Cạnh tranh là quy luật của thị trường, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực tuy nhiên DN phải luôn tự đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu của DN.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho DN. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán được đảm bảo, DN có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch cụ cung cấp, đa dạng hoá … doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp DN đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của DN như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống người lao động …Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÖC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
VÀ THƢƠNG MẠI THUẬN PHƢỚC. 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước, trước đây là Xí nghiệp đông lạnh 32, được thành lập năm 1987 với vốn điều lệ ban đầu 17.000.000 đồng cùng với một số thiết bị cũ, lạc hậu đã đến thời kỳ thanh lý và 200m2, nhà xưởng cấp 4 không thể tiếp tục đưa vào sản xuất. Đứng trước tình hình khó khăn lúc bấy giờ, Công ty đã tự tìm hướng đi riêng cho mình bằng cách vận dụng cơ chế thích hợp như ứng vật tư, hàng hoá, vận động ngư dân bán nguyên liệu, kinh doanh thương mại tổng hợp, mua bán vàng, ngoại tệ. . .nhờ đó từng bước vượt qua khó khăn, dần dần có vốn để duy trì sản xuất.
Năm 1993, là năm đầu tiên Công ty được phép xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài tạo điều kiện từng bước giữ vững thị trường, từ chỗ giá trị ngoại tệ đạt 1,5 triệu USD năm 1992 tăng lên gần 3 triệu USD năm 1993 và đến năm 1997 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7, 2 triệu USD.
Năm 1999, Công ty lập dự án đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu với tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng để xây dựng 01 nhà xưởng với diện tích 1.000m2 và 01 kho lạnh 200 tấn và lắp đặt một số thiết bị sản xuất các mặt hàng cao cấp như : tủ đông gió, máy phát điện, hệ thống đông IQF. Năm 2000 khi dự án đi vào hoạt động đã nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu đến 13,44 triệu USD.
Năm 2001, Công ty tiếp tục lập dự án đầu tư mở rộng và nâng cao năng lực xuất khẩu với công suất 1.200 tấn sản phẩm/năm với tổng mức đầu tư 27 tỷ đồng và đưa vào sử dụng nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2002 lên 15,67 triệu USD.
Năm 2002, UBND thành phố Đà Nẵng ra Quyết định số 120/2002/QĐ-UB ngày 22 tháng 11 năm 2002 về việc sáp nhập Công ty Bia Đà Nẵng vào Công ty Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước.
Năm 2006, Công ty Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước được cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Thuỷ sản và Thương mại Thuận Phước theo Quyết định số 9384/QĐ- UB ngày 31/12/2006 của UBND Thành phố Đà Nẵng.
Ngày 29/6/2007, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần.
Tháng 01/2011, công ty được chính thức ghi nhận là 1 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Hiện nay, công ty là một trong những nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam
Tên công ty : Công ty Cổ phần Thủy Sản và Thương Mại Thuận Phước Tên giao dịch : Thuan Phuoc Seafood and Trading Coporation.
Địa chỉ : Số 2 – Bùi Quốc Hưng - Quận Sơn Trà –Thành phố Đà Nẵng. Điện thoại : (+84) 511 3 920 920
(+84) 511 3920 779 Fax : (+84) 511 3923 308 Địa chỉ website : http://www.thuanphuoc.vn
Mục tiêu chiến lƣợc: Trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu hàng đầu khu vực Miền Trung và cả nước
Sản phẩm dịch vụ: Chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế: HACCP, BRC, IFS,
Global GAP, ISO 2200, ISO 14001…
Khách hàng: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng luôn đi cùng với sự phát triển
của khách hàng.
Nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ và kỹ sư lành nghề, say mê và tận tâm với
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Chức năng của công ty:
Công ty cổ phần Thủy sản và Thương Mại Thuận Phước là một đơn vị chuyên sản xuất, chế biến các mặt hàng đông lạnh, xuất khẩu.
Trong đó, chủ yếu là:
- Sản phẩm Tôm đông lạnh được chế biến từ tôm thẻ chân trắng như: Tôm Nobashi, Tôm xiên que, Tôm tẩm vị, Tôm Jusen, Tôm sushi..
- Sản phẩm mực đông lạnh : Mực nang sashimi, mực ống sushi, mực ống fillet, mực cắt khoanh…
Tuy nhiên, Công ty còn kinh doanh thêm một số lĩnh vực khác:
Sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh khác ( cá bò, cá ngừ, cá thu…) ; nông sản và thực phẩm công nghệ.
Nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ, phương tiện giao thông vận tải, hàng tiêu dùng.
Kinh doanh thương mại tổng hợp, đại lý ký gửi, mua bán hàng hoám dịch vụ hậu cần nghề cá.
Cung cấp, lắp đặt thiết bị trong lĩnh vực công nghệ điện lạnh và công nghệ thực phẩm.
Kinh doanh bất động sản. Đào tạo nghề ngắn hạn.
Nhiệm vụ của công ty:
Để đảm thực hiện các chức năng trên, công ty có những nhiệm vụ sau:
- Thường xuyên trao đổi, mở rộng quan hệ giao dịch, liên kết với các đối tác để mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, tìm hiểu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cung cấp kịp thời và hiệu quả.
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm tìm cơ hội kinh doanh, không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường
- Tổ chức thực hiện tốt chế độ hạch toán theo quy định của nhà nước, hoạt động theo đúng chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước.
- Ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức theo hướng gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao, phân chia trách nhiệm và quản lý cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý của công ty, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chính sách đối với người lao động, giữ gìn an
ninh chính trị, trật tự xã hội chủ nghĩa.
2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm
Một số kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Giá trị % Giá trị %
1.Tổng tài sản Đồng 241,155,833,595 306,499,279,195 431,647,342,136 65,343,445,600 27.10 125,148,062,941 40.83 2,Doanh thu và thu nhập Đồng 634,560,878,306 1,009,183,860,277 1,466,604,641,090 374,622,981,971 59.04 457,420,780,813 45.33 3.Tổng LNTT Đồng 32,985,253,336 31,218,181,408 40,867,550,800 (1,767,071,928) (5.36) 9,649,369,392 30.91 4.Tổng LNST Đồng 28,862,096,668 27,293,368,846 37,141,758,267 (1,568,727,822) (5.44) 9,848,389,421 36.08 5.Tổng số lao động Người 1,850 1,888 1,916 38 2.05 28 1.48 6.Thu nhập bình quân/tháng Đồng 3,500,000 3,800,000 4,000,000 300,000 8.57 200,000 5.26 7.Thuế đã nộp Đồng 4,123,156,668 3,924,812,562 3,725,792,533 (198,344,106) (4.81) (199,020,029) (5.07) Nguồn : Công ty
Ta có thể nhìn thấy rất rõ doanh thu tăng qua các năm và lợi nhuận cũng biến động theo chiều hướng tăng, Tuy nhiên, giai đoạn 2009 -2010, lợi nhuận năm 2010 giảm do các chi phí trong năm đã tăng cao do trong năm công ty đầu tư nhiều vào tài sản và mở rộng sản xuất, điều này lý giải tại sao doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm.
Trong những năm qua, Công ty tập trung vào hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều kho lạnh để chứa nguyên vật liệu, tránh tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty còn tiếp tục đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại trong đó có những máy móc thiết bị tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng, nhằm cải thiện công nghệ, giúp dây chuyền sản xuất được hoạt động hiệu quả hơn.
Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp:
Thuận lợi:
- Công ty có bề dày kinh nghiệm gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản
- Về vốn : Tranh thủ tối đa từ nhiều nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi khác nhau
từ các Ngân hàng để tập trung thu mua nguyên liệu đẩy mạnh sản xuất . Khai thác, cập nhập thông tin tài chính một cách triệt để , Công ty đề ra những chính sách điều chỉnh nguồn thu ngoại tệ một cách có hiệu quả nhất, thu về nguồn thu với tỷ giá cao nhất.
- Về đầu tư : Công ty đã đầu tư thêm 02 băng chuyền cấp đông 500kg/h, một máy
phân cỡ tôm với công suất 2 tấn/giờ, xây dựng thêm kho lạnh 500 tấn và xây dựng mỡ rộng xí nghiệp đông lạnh 32 để tăng nâng lực sản xuất của Công ty. - Phát triển hệ thống phân phối thu mua : Ngoài việc duy trì các thị trường xuất
khẩu truyền thống như Mỹ , Nhật, EU , Hàn Quốc Công ty tiếp tục khai thác mở rộng các kênh phân phối tại các thị trường mới như các nước Đông âu , Trung Á và khối Á rập nhằm tăng cường công tác xuất khẩu, nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu. Do tính chất các thị trường mới Công ty đã đạt được Doanh số xuất
khẩu năm 2011 nhưng chỉ đạt được mức lợi nhuận thấp do các yếu tố chi phí đầu vào tăng cao và doanh số bán ra cho các thị trường mới thấp.
Khó khăn:
- Năm 2009, do nhà nước phát triển du lịch ven biển từ Đà Năng đến Phú Yên nên diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp. Mặt khác ngay từ đầu năm 2011 tôm nguyên liệu tại các vùng nuôi hầu như bị dịch bệnh chết hàng loạt dẫn đến tình trạng khan hiếm về nguyên liệu, làm cho sự cạnh tranh về thị trường nguyên liệu thủy sản ngày càng khốc liệt, giá thu mua tôm tăng từ 30 đến 35 % so với năm 2010.1
- Lạm phát trong nước tăng cao, tỷ giá giữa các ngoại tệ mạnh so với VNĐ tăng làm cho giá vật tư thế giới vốn đã tăng lại cang tăng thêm khi tính bằng VNĐ . So với năm 2010 thì giá điện, xăng dầu tăng từ 13 đến 15 % tiền lương tăng từ 20-30 % .2
- Việc cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành nghề ngày càng gay gắt do có nhiều đơn vị kinh doanh trong cùng lĩnh vực với qui mô mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại.
- Tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu vẫn diễn ra, điều này đẩy giá các thủy sản này lên mức cao gây khó khăn cho Công ty nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành thủy sản nói chung
- Sự gia tăng rào cản thương mại và phi thương mại đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam
1 : Báo cáo kỷ niệm 25 năm thành lập CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước.
2
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán tại công ty 2.1.4.1 Tổ chức quản lý 2.1.4.1 Tổ chức quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty và có nhiệm vụ:
- Thông qua định hướng phát triển Công ty;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát;
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận; chia cổ tức và trích lâp sử dụng các quỹ;
- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty;
- Quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán;
- Các nhiệm vụ khác do điều lệ công ty quy định. Hội đồng quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ như sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán
từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; - Quyết định giá chào bán cổ phần, trái phiếu của Công ty; - Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của Điều lệ Công ty;
- Quyết định phương án đầu từ và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Điều lệ Công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với các chức danh quản lý Công ty; cử người đại diện theo ủy quyền thực hiên quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở Công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; quyết định thành lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác - Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử
lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành của Công ty.
Ban kiểm soát gồm 03 thành viên Trong ban kiểm soát phải có ít nhất một người có chuyên môn về tài chính kế toán và không là nhân viên của bộ phận kế toán. Ban Kiểm soát có quyền và nhiệm vụ sau:
- Thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập