trình SGK, cụ thể đó là mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học. Các tác phẩm thơ Đường được tuyển chọn không mang tính độc lập chủ quan mà có sự chọn lọc trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nội dung và hình thức là hai mặt mâu thuẫn mà thống nhất của bất kì sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên và xã hội. Nội dung là những yếu tố, quá trình làm nên sự vật, hiện tượng. Hình thức là sự biểu hiện, sự tổ chức, trật tự phương thức tồn tại của nội dung. Nội dung và hình thức không tách rời và chuyển hoá cho nhau: nội dung đổi thay kéo theo sự đổi thay hình thức, ngược lại cũng vậy. Theo Hêghen: “Nội dung chẳng phải gì khác mà là sự chuyển hoá của hình thức vào nội dung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức”2. Hêghen đã khẳng định sự chuyển hoá qua lại giữa hình thức và nội dung, vai trò chủ đạo của nội dung, hình thức bên ngoài và hình thức bên trong cũng như sự phù hợp gắn bó của nội dung và hình thức. Nhưng mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật có tính chất đặc thù. Chính tính chất đặc thù của mối quan hệ nội dung và hình thức trong nghệ thuật đã quy định cách tiếp cận của thi pháp học – khám phá hình thức nghệ thuật để nắm bắt nội dung mà hình thức đó biểu hiện.
Những thành tựu về nội dung và hình thức trên đây cũng phần nào ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK. Qua khảo sát, chúng ta thấy số lượng câu hỏi khai thác về nội dung luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các bộ SGK, điều đó chứng tỏ nội dung tác phẩm vẫn là khía cạnh cần được tập trung khai thác nhiều nhất bởi nó thể hiện rõ nhất cho tư tưởng, quan điểm của nhà thơ cũng như đại diện cho tư 1 Dẫn theo Thơ Đường trong sách giáo khoa phổ thông, Mạnh Thị Minh, KLTN
khoa Ngữ văn Sư phạm, 2007 (Thư viện khoa Văn, Đại học KHXH&NV Hà Nội) 2 Dẫn theo Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử, NXB Giáo dục, 1998.
tưởng của thời đại. Những câu hỏi này thường hướng HS tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tâm trạng của nhân vật trữ tình; bức tranh thiên nhiên, cảnh vật; mối quan hệ giữa con người và tự nhiên; mối quan hệ giữa không gian và thời gian; ý nghĩa tư tưởng của toàn bài thơ… Các tác giả đã cố gắng khai thác triệt để các phương diện nội dung trong tác phẩm để giúp HS tri nhận kiến thức một cách sâu sắc nhất. Bên cạnh những câu hỏi nội dung thì những câu hỏi khai thác về mặt hình thức nghệ thuật cũng ngày càng được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là trong bộ SGK miền Bắc do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên. Số lượng câu hỏi về hình thức đã tăng lên đáng kể và đến năm 2000, trong SGK chỉnh lí hợp nhất thì tỉ lệ chênh lệch giữa hai loại câu hỏi này đã có sự rút ngắn lại. Những phương diện hình thức đặc sắc của thơ Đường đã được các tác giả tập trung làm rõ như: thể thơ Đường luật, phép đối, nghệ thuật miêu tả trong thơ Đường … Một điều đặc biệt nữa là các tác giả luôn hướng HS khai thác mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong TPVH thông qua những gợi ý chi tiết ở mỗi câu hỏi. Chẳng hạn, trong bài Hoàng Hạc
lâu ở SGK miền Bắc có câu: “Cảnh sắc ở bốn câu cuối có gì khác với cảnh sắc
được miêu tả trong bốn câu đầu? Những yếu tố nào đã làm cho bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời? Việc dùng chữ có thanh “trầm bình” (dấu huyền) làm vần ở câu cuối trong nguyên bản (“sầu”) có tác dụng như thế nào đến tình điệu chung của bài thơ? Chú ý: Tất cả các chữ dùng để gieo vần ở trên đều thuộc thanh “phù bình” (không dấu)”. Điều đó chứng tỏ những tác giả biên soạn sách luôn định hướng cho HS tiếp cận TPVH trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Đây là một ưu điểm nổi bật trong việc biên soạn hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài dựa trên sự kế thừa những thành tựu của thi pháp học hiện đại.
3.2.3. Người tuyển chọn và biên soạn thơ Đường trong SGK PT - nhìn từ góc độ người đọc: nhìn từ góc độ người đọc:
thức, ít khi người ta nói đến chức năng lịch sử của người tiếp nhận. Có rất nhiều đối tượng tham gia vào quá trình tiếp nhận TPVH: có thể là độc giả bình thường, cũng có thể là nhà nghiên cứu, phê bình văn học hay là nhà biên soạn SGK. Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có một phương thức tiếp nhận khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng đó. Trong phạm vi khoá luận này chúng tôi không nghiên cứu tất cả các loại đối tượng trên mà chỉ tập trung đi sâu vào một đối tượng tiếp nhận cụ thể đó là những người tuyển chọn và biên soạn SGK. Biên soạn SGK là một loại tiếp nhận đặc biệt, quá trình tiếp nhận và phản ánh sự tiếp nhận của nhóm đối tượng này khác với tất cả các loại đối tượng thông thường khác. “Quá trình tiếp nhận văn học được diễn ra từ một cơ chế tâm lý nhất định kinh qua hệ thống tín hiệu thứ hai trong đại não, bạn đọc đã chuyển hoá được những kí hiệu của văn bản tác phẩm thành những ý tưởng, từ đó thể nghiệm được những tình cảm tư tưởng trong tác phẩm, có tác dụng gây xúc động và nâng cao tâm hồn của chính mình” [48, 54].
Lý luận tiếp nhận truyền thống cho rằng: “Tiếp nhận văn học là một quan hệ tri âm, tri kỉ giữa người đọc và người viết, khi người đọc hiểu hết những ý tình mà tác giả định nói, cảm thông với tác giả về tài năng và thời thế”1. Bên cạnh quan niệm “tri âm” còn có quan niệm khác cho rằng tiếp nhận văn học là lấy ý của mình để suy ra cái chí của tác phẩm hay còn gọi là cách đọc “phát huy, kí thác”. Cách đọc này giải phóng sức sáng tạo của bạn đọc nhưng lại dễ rơi vào chủ quan, xuyên tạc, phiến diện, một chiều. Thi pháp học hiện đại đã muốn tìm ra một con đường khác thâm nhập vào bản thể văn học. Nó đã lần lượt tìm vào chất liệu, hình thức cấu trúc, ngôn ngữ văn học, kí hiệu mà chủ yếu là nghiên cứu văn bản, các nguyên tắc mã hoá và tiếp nhận văn bản tác phẩm. Có thể nói chính nhu cầu nhiều hay ít của người đọc đã qui định đến tầm vóc và vị trí của tác phẩm đó trong lịch