0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

THPT Thích hợp.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG DẠY HỌC TẤM CÁM NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ CẢM THỤ THẨM MĨ CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (Trang 42 -64 )

III. Hình thức khảo sát

10 THPT Thích hợp.

Thích hợp.

Không thích hợp.

Vì sao ...

Câu 2: ý kiến của thầy (cô) về những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy

Về tài liệu hướng dẫn.

Thuận lợi: ……… Khó khăn: ...………..

Câu 3: Theo thầy (cô) nên soạn giảng Tấm Cám theo hướng nào?

Phân tích theo nhân vật (Tấm – mẹ con Cám). Phân tích theo chủ đề, theo mô típ.

(- Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng. - Sự hóa thân.

- Sự trừng phạt.).

Phân tích theo tiến trình của cốt truyện.

Vì sao ………...

Câu 4: ý kiến của thầy (cô) về tình hình giảng dạy Tấm Cám hiện nay. Đạt yêu cầu.

Bình thường. Chưa đạt yêu cầu.

Vì sao ...

Câu 5: ý kiến của thầy (cô) về hướng khắc phục để có hiệu quả tốt nhất khi giảng dạy Tấm Cám.

Về thời gian giảng dạy (tăng hay giảm số tiết):

Vì sao …..……... Về biện pháp giảng dạy ………...

Sau đây tôi xin trình bày cụ thể việc khảo sát và kết quả khảo sát.

IV.Khảo sát và kết quả khảo sát

IV.1. Khảo sát và đánh giá tài liệu khảo sát

Tài liệu khảo sát (SGK, SGV, SBT) là những tài liệu được học sinh và giáo viên sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy và học. Tài liệu tốt, chất lượng đảm bảo câu hỏi mang tính gợi mở, sáng tạo... là một trong những điều kiện quyết định đầu tiên đến chất lượng dạy và học.

Việc khảo sát và đánh giá tài liệu khảo sát giúp ta thấy được những ưu, nhược điểm của tài liệu, từ đó có những kiến giải hợp lý. Đó cũng là một việc làm mang ý nghĩa “vì học sinh, cho học sinh”.

IV.1.1. Sách giáo khoa

IV.1.1.1 Mục “kết quả cần đạt”

Mục này đưa ra những tiêu chí cơ bản nhất để học sinh tự định hướng trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá. Về mục này, SGK đã

đưa ra được những tiêu chí quan trọng, phù hợp và sát với nội dung bài học, định hướng cho học sinh khai thác tác phẩm về cả mặt nội dung và mặt nghệ thuật.

Nếu so sánh với SGK – Bộ 1, ta thấy SGK – Bộ 2 đã đưa các tiêu chí một cách gián tiếp theo kiểu gợi mở (SGK – Bộ 1 đưa ra trực tiếp những nội dung và nghệ thuật mà học sinh cần nắm được). Đây là một cách kích thích học sinh phải suy nghĩ, phải tìm tòi mới trả lời được.

Đây cũng có thể coi là một cách “nêu vấn đề” ngay từ khâu định hướng ban đầu (“kết quả cần đạt”) để học sinh tự hình thành những thắc mắc cá nhân trong quá trình đọc văn bản. Những băn khoăn ấy của các em sẽ dần được làm sáng rõ trong quá trình tiếp xúc với văn bản và dần được tháo gỡ khi trả lời các câu hỏi phần “Đọc-hiểu”. Rồi những tri thức ấy lại được định hướng đúng và củng cố ở phần “Ghi nhớ”. Kết qủa là các em sẽ tự hiểu rõ và hiểu đúng nếu làm việc tích cực và nghiêm túc.

Mục này còn có tác dụng định hướng cho giáo viên giúp các em khai thác đúng giá trị của tác phẩm bằng những hoạt động cụ thể.

Tóm lại, so với sách giáo khoa trước thí điểm, việc đưa thêm mục “Kết quả cần đạt” là việc làm cần thiết và đúng đắn. Những tiêu chí đưa ra đã đạt được yêu cầu: giúp học sinh tự định hướng, tự đánh giá ban đầu.

IV.1.1.2. Văn bản tác phẩm (Bản kể được chọn)

Sách giáo khoa đã lựa chọn bản kể theo Nguyễn Đổng Chi (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập IV, NXB Khoa học xã hội, 1975) nhưng lại cắt bỏ phần kết thúc truyện (Phần mẹ con Cám bị trừng phạt).

Theo ý kiến của riêng tôi thì việc làm này là không nên. Bản kể lựa chọn trong sách giáo khoa vẫn nên để kết thúc mẹ con Cám bị trừng phạt theo hình thức cao nhất: Bị chết. Có thể lựa chọn bản kể theo Chu Xuân Diên – Lê Chí Quế (Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996) như SGK – Bộ 1 đã lựa chọn:

Khi Tấm được vua nhận ra và đón về cung (từ quán nước của bà lão) Cám “vờ không biết chuyện gì, hỏi Tấm:

Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị dầm sương dãi nắng, đi vắng giờ khá lâu, sao giờ chị trắng?

Tấm đáp:

Cám hí hửng bằng lòng ngay.

Theo lời chỉ bảo của Tấm, Cám sai đào một hố thật sâu và ngồi ở dưới, rồi gọi người đem nước sôi giội xuống hố. Cám chết còng queo.

Nghe tin Cám chết, mụ dì ghẻ uất lên, ngã vật xuống đất chết theo” Việclựa chọn như vậy đã được giải thích rất kĩ trong mục II.2.2. “Về mức độ hợp lý của việc chọn học văn bản” ở Chương một. ở đây chỉ xin nêu một số ý chính.

Đặc trưng của văn học dân gian nói chung, của truyện cổ tích nói riêng là tính truyền miệng và dị bản. Tấm Cám là một truyện cổ tích có

tính dị bản lớn. (Theo thống kê có đến 500 kiểu truyện Tấm Cám trên thế

giới và có đến hàng chục kiểu truyện Tấm Cám ở Việt Nam. Có thể liệt kê một số bản kể về Tấm Cám của dân tộc Kinh như: Bản kể của Đỗ Thận.

Bản kể của Vũ Ngọc Phan. Bản kể của Nguyễn Đổng Chi.

Bản kể của Chu Xuân Diên - Lê Chí Quế.

Chính những tranh cãi về phần kết thúc truyện đã đóng vai trò quyết định khi lựa chọn bản kể Tấm Cám trong SGK thí điểm.

Nếu cắt bỏ phần kết thúc, trước hết là đã cắt bỏ sự hoàn chỉnh vốn có của một truyện cổ tích hay bậc nhất trong kho tàng văn học dân gian nước ta.

Thứ hai : đã cắt bỏ một đặc trưng quan trọng của truyện cổ tích thần kì là lý giải hiện thực theo quan điểm, mơ ước của nhân dân: Cái ác phải bị tiêu diệt triệt để, cái tốt phải được hưởng hạnh phúc tột cùng.

Thứ ba: Sẽ gây ra độ “hẫng” và sự băn khoăn trong các em học sinh (vì các em vốn đã biết truyện này từ nhỏ, và tư duy tự nhận thức, tư duy lý luận của các em đã phát triển).

Từ những lý do đó, không nên cắt bỏ phần kết thúc của truyện và phải hướng cho giáo viên đưa ra những kiến giải phù hợp để định hướng cho sự tranh luận của học sinh.

IV.1.1.3. Các câu hỏi trong phần “Đọc – hiểu”

SGK đưa ra 4 câu hỏi:

1. Phân tích diễn biến của truyện để thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mẫu thuẫn dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám (Lưu ý các đoạn về

cái yếm đỏ, con bống, thử giầy, cái chết của Tấm, chim vàng anh và chiếc khung cửi)

2. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện. (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào trong gia đình và ngoài xã hội?) 3. Quá trình biến hoá của Tấm có ý nghĩa gì?

Vai trò của nhân vật Bụt trong tiến trình phát triển của truyện: Bụt đã giúp Tấm giải quyết các tình huống khó khăn như thế nào? Bụt đã đền bù cho Tấm những gì?

Sự giúp đỡ, đền bù của Bụt đối với Tấm thể hiện quan niệm gì của người bình dân xưa?

Trước khi đi vào đánh giá hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, tôi xin trình bày khái quát vai trò và tầm quan trọng của nó và đưa ra một số cơ sở để đánh giá hệ thống câu hỏi:

*) Vai trò và tầm quan trọng

Hệ thống câu hỏi của SGK trong hoạt động dạy học nói chung và trong phương hướng đổi mới phương pháp giảng văn hiện nay có vai trò và tầm quan trọng rất lớn:

Thứ nhất: Giúp học sinh thâm nhập, tìm hiểu và cảm thụ đúng tác phẩm văn học. Từ đó hình thành và rèn luyện năng lực tự chiếm lĩnh tác phẩm văn học.

Thứ hai: Hình thành và rèn luyện cho học sinh cách thức và phương pháp tiếp cận, phương pháp phân tích và bình giá văn học.

Thứ ba: Giúp người giáo viên lựa chọn, xây dựng cho mình một hệ thống câu hỏi và phương hướng khai thác tác phẩm phù hợp, đúng đắn, thích hợp với điều kiện và đối tượng giảng dạy.

*) Do đó hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa phải đảm bảo những yêu cầu sau đây

Phải tập trung vào giá trị riêng, đặc sắc của tác phẩm về cả nội dung và nghệ thuật

Phải chú ý tới nhu cầu và hứng thú của cá nhân học sinh. Phải tập trung chú ý nhiều tới loại câu hỏi sáng tạo.

Phải giúp học sinh hình thành được kỹ năng tự tiếp nhận, tự đọc, tự khám phá tác phẩm văn học.

Phải phân hoá được trình độ của học sinh.

Phải có cách diễn đạt trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn.

*) Từ việc khảo sát và cơ sở đánh giá trên, ta thấy, hệ thống câu hỏi trong SGK thí điểm – Bộ 2 đã có những ưu điểm sau

SGK Văn 7 (Vũ Ngọc Khánh – Chủ biên -NXB Giáo dục - 1978) chủ yếu đưa ra những câu hỏi mang tính chất tái hiện kiến thức như:

Những việc sai bảo của mẹ Cám cho thấy mụ ta có thái độ và thủ đoạn gì?

thì.

Còn SGK thí điểm - Bộ 2 đưa ra những câu hỏi có sự biến đổi về chất Với phương châm giúp học sinh từ “đọc” đến “hiểu” tác phẩm, SGK đã chú ý đưa ra những câu hỏi về nội dung (Câu1,2) và về nghệ thuật (Câu 3, 4); Chú ý hướng học sinh vào việc tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đích thực, khai thác tác phẩm đúng với những nguyên tắc và đặc trưng của nó; Cố gắng tránh xu hướng xã hội học dung tục...

Tất cả những cố gắng trên đều nhằm gợi nhắc học sinh lưu ý tới những vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất của bài học.

Ưu điểm về hệ thống câu hỏi của SGK thí điểm - Bộ 2: Khiến học sinh luôn luôn tích cực tìm hiểu, khái quát những vấn đề trong truyện từ những gợi ý có sẵn. Do đó tạo điều kiện phát triển tư duy khái quát của học sinh.

Những câu hỏi đó đều là những câu hỏi gợi mở đi kèm với những gợi ý là các câu hỏi tái tạo, tái hiện (Câu hỏi phụ): “Bụt đã đền bù cho Tấm những gì?”. Những câu hỏi này lưu ý học sinh từ chi tiết cụ thể để khái quát những vấn đề của truyện. Đây cũng là một việc làm có hiệu quả, tăng cường khả năng đọc – hiểu của học sinh.

Do lựa chọn bản kể cắt phần kết thúc truyện nên SGK thí điểm Bộ 2 không có câu hỏi để học sinh thảo luận về phần kết của truyện.

Theo ý kiến riêng tôi, sách nên bổ sung ở điểm này. Bởi học sinh lớp 10 đều đã biết cách kết thúc truyền thống và tư duy lý luận của các em đã phát triển. Do vậy đưa câu hỏi về vấn đề này sẽ kích thích sự tranh luận, thảo luận giữa các em rồi từ đó có định hướng để các em hiểu đúng.

“Theo em cuối cùng mẹ con Cám bị trừng phạt như thế có đích đáng không ? Vì sao ?”.

(Câu hỏi này cũng có thể đưa vào phần “ Luyện tập”)

IV.1.1.4. Các câu hỏi trong phần “Luyện tập”

Đưa ra 2 câu hỏi:

Căn cứ vào định nghĩa ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và mục Tiểu dẫn về truyện cổ tích, hãy tìm trong truyện Tấm Cám những dẫn chứng để minh hoạ cho các đặc trưng của loại truyện cổ tích thần kì.

Phân tích đoạn cuối cùng (Ngày nào...về cung) để nêu bật ý nghĩa của các chi tiết:

Tấm trở lại làm người từ quả thị. Cuộc sống ở nhà bà lão hàng nước. Miếng trầu têm cánh phượng.

Gặp lại nhà vua.

Một đặc điểm dễ nhận thấy là các câu hỏi này vừa huy động những hiểu biết khái quát của học sinh (Câu 1), lại vừa giúp các em hiểu những chi tiết cụ thể. (Câu 2)

Những câu hỏi này được soạn theo tinh thần mới, là những câu hỏi gợi mở, phù hợp với đối tượng học sinh.

Những câu hỏi này tăng cường khả năng “đọc – hiểu” của người học. Buộc người học không chỉ “đọc trên dòng” “đọc giữa các dòng”, mà còn phải “đọc vượt ra khỏi dòng”.

Những hướng dẫn gợi ý ấy giúp học sinh tìm hiểu văn bản theo 3 hướng: Đọc – hiểu, suy nghĩ – vận dụng, liên tưởng – tích luỹ. Từ đó mà có hứng thú và hiểu sâu sắc văn bản.

Đây là những bài tập cần thiết để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh.

IV.1.2. Sách giáo viên

Chức năng của sách giáo viên là đưa ra những định hướng có tính chất tham khảo cho người dạy.

Qua khảo sát cho thấy: Tuỳ theo hiểu biết về vai trò, chức năng của sách mà mỗi giáo viên có sự tham khảo, sử dụng khác nhau: Người thì sử dụng hết chức năng của sách, người thì sử dụng ít, có người lại rập khuôn một cách máy móc... Nhưng ở dưới góc độ nào, hình thức nào thị sự định hướng của sách giáo viên vẫn là rất cần thiết.

Do cách biên soạn cấu trúc bài học “Truyện cổ tích” trong SGK thí điểm – Bộ 2 gồm:

Phần “Tiểu dẫn”: Nói về những khái quát chung về truyện cổ tích Phần “Tấm Cám”

Nên sách giáo viên thí điểm – Bộ 2 có sự hướng dẫn tìm hiểu cả 2bài: Tấm Cám, Chử Đồng Tử trong mỗi một mục. (Tôi chỉ tiến hành khảo sát phần hướng dẫn dạy Tấm Cám).

Đối với Sách giáo viên, tôi khảo sát, đánh giá ở những mặt sau:

IV.1.2.1. Mục tiêu bài học:

Về phần này, ưu điểm của sách là đã quan tâm đến việc bảo đảm cho hcọ sinh nắm vững được những kiến thức khái quát chung, soi sáng vào một tác phẩm cụ thể; chú ý giúp các em nắm được nội dung cơ bản và nghệ thuật của truyện.

Điểm mới và cũng là ưu điểm của sách giáo viên thí điểm là bên cạnh việc chú ý giáo dục tâm hồn cho học sinh “có được tình yêu đối với người lao động nghèo khổ, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa”, còn quan tâm giáo dục học sinh về kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học dân gian.

Phần này của sách giáo viên đã đưa ra “mục tiêu bài học” khá đầy đủ. Nhờ vậy đã có tác dụng định hướng đúng cho giáo viên trong suốt quá trình giảng dạy.

IV.1.2.2. Những điểm cần lưu ý

Sách giáo viên đã lưu ý về cả nội dung; phương pháp; hình thức, tiến trình tổ chức dạy học; và kiểm tra đánh giá - Gợi ý giải bài tập; tài liệu tham khảo.Đó là những trọng tâm mà người giáo viên cần phải lưu ý khi giảng dạyl

Những lưu ý này thực sự là những ý gợi mở chứ không phải là sự dẫn dắt cụ thể đến mức chi tiết như sách giáo viên cũ. Đây là một thách thức lớn đối với những giáo viên quen với việc tiếp nhận những dàn ý cụ thể, chi tiết, có sẵn trước đây; nhưng đồng thời cũng là cơ hội lớn, một “kích thích lớn” thúc đẩy mỗi giáo viên tự tìm tòi để có cách thức giảng dạy hợp lý. Đó chính là một cách nâng cao chất lượng giáo viên hiện nay.

Phần “Kiểm tra, đánh giá- Gợi ý giải bài tập” của SGV đưa ra những gợi ý chung cho các câu hỏi phần “Đọc – hiểu” và phần “Luyện tập” ở SGK.

Ngoài hai ý của SGV hướng dẫn trả lời câu hỏi 3: “ Về ý nghĩa quá trình hoá thân của Tấm” gồm:

- ý nghĩa chung nhất: Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm (Không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt)

- Điều quan trọng nhất là sau quá trình biến hoá kì diệu, Tấm trở lại làm người, xinh đẹp hơn xưa.

Tôi xin bổ xung thêm ý:

- Qua đó thể hiện lòng yêu đời và tinh thần thực tế của người lao động khi sáng tạo cổ tích; Hạnh phúc thực sự không phải ở cõi Niết Bàn mà là ở trần thế. Đồng thời nó thể hiện mơ ước, tâm hồn lãng mạn và tinh thần lạc quan của nhân dân.

Sách giáo viên không tạo ra một dàn ý cụ thể, có sẵn mà chỉ có ý nghĩa tạo ra những gợi ý tham khảo. Mỗi giáo viên bằng kinh nghiệm, bằng năng lực của mình cần tham khảo sự gợi ý đó và phát huy những ưu điểm của nó vào quá trình giảng dạy của mình.

IV.1.3. Sách bài tập

Một phần của tài liệu VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG DẠY HỌC TẤM CÁM NHẰM PHÁT HUY NĂNG LỰC NHẬN THỨC VÀ CẢM THỤ THẨM MĨ CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT (Trang 42 -64 )

×