Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 40)

2.1.4.1 Tổ chức quản lý

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và có nhiệm vụ:

- Thông qua định hướng phát triển Công ty;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát;

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận; chia cổ tức và trích lâp sử dụng các quỹ;

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty;

- Quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán;

- Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định.  Hội đồng quản trị

Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ như sau:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty;

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán

từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; - Quyết định giá chào bán cổ phần, trái phiếu của Công ty; - Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của Điều lệ Công ty;

- Quyết định phương án đầu từ và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Điều lệ Công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với các chức danh quản lý Công ty; cử người đại diện theo ủy quyền thực hiên quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở Công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác - Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử

lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của Công ty.

Ban kiểm soát gồm 03 thành viên Trong ban kiểm soát phải có ít nhất một người có chuyên môn về tài chính kế toán và không là nhân viên của bộ phận kế toán. Ban Kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau:

- Thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính;

- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, BCTC hàng năm của Công ty; báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT.

- Trình báo cáo thẩm định lên ĐHĐCĐ tại cuộc họp thường niên;

- Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHĐCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty;

- Các quyền và nghĩa vụ khác do Điều lệ Công ty quy định.  Ban giám đốc

Ban giám đốc bao gồm:

- Tổng Giám đốc công ty: Là người có quyền hạn cao nhất, trực tiếp lãnh đạo và điều hành toàn bộ mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tập thể cán bộ công nhân viên.

- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách phòng vật tư, phòng kỹ thuật và xưởng sản

xuất. Phó giám đốc kinh doanh luôn phải theo dõi, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho thi công, sản xuất. Đồng thời kiểm tra và báo cáo với giám đốc về tình hình sản xuất tiêu thụ của công ty, cùng nghiên cứu đề ra phương hướng để mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Phó giám đốc tài chính: Phụ trách phòng kế toán, phòng khoa học công nghệ,

giám sát tình hình tài chính của công ty và tham mưu cho giám đốc.  Phòng tổ chức hành chính

Chịu trách nhiệm về tổ chức quản lý nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho CBCNV, về các chế độ chính sách : tiền lương, tiền thưởng, thôi việc, mất sức, hưu trí…., chăm lo đời sống cho CBCNV, công tác bảo vệ, PCCN, PCBL, An toàn vệ sinh lao động, Công tác văn thư, lái xe. . .

 Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu:

Chịu trách nhiệm kế hoạch kinh doanh hằng năm, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tiếp thị sản phẩm, chào hàng, bán hàng, lập thủ tục Hải quan, quan hệ với các hãng tàu để thuê vận chuyển. Đề xuất các giải pháp, lập kế hoạch kinh doanh theo tháng, quý, năm toàn Công ty, các chính sách bán hàng hợp lý, và các công việc kinh doanh khác nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Phòng kế hoạch kho vận :

Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, các kế hoạch khác nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình sản xuất. tổ chức mạng lưới nhà cung cấp, tổng kết và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo định kỳ, đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu vật tư nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Phòng tài chính kế toán

Chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập xuất, theo dõi, tính tình cho các khách hàng, tính giá thành sản xuất, quản lý, theo dõi kho thành phẩm hàng hoá; Quản lý, theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả, dư nợ vay các tổ chức tín dụng; Lập các thủ tục liên quan đến ngân hàng như lập kế hoạch hạn mức vay, hồ sơ vay, hồ sơ thanh toán. . . Công tác hạch toán kế toán, quản lý, thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty và các đơn vị trực thuộc; Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán về kết quả hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm tài chính, các loại báo cáo khác của Công ty, của các đơn vị trực thuộc theo quy định của Nhà nước và pháp luật hiện hành.

Phòng Quản Lý Chất Lượng:

Chịu trách nhiệm về các hồ sơ quản lý chất lượng HACCP, BRC, SSOP, GMP, ISO; cải tiến các công nghệ chế biến; kiểm tra đôn đốc và duy trì các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, đào tạo nội bộ các quy trình chế biến, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm nghiệm vi sinh, kháng sinh, kiểm hàng. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn quản lý và kiểm định chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đến thành thẩm cuối cùng, đồng thời tổ chức thực hiện tốt toàn bộ những quy trình, quy định đã được ban hành. Tổ chức quản lý về mặt kỹ thuật, các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về an toàn và chất lượng sảnphẩm, cũng như các tiêu chuẩn chất lượng do Công ty ban hành.

 Phân Xưởng Cơ Điện :

Phụ trách tư vấn cho Ban giám đốc về các thông số kỹ thuật của các máy móc thiết bị; Bố trí theo dõi, lắp đặt hệ thống lạnh máy lạnh, nồi hơi, kho lạnh. . . Vận hành bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ máy móc thiết bị, kho lạnh; Lập kế hoạch thẩm định các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

 Phân Xưởng Chế Biến

Chịu trách nhiệm về sản xuất, chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình công nghệ, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, các tiêu chuẩn quản lý và kiểm định chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đến thành thẩm cuối cùng, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các quy trình, quy định đã được ban hành trong quá trình điều hành sản xuất. Công tác điều hành toàn diện các hoạt động sản xuất và thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức lao động, định mức nguyên liêu - phụ liệu, vệ sinh công nghiệp và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và duy trì nội quy, quy chế, kỷ luật lao động đã ban hành. Trường hợp đặc biệt có quyền ngừng hoặc yêu cầu ngừng hoạt động sản xuất ở một phân xưởng nào đó nếu xét thấy máy móc, thiết bị không đảm bảo an toàn về kỹ thuật và an toàn lao động, đồng thời báo cáo ngay với Ban Giám đốc hoặc Giám đốc nhà máy và báo cho bộ phận liên quan biết để khắc phục kịp thời.

2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Chức năng:

- Kế toán trưởng ( trưởng phòng): Là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện công

tác của bộ máy kế toán công ty, Có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở nhân viên trong phòng hoàn thành nhiệm vụ kịp thời và chính xác. Đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt quản lý kế toán tài chính của Công ty.

- Kế toán tổng hợp ( phó phòng) : Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra chi

tiết nghiệp vụ kế toán, thu nhập về tất cả số liệu kế toán, hạch toán vào sổ tổng hợp, tập hợp và lập lại biểu mẫu kế toán, thay mặt quản lý điều hành nếu Kế toán trưởng đi vắng.

- Kế toán vật tư, TSCĐ : Có nhiệm vụ thu mua, xuất nhập nguyên liệu, quản

lý sử dụng vật tư, TSCĐ, công cụ dụng cụ lao động. Lập kế hoạch xuất nhập vật tư để đánh giá, phát hiện kịp thời số vật tư thùa, thiếu, kém phẩm chất.

KẾ TOÁN TRƢỞNG ( TRƢỞNG PHÕNG) KẾ TOÁN TỔNG HỢP (PHÓ PHÒNG) KẾ TOÁN VẬT TƢ TSCĐ KẾ TOÁN CPSX, GIÁ THÀNH KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG THỦ QUỸ THỦ KHO KẾ TOÁN THANH TOÁN

- Kế toán chi phí sản xuất, giá thành tiêu thụ : Có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi

tình hình, phản ánh một cách khoa học các chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu tính giá thành và xác định kết quả tiêu thị thành phẩm. Hạch toán chi tiết và tổng hợp số sản phẩm đã tiêu thụ, theo dõi các khoản công nợ thống kê tổng hợp.

- Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm ghi chép và hạch toán các loại vốn bằng

tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, thanh toán với người mua, lập chứng từ thu, chi.

- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ chi tiền mặt và quan hệ với ngân hàng hoặc gửi vào

ngân hàng hay rút tiền ra từ ngân hàng sau đó ghi chép vào sổ quỹ và đồng thời lập báp cáo cuối ngày để ghi sổ.

- Thủ kho: Có nhiệm vụ quản lý, kiểm kê, cấp phát các loại vậy tư, nguyên liệu cũng như các loại thành phẩm đã qua chế biến.

2.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

2.2.1. Cấu trúc vốn của công ty

2.2.1.1 Đánh giá cấu trúc vốn

Nhìn chung, nguồn vốn của CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước được tài trợ chủ yếu từ các khoản nợ vay ngân hàng. Công ty đã và đang là khách hàng uy tín của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như: Vietcombank Đà Nẵng, Agribank Đà Nẵng, Viettinbank Đà Nẵng, Sacombank Đà Nẵng …Công ty chủ yếu vay nợ từ các ngân hàng này để phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình, do là khách hàng quen thuộc và đang hoạt động trong lĩnh vực được khuyến khích phát triển nên các khoản tín dụng được ưu đãi về lãi suất. Còn nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty thì chỉ chiếm phần nhỏ ( khoảng hơn 30%) trong khi vốn vay nợ chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 70% ).

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn của CTCP Thủy sản và Thương Mại Thuận Phước

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nợ phải trả 178,239,954,838 73.91 228,308,322,506 74.49 336,965,102,045 78.06 Vốn chủ sở hữu 62,929,338,710 26.09 78,190,956,689 25.51 94,682,240,091 21.94 73.91 26.09 74.49 25.51 78.06 21.94 0 20 40 60 80 100

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Nguồn : Công ty

%

Bảng 2.3: Cấu trúc vốn của CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước qua các năm.

ĐVT:Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệnh 2011/2010

Giá trị % Giá trị % 1. Nợ phải trả 178,239,954,838 228,308,322,506 336,965,102,045 50,068,367,668 28.09 108,656,779,539 47.59 a. Nợ ngắn hạn 130,386,947,763 185,062,217,307 294,650,956,665 54,675,269,544 41.93 109,588,739,358 59.22 b. Nợ dài hạn 47,853,007,075 43,246,105,200 42,314,145,380 (4,606,901,875) (9.63) (931,959,820) (2.16) 2. Vốn CSH 62,929,338,710 78,190,956,689 94,682,240,091 15,261,617,980 24.25 16,491,283,402 21.09 3. Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) 241,155,833,595 306,499,279,195 431,647,342,136 65,343,445,600 27.10 125,148,062,941 40.83 4. Tỷ suất nợ (1/3) 73.91% 74.49% 78.06% 0.58% 0.78 3.58% 4.80 5. Tỷ suất tự tài trợ (2/3) 26.09% 25.51% 21.94% (0.58%) (2.24) (3.58%) (14.02) 6. Tỷ suất nợ trên vốn CSH (1/2) 283.24% 291.99% 355.89% 8.75% 308.92% 63.90% 21.89 7. NVTX (b+2) 110,782,345,785 121,437,061,889 136,996,385,471 10,654,716,105 9.62 15,559,323,582 12.81 8.Tỉ suất NVTT(a/3) 54.07% 60.38% 68.26% 6.31% 11.67 7.88% 13.06 9.Tỉ suất NVTX(7/3) 45.94% 39.62% 31.74% (6.32%) (13.75) (7.88%) (19.90) 10. Tỉ suất NVCSH trên NVTX (2/7) 56.80% 64.39% 69.11% 7.58% 13.35 4.72% 7.34 Nguồn : Công ty

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ suất nợ của công ty hầu như tăng qua các năm và thay đổi không đáng kể, tỷ suất nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0.58% trong tổng cơ cấu tài sản, tỷ suất nợ năm 2011 tăng so với năm 2010 là 3.58%, nguyên nhân này là do tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (28.09%>27.10%). Nhìn chung, tỷ suất nợ của công ty ít biến động nhưng vấn đề đáng quan tâm là liệu tỷ suất nợ quá cao qua các năm ảnh hưởng tốt hay xấu đến hiệu quả tại công ty.

Tỷ suất tài trợ cho nguồn vốn từ nguồn VCSH là thấp và ít có sự thay đổi qua các năm. Trong năm 2009 tỷ suất này là 26.09%, năm 2010 là 25.51%, trong năm 2011 là 21.94%. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ của công ty thấp hơn 2009 là 0.58% và sang năm 2011, tỷ suất tự tài trợ lại giảm 3.58% đi so với năm 2010 do tổng tài sản tăng mạnh (40.83%).

Nhìn chung, trong những năm qua dựa vào số liệu ở bảng phân tích ta có thể thấy rằng tỷ suất nợ của công ty là cao. Công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn. Đối với các khoản nợ ngắn hạn Công ty thường chi trả cho hoạt động mua nguyên vật liệu, phục vụ cho sản xuất. Đối với các khoản nợ dài hạn thì Công ty thường mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng mở rộng hoạt động. Với tỷ suất nợ cao như thế, tính tự chủ về tài chính của công ty là thấp và thông thường rất dễ bị gây sức ép từ các chủ nợ. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản thì thường có tỷ số nợ cao, trong giai đoạn năm 2009 – 2011 thì tỷ số nợ trung bình ngành thủy sản của cả nước là khoảng 60%, của thành phố Đà Nẵng là khoảng 65%3. Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước trong giai đoạn này có tỷ số nợ lớn hơn 70%, điều này là đáng báo

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)