Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 45)

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Chức năng:

- Kế toán trưởng ( trưởng phòng): Là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện công

tác của bộ máy kế toán công ty, Có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở nhân viên trong phòng hoàn thành nhiệm vụ kịp thời và chính xác. Đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt quản lý kế toán tài chính của Công ty.

- Kế toán tổng hợp ( phó phòng) : Có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra chi

tiết nghiệp vụ kế toán, thu nhập về tất cả số liệu kế toán, hạch toán vào sổ tổng hợp, tập hợp và lập lại biểu mẫu kế toán, thay mặt quản lý điều hành nếu Kế toán trưởng đi vắng.

- Kế toán vật tư, TSCĐ : Có nhiệm vụ thu mua, xuất nhập nguyên liệu, quản

lý sử dụng vật tư, TSCĐ, công cụ dụng cụ lao động. Lập kế hoạch xuất nhập vật tư để đánh giá, phát hiện kịp thời số vật tư thùa, thiếu, kém phẩm chất.

KẾ TOÁN TRƢỞNG ( TRƢỞNG PHÕNG) KẾ TOÁN TỔNG HỢP (PHÓ PHÒNG) KẾ TOÁN VẬT TƢ TSCĐ KẾ TOÁN CPSX, GIÁ THÀNH KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG THỦ QUỸ THỦ KHO KẾ TOÁN THANH TOÁN

- Kế toán chi phí sản xuất, giá thành tiêu thụ : Có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi

tình hình, phản ánh một cách khoa học các chi phí sản xuất phục vụ yêu cầu tính giá thành và xác định kết quả tiêu thị thành phẩm. Hạch toán chi tiết và tổng hợp số sản phẩm đã tiêu thụ, theo dõi các khoản công nợ thống kê tổng hợp.

- Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm ghi chép và hạch toán các loại vốn bằng

tiền như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, thanh toán với người mua, lập chứng từ thu, chi.

- Thủ quỹ : Có nhiệm vụ chi tiền mặt và quan hệ với ngân hàng hoặc gửi vào

ngân hàng hay rút tiền ra từ ngân hàng sau đó ghi chép vào sổ quỹ và đồng thời lập báp cáo cuối ngày để ghi sổ.

- Thủ kho: Có nhiệm vụ quản lý, kiểm kê, cấp phát các loại vậy tư, nguyên liệu cũng như các loại thành phẩm đã qua chế biến.

2.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

2.2.1. Cấu trúc vốn của công ty

2.2.1.1 Đánh giá cấu trúc vốn

Nhìn chung, nguồn vốn của CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước được tài trợ chủ yếu từ các khoản nợ vay ngân hàng. Công ty đã và đang là khách hàng uy tín của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như: Vietcombank Đà Nẵng, Agribank Đà Nẵng, Viettinbank Đà Nẵng, Sacombank Đà Nẵng …Công ty chủ yếu vay nợ từ các ngân hàng này để phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình, do là khách hàng quen thuộc và đang hoạt động trong lĩnh vực được khuyến khích phát triển nên các khoản tín dụng được ưu đãi về lãi suất. Còn nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty thì chỉ chiếm phần nhỏ ( khoảng hơn 30%) trong khi vốn vay nợ chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 70% ).

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn của CTCP Thủy sản và Thương Mại Thuận Phước

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nợ phải trả 178,239,954,838 73.91 228,308,322,506 74.49 336,965,102,045 78.06 Vốn chủ sở hữu 62,929,338,710 26.09 78,190,956,689 25.51 94,682,240,091 21.94 73.91 26.09 74.49 25.51 78.06 21.94 0 20 40 60 80 100

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Nguồn : Công ty

%

Bảng 2.3: Cấu trúc vốn của CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước qua các năm.

ĐVT:Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệnh 2011/2010

Giá trị % Giá trị % 1. Nợ phải trả 178,239,954,838 228,308,322,506 336,965,102,045 50,068,367,668 28.09 108,656,779,539 47.59 a. Nợ ngắn hạn 130,386,947,763 185,062,217,307 294,650,956,665 54,675,269,544 41.93 109,588,739,358 59.22 b. Nợ dài hạn 47,853,007,075 43,246,105,200 42,314,145,380 (4,606,901,875) (9.63) (931,959,820) (2.16) 2. Vốn CSH 62,929,338,710 78,190,956,689 94,682,240,091 15,261,617,980 24.25 16,491,283,402 21.09 3. Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) 241,155,833,595 306,499,279,195 431,647,342,136 65,343,445,600 27.10 125,148,062,941 40.83 4. Tỷ suất nợ (1/3) 73.91% 74.49% 78.06% 0.58% 0.78 3.58% 4.80 5. Tỷ suất tự tài trợ (2/3) 26.09% 25.51% 21.94% (0.58%) (2.24) (3.58%) (14.02) 6. Tỷ suất nợ trên vốn CSH (1/2) 283.24% 291.99% 355.89% 8.75% 308.92% 63.90% 21.89 7. NVTX (b+2) 110,782,345,785 121,437,061,889 136,996,385,471 10,654,716,105 9.62 15,559,323,582 12.81 8.Tỉ suất NVTT(a/3) 54.07% 60.38% 68.26% 6.31% 11.67 7.88% 13.06 9.Tỉ suất NVTX(7/3) 45.94% 39.62% 31.74% (6.32%) (13.75) (7.88%) (19.90) 10. Tỉ suất NVCSH trên NVTX (2/7) 56.80% 64.39% 69.11% 7.58% 13.35 4.72% 7.34 Nguồn : Công ty

Nhận xét:

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tỷ suất nợ của công ty hầu như tăng qua các năm và thay đổi không đáng kể, tỷ suất nợ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 0.58% trong tổng cơ cấu tài sản, tỷ suất nợ năm 2011 tăng so với năm 2010 là 3.58%, nguyên nhân này là do tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (28.09%>27.10%). Nhìn chung, tỷ suất nợ của công ty ít biến động nhưng vấn đề đáng quan tâm là liệu tỷ suất nợ quá cao qua các năm ảnh hưởng tốt hay xấu đến hiệu quả tại công ty.

Tỷ suất tài trợ cho nguồn vốn từ nguồn VCSH là thấp và ít có sự thay đổi qua các năm. Trong năm 2009 tỷ suất này là 26.09%, năm 2010 là 25.51%, trong năm 2011 là 21.94%. Năm 2010 tỷ suất tự tài trợ của công ty thấp hơn 2009 là 0.58% và sang năm 2011, tỷ suất tự tài trợ lại giảm 3.58% đi so với năm 2010 do tổng tài sản tăng mạnh (40.83%).

Nhìn chung, trong những năm qua dựa vào số liệu ở bảng phân tích ta có thể thấy rằng tỷ suất nợ của công ty là cao. Công ty chủ yếu vay nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn. Đối với các khoản nợ ngắn hạn Công ty thường chi trả cho hoạt động mua nguyên vật liệu, phục vụ cho sản xuất. Đối với các khoản nợ dài hạn thì Công ty thường mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng mở rộng hoạt động. Với tỷ suất nợ cao như thế, tính tự chủ về tài chính của công ty là thấp và thông thường rất dễ bị gây sức ép từ các chủ nợ. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản thì thường có tỷ số nợ cao, trong giai đoạn năm 2009 – 2011 thì tỷ số nợ trung bình ngành thủy sản của cả nước là khoảng 60%, của thành phố Đà Nẵng là khoảng 65%3. Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước trong giai đoạn này có tỷ số nợ lớn hơn 70%, điều này là đáng báo động về cơ cấu vốn của Công ty.

Tỷ suất NVTX và tỷ suất NVTT biến động tương đối rõ nét qua 3 năm. Năm 2009 tỷ suất NVTX là 45.94%, đến năm 2010 tỷ suất này là 39.62% giảm 13.75%, sang năm 2011 tỷ suất này giảm xuống còn 31.74%.

3

Nhìn chung, tỷ suất NVTT cao hơn so với tỷ suất NVTX và có xu hướng tăng. Năm 2011 tỷ suất NVTT là 68,26%. Điều này cho thấy nguồn tài trợ của DN phần lớn là nợ ngắn hạn, nên DN chịu áp lực về việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khá cao, tính ổn định của các nguồn tài trợ còn thấp. Những nguyên nhân dẫn đến tình hình này là quy mô của DN tăng quá nhanh. Tổng tài sản vào cuối năm 2011 tăng 40.83% so với cuối năm 2010 trong khi VCSH trong thời gian tương ứng chỉ tăng 21.09% nên DN phải huy động một lượng vốn từ các ngân hàng và tổ chức khác.

2.2.1.2. Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính rủi ro tài chính

Bảng 2.4: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính. ĐVT : Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Giá trị % Giá trị %

1. VCSH bình quân 62,929,338,710 78,190,956,689 94,682,240,091 15,261,617,979 24.25 16,491,283,402 21.09 2. Tổng TS bình quân 241,155,833,595 306,499,279,195 431,647,342,136 65,343,445,600 27.1 125,148,062,941 40.83 3. LNTT 32,985,253,336 31,218,181,408 40,867,550,800 (1,767,071,928) (5.36) 9,649,369,392 30.91 4. Chi phí lãi vay 10,333,408,493 15,313,127,723 27,833,684,823 4,979,719,230 48.19 12,520,557,100 81.76 5. LNTT&LV 43,318,661,829 46,531,309,131 68,701,235,623 3,212,647,302 7.42 22,169,926,492 47.65 6. Nợ phải trả 178,239,954,838 228,308,322,506 336,965,102,045 50,068,367,668 28.09 108,656,779,539 47.59 7. Tỷ suất nợ (6/2) 73.91% 74.49% 78.06% 0.58% 0.78 3.57% 4.79 8. ROE 45.86% 34.91% 39.23% (10.95%) (23.88) (4.32%) 12.37 9. RE (5/2) 17.96% 15.18% 15.92% (2.78%) (15.48) 0.73% 4.84 10. ĐBTC(6/1) 283.24% 291.99% 355.89% 8.75% 3.09 63.90% 21.88

11. Tỷ suất lãi vay 11% 12% 11% 1% 9.09 (1%) (8.33)

12.(RE -TSLV) 6.96% 3.18% 4.92% (3.78%) (54.31) 1.73% 54.52

Để có thể đánh giá chính xác việc công ty đã khai thác triệt để hiệu ứng đòn bẩy tài chính hay chưa và tác động của việc xây dựng cấu trúc vốn đến hiệu quả và rủi ro tài chính của DN. Qua bảng phân tích trên chúng ta có những nhận xét sau:

Trong năm 2009: Trong năm công ty đã duy trì một tỷ suất nợ rất cao là 73.91% trong khi đó tỷ suất sinh lời trên tài sản (RE) của công ty là 13.68% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt ở mức 45.86% là rất cao. Điều này cho thấy trong năm 2009 bộ phận quản lý tài chính phân bổ cơ cấu vốn khá hợp lý, với tỷ suất nợ trên thì thì rủi ro tài chính của công ty là tương đối an toàn.

Trong năm 2010, tỷ số nợ lại tiếp tục tăng lên 74.49%, RE lại giảm do trong năm công ty đầu tư vào tài sản khiến chi phí tăng và cũng khiến lợi nhuận giảm. Mặt khác, do năm 2009, theo tính toán thì công ty nên vay thêm để phát huy hiệu quả tài chính khiên cho nợ tăng, làm tăng chi phí lãi vay. Trong năm, tỷ suất sinh lời trên tài sản (RE) đạt khoảng 15%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE cũng giảm, chỉ còn 34.91%. Như vậy năm nay rủi ro cũng đã tăng hơn so với năm 2009 tuy nhiên hiệu số RE – TSLV vẫn dương, công ty vẫn nên tiếp tục vay nếu có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất.

Trong năm 2011 công ty đã vay nhiều hơn, tăng tỷ suất nợ lên 78.06%, tỷ suất sinh lời trên tài sản (RE) giảm, 15.92% trong khi hiệu quả tài chính (ROE) lại tăng đạt mức 39.23%. Ta nhận thấy tốc độ tăng của Nợ phải trả nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của VCSH, nên do đó tỷ số NPT

VCSH tăng, vì vậy cũng sẽ khuếch đại mức hiệu quả nhưng đồng thời rủi ro cũng tăng. Trong những năm qua thì chính ĐBTC đã khuếch đại được hiệu quả tài chính mà Công ty đang có.

Từ những phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước đang gặp vấn đề về tình hình tài chính khi nợ vay quá cao và tỷ suất sinh lời trên tài sản chưa cao. Đây là vấn đề cần phải giải quyết nhằm nâng cao tình hình tài chính của công ty. Công ty vẫn duy trì tỷ suất nợ cao trong cấu trúc vốn của mình tuy nhiên vẫn đảm bảo mức an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc duy trì một tỷ suất nợ cao qua các năm đã làm tăng hiệu ứng thuận của đòn bẩy tài chính tuy nhiên cũng mang đến cho công ty nhiều rủi ro.

2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của Công ty

2.2.2.1. Kết cấu vốn dài hạn của Công ty

Bảng 2.5 : Kết cấu vốn dài hạn của Công ty

ĐVT: Đồng

Vốn dài hạn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.TSCĐ hữu hình 82,820,686,445 87.88% 89,951,970,622 87.94% 110,931,391,580 94.52% - Nguyên giá 102,602,626,427 123.89% 119,063,033,531 132.36% 151,620,151,948 136.68% - Hao mòn lũy kế (19,781,939,983) (23.89%) (29,111,062,909) (32.36%) (40,688,760,369) (36.68%) 2.TSCĐ vô hình 19,115,125 0.02% 5,734,538 0.01% 0 0.00% - Nguyên giá 30,584,200 160% 30,584,200 533.33% 30,584,200 100% - Hao mòn lũy kế (11,469,075) (60%) (24,849,663) (433.33%) (30,584,200) (100)% 3. Chi phí XDCBDD 9,005,344,526 9.56% 8,871,969,756 8.67% 616,663,838 0.53% 4. Đầu tư TC dài hạn 100,000,000 0.11% 1,670,000,000 1.63% 3,140,000,000 2.68% 5. Chi phí trả trước dài hạn 2,297,447,755 2.44% 1,983,475,547 1.94% 2,870,414,149 2.45%

6. Tổng cộng 94,242,593,850 100.00% 102,283,150,462 100.00% 117,358,469,566 100.00%

Nhận Xét:

Nhìn chung, qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình vốn cố định của Công ty có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể do các yếu tố sau:

- Tài sản cố định: Công ty quan tâm đầu tư TSCĐ hữu hình, nguyên giá tăng

lên qua các năm. Năm 2009, giá trị TSCĐ hữu hình là 82.820.686.445 đồng, chiếm tỷ trọng 87.88% trong tổng vốn dài hạn. Do công ty trong năm đầu tư mua phần mềm, cải thiện việc quản lý nên có đầu tư vào TSCĐ vô hình, giá trị TSCĐ vô hình là 19.115.125 đồng. Đầu tư tài chính dài hạn trong năm chiếm 9.56 %, chi phí trả trước dài hạn chiếm 2.44% trong tổng tài sản dài hạn.

Năm 2010, TSCĐ hữu hình là 89.951.970.622 đồng, chiếm tỷ trọng 87.94% trong tổng vốn dài hạn, TSCĐ vô hình là 5.734.538 đồng, chiếm 0.01%. Trong năm, chí phí XDCBDD cũng tăng lên và đầu tư tài chính dài hạn giảm, tương ứng chiếm 1.44% và 8.67% tổng vốn dài hạn. Có sự tăng lên về chỉ tiêu TSCĐ hữu hình là do trong năm này, Công ty cũng hoàn thành việc xây dựng phân xưởng đông lạnh để phục vụ cho hoạt động sản xuất . Bên cạnh đó, Công ty vẫn tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý với số tiền lớn.

Năm 2011, TSCĐ hữu hình là 110.931.391.580 đồng, chiếm tỷ trọng 94,52% trong tổng vốn cố định. Trong năm TSCĐ vô hình đã được khấu hao hết. Trong năm này, Công ty tăng mua sắm mới đối với máy móc thiết bị với số tiền lớn, mua thêm nhà xưởng đồng thời hoàn thành việc xây dựng kho lạnh để phục vụ quá trình sản xuất của đơn vị. Các thiết bị, dụng cụ quản lý và phương tiện vận tải cũng được Công ty chú trọng đầu tư thêm.

Nhìn chung, TSCĐ có xu hướng tăng do công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất, mở rộng qui mô và mua sắm, xây dựng kho xưởng nhiều đồng thời đầu tư thêm thiết bị và phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng khá mạnh trong các năm qua.

Nguyên nhân là do việc đầu tư vào công ty con ( Công ty TNHH Thủy sản An) và đầu tư vào cổ phiếu dài hạn của Công ty Cổ phần Trường Sơn với số tiền khá lớn.

( gần 3 tỷ đồng). Việc đầu tư số lượng tiền lớn vào Công ty Cổ phần Trường Sơn được lý giải như sau:

Công ty Cổ phần Trường Sơn vốn là công ty chuyên nuôi và cung cấp tôm, việc Công ty mua cổ phiếu và trở thành cổ đông của Công ty Cổ phần Trường Sơn nhằm mục đích để khi có tình huống các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các đối tác Châu Âu muốn đi kiểm tra chất lượng tôm trước khi đặt hàng thì đại diện của Công ty sẽ đưa đối tác tới đìa tôm của Công ty Cổ phần Trường Sơn để kiểm định, từ đó tạo vị thế cao hơn trong thương trường quốc tế.

2.2.2.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty

CTCP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước thống nhất quản lý, hạch toán theo dõi TSCĐ của công ty tại phòng kế toán. Hằng năm, các bộ phận phòng ban lập kế hoạch mua sắm TSCĐ, lập văn bản, dự toán trình Công ty xem xét và phê duyệt tổng thể đầu tư hằng năm. Đối với những TSCĐ có giá trị lớn phải có luận chứng khoa học kỹ thuật để biết thời gian đầu tư cũng như thời gian có thể thu hồi vốn.

TSCĐ ở Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc.

- Máy móc thiết bị.

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. - Thiết bị dụng cụ quản lý.

Bảng 2.6 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty.

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Giá trị % Giá trị %

1. Doanh thu và thu nhập 634,560,878,306 1,009,183,860,277 1,466,604,641,090 374,622,981,971 59.04 457,420,780,813 45.33 2. Lợi nhuận trước thuế 32,985,253,336 31,218,181,408 40,867,550,800 (1,767,071,928) (5.36) 9,649,369,392 30.91

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)