Kết cấu và tình hình quản lý, sử dụng vốn ngắn hạn tại công ty

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 59)

Vốn ngắn hạn là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước. Để hiểu rõ hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn ngắn hạn ở công ty ta đi sâu vào các bộ phận cấu thành nên vốn ngắn hạn.

Dưới đây là bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ngắn hạn của công ty qua các năm.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1.Vốn bằng tiền 12,831,819,145 8.73 50,196,709,817 24.60 74,333,549,100 23.67

Tiền 12,831,819,145 100 50,196,709,817 100 74,333,549,100 100

2.Các khoản ĐTTCNH 4,270,769,550 2.91 4,746,812,600 2.33 730,502,300 0.23

Đầu tư ngắn hạn 4,270,769,550 100 4,746,812,600 100 756,611,100 103.57

Dự phòng giảm giá CKĐT NH - - - - (26,108,800) (3.45)

3.Các khoản phải thu ngắn hạn 54,071,394,423 36.80 68,020,270,396 33.34 105,032,040,344 33.44

Phải thu KH 49,267,782,574 91.12 61,599,288,235 90.56 98,932,325,480 94.19

Trả trước người bán 2,489,926,586 4.60 5,013,611,988 7.37 5,747,924,957 5.47

Các khoản phải thu khác 2,317,345,264 4.29 1,437,473,496 2.11 408,336,553 0.39

Dự phòng các khoản PT khó đòi (3,660,000) (0.01) (30,103,323) (0.04) (56,546,646) (0.05) 4.Hàng tồn kho 72,747,003,773 49.52 77,790,389,392 38.13 129,181,596,856 41.13 Hàng tồn kho 73,731,503,773 101.35 78,943,729,853 101.48 129,732,437,318 100.43 Dự phòng giảm giá HTK (984,500,000) (1.35) (1,153,340,462) (1.48) (550,840,462) (0.43) 5.TSNH khác 2,992,252,856 2.04 3,261,946,529 1.60 4,811,183,971 1.53 CP trả trước NH - - 30,996,768 0.95 30,996,768 0.64

Thuế GTGT được khấu trừ 2,142,774,118 71.61 2,769,863,033 84.91 4,322,067,394 89.83

Thuế và các khoản phải thu NN 274,983,987 9.19 - - - -

Tài sản NH khác 574,494,751 19.20 461,086,729 14.14 458,119,810 9.52

Vốn ngắn hạn 146,913,239,746 100 204,016,128,733 100 314,088,872,570 100

ĐVT: Đồng

Nhận xét:

- Vốn bằng tiền: Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ của DN, mua sắm hàng hoá vật tư vừa là kết quả của việc mua bán, thu hồi các khoản nợ. Nó là bộ phận vốn lưu động rất quan trọng trong lưu thông. Hơn nữa vốn bằng tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong DN. Chính vì thế đòi hỏi DN phải quản lý hết sức chặc chẽ nhằm bảo vệ vốn bằng tiền khỏi sự ăn cắp hoặc lạm dụng. Vì vậy công ty đã có những nguyên tắc quản lý chặc chẽ, tránh thất thoát, gian lận. Họ giữ những sổ sách riêng biệt tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng.

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ tiền thu được do bán hàng và một phần từ lãi tiền gởi, tiền ký quỹ… Vốn bằng tiền của doanh nghiệp được sử dụng để phục vụ cho trả lương, thanh toán tiền hàng, tạm ứng, thanh toán chi phí dịch vụ mua ngoài…

Tiền gởi ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn bằng tiền, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán, đảm bảo an toàn và còn đem lại cho doanh nghiệp một khoản thu nhập từ lãi tiền gởi.

Nhìn chung qua các năm, vốn bằng tiền của Công ty có xu hướng tăng lên, thậm chí tăng khá mạnh. Năm 2009, vốn bằng tiền của Công ty là 12.831.819.145 đồng, chiếm tỷ trọng 8.73 % trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2010 vốn bằng tiền tăng manh, đạt 50.196.709.817, chiếm tỷ trọng 24.60% trong tổng nguồn vốn ngắn hạn. Năm 2011, vốn bằng tiền tiếp tục tăng, đạt 74.333.549.100 đồng, chiếm tỷ trọng 23.67% trong tổng vốn ngắn hạn của công ty. Vốn bằng tiền tăng chủ yếu là do khoản mục tiền gửi ngân hàng tăng do khách hàng của công ty chủ yếu thanh toán qua hệ thống ngân hàng.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn : Năm 2011, chỉ tiêu này giảm mạnh, nguyên

nhân là do trong năm Công ty đã tiến hành bán bớt các cổ phiếu đang năm giữ: VFM- VF1, BVH, FPT, SAM...

- Các khoản phải thu: Khoản phải thu là tiền chưa thu và bị các đơn vị khác chiếm

dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm các khoản phải thu. Các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước chủ yếu là khoản phải thu khách hàng. Công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu nên hình thức thanh toán dựa vào hình thức do hai bên thỏa thuận. Công ty thường áp dụng các hình thức thanh toán như : L/C at sight, L/C 45 ngày, L/C 60 ngày. Tuy nhiên đối với các đối tác làm ăn lớn và lâu dài, Công ty thường áp dụng phương thức thanh toán T/T và D/P để tạo điều kiện thuận lợi và tạo mối quan hệ khăng khít, cùng nhau phát triển.

Đối với phương thức thanh toán L/C dù là L/C at sight hay L/C 45 ngày, L/C 60 ngày thì Công ty chắc chắn nhận được tiền khi thực hiện đúng yêu cầu của L/C vì có sự tham gia bảo đảm chi trả từ phía Ngân hàng. Còn đối với phương thức thanh toán T/T hoặc D/P, trong trường hợp tàu hàng cập bến nước bạn nhưng đối tác không chịu chi trả tiền hàng thì sẽ không nhận được bộ chứng từ và cũng có nghĩa là không lấy được hàng. Nên rủi ro với công ty là tốn một khoảng chi phí lưu hàng tại bến đỗ nước bạn và chi phí đưa hàng về nước trong trường hợp đối tác không thanh toán chứ không mất toàn bộ chi phí lô hàng.

Kế toán các khoản phải thu theo dõi thời hạn nợ của từng khoản nợ phải thu ở một file riêng trên excel, phân loại nợ xem đó là nợ đúng hạn hay nợ quá hạn để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và có những biện pháp xử lý thích hợp đối với các khoản nợ phải thu không đòi được.

Qua bảng phân tích ta thấy: Các khoản phải thu có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2009 các khoản phải thu là 54.071.394.423đồng chiếm tỷ trọng 36.80% trong tổng vốn ngắn hạn. Năm 2010, các khoản phải thu là 68.020.270.396 đồng, chiếm 33.34%. Qua năm 2011, các khoản phải thu của công ty là 105.032.040.344 đồng, chiếm tỷ trọng 33.44% trong tổng vốn ngắn hạn, tăng so với năm 2009 và năm 2010. Dù khoảng phải thu của Công ty tăng nhưng điều này cũng chưa đánh giá được việc quản trị các khoản phải thu của Công ty. Nguyên nhân là Công ty chủ yếu

kinh doanh xuất khẩu, việc thanh toán quốc tế cũng sẽ mất lượng thời gian nhất định chứ không như thanh toán trong nước. Việc quản trị sẽ được phản ảnh rõ hơn qua việc thỏa thuận ký kết phương thức thanh toán. Nếu muốn thắt chặt thì thường dùng L/C at sight hoặc T/T, D/P, nếu muốn nới lỏng thì dùng L/C 45 ngày và L/C 60 ngày.

Để hiểu rõ cụ thể hơn ta đi vào tìm hiểu các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu. Trong các khoản cấu thành nên khoản phải thu thì phải thu khách hàng là chủ yếu và có chiều hướng tăng lên qua các năm. Để xem xét khoản phải thu khách hàng được chính xác ta còn cần lưu tâm đến doanh thu bán hàng qua các năm bởi vì phải thu khách hàng có xu hướng tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng. Ta thấy doanh thu qua các năm tăng và tốc độ tăng có tỷ lệ cao hơn so với thu khách hàng.

Từ những phân tích trên cho ta thấy công tác thu hồi nợ của DN cũng tương đối tốt, tuy nhiên trong năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thời kỳ khó khăn nên việc buôn bán với nước ngoài thực sự gặp nhiều trở ngại. Cũng vì thế, trong năm 2011, Công ty áp dụng nhiều hơn phương thức thanh toán L/C 45 ngày và L/C 60 ngày để tạo điều kiện cho khách hàng nhiều hơn nhằm mục đích nỗ lực bán hàng.

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm: Hàng mua đi đường, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tồn kho.

Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” năm 2010 tăng từ 72.747.003.773 đồng (năm 2009) lên 77.790.389.392 đồng. Và năm 2011 lại tiếp tục tăng lên đạt đến 129.181.596.856 đồng. Sự tăng lên đó chủ yếu là do Công ty đầu tư mua nguyên vật liệu nhiều và đồng thời có sự tăng lên đáng kể của thành phẩm còn tồn trong kho. Cụ thể như sau:

+ Ở thị trường nội địa, vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là việc thiếu nguyên vật liệu. Trong hoạt động sản xuất chế biến, thủy sản là nguồn nguyên vật liệu vô cùng quan trọng. Nguyên liệu chính của Công ty là tôm thẻ chân trắng, cá bò và mực. Hiện nay, Công ty thu mua nguyên liệu chủ yếu tại khu vực miền Trung ( từ Quảng Bình đến Phú Yên). Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, với

việc thực hiện chính sách, kế hoạch phát triển du lịch trên dọc bờ biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên của UBND các cấp và Sở Du lịch, khiến diện tích nuôi trồng thủy sản giảm đi đáng kể. Do đó, việc thu mua nguyên liệu cũng trở nên khó khăn hơn. Chưa kể trong thời gian gần đây, tôm nguyên liệu tại các vùng nuôi hầu như bị dịch bênh, chết hàng loạt, dẫn đến tình trạng khan hiếm về nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng này, Công ty đã đầu tư xây dựng thêm 5 kho lạnh với tổng công suất là 3000 tấn để lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm, giúp Công ty ổn định được hoạt động.

+ Trong năm 2010 và 2011, thành phẩm của công ty còn lưu lại kho khá nhiều.Như đã biết, Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước là công ty chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thủy sản, thị trường chủ yếu là EU và Mỹ. Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế, chính trị bất ổn, đặc biệt khủng hoảng kinh tế nặng nề ở các nước Châu Âu nên việc xuất bán hàng hóa cũng trở nên khó khăn. Điều đó là nguyên nhân khiến cho lượng thành phẩm còn ứ đọng nhiều trong kho.

- Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng vốn ngắn hạn và có sự biến động tăng nhẹ qua các năm.

Như vậy, trong quá trình sử dụng và quản lý vốn ngắn hạn, Công ty đã đầu tư nhiều vào các khoản phải thu và lượng hàng tồn kho khá lớn, nên Công ty cần phải xúc tiến nhanh công tác thu hồi công nợ, giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho như đưa vào sản xuất và kinh doanh, để góp phần nâng cao vòng quay vốn tăng lợi nhuận cho Công ty.

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 59)