1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học tấm cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT

102 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 456 KB

Nội dung

Vấn đề đặt ra là cần phải có một phương pháp giảng dạytác phẩm đúng đắn, giúp học sinh khám phá được giá trị nổi bật củatruyện, giúp các em phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ

Trang 1

Phần mở đầu

I Lý do chọn đề tài

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

(Lâm Thị Mĩ Dạ)

Từ lâu, Tấm Cám đã được coi là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu và hay nhấtViệt Nam Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.Những giá trị đặc sắc về nội dung, những giá trị độc đáo về nghệ thuậtcùng với sức biểu cảm to lớn đã tạo nên sức cuốn hút cũng như sức sống vĩnh cửu của truyện Chính niềm yêu thích, lòng ham mê từ thuở nhỏ đối với “thế

giới cổ tích” Tấm Cám là nẻo đường đầu tiên dẫn người viết đến việc lựa chọn

đề tài của mình

Một tác phẩm hay bao giờ cũng là một tác phẩm khó dạy Đặc biệt

Tấm Cám lại là tác phẩm có nội dung đa tầng văn hoá và hết sức phong

phú nên việc giảng dạy càng khó hơn

Thực tiễn cho thấy việc giảng dạy truyện cổ tích này là vấn đềkhông dễ đối với mỗi giáo viên Và đã có rất nhiều thầy cô băn khoăn,trăn trở đi tìm hướng giảng dạy tốt nhất cho tác phẩm

Đã nhiều năm, Tấm Cám được đưa vào chương trình văn học dângian lớp 7 – THCS Do có nhiều tranh luận xung quanh truyện, nên từ

năm 1995 Tấm Cám không còn được dạy và học ở trường phổ thông Đến

năm 2003, truyện lại được tuyển chọn vào sách giáo khoa thí điểm lớp10THPT, được giảng dạy theo quan điểm mới – quan điểm tích hợp

Như vậy, đối tượng giảng dạy đã thay đổi, quan điểm giảng dạykhông còn như trước, phương pháp giảng dạy tất yếu không thể giữnguyên như cũ Vấn đề đặt ra là cần phải có một phương pháp giảng dạytác phẩm đúng đắn, giúp học sinh khám phá được giá trị nổi bật củatruyện, giúp các em phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ củamình

Rõ ràng, đây là vấn đề còn để ngỏ, thu hút tất cả những ai có nhiệttấm đối với việc giảng dạy tác phẩm này

Xuất phát từ giá trị đặc sắc của Tấm Cám, xuất phát từ thực tiễngiảng dạy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là phát huy

Trang 2

vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh và dạy văn là dạy cho học sinh thấycái hay, cái đẹp của văn chương, người viết lựa chọn đề tài:

“Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT”.

Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân người viếtsau khi ra trường Đồng thời là một đóng góp nhỏ vào hành trình đi tìm

phương pháp giảng dạy tối ưu cho truyện Tấm Cám ở trường phổ thông.

Người viết hi vọng sẽ tiếp tục phát triển đề tài này ở bề rộng hơn,sâu hơn trong bậc học tiếp theo của bản thân!

II Lịch sử vấn đề

Truyện cổ tích ra đời không chỉ làm hấp dẫn mọi lứa tuổi mà còn làvấn đề quan tâm lớn của rất nhiều nhà nghiên cứu Trên thế giới, nhiềutrường phái nghiên cứu truyện cổ tích đã ra đời với những phương phápnghiên cứu riêng biệt ở Việt Nam, ngành “Cổ tích học” cũng đã tồn tại vàphát triển hơn 50 năm

Tấm Cám là truyện cổ tích thể hiện được khá đầy đủ những đặc

trưng của truyện cổ tích thần kì và cũng là truyện cổ tích Việt Nam đượcyêu thích nhất Do đó nó lại càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhànghiên cứu

Có thể coi công trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám” (NXB Văn học - H - 1968) là “công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện hơn

cả, đề cập gần như hầu hết các vấn đề chính của kiểu truyện Tấm Cám ở

Việt Nam.” [5.305]

Do tính chất tiêu biểu của Tấm Cám, qua việc nghiên cứu toàn diện

về truyện, Đinh Gia Khánh đã đề cập đến những vấn đề quan trọng củachuyên ngành cổ tích học Đó là tính dân tộc, tính quốc tế của truyện cổtích; là vấn đề hình thái biểu hiện của nội dung đấu tranh xã hội trong thểloại này; là vấn đề phương pháp nghệ thuật trong truyện; là vấn đề tâm lýcủa nhân dân khi sáng tác và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian

Những ý kiến này giúp người viết khai thác đúng đắn hơn những giá

trị của truyện Tấm Cám.

Trang 3

Tiếp theo là bài giảng Tấm Cám của Trần Gia Linh trong cuốn

“Giảng văn I” – Lương Văn Đang, Đinh Thái Hương (Biên tập) – NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp – H – 1982.

Sau khi lựa chọn bản kể của Đỗ Thận và khảo sát tư liệu (các bản kểcủa người Kinh, của đồng bào miền núi và bản kể ở nước ngoài), tác giảđưa ra cách phân tích gồm có 4 mục lớn sau:

Chủ đề.

Bố cục:

Từ đầu đến lúc cô Tấm ướm giày vừa như in

Sự hoá kiếp qua 4 kiếp của cô Tấm

Năm 1991, Nguyễn Xuân Lạc đã “Thử đề xuất cách tiếp cận truyện Tấm Cám theo tinh thần Phôncơlo học” (Tạp chí Văn hoá dân gian – Số 3 – 1991) theo 6 mặt:

Cách cấu tạo cốt truyện

Các môtip

Những câu văn vần xen kẽ

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật

Không khí truyện

Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xướng dân gian

Với bài viết này, tác giả “mong muốn đóng góp một tiếng nói củanhà trường trên con đường đi tới thi pháp văn học dân gian hiện nay”

Tấm Cám được giảng dạy ở THCS, có rất nhiều ý kiến tranh luận

xung quanh truyện, đặc biệt là phần kết thúc của truyện

Phạm Xuân Nguyên đưa ra “Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám” (Tạp chí Văn hoá dân gian – Số 2 năm 1994) Tác giả cho rằng:

hiểu hành động trả thù của Tấm là độc ác, man rợ, không phù hợp với tínhcách dân tộc Việt, không thích hợp với ngày này là “hiểu sai tinh thầntruyện” Tác giả bài báo tán thành cách hiểu tinh thần truyện là “Cái thiệnthắng, cái ác phải bị trừng trị Đây là quy luật đấu tranh khi có sự sốngcủa bên này nghĩa là cái chết của bên kia và ngược lại.” và cho rằng “sựbáo thù của Tấm… là một biểu trưng, nó mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác”

Trang 4

Trên cơ sở đó, tác giả kết luận: “Truyện Tấm Cám dạy trong nhà

trường không nên cắt đoạn báo thù và cũng không nên lảng tránh chuyệnđó… Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thần của sự trả thù củaTấm [23.52]

Hoàng Ngọc Hiến lại quan tâm đến “Giảng truyện Tấm Cám ở trường phổ thông” (Báo Giáo dục và Thời đại số 29 – 18/71994).

Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “Đúng, mẹ con Cám bị trừng phạt là “côngbằng và đích đáng”, nhưng cách trả thù của Tấm vẫn cứ đáng bị phê phán

và lên án” [9.14] Tác giả cho rằng nên chuyển hướng phân tích “tư tưởngtrả thù”, “luật trả thù” là để giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội văn minh

“bước qua hận thù” một cách cao thượng

Nhằm tranh luận với ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Thiêm đã

đặt ra vấn đề “Trao đổi về “giảng truyện Tấm Cám ở trường phổ thông” (Báo Giáo dục và thời đại – Số 34 – 22/8/1994) Đặng Thiêm

cho rằng “ý kiến của anh Hiến có phần không sát thực tế và phiến diện,

cực đoan” [26.13] Từ việc chỉ ra cái hay của truyện Tấm Cám, chỉ ra

“Trong Tấm Cám đúng là có sự trả thù Nhưng đó không phải là tư tưởng

chính của truyện, càng không phải là chủ đề Đó chỉ là những môtip nghệthuật cần phải có để thực hiện quan niệm “ác giả, ác báo” của người sángtác, chứ nó không bao giờ được coi là mục đích giãi bày” [26.13], ĐặngThiêm đã kết luận rằng: “Theo tôi, nếu giảng như anh Hiến, với học sinhlớp 7 sẽ mất hết và chỉ được một bài học luân lí khô khan về chỉ nghĩanhân văn hiện đại mà thôi” [26.13]

Tiếp theo, trong Báo Giáo dục và thời đại số 39, ra ngày 26/9/1994, Bùi Văn Tiếng đã tham gia “Bàn về cách ứng xử nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám” Tác giả cho rằng “việc trả thù tàn bạo”

của Tấm là thường tình vì con người luôn luôn biến đổi, và “hàm chứa tất

cả mọi khả năng khôn ngu, thiện ác…”, ngay cả mụ dì ghẻ cũng khôngphải hoàn toàn mất hết nhân tính vì mụ thương con Quan điểm này cho

rằng, tác giả Tấm Cám “không đứng về phía mẹ con Cám đã đành mà cũng không hẳn đứng về phía Tấm” Vấn đề nhân vật trong Tấm Cám chỉ

là một “cách ứng xử nghệ thuật”

Như vậy, ý kiến bàn về cách kết thúc truyện Tấm Cám là rất nhiều

song không phải là hoàn toàn thống nhất mà thậm chí có cả những ý kiến

Trang 5

trái chiều nhau Trước tình hình đó mỗi giáo viên trên cơ sở tham khảophải biết tiếp thu chọn lọc để giải thích hợp lý cho học sinh về phần kếtcủa truyện cổ tích này.

Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với truyện Tấm Cám vẫn

phân tích các tình tiết của truyện Tấm Cám, tác giả chỉ rõ “mối quan hệ

và sự phù hợp giữa hành động trả thù với lôgic phát triển tính cách củaTấm” Và cho rằng nếu nhận thức được như vậy thì sự băn khoăn về mức

độ và hình thức trả thù của nhân vật này cũng không thành vấn đề phải đặt

ra bàn cãi nữa

Từ cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu truyện cổ tích Tấm Cám, GS – TS Nguyễn Thanh Hùng đã đặt ra vấn đề “Tấm Cám và sự bội ước cổ tích” (Sách “Hiểu văn – Dạy văn – NXB Giáo dục – 2003).

Giáo sư đã đưa ra ý kiến của mình về: “Sự đánh giá chưa thống nhất

về giá trị truyện cổ tích Tấm Cám” trong lịch sử nghiên cứu; đưa ra

“những suy nghĩ về giá trị đích thực của truyện cổ tích thần kì Tấm Cám” Đặc biệt giáo sư đã có những gợi ý rất quan trọng về “Phương pháp giảng dạy Tấm Cám” Đó là: “phải phản ánh trung thành giá trị của

truyện cổ tích thần kì biểu hiện trên hai phương diện: sự thật đời sống và

chân lý nghệ thuật” [13.145] Và dạy Tấm Cám nên đi theo từng tiến

trình của cốt truyện Có như vậy mới tránh được sự phân tích, đánh giá

truyện Tấm Cám dưới con mắt hiện đại và đạo đức học thuần tuý, tránh

được “sự bội ước đối với những giá trị đẹp đẽ và nhân bản của truyện cổ

tích Tấm Cám” [13.150].

Như vậy, có thể thấy rằng Tấm Cám là truyện cổ tích được rất

nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Phần lớn các bài viết tập trung vào bàn

luận vấn đề gây nhiều tranh cãi (kết thúc truyện Tấm Cám) Đó là những

ý kiến quý báu giúp người viết hiểu được giá trị đích thực của truyện, làmtiền đề lý luận của đề tài

Trang 6

Thứ nữa, có thể thấy đa số các bài viết đi vào phân tích, “thử đề

xuất cách tiếp cận truyện Tấm Cám” hay đi vào hướng dẫn cách giảng

dạy đoạn cuối truyện sao cho thích hợp chứ không đề xuất phương phápgiảng dạy

Đặc biệt, gợi ý của Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng: dạy Tấm Cám nên đi theo từng tiến trình của cốt truyện trong bài viết “Tấm Cám và sự

bội ước cổ tích” là gợi ý hết sức quý báu và trực tiếp giúp người viết cóđịnh hướng trong việc thực hiện đề tài của mình

Tóm lại, từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào

bàn trực tiếp, cụ thể cách giảng dạy Tấm Cám từ một đặc điểm thi pháp

nổi bật: yếu tố thần kì nhằm tác động toàn diện đến học sinh THPT

Tiếp thu thành tựu nghiên cứu về truyện Tấm Cám cũng như thành tựu trong phương pháp dạy học văn hiện đại, luận văn đặt ra vấn đề: “Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT”.

Đây là một việc làm mới mẻ và có ý nghĩa về nhiều mặt

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú; Số lượng truyện

cổ tích dạy theo chương trình thí điểm trong nhà trường THPT là hai

truyện (Tấm Cám, Chử Đồng Tử); song người viết chỉ đi vào tìm hiểu truyện Tấm Cám từ góc độ phương pháp giảng dạy.

Vì khuôn khổ luận văn tốt nghiệp và thời gian có hạn, người viết chỉ

đề cập tới tác dụng của yếu tố thi pháp quan trọng nhất – “yếu tố thần kì”trong giảng dạy Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụthẩm mĩ của học sinh -Tức đi tìm phương pháp giảng dạy đúng đắn nhấtcho tác phẩm

IV Mục đích, nhiệm vụ của đề tài

Thứ nhất: Từ việc tìm hiểu về sự đổi mới trong phương pháp dạyhọc văn, về đặc điểm tiếp nhận của lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT, về

thực trạng dạy và học Tấm Cám trong trường THPT hiện nay,người viết

Trang 7

xem xét, bổ sung vào việc định hướng phân tích, giảng dạy tác phẩmnhằm “tác động đúng, trúng” vào đối tượng tiếp nhận.

Thứ hai: Thông qua truyện Tấm Cám được tuyển chọn trong SGK

thí điểm lớp 10 THPT để chỉ ra và thấy được tác dụng của yếu tố thần kìđến năng lực nhận thức và sức cảm thụ của học sinh trong dạy học tácphẩm Từ đó đề xuất cách tiếp cận và biện pháp giảng dạy tác phẩm mộtcách thích hợp

V Đóng góp của đề tài.

Thực hiện đề tài này, người viết có một số đóng góp sau:

Đưa ra một cách hiểu tác phẩm đúng đắn, hợp lý nhất, làm nổi bật “điểm sáng thẩm mĩ” của truyện

Đưa ra phương pháp giảng dạy thích hợp

Góp phần thúc đẩy sự phát triển của phương pháp dạy học truyện dân giantrong nhà trường phổ thông

Góp phần thúc đẩy sự phát triển của học sinh, nhằm thực hiện tốt nhất mục đích cuối cùng của việc giảng dạy: góp phần bồi đắp tâm hồn, phát triển trí tuệ của học sinh lớp 10 THPT; giáo dục học sinh trở thành con người toàn diện, “con người văn hoá” trong thời đại ngày nay

Những đóng góp của đề tài là những đóng góp thiết thực, có cả giá trị lí luận và giá trị thực tiễn

VI Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, người viết sử dụng phối hợp cácphương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu tham khảo

Phương pháp khảo sát:

Tìm hiểu hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh qua:

Tư liệu khảo sát:

+ Sách giáo viên

+ Sách giáo khoa

+ Vở ghi bài của học sinh

Phiếu điều tra:

+ Giáo viên trả lời câu hỏi

+ Học sinh trả lời câu hỏi

Phương pháp phân tích và so sánh những vấn đề có liên quan đến đề tài.Phương pháp xây dựng bài dạy theo mục đích đề tài

Trang 8

VII Cấu trúc luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Thư mục tham khảo, luận văngồm ba chương:

Chương một: Những tiền đề lí luận của đề tài

Chương hai: Khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theochương trình thí điểm ở trường THPT

Chương ba: Phương hướng dạy học Tấm Cám từ việc nhận thức vềvai trò và tác dụng của yếu tố thần kì

Trang 9

Phần Nội dungChương một Những tiền đề lí luận của đề tài

I Đổi mới phương pháp dạy học văn.

Văn chương bao giờ cũng là sản phẩm của tâm hồn, của trái tim vàkhối óc người sáng tác Văn chương có sức tác động sâu sắc đến bạn đọc,đến cuộc sống con người Trong nhà trường, so với các môn học khác,môn văn vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật lại có khả năng bồidưỡng và phát triển tư duy thẩm mĩ cho học sinh một cách hiệu quả nhất

Do vậy,việc tìm ra phương pháp dạy học thích hợp là hết sức cần thiết

Hơn nữa, trước yêu cầu mới của xã hội, trước “Sự tiến bộ kì diệucủa khoa học kĩ thuật, số liệu các tri thức cần lĩnh hội tăng lên một cáchghê gớm, đòi hỏi chúng ta phải thay đổi căn bản cả nội dung giáo dưỡnglẫn phương pháp dạy – học Phương pháp dạy học phải nhằm phát triển tối

đa sự suy nghĩ độc lập của học sinh, kỹ năng đạt đến tối đa sự suy nghĩđộc lập của học sinh, kỹ năng đạt đến và vận dụng tri thức” (Viện sĩA.A.Xmianôp –Liên Xô cũ)

Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề đang đượcquan tâm ở mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con ngườiphục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội

Tóm lại, từ những vấn đề trên đã đặt ra một yêu cầu cấp bách làphải đổi mới phương pháp dạy học văn.

I.1 Đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung

“Đổi mới phương pháp dạy học văn chính là đổi mới việc đánh giámối quan hệ giữa ba thành tố: Giáo viên – học sinh – văn bản văn chương

Đó là mối quan hệ biện chứng nhằm tạo thành cơ chế dạy học văn Vì thếnếu thiếu đi một thành tố nào thì cơ chế dạy – học lập tức bị phá vỡ vàcách dạy lại quay trở về lối cũ” [14.164]

Trang 10

I.1.1 Phương pháp dạy học văn truyền thống

Trong cơ chế dạy học văn cũ, mối quan hệ giữa các thành tố của cơchế là mối quan hệ đơn phương: giáo viên – tác phẩm, giáo viên – họcsinh hay tác phẩm – học sinh

Trong cơ chế này, giáo viên đóng vai trò chủ đạo Giáo viên làngười khám phá cảm thụ tác phẩm rồi truyền thụ cho học sinh Học sinhtiếp thu bài học thụ động ghi nhớ máy móc theo kiểu “học thuộc lòng”

Hệ thống phương pháp dạy học văn học truyền thống mang nặngbản chất tái hiện khiến học sinh thụ động trong quá trình lĩnh hội tri thức;Theo Phan Trọng Loan thì có dùng nhiều thuật ngữ: “diễn giải”, “thuyếttrình” hay “giảng thuật”… thì vẫn là một dạng dựa trên bài giảng đượcchuẩn bị trước của giáo viên Nguồn kiến thức chỉ đóng khung trong vốnhiểu biết của người thầy Giáo viên đã từng “che khuất” mất tài liệu giảngdạy, ít cho học sinh tiếp xúc trực tiếp và tự tìm kiếm kiến thức

Với cách dạy văn đã quá lỗi thời, phiến diện hoá,đơn phương hoá,với cách học văn mà học sinh chỉ đóng vai trò “thính giả”, “người ngoàicuộc” hơn là “người tham gia”…hậu quả cuối cùng dễ nhận thấy học sinhtrở thành người thụ động,thiếu sáng tạo,ít cảm xúc,ít đồng cảm

Muốn tạo sự phát triển trong dạy học văn thì nhiệm vụ cần thiết vàcấp bách là phải: đổi mới phương pháp dạy học văn

I.1.2 Sự đổi mới trong phương pháp dạy học văn

Theo Phan Trọng Luận: “Phương pháp dạy học tác phẩm vănchương mới đổi khác về mục đích, về con đường đạt đến mục đích, do đócũng đổi khác về cơ chế hoạt động dạy học cùng hàng loạt vấn đề về tiếntrình tổ chức giờ dạy, phương pháp tiếp cận tác phẩm ở học sinh”[20.281]

Nếu mục đích của giờ học tác phẩm văn theo phương pháp cũ làgiáo viên truyền thụ lời giảng của mình, thì mục đích cao nhất trongphương pháp dạy văn mới là làm sao để phát huy tính chủ thể của họcsinh dưới sự hướng dẫn của thầy

Trong cơ chế dạy văn mới, quan hệ giữa các thành tố: tác phẩm –giáo viên – học sinh là mối quan hệ đa phương, đan kết lên nhau Văn bản

là đối tượng để phân tích, cảm thụ Giáo viên đóng vai trò chỉ đạo Học

Trang 11

sinh đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy và học, chủ động tham giavào quá trình nhận thức Con đường đạt đến hiệu quả tự phát triển là sựvận động tự thân của mỗi chủ thể học sinh Vấn đề quan trọng của cơ chếdạy học văn mới là vấn đề phát huy chủ thể học sinh: “Học sinh vừa làmục tiêu, vừa là con đường, vừa là phương tiện” [20.281] Và dạy họcvăn là: “phải từ học sinh, cho học sinh và bằng chính học sinh”.

Do đó trong dạy học văn không được giữ cách giảng dạy tái hiện,giảng dạy thông tin tiếp thụ, giảng dạy đơn thuần bằng lời nói của giáoviên, mà phải chuyển sang lối giảng dạy tái tạo, giảng dạy phát triển, tổchức một hệ thống thao tác hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm của bản thânhọc sinh, để học sinh được tự rung cảm, khám phá và tự phân tích Mỗigiờ học phải trở thành “một sự kích thích dài”, phải gây được “sự nổ vỡlặng im trong tâm tưởng, làm bùng cháy một cái gì đó để con người đi tớichính mình trong tâm tưởng” (Nguyễn Viết Chữ)

Như vậy “phương pháp không còn là những phương thức tác động

từ bên ngoài mà là phương thức vật chất hoá hoạt động bên trong của họcsinh.” [20.282]

Quan điểm coi học sinh là chủ thể và là khởi đầu của sự sáng tạochắc chắn sẽ dẫn đến sự thay đổi phương pháp giảng dạy Giáo viên phảivật chất hoá hoạt động của mình bằng một hệ thống phương pháp giảngdạy thích hợp như đọc diễn cảm, so sánh trong phân tích văn học, phântích nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình

Trong những năm vừa qua, quan điểm này đã được đưa vào trongnhà trường, được công nhận và khẳng định tính đúng đắn của nó Tuynhiên cần tránh sự vận dụng cứng nhắc, máy móc các phương pháp nêu ra

Và vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là phải từ quan điểm đúng đắn

về cơ chế dạy học văn, sử dụng các phương thích hợp để đạt được mụcđích đưa học sinh lên vị trí chủ thể của quá trình nhận thức

I.2 Đổi mới phương pháp dạy học truyện cổ tích thần kì nói riêng

Cần phải khẳng định ngay rằng sự đổi mới phương pháp dạy họctruyện cổ tích thần kì không nằm ngoài sự đổi mới phương pháp dạy họcvăn nói chung (như vừa nêu) Việc làm của người viết ở đây là đi từ sựđổi mới chung đến sự đổi mới cụ thể – đổi mới về phương pháp đối với

Trang 12

truyện cổ tích thần kỳ nói riêng- một vấn đề liên quan chặt chẽ đến đề tàicủa người viết

Dạy học văn là dạy một loại hình nghệ thuật vì vậy phải khám pháthế giới đó bằng những quy luật nghệ thuật của chính nó

Trước đây do chưa nắm vững nguyên tắc này nên việc dạy học Vănhọc dân gian nói chung, truyện cổ tích thần kì nói riêng chưa được hiệuquả thiết thực (thậm chí còn mắc phải nhiều sai lầm) Phổ biến nhất (đặcbiệt là ở bậc trung học cơ sở) là cách dạy dễ dãi, đơn giản hoá tác phẩmvăn học dân gian Chẳng hạn dạy truyện cổ tích thần kỳ mà chia nhân vật

cổ tích thành hai tuyến chính nghĩa và gian và rồi phân tích một cách sơlược, công thức theo lối xã hội học dung tục… Việc đồng nhất giữa vănhọc dân gian và văn học viết, dạy văn học dân gian như dạy văn học viết

đã dẫn đến việc hiện đại hoá tác phẩm văn học dân gian , tước bỏ đi sắcthái phôncơlo vốn là vẻ đẹp độc đáo và ý vị nhất của những truyện kể.Dạy truyện cổ tích thần kì mà dạy từ con mắt của người hiện đại, dạy nhưtác phẩm văn học viết thì chẳng những không khai thác được những giá trịnổi bật của truyện mà còn hiểu sai, dạy sai tác phẩm

Như vậy, do chưa có phương pháp tiếp cận đúng đắn một tác phẩmdân gian (cụ thể là truyện cổ tích thần kì), hiểu chưa đúng, hiểu sai tácphẩm dẫn đến lúng túng trong phương pháp giảng dạy Giờ dạy vì thế rất

dễ hoặc thiên về nội dung tư tưởng, chính trị một cách gò bó, cứng nhắc,hoặc thiên về hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ một cách phiến diện, trốngrỗng

Để khắc phục những hạn chế trên “ cách dạy khoa học nhất là cáchdạy theo quan điểm thi pháp học”[18.52] Dạy văn học dân gian theo thipháp Văn học dân gian, dạy truyện cổ tích phải đảm bảo những đặc trưngthi pháp loại thể

Truyện cổ tích là một thể loại lớn của văn học dân gian, gồm babiến thể: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích

về loài vật Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là biến thể tiêu biểu hơn cả

Đặc điểm bao trùm và nổi bật của thi pháp truyện cổ tích là “thếgiới cổ tích”- Một sáng tạo độc đáo của trí tưởng tượng dân gian

Để tạo nên một thế giới “như mơ ước”, ở đó người bất hạnh đượchưởng hạnh phúc tuyệt đỉnh, chính nghĩa tất yếu thắng gian tà, truyện cổ

Trang 13

tích đã phải nhờ đến các yếu tố thần kì: nhân vật thần kì (Tiên, Bụt), vậtthần kì (gậy thần, cây đàn thần), con vật thần kì (chim thần, ngựa thần)hay sự biến hoá của chính nhân vật Tính chất hoang đường và tưởngtượng trong cổ tích không giống tưởng tượng trong thơ ca Nó tạo nêntính chất kì lạ, khác thường cho câu chuyện kể Điều này đã làm nên “thếgiới cổ tích” với chất thơ bay bổng, với sức cuốn hút kì diệu của nó -khôngchỉ với trẻ thơ mà với cả người lớn, đem lại cho con người hứngthú, niềm tin và ước mơ.

Dạy truyện cổ tích thần kì điều quan trọng nhất là phải nhấn mạnh,phải làm nổi bật vẻ đẹp của “thế giới cổ tích” huyền ảo tức phải khai thác

thật sâu vẻ đẹp của yếu tố thần kì trong truyện Lựa chọn đề tài: “Vai trò

và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT” chính là người viết đã đi từ yếu tố thi pháp nổi bật, đặc sắc nhất

của truyện để giảng dạy Do đó phương hướng giảng dạy đề ra sẽ đi theođúng đặc trưng thi pháp của truyện cổ tích thần kì, tránh được những sailầm đã từng tồn tại trong dạy học những năm qua

Trong giảng dạy truyện cổ tích thần kì còn phải quan tâm đến đặcđiểm thi pháp về nhân vật chính, về xung đột, về kết cấu, về không gian,thời gian, về những “công thức” cố định

Truyện cổ tích đã nảy sinh từ trong xã hội nguyên thuỷ nhưng nóphát triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, nên chủ đề chủ yếu của nó làchủ đề xã hội Và loại xung đột xã hội có thể xem là đề tài đặc trưng củathể loại truyện cổ tích so với thần thoại và sứ thi cổ đại mà mỗi giáo viênphải làm rõ trong quá trình giảng dạy

Dạy học truyện cổ tích thần kì theo thi pháp loại thể phải giúp họcsinh thấy được đặc điểm của kiểu nhân vật bất hạnh (người em út, người

mồ côi, xấu xí, người đi ở…), của kiểu nhân vật kì tài (có sức khoẻ phithường, có tài nghệ kì lạ…), thấy nhân vật trong truyện cổ tích chưa được

cá thể hoá, chưa được tâm lý hoá - đó là “nhân vật chức năng”, “nhân vậthành động”

Các môtip nghệ thuật là “những phần tử đơn vị vừa mang tính đặctrưng vừa mang tính bền vững của truyện dân gian”[18.70] Nó mang tínhphôncơlo đậm đặc và góp phần quan trọng để tạo nên cái sắc thái dân gian

Trang 14

của truyện Vì vậy tiếp cận và giảng dạy truyện cổ tích không thể khôngchú ý đến các môtip nghệ thuật đó.

Con đường hiệu quả nhất của việc dạy học truyện cổ tích thần kì làcon đường dạy theo thi pháp Có như vậy mới giúp chúng ta tiếp cận, khaithác truyện cổ tích đúng hướng, tránh được việc tiếp cận theo hướng xãhội học, tránh được việc phân tích như phân tích một truyện hiện đại Từ

đó mà có được phương pháp giảng dạy thích hợp tác động vào cả trí tuệ,

và tâm hồn của học sinh

Tóm lại, những quan điểm đổi mới về phương pháp dạy học văn nóichung, về phương pháp dạy truyện cổ tích thần kì nói riêng là những tiền

đề lí luận đầu tiên để người viết trên cơ sở đó mà tìm tòi và triển khai đềtài mình đã lựa chọn

II Tấm Cám trong nhà trường phổ thông.

Truyện kể dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng có vai tròrất lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng đối với thế hệ trẻ trong nhàtrường Nó đem lại cho học sinh những hiểu biết cực kì phong phú và đadạng về cuộc sống của nhân dân qua các thời đại; “trí khôn dân gian” đãđem đến cho thế hệ trẻ hôm nay những bài học bổ ích, thấm thía, gópphần bồi đắp tâm hồn dân tộc cho thế hệ trẻ

Chính vì vai trò to lớn đó nên việc dạy và học truyện dân gian cũngnhư truyện cổ tích ngày càng được quan tâm hơn

II.1 Trước chương trình sách giáo khoa thí điểm năm 2003.

Tấm Cám là truyện cổ tích hay và tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Hầu hết trẻ em đều được bà, được mẹ kể cho nghe ngay từ thưở còn thơ.Đến khi 5 – 6 tuổi, các em lại được học truyện này ở lớp mẫu giáo Vàtruyện đã từng được giảng dạy trong nhiều năm cho học sinh lớp 7 THCS.Như vậy, đây là một câu chuyện quen thuộc và có sức hấp dẫn lớn đối vớitrẻ nhỏ

Sau nhiều tranh cãi về truyện (nhất là phần kết thúc), đến năm 1995,truyện không được đưa vào trong chương trình THCS với lý do: sợ đoạntrả thù của Tấm ở cuối truyện có thể gây cho học sinh “chấn thương” về

Trang 15

tình cảm Và cho rằng sẽ cho các em học truyện này ở những bậc cao hơn,khi các em đủ lí trí để có thể nhìn nhận thấu đáo vấn đề.

Phải đến 8 năm sau, năm 2003, Tấm Cám mới lại được đưa vào

chương trình sách giáo khoa thí điểm dạy cho học sinh lớp 10 THPT

II.2 Trong chương trình sách giáo khoa thí điểm năm 2003

Sau khi Tấm Cám bị lược khỏi chương trình Văn lớp 7 THCS, đã

có rất nhiều ý kiến lên tiếng về vấn đề này Tựu chung lại là khẳng định

giá trị đích thực của truyện – coi Tấm Cám là một truyện cổ tích tiêu

biểu nhất của nước ta Và hình ảnh cô Tấm hiền lành, xinh đẹp từ quả thịbước ra, hình ảnh ông Bụt, con cá Bống, ngày hội ướm giày, chim vànganh, cây xoan đào, miếng trầu têm cánh phượng… là những hình ảnh đẹp,vừa thân quen gần gũi, lại vừa thiêng liêng, đậm đà hồn dân tộc

Vì vậy “lẽ nào bỏ đi một câu chuyện từ lâu đã trở thành niềm say

mê, thích thú, ước mơ đẹp đẽ của tuổi thơ? Lẽ nào lại bỏ đi một món ăntinh thần có thể bồi đắp nhiều mặt cho tâm hồn các em kể cả mặt thẩm mĩ– chỉ vì một chi tiết trả thù cuối truyện Chi tiết này đã có nhiều người lýgiải và cũng đơn giản thôi, không đến mức phải né tránh để không dạytruyện này (trong thực tế, những năm qua chúng ta đã dạy và không có gìgay cấn lắm) Nhiều người cho rằng không nên bỏ truyện này, bởi trong

hành trang tinh thần các em khi bước vào đời, mà thiếu truyện Tấm Cám

thì đó là một điều thật đáng tiếc” [18.40]

Chính giá trị đích thực bền vững của Tấm Cám đã giúp truyện được

đưa vào giảng dạy ở chương trình lớp 10THPT theo nguyên tắc xây dựngchương trình như sau:

Bám sát mục tiêu đào tạo người lao động mới

Bảo đảm nguyên tắc kế thừa và phát triển

Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung

chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy

(Chương trình trung học phổ thông dự thảo)

Sau đây người viết xin trình bày một số ý kiến về việc lựa chọn này

II.2.1 Về mức độ hợp lý của việc chọn học Tấm Cám

Việc chọn Tấm Cám đưa vào chương trình lớp 10 THPT theo người

viết là sự lựa chọn hợp lý và hoàn toàn đúng đắn Sở dĩ như vậy là vì:

Trang 16

Thứ nhất , Tấm Cám là một truyện cổ tích tiêu biểu và có thể coi là

hay nhất Việt Nam Nó cũng là một kiểu truyện phổ biến trên thế giới

Tấm Cám có một giá trị lớn về nội dung, về nghệ thuật, đồng thời là một

truyện có tác dụng giáo dưỡng, giáo dục học sinh sâu sắc Vì vậy việc lựachọn giảng dạy một tác phẩm hay, có giá trị về nhiều mặt là việc lựa chọnsáng suốt

Thứ hai , đối tượng học sinh lớp 10 đã có sự phát triển về tư duy líluận, về trình độ nhận thức nên việc chọn tác phẩm Tấm Cám để giảngdạy là rất hợp lý Khác hẳn học sinh lớp 7 THCS, học sinh lớp 10 đã cóthể nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề khái quát về xã hội trong truyện

cổ tích Với một tác phẩm có nhiều vấn đề tranh cãi như Tấm Cám, dưới

sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, các em được tranh luận và rút rađược nhiều vấn đề có giá trị Do đó mỗi giáo viên giảng dạy cần tìm rabiện pháp thích hợp để tác động, phát huy năng lực nhận thức và sức cảmthụ thẩm mĩ cho các em

II.2.2 Về mức độ hợp lý của việc chọn học văn bản

Chính những băn khoăn, tranh luận về kết thúc của truyện đã chi

phối đến việc lựa chọn văn bản Tấm Cám của các nhà biên soạn sách

và đón về cung, Cám muốn biết vì sao “Chị dầm sương dãi nắng, đi vắnggiờ lâu, sao giờ lại trắng” và Tấm đã bày cách cho “Cám sai đào một hốthật sâu và xuống ngồi ở dưới, rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố.Cám chết còng queo

Nghe tin Cám chết, mụ dì ghẻ uất lên, ngã vật xuống đất chết theocon”

Sách Ngữ văn 10 – Tập 1 - SGK thí điểm khoa học xã hội và nhânvăn (Bộ 2) – Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên – NXB Giáo dục – 2003)

Trang 17

Bộ sách này lựa chọn theo bản kể của Nguyễn Đổng Chi (Kho tàngtruyện cổ tích Việt Nam, tập IV, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975)nhưng lại cắt bỏ đoạn cuối, chỉ dừng lại ở chi tiết “rồi truyền cho quânhầu đưa kiệu rước Tấm về cung…”.

Sự lựa chọn này được các tác giả biên soạn lý giải trong sách giáoviên như sau:

Sách giáo viên (Bộ 1) hướng dẫn trong khi dạy giáo viên có thể giớithiệu với học sinh bản kể có cách kết thúc là Tấm giết Cám, làm mắm

cho dì ghẻ… và cho rằng: Truyện Tấm Cám thể hiện quan niệm và mơ

ước về sự chiến thằng tuyệt đối của người Việt Nam Vì vậy mà truyện cóbản kể trên Sự trừng phạt của Tấm là thay mặt cái thiện, tiêu diệt cái ác,điều đó đã từng làm không ít người hả hê Nhưng hình thức trừng phạt ấykhiến cho nhiều người cảm thấy rùng rợn, ấn tượng về cô Tấm hiền lành,đôn hậu trở nên không đẹp Vì vậy SGK không chọn bản kể trên

Còn Sách giáo viên (Bộ 2) thì cho rằng: Truyện cổ tích thần kì cókhông ít yếu tố cổ xưa được bảo lưu Mô típ mụ phù thuỷ ăn nhầm phảithịt con mình thường lặp đi lặp lại trong nhiều truyện cổ tích Châu Âu.Nhưng trong truyền thống cảm nhận của dân gian, người ta không quantâm đến tính chất dã man của sự việc mà chỉ quan tâm đến mức độ của sựtrừng phạt Vì vậy, mẹ con dì ghẻ phải chịu sự trừng phạt cao nhất Vàcho rằng: Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, những quan niệm nhân đạomới đã hình thành và phát triển Vì vậy đoạn truyện này có thể gây phảncảm đối với học sinh lớp 10 Do đó, người biên soạn SGK đã “mạnh dạnlược bỏ” đoạn kết thúc

Theo ý kiến của bản thân tôi, trong giảng dạy Tấm Cám ở trường

phổ thông rất không nên cắt bỏ phần kết thúc của truyện Bởi đây là mộttruyện đã quá quen thuộc với các em ngay từ thưở nhỏ Các em đã từngbiết đến kết thúc này, nếu cắt bỏ sẽ gây độ “hẫng” và sự băn khoăn trongcác em

Vấn đề đặt ra không phải là cắt bỏ phần kết thúc truyện mà phải giảithích làm sao cho hợp lý về cách kết chúc đó Bởi đối tượng học ở đâykhông còn là học sinh mẫu giáo hay THCS

Khi giảng dạy cần giúp các em thấy được đặc trưng của truyện cổtích thần kì là giải quyết mọi vấn đề trong hiện thực theo quan điểm và

Trang 18

mơ ước của nhân dân Nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng, hành độngtheo quan điểm và lý tưởng xã hội của nhân dân Theo nhân dân thì: “ởhiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, họ mong muốn và mơ ước người tốt sẽđược hưởng hạnh phúc cao nhất theo quan niệm của họ (làm vua, làmhoàng hậu); còn kẻ ác phải chịu sự trừng phạt cao nhất là bị tiêu diệt.

Trong truyện cổ tích thì “Vẻ đẹp của nhân vật chức năng hành độngkhông liên quan gì đến việc nhân vật đó đã hoàn thành nhiệm vụ như thếnào Thậm chí người ta có thể chấp nhận cả mưu kế, sự lừa dối, sự thẳngtay, cốt để nhân vật trung tâm phần lớn là thiệt thòi, yếu đuối như kẻ mồcôi, em út, con riêng chiến thắng” [13.144] Và hành động của cô Tấm

đã “chịu sự tác động đơn thuần của các chức năng đã được đề ra ngay từđầu như đặc trưng tinh thần cố hữu” [13.144]

Vì vậy, cách kết thúc vốn có của truyện không hề làm mất đi hìnhảnh đẹp của cô Tấm Nếu cắt bỏ phần cuối của truyện cổ tích vào loạihay bậc nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì chẳng khácnào một “sự bội ước cổ tích” (Chữ dùng của Giáo sư - Tiến sĩ NguyễnThanh Hùng)

Từ những lý giải trên, theo tôi việc lựa chọn bản kể của sách giáokhoa Ngữ văn 10 – Tập I (Bộ I) là hợp lý hơn cả

II.2.3 Về mức độ hợp lý của việc giảng dạy Tấm Cám theo hướng Tích hợp

Một trong ba nguyên tắc xây dựng chương trình SGK thí điểm ởtrường THPT năm 2003 là: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉđạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựachọn các phương pháp.”

Liên môn, xuyên môn cũng như tích hợp đang là khuynh hướngchung của khoa học và giáo dục thế giới ngày nay Sách giáo khoa Ngữvăn 10 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp đã được nói đến ở bậc họcTHCS Đây là một hướng đi đúng

Học Ngữ văn trong nhà trường không thể tách rời ba bộ phận Văn,Tiếng Việt và Làm văn vốn là những yếu tố hợp thành sinh động củachương trình Mỗi văn bản văn chương ưu tú cung cấp bao dữ kiện cho sựtrau dồi và hoàn thiện Tiếng Việt và là mẫu mực cho việc Làm văn

Trang 19

Ngược lại, kiến thức về Tiếng Việt và Làm văn cũng giúp cho chúng ta

am hiểu hơn về cái kì diệu trong mỗi văn bản văn chương do các nhà vănsáng tạo nên

Vì thế học Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp là một yêu cầu quantrọng đối với mỗi học sinh

Học Ngữ văn phải hướng vào cuộc sống để tận dụng kiến thức và đểsống đúng, sống đẹp Đó là quan điểm văn hoá và thực tiễn của việc họcNgữ văn hiện nay

Một điểm mới quan trọng khác là sách giáo khoa được viết ra đểhọc sinh tự học Tự học là chiến lược của xã hội học tập ngày nay

Theo quan điểm trên “Tấm Cám” được soạn ra theo hướng:

Có mục “Kết quả cần đạt” là những tiêu chí để học sinh tự địnhhướng trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá

Có câu hỏi hướng dẫn “ Đọc – Hiểu” sau mỗi văn bản để gợi ý, dẫndắt học sinh tự mình chiếm lĩnh tác phẩm

Phần “Luyện tập” giúp học sinh vận dụng kiến thức để thông hiểu

IIi Đặc điểm tâm lý tiếp nhận tấm cám của học sinh lớp 10 THPT

Đặt vấn đề phát huy chủ thể học sinh, coi học sinh là trung tâm củaquá trình dạy học, tất yếu dẫn đến việc phải quan tâm đến đặc điểm tâm lýtiếp nhận trong học tập của các em Đây là việc làm có tính nguyên tắccủa một giờ giảng văn vì giảng văn là một quá trình kết hợp được càngnhiều càng tốt sự nhận thức khách quan về hình tượng nghệ thuật với sự

tự ý thức, tự nhận thức của bản thân học sinh trên cơ sở vốn kinh nghiệmcủa cá nhân

Trang 20

Nắm được những thuận lợi, khó khăn trong đặc điểm tâm lí tiếpnhận Tấm Cám của học sinh sẽ giúp giáo viên có phương hướng tác độngđúng đắn.

III.1 Thuận lợi

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT: các em đã có biểuhiện phát triển mạnh về thể lực, trí lực và tình cảm Do cấu trúc của nãophức tạp và chức năng của não phát triển, do ảnh hưởng của hoạt độnghọc tập… mà hoạt động tư duy của học sinh THPT đã có thay đổi quantrọng Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độclập, sáng tạo Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quánhơn Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển … Những đặcđiểm ấy tạo điều kiện cho các em có thể phân tích nội dung cơ bản củakhái niệm trừu tượng, nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên vàtrong xã hội … Từ đó hình thành thế giới quan cho các em

Đây là những đặc điểm hết sức thuận lợi giúp giáo viên có thể trang

bị cho các em những kiến thức khái quát về truyện cổ tích Những thuậtngữ cổ tích không còn là vấn đề xa lạ với các em Và các em đã có thểnắm được những vấn đề cơ bản của truyện

III.2 Khó khăn

Tuy nhiên, đặc điểm tâm lý lứa tuổi cũng gây khó khăn khá lớn nhưHoàng Tiến Tựu đã nhận xét: Lứa tuổi 14 – 15 là “lứa tuổi ít thích truyệndân gian nhất Bởi vì đây là lứa tuổi hết dại nhưng chưa khôn, hết nhỏnhưng chưa lớn Mà truyện dân gian, nói chung lại thích hợp với hai đốitượng cách xa nhau về tuổi đời là trẻ nhỏ và người lớn.” [29.168]

Sở dĩ như vậy là vì tuổi thơ vốn yêu những điều kỳ diệu trong cổtích, tuổi già thích chiêm ngiệm những triết lý dân gian Còn học sinh lớp

10 (lứa tuổi 14 – 15) lại không có đặc điểm đó.Tư duy lí luận phát triểnkhiến các em không tin vào những điều kì diệu trong cổ tích song lại chưathể tự rút ra những triết lý sâu sắc

Thời gian cổ tích ra đời và thời gian hiện tại quá xa cách và khácbiệt gây khó khăn cho sự đồng cảm của các em Trong thời đại mới, nềnkhoa học phát triển, lượng thông tin, báo chí, sách truyện, phim ảnh ngày

Trang 21

càng phổ biến rộng rãi nên các em có khả năng hiểu biết về khoa học mộtcách khá chính xác Vì thế tư duy của các em ít giao đồng với tư duy duyvật thô sơ của người xưa.

Thời kỳ ảo tưởng và thần kì đã đi qua, học sinh đang bắt đầu quátrình hình thành tính cách Trong khi đó nhân vật truyện cổ tích là nhânvật chức năng, nhân vật không mang cá tính, nhân vật không có tính cách:hoặc là tốt thì “tốt một cách lý tưởng” hoặc xấu thì cũng “xấu một cách lýtưởng” (Chữ dùng của Lê Trường Phát) Vì thế con người cổ tích càng trởnên lệ thuộc vào sự giúp đỡ của lực lượng thần kì Sức hấp dẫn của cổtích nghiêng về chất trữ tình và ước mơ, khát vọng Phải trải qua quá trìnhtái hiện, tái tạo, tìm hiểu, phân tích và so sánh thì học sinh mới hiểu tácphẩm

Những khó khăn này dẫn đến yêu cầu cần có một phương hướng tácđộng đến học sinh một cách đúng đắn

III.3 Phương hướng tác động

Từ những vấn đề trên, ta thấy việc cải tiến phương pháp và nâng caohiệu quả giảng dạy truyện dân gian ở trường THPT trước hết là việc pháthuy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn nói trên

Muốn khắc phục khó khăn ấy khi giảng dạy truyện dân gian cho họcsinh trung học “phải kéo họ về hai phía (đầu và cuối) của đời người màgiảng” [29.169] Một mặt phải kích thích, khôi phục tính hồn nhiên vàkhả năng vốn có ở học sinh, làm “trẻ hoá xúc cảm” của họ Mặt khác phảicung cấp cho họ những hiểu biết về lịch sử quốc gia, dân tộc, xã hội làmcho họ “khôn lên” và “già dặn” hơn – tức làm “già hoá về tư duy lý luận”

Rõ ràng đây là một nguyên tắc và phương pháp dạy cổ tích màngười giáo viên rất nên tham khảo để có hướng giảng dạy phù hợp với lứatuổi học sinh của lớp mình phụ trách, nhằm phát huy năng lực nhận thức

và cảm thụ thẩm mĩ của học sinh

Để các em yêu thích yếu tố thần kì mà không coi đó là những điềuviển vông, vô nghĩa lý, trước hết phải giúp các em hiểu được vai trò, ýnghĩa của yếu tố thần kì trong thế giới cổ tích; thấy được đặc sắc của yếu

tố này trong truyện Tấm Cám cùng vai trò của nó trong việc thể hiện nộidung của truyện Những hiểu biết toàn diện, sâu sắc về đặc trưng của yếu

Trang 22

tố thần kì sẽ giúp các em có cái nhìn đúng để mà cảm, mà hiểu tác phẩmsâu sắc hơn Đó là cách giảng dạy Tấm Cám theo đặc trưng thi pháp loạithể, phù hợp với đặc điểm tâm lí tiếp nhận của học sinh lớp 10 THPT.

IV vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học tấm cám

IV.1 Khái quát về yếu tố thần kì

Thế giới nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kì là một thế giới khác

lạ chưa từng có và không thể xảy ra trong đời sống hàng ngày Vì vậy,trên nền của trí tưởng tượng mạnh bạo nhất, nhân dân đã hư cấu một cáchchủ tâm, không ngần ngại vượt ra ngoài khuôn khổ thực tiễn cuộc sống vàphản ánh thực tại một cách bịa đặt đến mức không còn có thể bày đặtthêm nữa

Thế giới hoang đường kì ảo là một “hiện thực trong mơ ước” vàthiên hướng của nó là sáng tạo ra những điều kì diệu khác thường Mụcđích của sự sáng tạo là thoả mãn lý tưởng đạo đức đang mâu thuẫn vớimột môi trường xã hội nhất định

Những ước mơ thầm kín về hạnh phúc, những khao khát về một xãhội đề cao những tình cảm cao thượng đều có thể tìm thấy trong khungcảnh huyền diệu của thế giới tưởng tượng hoang đường chứa nhiều phépmàu, tượng trưng cho sự cứu trợ và lẽ công bằng

IV.1.1 Khái niệm và biểu hiện

Yếu tố thần kì là một trong những đặc điểm thi pháp tiêu biểu củatruyện cổ tích thần kì

ở đây, thuật ngữ yếu tố thần kì (hay yếu tố kì diệu) dùng để chỉ sựtưởng tượng, hư cấu – Nó là sản phẩm, là kết quả của những hư cấu dướiánh sáng của trí tưởng tượng kì ảo và bay bổng của nhân dân

Yếu tố thần kì xuất hiện nhiều ở các thể loại văn học dân gian, kể cảvăn học hiện đại Nhưng yếu tố thần kì của cổ tích mang đặc trưng riêng

Yếu tố tưởng tượng trong thần thoại là yếu tố tưởng tượng không tựgiác Với tư duy nhận thức của người nguyên thuỷ thì tất cả các yếu tố đóđều là có thật Họ thực sự tin rằng có một thế lực siêu nhiên là các thầnđiều khiển các hiện tượng tự nhiên

Trang 23

Ngược lại, hư cấu trong cổ tích là “hư cấu chủ tâm mang tính nghệthuật” (Prốp) Con người sử dụng yếu tố kì diệu nhằm thể hiện mơ ướccủa mình chứ không tin điều đó là có thực.

Trong các tác phẩm hiện đại cũng có yếu tố hoang đường kì ảo song

hư cấu ở đây là bịa như thật, nghĩa là nó mang tính chất điển hình, có thểthấy ngoài cuộc đời Còn yếu tố kì diệu của cổ tích không thể tồn tạingoài cuộc đời

Như vậy, yếu tố thần kì của cổ tích mang nét đặc sắc riêng biệt

Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích có thể là những nhân vật thần kì(Bụt, Tiên, Ngọc Hoàng), là các sự vật thần kì (gậy thần, niêu cơm thần,đôi giày vạn dặm…), là các con vật thần kì (rắn thần, gà trống, chim sẻ,mèo đi hia…) hay là sự hoá thân của chính nhân vật

Trong hoàn cảnh xã hội ngày xưa, khi giai cấp thống trị còn giữđược quyền thế mạnh mẽ, khi những lực lượng hắc ám còn đè nặng sứcvươn lên của người dân thì sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, củacái chính đối với cái tà là một điều khó khăn, nhất là đối với những conngười bé nhỏ, những con người bình thường, bị coi rẻ trong xã hội Hiệnthực đó đã khiến cho nhân dân luôn mơ tưởng tới một xã hội tốt đẹp hơn -

ở đó, kẻ ác bị trừng trị, người hiền được sung sướng, hạnh phúc Khi xâydựng thế giới cổ tích, khi hướng sự phát triển của hiện thực theo nguyệnvọng chủ quan của mình, nhân dân tất yếu phải sử dụng hư cấu, sử dụngtrí tưởng tượng bay bổng thần kì, mượn đến một lực lượng siêu nhiên nào

đó Thế giới truyện cổ tích thần kì vì thế chính là một sự khắc hoạ những

ảo tưởng cần có, một “sự bịa đặt ngọt ngào”

IV.1.2 Vai trò và ý nghĩa

Khi tham gia vào truyện cổ tích, yếu tố thần kì có nhiều tác dụngkhác nhau Nó đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn dắtcâu chuyện tạo ra sức mạnh, vẻ đẹp độc đáo riêng cuốn hút mọi người

Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì là sự bịa đặt hư cấu có ýthức, vì thế nó trở thành phương tiện nghệ thuật thể hiện tư tưởng củanhân dân, làm nên đặc trưng thi pháp thể loại Yếu tố thần kì tham gia vàotiến trình phát triển của cốt truyện Cái thần kì giữ vai trò chủ yếu trong

Trang 24

việc giải quyết mâu thuẫn trong truyện Nó là một chất keo dính liên kếthai tuyến nhân vật, các sự kiện trong truyện, tạo nên chỉnh thể cốt truyện.Thường mỗi khi nhân vật chính diện gặp khó khăn, bế tắc, không vượtqua được thì lực lượng thần kì xuất hiện Nếu có yêu cầu trừng phạt nhânvật phản diện thì lực lượng thần kì xuất hiện nhiều hơn Yếu tố thần kì tạonên những tình huống li kì, hấp dẫn từ đầu đến cuối truyện.

ở đâu thiếu lôgíc nhất, ở đó xuất hiện yếu tố thần kì Yếu tố này cóthể coi là phương tiện thay thế cho sự lý giải của tác giả dân gian đối vớinhững thời điểm không có lôgíc “Muốn tạo cái thật phải dựa trên sự gây

ảo tưởng về cái thật”

Nhờ có yếu tố thần kì mà kết thúc của truyện cổ tích bao giờ cũng làmột kết thúc có hậu Yếu tố thần kì không chỉ phản ánh hiện thực mà cònphản ánh quan niệm đạo đức, quan niệm thẩm mĩ và mơ ước của nhândân Nó đóng vai trò lớn về nhiều mặt trong việc hình thành một thế giớicần có, một thế giới “như mong ước” Nó là một phương tiện nghệ thuật,một thủ pháp nghệ thuật làm nên chất men say của thể loại truyện cổ tíchthần kì dân gian

IV.2 Đặc sắc của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám

Qua phần trên, ta thấy yếu tố thần kì có vai trò rất quan trọng trong

thế giới cổ tích Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích thần kì hay

và tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Do đó yếu tố hưcấu, yếu tố thần kì cũng được thể hiện đậm nét

Có thể nói Tấm Cám tập trung nhiều nhất và đầy đủ nhất các loại

yếu tố thần kì Nếu trong “Sọ Dừa”, “Trầu Cau” yếu tố thần kì tập trung ở

sự biến hoá, sự hoá thân của nhân vật, ở “Cây tre trăm đốt”, yếu tố thần kì

bao gồm: sự giúp đỡ của Bụt, của cây tre thần kì… thì ở Tấm Cám, yếu

tố thần kì có cả sự xuất hiện của Bụt, sự giúp đỡ của gà trống, đàn chim

sẻ và sự hoá thân của nhân vật…

Hình ảnh ông Bụt có nguồn gốc từ Đức Phật nhưng đó là Đức Phật

đã được dân gian hoá Đây là hình ảnh gần gũi với nhân dân Nó khác hẳnvới nhân vật thần kì: Tiên hay Thần ở các nước khác Tiên hay thần củatruyện cổ tích các nước có thể tượng trưng cho may hay rủi, thiện hay ác

Trang 25

Bụt của truyện cổ tích của ta chỉ có thể là tượng trưng cho cái thiện đầysức mạnh.

Bụt đã xuất hiện và giúp đỡ cô Tấm nhiều lần Nhưng có điều đặcbiệt là: Cô Tấm được sự giúp đỡ của Bụt, đại diện cho thế lực siêu nhiên,nhưng số mệnh của cô lại không hoàn toàn do các thế lực siêu nhiên quyếtđịnh Trái lại, nhân vật tự mình quyết định đời mình là chính Không phảingẫu nhiên mà Bụt lại hiện ra và giúp đỡ cô Tấm Nói cách khác khôngphải tự nhiên mà sự ngẫu nhiên tốt lành đó lại đến với cô Cô Tấm xứngđáng với sự may mắn đó bởi cô là người tốt, dịu hiền, trong trắng, làngười lao động cần cù Bụt trong truyện chỉ xuất hiện với tư cách là trợthủ đúng với tên gọi đó Vì Bụt chỉ khuyên cô nuôi cá Bống còn chăm sócthế nào là tuỳ ở cô Bụt chỉ khuyên cô chôn xương cá Bống còn làm điều

đó chu đáo hay không là tuỳ ở cô

Bên cạnh nhân vật Bụt, ta thấy hình ảnh những con vật thần kì, vậtthần kì trong truyện cũng có những nét riêng Đó là những con vật quenthuộc (gà, chim sẻ, cá Bống), gần gũi với cuộc sống hàng ngày của nhândân Việt Nam; đó là miếng trầu têm cánh phượng như một “mã tín hiệu”của dân tộc Việt…

Tất cả những chi tiết đó tạo nên tính dân tộc, tính biểu cảm sâu sắc

cho truyện cổ tích thần kì Tấm Cám.

Về cách biến hoá, hoá thân của nhân vật, theo Hà Châu thì “Truyện

Tấm Cám là đỉnh cao tập trung mọi cách biến hoá của nhân vật truyện cổ

tích thần kì” [1.40]

Cô Tấm trải qua những biến hoá có phần nào giống Sọ Dừa, nàngCóc trở thành người nhưng lại có phần đặc sắc khác Mức độ hiện thựccủa hình tượng Tấm cao hơn Sọ Dừa và nàng Cóc thoát khỏi cái lốt củamình khi gặp được những người thực sự yêu quý, trân trọng mình CònTấm lại phải hoá thân khi đã đạt được đỉnh cao hạnh phúc rồi lại bị giếthại Và “hệ thống hình ảnh thần kì từ chim vàng anh đến quả thị là phầnđặc sắc nhất được kết lại bằng những câu vần vè ổn định chứng tỏ tính

chất bền vững của hình tượng’’ [1.41] Vì thế mà Tấm Cám được coi là

“kiểu truyện cổ tích thần kì hoàn thiện nhất, đẹp nhất” [1.42]

Sự biến hoá của nhân vật trong suốt quá trình đấu tranh giành lại

hạnh phúc là điều cơ bản phân biệt kiểu truyện Tấm Cám với các kiểu

Trang 26

truyện khác, là điểm đặc sắc nổi bật nhất, ấp ủ những ước vọng sâu xa.

Kiểu truyện Tấm Cám đã tập trung khá đầy đủ những đặc điểm thẩm mĩ

của truyện cổ tích thần kì

Những đặc sắc về yếu tố thần kì của Tấm Cám đã tạo nên giá trị to

lớn và sức hấp dẫn muôn đời của truyện Dạy cổ tích mà bỏ qua yếu tốthần kì, bỏ qua sự tưởng tượng bay bổng chắc sẽ không khác gì dạy nhưmột tác phẩm hiện đại

IV.3 Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám

Có thể khẳng định rằng yếu tố thần kì có vai trò và tác dụng hết sức

to lớn trong dạy học Tấm Cám Nó không chỉ giúp học sinh khám phá giátrị nổi bật về nội dung, ý nghĩa của truyện mà còn giúp học sinh phát huynăng lực nhận thức, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trong quá trìnhtìm hiểu tác phẩm

IV.3.1 Giúp học sinh khám phá giá trị nổi bật về nội dung, ý nghĩa của truyện

Yếu tố thần kì là một đặc điểm thi pháp quan trọng nhất của truyện

cổ tích thần kì Dạy học Tấm Cám đi từ yếu tố thi pháp nàychính là conđường ngắn nhất, đúng đắn nhất giúp học sinh khám phá đầy đủ, sâu sắcgiá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện

IV.3.1.1 Phản ánh số phận nhỏ bé, bất hạnh và sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của Tấm trước sự vùi dập của các thế lực thù địch

Như chúng ta đều biết, nhân vật trung tâm của truyện cổ tích thần kì

là những con người bất hạnh Họ là nạn nhân của chế độ tư hữu tài sản,cuả chế độ gia đình phụ quyền và của chế độ xã hội có giai cấp

Truyện cổ tích thần kì phản ánh những nỗi đắng cay khổ cực đầutiên của người lao động trong xã hội có giai cấp (Cây khế, Tấm Cám,Thạch Sanh)

Những con người bất hạnh này mơ ước một cuộc sống ấm no, sungsướng, hạnh phúc trọn vẹn và họ đã đấu tranh bền bỉ quyết liệt chống lạinhững mưu toan độc ác đối với họ Một hệ thống hình ảnh thần kì đã được

Trang 27

sáng tạo nên để thể hiện những ước mơ và cuộc đấu tranh ấy Đó cũng là

vẻ đẹp và sức hấp dẫn đặc biệt của truyện cổ tích thần kì

Ra đời trong xã hội đã phân hoá giai cấp, một trong những chủ đềnổi bật của truyện cổ tích là phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội

“Truyện cổ tích thần kì thường đưa mâu thuẫn xã hội đó về sân khấu giađình, coi gia đình như một xã hội thu nhỏ, lý giải mâu thuẫn gia đìnhtrong mối tương quan chi phối của các quan hệ xã hội” [31.69]

Mâu thuẫn xã hội trong truyện cổ tích thần kì được phản ánh quanhóm truyện người mồ côi, người em út, người lao động nghèo…Và

truyện cổ tích Tấm Cám có thể coi là tiêu biểu cho nhóm truyện “người

mồ côi”

Cô Tấm là một thân phận mồ côi nhỏ bé và đầy bất hạnh

Tấm sớm mồ côi mẹ, ít lâu sau bố cũng qua đời nên phải ở với

dì ghẻ Cuộc sống của đứa con côi khiến Tấm phải làm lụng quần quậtsuốt ngày không hết việc Trong khi đó, Cám được mẹ nuông chiều, được

ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng

Sự áp bức, bóc lột của mẹ con Cám không dừng lại ở đó Nó còntiếp tục biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau:

Đó là sự tước đoạt nhỏ như việc Cám trút sạch giỏ tép của Tấm, dậptắt niềm mơ ước có được yếm đỏ – sự cần thiết tối thiểu của một cô gáinghèo hèn; Đó là sự tước đoạt đến cạn tàu ráo máng như bắt cá Bống củaTấm đang nuôi dưới giếng làm thịt ăn Đó còn là sự hành hạ chỉ vì mụcđích hành hạ như trộn lẫn thóc và gạo, bắt Tấm nhặt để không cho Tấm cóthì giờ đi xem hội; Đó còn là sự khinh bỉ khi Tấm thử giày:

“Chuông khách còn chẳng ăn ai

Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”

Sự độc ác gian xảo của mụ dì ghẻ còn bộc lộ rõ hơn khi chặt câycau cho Tấm ngã chết Tấm chết rồi thì mụ đem con gái vào thay cô SongTấm đã không chết mà hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, khungcửi… Sự hoá kiếp này đã thể hiện tinh thần đấu tranh của cô Tinh thầnđấu tranh đó ngày càng tăng cùng với hành động của mẹ con mụ dì ghẻ:bắt chim vàng anh làm thịt, chặt cây xoan đào làm khung cửi, đốt khungcửi thành tro

Trang 28

Mỗi khi Tấm gặp bất hạnh thì yếu tố thần kì lại xuất hiện và giúpTấm đạt được mong ước Trong truyện cổ tích thần kì, nhân vật chínhdiện càng gặp nhiều bất hạnh thì yếu tố thần kì xuất hiện càng nhiều ( Bởinhân dân không muốn để nhân vật của mình phải chịu kết cục thiệt thòi).

“Cái hay của truyện Tấm Cám là đã phản ánh một cách thú vị cuộc

đấu tranh bền bỉ, dai dẳng của “cái thiện” chống “cái ác” và cuối cùng

“cái thiện” đã toàn thắng Đó chính là có hậu” [26.13]

Từ tiếng khóc tủi thân của em bé mất giỏ cá, đến tiếng khóc cayđắng khi người bạn chết oan, tiếp nữa là tiếng khóc uất ức của người tù bịgiam lỏng - đó thật là cả một quá trình phản ứng mỗi lúc một cao Khimâu thuẫn dẫn đến một mất một còn với lực lượng thù địch, cô Tấmkhông còn phản ứng bằng tiếng khóc Cô kiên trì đấu tranh giành sự sống.Quá trình hoá thân của Tấm đã thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt ấy

“Sức cuốn hút đặc biệt của Tấm Cám là ở chỗ nó đã nghệ thuật hoá

sức sống vươn lên ngày càng mạnh mẽ, rực rỡ của chính nghĩa Tấm mỗilần chết là một lần sống lại Mỗi lần sống lại là một lần đẹp thêm lên vàđấu tranh mạnh hơn [24.13]

Sự phát triển của nhân vật Tấm là sự tiến lên từ thụ động sang thếchủ động; Từ chỗ ngây thơ chân thật, liên tiếp bị mắc lừa đến chỗ nhận rõtội ác của mẹ con Cám , đấu tranh chống lại và cuối cùng là tiêu diệtchúng Sự phát triển ấy gắn liền với vai trò đặc biệt của yếu tố thần kì

Theo quan điểm của nhân dân, trong cuộc đấu tranh với các thế lựcthù địch thì mồ côi luôn chống chọi quyết liệt và cuối cùng bao giờ cũngchiến thắng Thắng lợi đó khẳng định chân lý về tính thiện, đồng thời thểhiện tinh thần nhân đạo, bênh vực kẻ hèn yếu của nhân dân

Sự đấu tranh ngày càng quyết liệt của Tấm biểu hiện sự thức tỉnhcủa những con người bị chà đạp về quyền được sống và được hưởng hạnhphúc của mình Đồng thời nó nêu lên chân lý: phải biết chủ động giànhhạnh phúc Hạnh phúc là ở ngay cuộc đời thật chứ không phải ở kiếp sau

Đó mới là hạnh phúc bền vững Sau nhiều lần hoá thân, Tấm trở lại cuộcsống đời thường, hưởng hạnh phúc bên nhà vua và trừng phạt kẻ có tội…Điều đó cũng chứng tỏ chính nghĩa có sức sống mãnh liệt không gì tiêudiệt được

Trang 29

Tóm lại, trong chủ đề phản ánh mâu thuẫn và đấu tranh xã hội, tathấy có một cái nhìn đầy thương cảm, nâng đỡ, và tin cậy của nhân dânđối với những con người nhỏ bé trong cảnh ngộ trớ trêu Giá trị nhân văncủa truyện cổ tích chính là ở sự quan tâm và đề cao những người dânthường bị áp bức ấy.

Tóm lại, Tấm là một cô gái mồ côi đầy bất hạnh Con đường đến vớihạnh phúc, giành và giữ hạnh phúc của cô có sự giúp đỡ không nhỏ củayếu tố thần kì Sự giúp đỡ đó cùng với sự phản kháng và đấu tranh quyếtliệt của Tấm đã tạo nên giá trị thẩm mĩ to lớn của truyện

IV.3.1.2 Trình bày lý tưởng xã hội, niềm lạc quan và mơ ước của nhân dân.

Hơn bất kì một thể loại văn học dân gian nào, truyện cổ tích đã xâydựng thành công một thế giới hiện thực trong mơ ước, trình bày lí tưởngcủa nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ, đạo đức, trong đó ngườilương thiện tốt bụng, tài năng sẽ được hưởng hạnh phúc xứng đáng vớinhững phẩm chất tốt đẹp của họ

Bao nhiêu mơ ước nảy sinh từ cuộc sống làm ăn vất vả, bao nhiêu

mơ ước mà trí tưởng tượng có thể hình dung ra đã dễ dàng và nhanhchóng được trở thành hiện thực trong “thế giới cổ tích” nhờ sự trợ giúpcủa yếu tố thần kì

Truyện cổ tích rọi chiếu ánh sáng kì ảo của niềm hạnh phúcvào cuộc đời đầy bất hạnh của con người, khiến họ yêu đời và sống mạnh

mẽ hơn Nhưng truyện cổ tích không làm cho con người bị ru ngủ, bị quênlãng trong thế giới thần tiên ấy, mà khiến họ tích cực hành động để xâydựng và cải tạo hiện thực theo xu hướng tốt đẹp

Mọi người nhớ và yêu thích truyện cổ tích chính là ở khả năng cảitạo, biến đổi nhanh chóng, kì diệu, triệt để và hợp lòng dân

Sự giúp đỡ của Bụt, của cá Bống, gà trống,đàn chim sẻ; Sự hoá thâncủa Tấm; Sự trở lại làm người và trừng phạt mẹ con con Cám đã mang lạihạnh phúc bền vững suốt đời cho Tấm

Rõ ràng các tác giả dân gian muốn đặt ra vấn đề số phận của người

mồ côi và giải quyết theo quan điểm, mơ ước của mình Mơ ước đó là

Trang 30

nhân vật này phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn (làm vua, làm hoànghậu).

Sự trở về cõi người của Tấm là thể hiện lòng yêu cuộc sống và tinhthần thực tế của nhân dân Họ không yên tâm chờ hạnh phúc ở cõi NiếtBàn cực lạc mà quyết giành và giữ hạnh phúc ngay ở nơi trần thế

Đây là một kết thúc có hậu Kết thúc đó không theo lôgic thôngthường mà theo lôgic của ước mơ, lôgic chỉ có trong cổ tích – kết thúcbao giờ cũng mở ra một tương lai tốt đẹp cho nhân vật thiện Kết thúc đótạo niềm tin cho con người:

“ Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải khi cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”

(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhân dân luôn mong muốn những nhân vật thiện, hiền lành, tốtbụng như Tấm sẽ không bao giờ phải chịu bất hạnh, đau khổ mãi Họxứng đáng được hưởng hạnh phúc và sẽ có hạnh phúc tột đỉnh Triết lílòng tốt, triết lý ở hiền luôn được đề cao Và không ở đâu như trong cổtích, những ước mơ dù là nhỏ bé hay lớn lao đều được thực hiện nhanhchóng và hoàn hảo như vậy

Những ước mơ đó thể hiện tinh thần lạc quan cao cả và tinh thầnnhân đạo sâu sắc của nhân dân lao động Điều này đã được tác giả cuốn

“Sáng tác thơ ca dân gian Nga” A M Nôvicôva nhận xét rất đúng:

“Truyện cổ tích dạy con người sống và gây tinh thần lạc quan,khẳng định niềm tin vào sự tất thắng của điều thiện và lẽ công bằng Đằngsau tấm màn kì ảo của cốt truyện và trí tưởng tượng cổ tích, có ẩn giấumột mối quan hệ có thực của con người Những lý tưởng nhân đạo chủnghĩa và nhiệt tình tràn trề sức sống đã tạo cho truyện cổ tích có sứcthuyết phục nghệ thuật và gây xúc động mạnh mẽ đối với thính giả”

IV.3.1.3 Sức biểu cảm của Tấm Cám, một biểu hiện dân tộc tính của truyện cổ tích Việt Nam

Tấm Cám là truyện cổ tích hay và tiêu biểu nhất của Việt Nam.Sở dĩnói như vậy là vì: trước hết Tấm Cám là một trong những kiểu truyện phổ

Trang 31

biến nhất trên thế giới; song quan trọng hơn, chính sức biểu cảm to lớncủa truyện đã làm nên nét độc đáo – một biểu hiện dân tộc tính, một giátrị vĩnh cửu trong tâm hồn người Việt

*Tấm Cám là một trong những kiểu truyện phổ biến nhất thế giới.

Cuối thế kỉ XIX, nữ sĩ Roanphơ Côcxơ, một nhà sưu tầm truyện dân

gian người Anh đã tập hợp được 345 truyện kiểu Tấm Cám trong quyển

sách nhan đề: “Truyện Cô Tro Bếp, ba trăm bốn nhăm dị bản” xuất bảnnăm 1893 Đến 1958, theo nhà nghiên cứu Xô Viết S.EM.Mêlêtinxkitrongcuốn “Nhân vật truyện cổ tích thần kì Nguồn gốc hình tượng” thìcon số thống kê đã lên đến 500 dị bản Đây chắc chắn chưa phải là con sốcuối cùng

Trên đất nước ta,số lượng các bản kể của kiểu truyện này cũng cóthể lên tới hàng chục

Ta có thể liệt kê các tên truyện cùng kiểu truyện Tấm Cám để thấy

sự phong phú đó như sau: ở Pháp có truyện “Lọ lem”, Đức có “Cô TroBếp” (hay “Chiếc hài cườm pha lê”), Trung Quốc có Nàng Diệp Hạn,Thái Lan có “Con cá vàng”, Mianma có “Truyện con rùa”, Campuchia có

“Nêang Can-tóc” Nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có truyệntương tự như: Tua Gia – Tua Nhi (dân tộc Tày), ý ưởi – ý Noọng (dân tộcThái), Gầu Nà - Gầu Rềnh (dân tộc Mông), Đôi giày vàng (dân tộcChăm), ú và Cao (dân tộc Hơ - rê), Gơ Liu – Gơ Lát (dân tộc Xơ - rê)

Đây là kiểu truyện về cô gái mồ côi bị mẹ con dì ghẻ áp bức, bóclột Nhưng vì cô là người tốt nên đã đấu tranh thắng lợi và sau cùng đượchưởng hạnh phúc.(Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội xưa củatất cả các dân tộc) Trong cuộc đấu tranh ấy, cô gái luôn được các thế lựcsiêu nhiên giúp đỡ: đó có thể là nhân vật thần kì (Bụt, Tiên, ông ThầnGiếng), đó có thể là con vật thần kì (gà thần, cá vàng, con rùa…), các vậtthần kì: sợi tóc vàng, chiếc hài cườm pha lê…, hay chính sự hoá thân củanhân vật

Theo Đinh Gia Khánh thì trong kiểu truyện Tấm Cám có ít nhất hai

chủ đề: chủ đề “dì ghẻ con chồng” và chủ đề “vật báu đem lại hạnh phúc”

“Chủ đề thứ nhất có ý nghĩa đấu tranh xã hội, chủ đề hai có ý nghĩa phongtục (…) Chủ đề mang ý nghĩa phong tục đời thường đem lại màu sắc dântộc và địa phương cho truyện cổ tích Chủ đề mang ý nghĩa đấu tranh xã

Trang 32

hội thường có tính chất quốc tế, chung cho các dân tộc cùng ở một trình

độ phát triển.’’ [15.51]

Như vậy, tính chất quốc tế là một hiện tượng nổi bật của truyện cổtích Truyện cổ tích có khả năng di chuyển từ dân tộc này sang dân tộckhác, vượt qua mọi ranh giới về ngôn ngữ, về lãnh thổ… của các quốcgia Có thể nói ở một mức độ nhất định, truyện cổ tích là một biểu tượngcủa sự thống nhất giữa các dân tộc trên toàn bộ hành tinh của chúng ta

* Song cũng có thể nói rằng, truyện cổ tích chỉ có thể trở thành món

ăn tinh thần không thể thiếu trong tâm thức của mỗi dân tộc khi nó có giátrị riêng, mang bản sắc dân tộc đậm đà Không mang sức biểu cảm củadân tộc mình, truyện cổ tích rất dễ bị “đánh mất mình” trong sự hoà lẫnvới cái chung

Từ rất lâu, Tấm Cám đã trở thành truyện cổ tích quen thuộc, thânthiết với bất kì người Việt Nam nào Bà kể cháu nghe, mẹ kể con nghe…

cứ như vậy,vẻ đẹp của Tấm Cám đã được bảo lưu trong tâm hồn biết baothế hệ người Việt và tiếp tục được lưu truyền cho đến mai sau

Sức biêủ cảm to lớn của Tấm Cám không chỉ được thể hiện ở hìnhthức ngôn ngữ mà còn được biểu hiện ở nội dung diễn tả - một biểu hiệnkết tinh những thị hiếu nghệ thuật, những quan niệm thẩm mĩ, lí tưởng xãhội, những nguyện vọng và mơ ước của nhân dân, của dân tộc.Và đặc biệtsức biểu cảm thể hiện rõ nét ở việc sử dụng yếu tố thần kì trong truyện

Những câu văn vần:

“Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

đã đi vào lời mẹ ru bé trong những trưa hè hay đêm đông khó ngủ;Rồi khi bé lớn lên, hình ảnh cô Tấm cùng với quả thị thơm trong lời bàkể:

“Thị ơi thị rụng bị bà

Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”

sẽ là những hình ảnh đẹp theo suốt cuộc đời bé

Sức biểu cảm còn bao trùm lên không gian của truyện.Thân thiết

biết bao là hình ảnh không gian làng quê Việt Nam quen thuộc với những

Trang 33

cảnh sinh hoạt đời thường (chăn trâu, cắt cỏ, mò cua bắt tép), với ngàyhội thôn quê, với giếng nước, cây cau, cánh đồng xanh…

Không gian đó, cảnh vật đó khác hẳn không gian đô thị cùng nhữngphiên chợ nhộn nhịp, những người lái buôn tài ba ở Ba Tư, khác vớikhông gian thảo nguyên mênh mông, biển rộng hay lâu đài tráng lệ trongtruyện cổ tích Nga Đó là không gian của một làng quê Việt Nam truyềnthống với những nét riêng đầy hấp dẫn

Trong câu truyện cổ tích đặc sắc ấy, ta còn bắt gặp một chi tiết cótính chất dân tộc, “mang nét đặc thù của dân tộc Việt Nam” [ 15.47] – chitiết “miếng trầu têm cánh phượng”

Miếng trầu têm cánh phượng là một biểu tượng kết tinh trong

nó vẹn nguyên sắc đẹp, sự tài hoa, đức hiền thảo của người con gái ViệtNam năm xưa Nếu như truyện cổ tích thế giới sử dụng môtip chiếc nhẫnđeo ở mũi, sợi tóc vàng…thì người Việt Nam lại sử dụng môtip miếngtrầu têm cánh phượng để giúp hoàng tử (nhà vua) nhận ra người yêu(người vợ) của mình

Môtip này bắt nguồn từ phong tục tập quán của người ViệtNam,có giá trị văn học biểu hiện vẻ đẹp của nhân vật chính

Miếng trầu ở nước ta thuở xưa có ý nghĩa lớn trong sinh hoạt xã hội

Nó không thể thiếu trong những nghi lễ quan trọng của gia đình, xã hội

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, là vật giao duyên nam nữ

“Trầu này trầu tính, trầu tình

Trầu loan trầu phượng trầu mình với ta”

Miếng trầu còn có vai trò quan trọng đối với việc cưới xin: “Miếngtrầu nên dâu nhà người”

Như vậy, miếng trầu không phải chỉ để ăn cho vui mà còn ý nghĩavăn hoá, gắn với phong tục – một biểu hiện đậm đà của tính dân tộc

Theo Đinh Gia Khánh thì “Trong kiểu truyện Tấm Cám, chiếc giày

kì lạ đã tạo nên hạnh phúc lứa đôi, chi tiết này có ở truyện cổ tích nhiều

nước Cũng trong kiểu truyện Tấm Cám, miếng trầu quen thuộc đã nối lại

nhân duyên lỡ dở, chi tiết này chỉ có ở trong truyện cổ tích nước ta”.[15.46]

Trong truyện cổ tích Tấm Cám, yếu tố thần kì mang một sức biểucảm to lớn Hình ảnh ông Bụt hiện lên là một hình ảnh quen thuộc, gần

Trang 34

gũi với cảm nhận của người Việt Nam Bụt chính là hình ảnh của ĐứcPhật đã được dân gian hóa, và được nhân dân ta gọi bằng một tên gọi thânmật – “Ông Bụt” Những hình ảnh: con cá Bống nhỏ, chú gà giúp Bốngtìm xương cá, đàn chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm…đều là những con vậtbình dị rất đỗi thân quen trong cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh những yếu tố những yếu tố thần kì thì “tính chất biểu cảmcủa nhân vật là nét độc đáo Việt Nam” [13.146]

Nhân vật Tấm không phải là nhân vật có chiều sâu tâm lý và đờisống nội tâm phát triển nhưng nhân vật vẫn có sức biểu cảm lớn.Trí tuệdân gian đã xây dựng nên nhân vật Tấm sinh động theo tư duy nghệ thuậtnhân dân (mang “những tâm tình tha thiết của nhân dân”) mà vẫn đảm bảođặc điểm hành động chức năng của nhân vật cổ tích thần kì

Trong hoàn cảnh bất hạnh, cô Tấm hiền lành, chịu khó, thật thà,ngây thơ thường phản ứng bằng việc khóc khi gặp khó khăn Nhưng sau

đó sự quả quyết, kiên trì giành sự sống với tinh thần chủ động đã tô đậmphẩm chất tốt đẹp của cô Tấm - đã trở thành tên riêng trong truyện và tênriêng để chỉ chung về những cô gái đẹp người, đẹp nết trong cộng đồngViệt Nam (“Cô ấy hiền như cô Tấm”)

Sự hoá thân và hồi sinh nhiều lần của Tẩm trước hết biểu hiện tínhchất biểu cảm của linh hồn nhân vật Đó là các dân gian biểu dương và cangợi tinh thần ham sống, quyết sống, giành lấy hạnh phúc cho mình củaTấm

Hình ảnh chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị)

là những vật cô Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thânthương trong cuộc sống dân dã Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượngthẩm mĩ cho câu chuyện

Tấm đã tìm thấy sức mạnh trong ý chí và sức sống của mình Từmột cô gái nhỏ nghèo nàn, lép vế, Tấm trở thành một người tự quyết, tựbảo vệ hạnh phúc của mình

Quả thực những sức biểu cảm ấy “có khả năng gợi lên sự suy nghĩ

và tình cảm của người nghe tới mức còn rõ rệt hơn biểu tượng”.[13.146]

Nó khiến cho Tấm Cám có sức phổ biến rộng rãi và sức sống bất tử đếnmuôn đời!

Trang 35

*Tóm lại, yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám có vai trò

quan trọng trong việc giúp người học khám phá giá trị nội dung, ý nghĩanổi bật của truyện, từ đó mà phát huy tích cực năng lực nhận thức của họcsinh

IV.3.2 Giúp học sinh phát huy năng lực nhận thức

Yếu tố thần kì phù hợp với tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ của nhân dân

Nó thể hiện khát vọng của nhân dân muốn vươn tới tương lai đẹp hơn,làm nên chất thơ, vẻ kiều diễm của truyện Nó là cái hồn, là điểm tựa, đưacon người vào thế giới mà ở đó có những gì là đẹp nhất, lộng lẫy nhất hấpdẫn trẻ thơ Chính vì vậy, yếu tố thần kì vừa đẹp về nội dung, vừa đẹp vềhình thức biểu hiện, mang giá trị thẩm mĩ cao

Nhận thức được vẻ đẹp, nét đặc sắc của yếu tố thần kì trong truyện

cổ tích Tấm Cám sẽ giúp học sinh có một sự nhận thức đầy đủ về giá trịnội dung, giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của truyện Từ đó các emnhận thức được hoàn cảnh sống và đời sống tinh thần của nhân dân tangày xưa Đó là vốn tri thức văn hóa và vốn sống hết sức cần thiết choviệc học tập cũng như cho cuộc sống của các em

Đối với học sinh, nhất là học sinh THPT, yếu tố thần kì còn có tácdụng thúc đẩy các em nhận thức về triết lý nhân sinh mà nhân dân gửigắm trong truyện Lúc này nhận thức của các em đã phát triển Yếu tốthần kì không còn làm các em tin nhưng nó sẽ giúp các em hiểu và trântrọng triết lý về hạnh phúc, tinh thần lạc quan, nhân đạo và thái độ bênhvực kẻ yếu của nhân dân lao động Đó là triết lý: “ở hiền gặp lành”, “ácgiả ác báo” Đồng thời nó cho các em thấy hạnh phúc là ở trên cõi đờithường này chứ không phải ở kiếp sau Hạnh phúc chỉ có được lâu dài khi

nó là kết quả của sự đấu tranh bền bỉ và triệt để

IV.3.3 Giúp học sinh phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ

Yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám không chỉ giúp học sinh pháthuy năng lực nhận thức mà còn giúp các em phát huy năng lực cảm thụthẩm mĩ của mình Nhận thức đúng, các em sẽ cảm thụ đúng, cảm thụ sâu,

và cảm thụ tinh

Qua yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Tấm Cám, các em sẽ thêm

yêu mến vẻ đẹp tâm hồn của cô Tấm Cô mang trong mình “hai vật báu

Trang 36

luôn hỗ trợ nhau làm nên động lực để con người thực hiện sứ mệnh cao cảcủa mình Hai vật báu ấy là tình cảm vô tư, ý chí vô địch đã tạo nên mẫuhình lí tưởng và tấm gương đạo đức trong truyện cổ tích thần kì”.[13.146].

Qua yếu tố thần kì các em cũng cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn củanhân dân với niềm lạc quan và ước mơ trong sáng

Yếu tố thần kì làm nên một thế giới thơ mộng, lãng mạn, trong sáng– một “thế giới cổ tích” Nó góp phần đưa học sinh trở lại thế giới tuổithơ với tâm hồn phong phú, lành mạnh, thúc đẩy các em biết sống thiện vàsống đẹp hơn Chẳng thế mà Gorki đã từng nói:

“Tôi càng lớn lên thì càng thấy rõ rệt sự khác nhau giữa truyện cổtích với cuộc sống tẻ nhạt, nghèo nàn, đầy tiếng than thở của những ngườitham lam không cùng và đầy lòng ghen tị (…) Truyện cổ tích mở ra trướcmắt tôi một cái cửa sổ trong vào một cuộc đời khác, trong đó có một lựclượng tự do, không biết sợ nào đó đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởngđến một cuộc đời tốt đẹp hơn”

Phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ sẽ giúp học sinh thêm yêutruyện cổ tích Tấm Cám, thêm nhạy bén trong việc cảm thụ tác phẩm vănchương nói chung Đó cũng là một cách rèn luyện tư duy sáng tạo cho cácem- một yêu cầu quan trọng của hoạt động dạy học

Tiểu kết:

Trên đây là những tiền đề lí luận chung của đề tài Nắm vững đượcnhững đổi mới trong phương pháp dạy học văn sẽ giúp người dạy khônglúng túng, không sa vào những khuynh hướng dạy học cũ Nắm vững đặcđiểm tâm lý tiếp nhận Tấm Cám của lứa tuổi học sinh lớp 10 THPT sẽgiúp mỗi thầy cô có hướng tác động hiệu quả hơn, giờ học đạt yêu cầu

“phải từ học sinh, cho học sinh và bằng chính học sinh.”

Bên cạnh đó, việc nhận thức đúng đắn về mức độ hợp lí của sự lựachọn tác phẩm trong chương trình SGK thí điểm năm 2003; nhận thứcđúng về vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám sẽgiúp người dạy có cái nhìn toàn diện về tác phẩm; tổ chức học sinh tiếpcận tác phẩm hợp lý; tác động vào năng lực nhận thức, cảm thụ thẩm mĩcủa các em; giáo dục các em thành “con người phát triển” theo đúng yêucầu giáo dục hiện nay

Trang 37

Tổng quát lại, đó là những kiến thức cần thiết và hết sức quan trọng

mà mỗi giáo viên cần phải nắm vững nếu muốn có cách giảng dạy hợp lý,

đúng đắn truyện cổ tích Tấm Cám ở lớp 10 THPT

Đó cũng là tiền đề lí luận quan trọng của đề tài

Chương HAI -Khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo

chương trình thí điểm ở trường THPT.

I Mục đích khảo sát

I.1 Tầm quan trọng của việc khảo sát

Như đã nói, những tiền đề lí luận (đã khái quát ở chương một) lànhững tiền đề đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thựchiện đề tài của người viết Nó giúp cho người viết tiếp cận đúng, không bịchệch hướng trong nội dung và trong cách thức thực hiện

Tuy nhiên, việc tiếp cận bất kì một tác phẩm nào (đặc biệt là tácphẩm hay và khó) để tìm ra phương hướng giảng dạy hợp lý, phù hợp vớiđiều kiện và đối tượng giảng dạy không đơn thuần chỉ là dựa vào nhữngvấn đề lí luận chung (dù việc làm ấy là quan trọng và cần thiết) Nếu côngviệc chỉ dừng lại ở đó sẽ dẫn tới bệnh “lý thuyết suông”, xa vời thực tế vàkhó đạt (thậm chí là không thể đạt được) kết quả như mong muốn

Muốn làm tốt công việc này, bên cạnh cơ sở lí luận làm nền, nhấtthiết phải có cơ sở thực tiễn – tức xuất phát từ chính thực trạng dạy và

học tác phẩm đó Hơn nữa Tấm Cám lại là tác phẩm mới đưa vào chương

trình thí điểm năm 2003 Do đó công việc khảo sát từ thực tiễn lại càngcần hơn bao giờ hết

Có thể ví lí luận và thực tiễn là hai bước chân vững chắc giúp ngườitìm đường, tìm phương hướng đi đúng, đi sâu và đi xa hơn nữa trên conđường nghiên cứu của mình

Nhận thức được tầm quan trọng đó, người viết tiến hành “Khảo sát

và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo chương trình thí điểm ở trường THPT”.

I.2 Mục đích khảo sát

Hoàn thành công việc khảo sát này là một cách giúp người viết thựchiện được những mục đích sau:

Trang 38

Thứ nhất: Có cái nhìn bao quát về thực trạng dạy và học Tấm Cám theo

chương trình thí điểm ở trường THPT

Thứ hai: Thấy được những mặt đã đạt được, đồng thời chỉ ra những điểm

cần khắc phục trong việc đề ra câu hỏi hướng dẫn học bài, luyện tập của sách sách giáo khoa, định hướng giảng dạy của sách giáo viên hay sách bài tập

Thứ ba: Đánh giá được hứng thú, nhu cầu và mức độ tiếp nhận kiến thức,

đánh giá được năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ của học sinh trong

dạy học Tấm Cám theo chương trình thí điểm Đồng thời tiếp thu những

nguyện vọng, đề xuất của chính bản thân các em để giờ học đạt kết quả tốt hơn

Thứ tư: Nắm được ý kiến của các thầy cô những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy Tấm Cám, nắm được những mặt đã được, những mặt cần

khắc phục trong việc dạy tác phẩm hiện nay, đồng thời tiếp thu những đề xuất của thầy cô về hướng khắc phục để đạt được hiệu quả giảng dạy tốt nhất

Tổng quát lại, kết quả của việc khảo sát và đánh giá trên là cơ sởthực tiễn (hay “bằng chứng thực tế”) quan trọng để người viết có cơ sởkhẳng định, phát triển đề tài của mình Từ đó mà tìm ra được phươnghướng giảng dạy tích cực, đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đối tượnggiảng dạy

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực tế, người viết tiếp thu sáng tạonhững thành tựu đã đạt được, phát huy những ưu điểm, hạn chế những yếu

kém trong quá trình dạy và học Tấm Cám và tìm ra biện pháp tác động

tích cực Từ đó tạo điều kiện phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạocủa chủ thể học sinh ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tàiliệu, phát biểu xây dựng bài đến việc tự đánh giá mình và đánh giá bạn

Như vậy thực hiện đề tài này chính là thực hiện, giải quyết mốiquan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả giữa ba yếu tố: Lý thuyết – Thựctiễn – Phương pháp một cách đúng đắn

II Đối tượng và tài liệu khảo sát.

Tấm Cám là truyện cổ tích mới được đưa vào chương trình sách

giáo khoa thí điểm lớp 10 THPT năm 2003 Hiện nay Trường THPTNguyễn Tất Thành Hà Nội là một trong những trường đang thực hiệnchương trình thí điểm này Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm và thực hiệnrộng khắp ở các trường THPT

Trang 39

Tài liệu thí điểm môn Ngữ văn lớp 10 – THPT hiện nay gồm có:

Tôi tiến hành khảo sát và đánh giá việc dạy và học Tấm Cám theo

chương trình thí điểm ở trường THPT Nguyễn Tất Thành Đối tượng và

tài liệu khảo sát bao gồm:

II.1 Giáo viên đứng lớp

Giáo viên hiện đang giảng dạy lớp 10 – Trường THPT Nguyễn Tất Thành gồm:

1 Thầy Nguyễn ái Học – Dạy lớp 10A12.

Cô Phạm Thị Thu Hiền – Dạy lớp 10A10.

Cô Đinh Hoài Thanh – Dạy lớp 10A11 và một số thầy cô khác

II.3 Tài liệu khảo sát (Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập)

Trường Nguyễn Tất Thành đang học sách giáo khoa thí điểm – Bộ 2 nên tài liệu khảo là:

Sách giáo khoa: Ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm Ban KHXH và Nhân văn (Bộ 2) – Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)- NXB Giáo dục – 2003

(Viết tắt là: SGK thí điểm Bộ 2)

Trang 40

Sách giáo viên - Ngữ văn 10 – Tập I - Sách thí điểm Ban KHXH và Nhân văn (Bộ 2) – Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003.

(là sách chọn học truyện Tấm Cám) và sách giáo khoa, sách giáo viên,

sách bài tập Ngữ văn 10 – Tập I – Sách thí điểm Ban KHXH và Nhân văn – Bộ 1 – Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003

III Hình thức khảo sát

Để tiến hành khảo sát và đánh giá, tôi sử dụng các hình thức chủ yếu sau:

III.1 Khảo sát tài liệu

III.1.1 Tài liệu là sách giáo khoa

Khảo sát, đánh giá ở những mặt:

Mục “Kết quả cần đạt”

Văn bản tác phẩm (Bản kể được lựa chọn)

Các câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu”

Các câu hỏi trong phần “Luyện tập”

III.1.2 Tài liệu là “Sách giáo viên”

+ Phương pháp, hình thức và tiến trình tổ chức dạy học

+ Kiểm tra, đánh giá, gợi ý giải bài tập

III.1.3 Tài liệu là sách bài tập

Khảo sát và đánh giá ở các mặt:

Phần câu hỏi bài tập

Phần gợi ý giải bài tập

III.2 Trao đổi với giáo viên và học sinh

Trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh trường THPT NguyễnTất Thành – Hà Nội

III.3 Sử dụng hình thức phiếu điều tra

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w