0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Mô tả nội dung Hướng dẫn tìm hiểu bài đối với thơ Đường:

Một phần của tài liệu THƠ ĐƯỜNG TRONG 2 BỘ VĂN SGK 10 CẢI CÁCH (Trang 31 -31 )

II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG:

4. Thành tựu nghệ thuật

2.5.5. Mô tả nội dung Hướng dẫn tìm hiểu bài đối với thơ Đường:

a) Nội dung hướng dẫn tìm hiểu bài:

Toàn bộ chương trình thơ Đường trong hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam năm 1990 và cả trong bộ SGK chỉnh lí năm 2000 có 7 bài thơ. Có những tác phẩm được tuyển chọn như nhau ở cả ba bộ SGK này, cũng có những tác phẩm được chọn giảng ở bộ SGK này nhưng lại không được chọn giảng ở bộ SGK khác mặc dù nó được ra đời cùng một thời diểm. Và ngay cả khi tác phẩm nào đó được tuyển chọn trong cả ba bộ SGK này thì hệ thống câu hỏi định hướng tìm hiểu bài cũng chưa hẳn đã có sự đồng nhất với nhau. Sự khác nhau trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài này cũng nói lên rất rõ quan điểm và nhận thức của người biên soạn về tác phẩm đó. Trước hết chúng ta tìm hiểu những tác phẩm cùng xuất hiện trong cả ba bộ SGK mà chúng ta đang khảo sát để thấy rõ sự khác biệt này.

a.1. Bài: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch: - SGK miền Bắc năm 1990: có 3 câu hỏi, trong đó có 2 câu hỏi tập trung đi vào khai thác nội dung của bài thơ (Câu 1: Phân tích vị trí của hai câu đầu trong bài thơ; Câu 3: Hai câu đầu tả cảnh hay tả tình?); 1 câu hỏi tổng hợp (Câu 2: Đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và rút ra những nhận xét cần thiết)

- SGK miền Nam năm 1990: có 4 câu hỏi, trong đó có 1 câu hỏi về nghệ thuật (Câu 1: Thơ Đường luật có những thể gì? Những thể ấy có đặc điểm gì về số câu số chữ, cách kết cấu? Thể loại của nguyên tác bài thơ? Thể loại bản dịch thơ?); 2 câu hỏi khai thác nội dung (Câu 2: Cách thể hiện tình

trời – dòng sông); 1 câu hỏi yêu cầu HS học thuộc nguyên tác, bản dịch nghĩa, dịch thơ đặc biệt là hai câu cuối.

- SGK năm 2000: có 3 câu hỏi trong đó có 2 câu hỏi khai thác nội dung (Câu 1: hai câu đầu có phải chỉ tường thuật sự việc thuần túy không?; Câu 3: Hai câu thơ sau là tả cảnh hay tả tình?); và 1 câu yêu cầu HS đối chiếu bản dịch nghĩa với bản dịch thơ và rút ra nhận xét cần thiết.

Như vậy chúng ta thấy nội dung câu hỏi hướng dẫn học bài của bài thơ Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng ở ba bộ SGK trên đã có sự khác biệt rõ nét. Cách hỏi và hướng khai thác vấn đề mà tác giả biên soạn đưa ra định hướng cho HS tiếp nhận tác phẩm cũng khác nhau. Ở bộ SGK miền Bắc năm 1990, các câu hỏi của bài này chỉ được đưa ra rất ngắn gọn, không gợi ý nhiều cho HS mà yêu cầu HS phải tự phân tích dựa vào tư duy trừu tượng của mình. Còn ở bộ SGK miền Nam năm 1990 thì các câu hỏi mang tính chất gợi ý nhiều hơn giúp HS dễ hình dung ra câu trả lời hơn. Đến bộ SGK năm 2000, các câu hỏi đưa ra không quá ngắn gọn mà gợi ý cũng vừa phải giúp HS có thể gắn giữa những tri thức cụ thể với tư duy trừu tượng của mình. Đó là một kĩ năng cần thiết trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học.

a.2. Bài: Đăng cao – Đỗ Phủ:

- SGK miền Bắc năm 1990: không có tác phẩm này.

- SGK miền Nam năm 1990: có 2 câu hỏi trong đó cả 2 câu hỏi đều khai thác nội dung (Câu 1: Đỗ Phủ sáng tác bài Đăng cao vào lúc nào? Hoàn cảnh sống của Đỗ Phủ về vật chất và tinh thần lúc đó ra sao?; Câu 2: Nhận xét cách tả cảnh trong 4 câu thơ đầu? Tâm trạng của nhà thơ có mối liên hệ như thế nào giữa bốn câu đầu và bốn câu cuối?)

So với hai bộ SGk ở miền Bắc và miền Nam năm 1989 – 1990 mà đặc biệt là SGK miền Nam, bộ SGK chỉnh lí năm 2000 có phần chú trọng hơn trong việc hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi mà các tác giả biên soạn đưa ra. Ở đây, mặc dù là bài đọc thêm nhưng hệ thống câu hỏi

định hướng học bài được soạn giảng khá chi tiết bao gồm 4 câu hỏi, trong đó có 3 câu đi vào khai thác nội dung bài thơ (Câu 1: Bài này nên chia làm 2 hay 4 phần để phân tích? Vì sao?; Câu 2: Cảnh thu được cảm nhận qua 4 câu thơ đầu có những đặc điểm gì?; Câu 3: Nỗi lòng của nhà thơ lúc “lên cao” được biểu hiện qua 4 câu thơ cuối như thế nào?) và 1 câu đi vào khai thác hình thức nghệ thuật của bài thơ (Câu 4: Nhịp điệu thơ, từ ngữ, chi tiết chỉ âm thanh, màu sắc và sự chuyển động). Các câu hỏi chủ yếu vẫn thiên về việc khai thác nội dung tác phẩm, nhưng bên cạnh đó vẫn có câu hỏi gợi ý HS về các hình thức nghệ thuật nổi bật trong bài thơ bởi thông qua việc nắm vững các biện pháp nghệ thuật, HS sẽ dễ dàng triển khai tìm hiểu nội dung tác phẩm hơn.

a.3. Bài: Thu hứng – Đỗ Phủ:

- SGK ở miền Bắc năm 1990: có 4 câu hỏi trong đó có 2 câu thiên về nội dung (Câu 2: Đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong 4 câu thơ đầu; Câu 3: Phân tích nỗi lòng của nhà thơ được biểu hiện trong 4 câu thơ sau); 1 câu hỏi thiên về nghệ thuật (Câu 1: Chí bố cục bài thơ như thế nào thì hợp lí?) và 1 câu mang tính chất tổng hợp (Câu 4: Tìm mối liên hệ chặt chẽ giữa hai phần của bài thơ, từ đó chỉ ra tính nhất quán cao của một bài thơ Đường luật có giá trị).

- SGK ở miền Nam năm 1990: không học tác phẩm này

So với bộ SGK miền Bắc, ở bộ SGK chỉnh lí năm 2000 số lượng câu hỏi đã tăng lên 5 câu trong đó đã có 3 câu đi vào khai thác nội dung tác phẩm (Câu 3: Đặc điểm của cảnh thu được miêu tả trong 4 câu thơ đầu...?; Câu 4: Phân tích nỗi lòng của nhà thơ được biểu hiện trong 4 câu thơ sau; Câu 5: Mối liên hệ chặt chẽ giữa hai phần của bài thơ, từ đó chỉ ra tính nhất quán cao của một bài thơ Đường luật có giá trị); 1 câu hỏi yêu cầu xác định bố cục bài thơ (Câu 2) và 1 câu hỏi yêu cầu HS đối chiếu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ (Câu 1). Các tác giả biên soạn vẫn rất chú ý đến việc khai thác

Có thể cùng hỏi về một vấn đề nhưng cách đặt câu hỏi và đặt vấn đề cho HS vẫn có sự khác nhau rõ rệt.

a.4. Bài: Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu:

- SGK miền Bắc năm 1990: có 3 câu hỏi trong đó có hai câu hỏi thiên về nghệ thuật (Câu 1: Đặc điểm về âm điệu của Hoàng Hạc lâu so với các bài thơ Đường luật khác; Câu 2: Phép đói được sử dụng trong bài thơ với mục đích gì?) và 1 câu hỏi tổng hợp (Câu 3: Đánh giá giá trị của tác phẩm)

- SGK miền Nam năm 1990: ở bộ SGK này, đây là bài đọc thêm nên không có câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài.

Ở bài thơ này, tác giả biên soạn sách đã quan tâm đến việc khai thác những chi tiết về nghệ thuật hơn là các chi tiết về nội dung. Bộ SGK năm 2000 cũng có chú trọng đến điều này. Có thể hiểu được mục đích biên soạn của các tác giả bởi Hoàng Hạc lâu là một đỉnh cao nghệ thuật không chỉ của Thôi Hiệu mà còn của cả nền thơ Đường nói chung.

a.5. Bài: Tỳ bà hành – Bạch Cư Dị:

- SGK miền Bắc năm 1990: có 3 câu hỏi trong đó 1 câu hỏi về nội dung (Câu 1: Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Tỳ bà hành); 1 câu hỏi về

nghệ thuật (Câu 3: Nghệ thuật tả tiếng đàn của người ca nữ) và 1 câu gợi ý về cách phân tích đoạn miêu tả tiếng đàn lần thứ hai của người ca nữ (Câu 2).

- SGK miền Nam năm 1990: có 4 câu hỏi trong đó 1 câu hướng dẫn cách đọc bài (Câu 1); 2 câu hỏi thiên về nội dung (Câu 2: Tâm trạng của người chơi đàn?; Câu 4: Tác dụng của việc miêu tả tiếng đàn?) và 1 câu hỏi về nghệ thuật (Câu 3: Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn)

Số lượng câu hỏi ở hai bộ SGK này đã có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Đến bộ SGK năm 2000 thì sự chênh lệch có phần rõ hơn, đặc biệt là so với SGK miền Bắc. Ở bộ SGK này có 5 câu hỏi trong đó có 4 câu hỏi về nội dung bài thơ (Câu 1: Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Tỳ bà hành; Câu 2: Những yếu tố nào làm cho Tư mã Giang Châu và người ca nữ

từ chỗ hoàn toàn không quen biết nhau đi đến dần hiểu biết, thông cảm lẫn nhau và đến cuối bài dường như hòa nhập tâm tư làm một?; Câu 4: Điểm giống nhau trong cảnh ngộ và tâm sự của tác giả và người ca nữ); 1 câu hỏi về nghệ thuật (Câu 3: Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn) và 1 câu tổng hợp (Câu 5: Đánh giá những ý kiến nhận xét về tác phẩm). Tuy nhiên dù với số lượng nhiều hay ít thì các câu hỏi này đều nhằm khai thác tác phẩm trên hai lĩnh vực là nội dung và nghệ thuật. Các câu hỏi có tăng lên ở bộ SGK khác cũng chỉ là tăng thêm số lượng câu hỏi về nội dung, còn chỉ có một câu hỏi duy nhất về nghệ thuật đó là nghệ thuật miêu tả tiếng đàn trong tác phẩm. Điều đó cho thấy nghệ thuật miêu tả tiếng đàn là một điểm sáng trong tác phẩm và không thể không khai thác.

a.6. Bài: Tảo phát Bạch Đế thành – Lý Bạch:

- SGK ở miền Bắc năm 1990: Có 3 câu hỏi, trong đó có hai câu hỏi khai thác nội dung (Câu 1: Những đặc điểm trong cảnh sắc thiên nhiên từ Bạch Đế đến Giang Lăng?; Câu 2: Cuộc hành trình trong hai câu thơ sau có gì giống và khác với hai câu thơ trước?) và 1 câu hỏi mang tính chất phân tích, tổng hợp (Câu 3: Chứng minh nhận định sau: “Không một chữ “dốc”, một chữ “cao”, một chữ “nước”, song độ cao của thành Bạch Đế, độ dốc của con sông, tốc độ của dòng nước chảy hiện rõ lên như tranh vẽ. Ở dây không chỉ có khí thế ào ạt của sông Trường Giang tuôn về đông mà còn cái xông xáo, hăm hở của một con người tràn trề sức sống”)

- SGK ở miền Nam năm 1990: là bài đọc thêm nên không có câu hỏi hướng dẫn đọc bài.

Ở bài thơ này, chúng ta thấy các câu hỏi được sử dụng để định hướng tìm hiểu bài đã có sự đồng nhất với nhau giữa hai bộ sách năm 1989-90 và cả bộ sách năm 2000. Điều đó chứng tỏ những câu hỏi này về một phương diện nào đó đã đáp ứng được yêu cầu mà tác phẩm đặt ra.

Bài này chỉ được đưa vào phần bài đọc thêm trong SGK ở miền Bắc năm 1990 nhưng đây lại là bài có nhiều câu hỏi hướng dẫn học bài nhất trong toàn bộ tác phẩm Đường thi được chọn giảng trong SGK phổ thông. Bài này có 6 câu hỏi trong đó có 5 câu hỏi khai thác nội dung như sau:

Câu 1: Phát hiện ra mối liên hệ giữa những cảnh tưởng tượng trong bài thơ?

Câu 2: Phân tích tình cảm của Đỗ Phủ đối với vợ trong hai câu đầu? Câu 3: Phân tích tình cảm của Đỗ Phủ đối với con trong hai câu thực? Câu 4: Phân tích cách lí giải về hai câu luận của bài thơ?

Câu 6: Hình ảnh của Đỗ Phủ có bị mờ nhạt khi chỉ nói về vợ con? Và chỉ có câu hỏi số 5 là yêu cầu HS đối chiếu bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để thấy hai câu kết ở cả hai bản dịch thơ đã đánh rơi mất một hình ảnh rất quan trọng: ánh trăng.

Trên đây là toàn bộ nội dung câu hỏi trong phần tìm hiểu bài trong cả ba bộ SGK mà chúng ta đang tiến hành khảo sát. Nhìn chung, tất cả các câu hỏi dù được hỏi bằng cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, dài hay ngắn, có gợi mở hay không và số lượng câu hỏi ít hay nhiều thì hầu như đều đi vào khai thác tác phẩm theo hai phương diện: nội dung và hình thức, đồng thời còn có những câu hỏi tổng hợp đánh giá tác phẩm. Việc sử dụng nhiều câu hỏi về nội dung hơn hay sử dụng nhiều câu hỏi về nghệ thuật hơn phụ thuộc vào giá trị của từng tác phẩm cũng như việc người biên soạn sách hiểu tác phẩm đó ở góc độ nào? Một điểm đặc biệt cho thấy điểm khác nhau giữa hai bộ SGK Văn 10 cải cách ở miền Bắc và miền Nam năm 1989-90 đó là ở bộ SGK miền Nam năm 1990, những bài đọc thêm không có hệ thống câu hỏi định hướng bài học trong khi đó ở bộ SGK miền Bắc năm 1990 và bộ SGK chỉnh lí năm 2000 đều trình bày rất rõ ràng. Đây là điều cần thiết và có ý nghĩa vì bài đọc thêm cũng cần phải có những định hướng, cơ sở nhất định để HS có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm. Để có cái nhìn sâu sắc hơn

về phần Hướng dẫn học bài, chúng ta đi vào tìm hiểu phần Đặc điểm câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài ngay sau đây.

b) Đặc điểm về số lượng câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài:

Qua việc trình bày nội dung câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài ở ba bộ SGK trên chúng ta thấy rằng hệ thống câu hỏi được biên soạn để định hướng cho HS tìm hiểu bài ở đây không chỉ khác nhau về số lượng mà còn khác nhau ở đặc điểm và tính chất của các câu hỏi. Chúng ta theo dõi các bảng khảo sát sau:

Bảng 6: Xin xem trang bên

Bảng 6: Bảng thống kê số lượng câu hỏi của từng tác phẩm trong ba bộ SGK từ 1990 – 2000: Tác phẩm SGK miền Bắc 1990 SGK miền Nam 1990 SGK năm 2000 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh

Hạo Nhiên chi Quảng Lăng 3 4 3

Tảo phát Bạch Đế thành 3 0 3 Thu hứng 4 0 5 Nguyệt dạ 6 0 0 Đăng cao 0 2 4 Hoàng Hạc lâu 3 0 3 Tỳ bà hành 3 4 5 Tổng số 22 10 23

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy có những tác phẩm không có câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài, có thể chia thành những trường hợp sau:

- Có những tác phẩm không được đưa vào giảng dạy: Nguyệt dạ của Đỗ Phủ không được đưa vào giảng dạy ở SGK chỉnh lí năm 2000; Thu hứng và

- Có những tác phẩm đưa vào giảng dạy nhưng là tác phẩm đọc thêm nên không có câu hỏi hướng dẫn học bài: Tảo phát Bạch Đế thành – Lý Bạch và Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu trong SGK miền Nam năm 1990.

Xét về tổng số, SGK chỉnh lí năm 2000 có số lượng câu hỏi nhiều hơn cả (23 câu hỏi chiếm 41,8 %), SGK miền Bắc năm 1990 đứng thứ 2 (có 22 câu hỏi chiếm 40 %) và SGK miền Nam năm 1990 có số lượng câu hỏi ít nhất (10 câu chiếm 18,2 %).

Nhìn tổng thể chúng ta thấy tương quan số lượng câu hỏi được tuyển chọn trong ba bộ SGK (trừ những bài không có câu hỏi) có thể chia ra làm các trường hợp sau:

- Không thay đổi về số lượng câu hỏi: bài Tảo phát Bạch Đế thành –

Lý Bạch ở hai bộ SGK miền Bắc năm 1990 và SGK chỉnh lí năm 2000 đều là 3 câu; bài Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu ở cả 2 bộ SGK trên cũng là 3 câu.

- Số lượng câu hỏi dao động trong sự thêm bớt 1 câu: bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch (3 câu ở SGK miền

Bắc năm 1990, 4 câu ở SGK miền Nam năm 1990. 3 câu ở SGK chỉnh lí năm 2000); bài Thu hứng – Đỗ Phủ (4 câu ở SGK miền Bắc năm 1990, 5 câu ở SGK chỉnh lí năm 2000).

- Số lượng câu hỏi tăng thêm quá 1 câu: bài Đăng cao – Đỗ Phủ (2

câu ở SGK miền Nam năm 1990, 4 câu ở SGK chỉnh lí năm 2000); bài Tỳ

Một phần của tài liệu THƠ ĐƯỜNG TRONG 2 BỘ VĂN SGK 10 CẢI CÁCH (Trang 31 -31 )

×