Mối quan tâm của chủ nợ là tình trạng hiện tại của DN, đó là khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu huy động và để trả ngay các khoản nợ tới hạn. Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh tình trạng này. Trong thực tế, để đánh giá rủi ro phá sản hoặc khả năng thanh toán ngắn hạn của DN, ta dựa trên khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản. Nếu DN làm ăn tốt thì khả năng thanh toán dồi dào. Ngược lại thì việc chiếm dụng vốn lẫn nhau nhiều thanh toán bị kéo dài dây dưa. Vì vậy khả năng thanh toán là công cụ cần thiết để đánh giá sức mạnh của tài chính DN.
Hệ số này được biểu hiện cụ thể qua rất nhiều chỉ tiêu, ở đây ta chỉ đề cập các chỉ tiêu cơ bản sau:
Khả năng thanh toán hiện hành :
Là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn, được tính như sau:
Ý nghĩa: Khả năng thanh toán hiện hành cho biết 1 đồng nợ phải trả được đảm
bảo bằng bao nhiêu đồng tổng tài sản.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của DN càng cao, rủi ro phá sản của DN càng thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu này lớn quá cũng chưa hẳn đã tốt. Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của DN trong việc thanh toán nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản không tốt và điều này có thể dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.
Kinh nghiệm cho thấy chỉ tiêu khoảng bằng 2 là vừa phải. Tuy nhiên, số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, vì nó biến động tùy thuộc vào nhiều nhân tố và nhiều điều kiện khác nhau của từng ngành.
Khả năng thanh toán hiện hành
= Tổng tài sản Nợ phải trả
Hạn chế của chỉ tiêu này là tử số của nó bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền để trả nợ vay. Để giải quyết hạn chế này, nhà phân tích có thể lọai trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền ra khỏi tử số, như: các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý, các khoản chi sự nghiệp (nếu có), ...
Khả năng thanh toán nhanh:
Chỉ tiêu này tính dựa vào Tài sản ngắn hạn nhưng đã loại bỏ hàng tồn kho trên tử số vì đó là bộ phận phải dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn nhất.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng Nợ phải trả được đảm bảo bao nhiêu
đồng tài sản có thể xoay xở kịp thời
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên do các chi phí trả trước cũng như các khoản phải thu ... có quá trình chuyển đổi sang tiền mặt chậm hơn nhiều nên có thể sử dụng chỉ tiêu khác để bổ sung.
Khả năng thanh toán tức thời :
Chỉ tiêu này chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền.
Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng đặc biệt của nó. Tuy nhiên, khả năng hoán chuyển thành tiền của một số loại tài sản, của tồn kho, rất khó đánh giá. Ngoài ra, khó có thể tìm ra một hệ số chuẩn để so sánh mà chỉ có thể so sánh các hệ số qua thời gian hoặc giữa các doanh nghiệp cùng loại hình, cùng quy mô mới có kết luận cụ thể.
Khả năng thanh toán nhanh = TSNH - HTK Nợ phải trả Khả năng thanh toán tức thời
= Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn