Khả năng thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 75)

Khả năng thanh toán phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng cần phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Dưới đây, ta có bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Bảng 2.13 : Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các năm.

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2009

Giá trị % Giá trị %

1. Tài sản ngắn hạn 146,913,239,746 204,016,128,733 314,088,872,570 57,102,888,988 38.87 110,072,743,837 53.95

a. Tiền và các khoản tương đương tiền 12,831,819,145 50,196,709,817 74,333,549,100 37,364,890,672 291.19 24,136,839,283 48.08 b. Các khoản phải thu ngắn hạn 4,270,769,550 4,746,812,600 730,502,300 476,043,050 11.15 (4,016,310,300) (84.61) c. Đầu tư tài chính ngắn hạn 54,071,394,423 68,020,270,396 105,032,040,344 13,948,875,973 25.80 37,011,769,948 54.41

d. Hàng tồn kho 72,747,003,773 77,790,389,392 129,181,596,856 5,043,385,619 6.93 51,391,207,465 66.06 e. Tài sản ngắn hạn khác 2,992,252,856 3,261,946,529 4,811,183,971 269,693,674 9.01 1,549,237,442 47.49 2. Tổng tài sản 241,155,833,595 306,499,279,195 431,647,342,136 65,343,445,600 27.10 125,148,062,941 40.83 3. Nợ phải trả 178,239,954,838 228,308,322,506 336,965,102,045 50,068,367,668 28.09 108,656,779,539 47.59 4. Nợ ngắn hạn 130,386,947,763 185,062,217,307 294,650,956,665 54,675,269,544 41.93 109,588,739,358 59.22 5. KNTT hiện hành (2/3) 1.35 1.34 1.28 (0.01) (0.78) (0.06) (4.58) 6. KNTT nhanh (1-d/4) 0.57 0.68 0.63 0.11 19.91 (0.05) (7.99) 7. KNTT tức thời (a/4) 0.10 0.27 0.25 0.17 175.62 (0.02) (6.99) Nguồn : Công ty

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp ở mức chấp nhận được. Khả

năng thanh toán hiện hành qua các năm đều lớn hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp có đủ năng lực thanh toán các khoản nợ của mình và hoạt động bình thường.

- Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp qua 3 năm dù có sự biến động

nhưng hệ số này vẫn được duy trì trên 0.5, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty tốt, chủ nợ có thể yên tâm về điều này.

- Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp còn thấp cho thấy khó khăn của

doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngay mà cần có thời gian để chuyển các tài sản ngắn hạn khác thành tiền mới trả được nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, hệ số này cũng đã có chiều hướng tăng qua các năm.

Nhận xét chung:

Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn bó sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn và công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Từ đó, thấy được khả năng tiềm tàng của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Qua phân tích cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm 2009, 2010 và 2011, chúng ta rút ra được những nhận xét sau:

Tỷ suất nợ chiếm tỷ trọng khá cao trong cấu trúc nguồn vốn của Công ty cổ phần Thủy sản và Thương Mại Thuận Phước. Việc duy trì một tỷ suất nợ cao như vậy là do đặc điểm loại hình kinh doanh của đơn vị đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tận dụng được lá chắn thuế. Việc này, đã nâng cao hiệu quả tài chính tuy

nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn, công ty cần có những biện pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả để tồn tại và phát triển.

Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty nói chung là chưa đạt hiệu quả lắm nhưng nhìn chung đã có những bước chuyển khả quan trong năm 2011. Việc tăng thêm vốn đầu tư, doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận lại không tăng. Điều này chứng tỏ Công ty chưa có chính sách tiết kiệm hợp lý, chi phí vẫn rất cao nên khiến các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời và hiệu quả sử dụng có sự biến động theo chiều hướng giảm. Tuy nhiên, trong năm 2011 tình hình đã có vẻ khả quan hơn. Do đó, Công ty cần chú trọng hơn vào việc tiết kiệm chi phí để góp phần tối đa hóa lợi nhuận.

Qua quá trình phân tích cấu trúc vốn và tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại của Công ty.

Những kết quả đạt đƣợc: Công ty đã luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu

cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của công ty trong từng giai đoạn. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời cũng đạt giá trị tương đối đồng thời khả năng thanh toán cũng ở trong mức an toàn qua các năm. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty ít nhiều có chuyển biến tích cực. Số vòng quay tổng vốn tăng lên qua các năm. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, có đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Những tồn tại và nguyên nhân: Với cơ cấu vốn như hiện tại thì vốn vay chiếm

tỷ trọng khá cao, cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp còn thấp. Vốn vay nhiều làm cho công ty phải gánh một tỷ lệ nợ rất cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hàng năm. Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu thủy sản, Công ty lại là một trong những công ty lớn nên vốn để đảm bảo hoạt động được thường xuyên và liên tục. Vốn của Công ty luôn bị chiếm dụng, mức độ đầu tư vào hàng hóa tồn kho cũng như các khoản phải thu cao. Việc bị chiếm dụng không đánh

giá được là Công ty không tập trung vào việc thu hồi vốn, Công ty cũng đưa ra chính sách nới lỏng hay thắt chặt bằng việc thỏa thuận phương thức thanh toán quốc tế. Chi phí quá cao dẫn đến tình trạng hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn chưa có sự tăng trưởng đặc biệt. Có sự tăng lên đáng kể về chi phí cũng do trong quá trình hoạt động trong những năm gần đây, Công ty đã tập trung mở rộng hoạt động sản xuất, xây dựng thêm nhiều kho lạnh, phân xưởng đồng thời tăng mua nguyên vật liệu mà giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cao, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất của Công ty.

CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN CẤU TRÚC VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN VÀ THƢƠNG MẠI THUẬN PHƢỚC

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước nhìn chung cũng đạt hiệu quả tương đối tốt. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty có lợi nhuận ngày càng tăng, Công ty cần cố gắng giữ vững những thành quả đạt được và không ngừng cải tiến những chỉ tiêu, yếu tố chưa đạt để nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả ngày càng nhiều. Qua phân tích những tình hình của Công ty, ta đề ra hai nhóm kiến nghị chính cho Công ty nhằm giảm thiểu những rủi ro khi phải gánh một tỷ lệ nợ lớn đồng thời cải thiện những bất cập trong công tác quản lý sử dụng vốn

- Nhóm 1 : Những kiến nghị cải thiện cấu trúc vốn .

- Nhóm 2 : Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

3.1. NHỮNG KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN CẤU TRÚC VỐN

Trong giai đoạn từ năm 2009 -2011 thì tỷ số nợ trung bình của ngành thủy sản trong cả nước khoảng 60%, của thành phố Đà Nẵng là khoảng 65%. Như vậy với tỷ số nợ chiếm hơn 70% trong giai đoạn 2009 - 2011, Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước đang ở trong tình trạng báo động về cơ cấu vốn của mình. Tuy nhiên về khả năng thanh toán Công ty vẫn đảm bảo trong mức an toàn. Qua phân tích ở chương 2 ta có thể thấy rằng dù khả năng thanh toán của công ty vẫn đảm bảo tuy nhiên rủi ro về tình hình tài chính đang gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do Nợ tăng trong cấu trúc vốn đồng thời chỉ tiêu tỷ số sinh lời trên tài sản RE của Công ty giảm, điều này đã làm khuếch đại rủi ro lên nhiều hơn. Sự tăng lên về Nợ là do công ty mở rộng hoạt động đầu tư, vay nợ nhiều để đầu tư vào máy móc, thiết bị cũng như đầu tư về nguyên liệu trong điều kiện ngày càng khan hiếm để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất. Sự giảm đi của RE là do trong giai đoạn này dù doanh thu có tăng nhưng chi phí lại tăng nhanh hơn do hoạt động mở rộng đầu tư của Công ty nên khiến lợi nhuận giảm, dẫn đến chỉ tiêu RE giảm. Với RE được tính theo công thức :

RE = .

Dưới đây là một số kiến nghị về cải thiện cấu trúc vốn của Công ty :  Kiến nghị 1: Hoạch định tài chính đảm bảo cân bằng tài chính

Kế hoạch tài chính là một kế hoạch quan trọng, giúp Ban giám đốc dự trù các nguồn tiền trong hoạt động. Do đó, Công ty cần nghiên cứu đề ra các kế hoạch về tài chính một cách chủ động để các hoạt động, kế hoạch khác của Công ty được tiến hành thuận lợi. Các kế hoạch khác như : kế hoạch quảng cáo, tiếp thị ; kế hoạch sản xuất ; các kế hoạch về cải tiến phải được thực thi thông qua việc phân bổ nguồn lực tài chính, hiệu quả của nó cũng được thể hiện và đánh giá thông qua kế hoạch tài chính. Do vậy, thiết lập các kế hoạch tài chính hữu hiệu nhằm giúp Công ty ước tính nhu cầu về vốn một cách chính xác để từ đó tìm nguồn tài trợ một cách hợp lý, đồng thời vẫn đảm bảo Công ty hoạt động liên tục với một lượng vốn ổn định và chi phí sử dụng vốn ít nhất.

Để lập kế hoạch tài chính Công ty phải có thu thập nhiều dữ liệu. Cụ thể là những số liệu tài chính quá khứ (bao gồm cả sản lượng, năng suất…); các số liệu về kế hoạch kinh doanh của tương lai; những hệ thống chỉ tiêu định mức...Đồng thời, Công ty cũng phải có cái nhìn bao quát về lĩnh vực đang hoạt động để so sánh, đối chiếu và định vị mình so với các doanh nghiệp cùng ngành, nhằm đảm bảo tính chính xác, chi tiết và thực tế của kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính thường được chia thành 2 loại: kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Cách thực hiện 2 loại kế hoạch này tuy có một số khác biệt nhưng đều dựa trên yếu tố quan trọng nhất là xác định được thu nhập và các khoản chi của công ty. Do đó, lập kế hoạch tài chính đòi hỏi tính chuyên môn cao và trải qua nhiều công đoạn

Mục đích của kế hoạch tài chính là đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ví vậy trước khi lập kế hoạch tài chính, Công ty cần lập:

- Kế hoạch kỹ thuật - Kế hạch sản xuất - Kế hoạch kinh doanh

Từ đó Công ty sẽ tính nhu cầu vốn ở từng khâu:

- Bộ phận kỹ thuật sẽ đầu tư thêm bao nhiêu máy móc thiết bị, tại thời điểm nào - Kế hoạch sản xuất giúp Công ty biết được cần bao nhiêu vốn cho vật liệu tồn

kho, các chi phí thường xuyên, phát sinh hàng tháng,...

- Kế hoạch kinh doanh: giúp Công ty biết về nhu cầu vốn ở khâu dự trữ hàng hóa, tiền ở khâu lưu thông: hàng ký gửi, nợ phải thu. Và quan trọng hơn nữa là xác định tổng doanh số bán, xác địng vòng quay vốn lưu động.

- Xem xét công ty có kế hoạch đầu tư tài chính , liên doanh, liên kết trong năm tiếp theo không và ước tính số tiền đầu tư, liên doanh của Công ty.

Từ các số liệu trên, với số liệu ước tính tại thời điểm 31/12 của năm trước, Công ty có thể xác định nhu cầu vốn cho năm tiếp thep. Xác định nhu cầu vốn, so với vốn hiện có, xem cty cần huy động thêm bao nhiêu, hay vốn thưa bao nhiêu để tham mưu cho Ban giám đốc có hướng đầu tư khác.

Kiến nghị 2: Lựa chọn phƣơng án tài trợ vốn hợp lý

Lựa chọn cho mình một phương án tài trợ vốn thích hợp mà ở đó chi phí sử dụng vốn thấp nhất cũng như khả năng sinh lời trên tài sản cao nhất là yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ Công ty nào. Điều đó cũng góp phần lựa chọn một cấu trúc tài chính hợp lý tức là phương án mà ở đó hiệu quả tài chính cao nhất và chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

Là một công ty đã được cổ phần hóa và chuẩn bị được niêm yết trên thị trường chứng khoán nên việc phân tích mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) với lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) là vô cùng cần thiết trong quá trình giao dịch. Phân tích mối quan hệ EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ phân tích

này, Công ty sẽ tìm ra được điểm bàng quan, tức là điểm EBIT mà ở đó các phương án đều mang lại EPS là như nhau.

Do đó, việc áp dụng phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS sẽ giúp Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước có thể lựa chọn được phương án tài trợ nào mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Kiến nghị 3: Công ty cần giảm thiểu chi phí đồng thời tăng lợi nhuận để gia tăng khả năng sinh lời kinh tế của tài sản góp phần gia tăng tích lũy để tái đầu tƣ.

Về tình hình mở rộng hoạt động sản xuất của Công ty trong những năm qua đã làm chi phí tăng cao bao gồm: chi phí đầu tư máy móc thiết bị; chi phí xây dựng phân xưởng, nhà máy; chi phí mua nguyên vật liệu; chi phí bán hàng… Nhìn chung, mặc dù Công ty vẫn thu về lợi nhuận tuy nhiên hiệu quả chưa được cao. Trong những năm sắp tới Công ty cần cân nhắc kỹ hơn và đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như sử dụng máy móc tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu hơn, giả thiểu chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại trong Công ty ; hạn chế tổ chức Hội nghị, hội họp tập trung để cắt giảm chi phí…Thực hiện được các biện pháp cắt giảm chi phí sẽ giúp Công ty tối đa hóa lợi nhuận đạt được đồng thời cũng tạo được lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ, nâng cao vị thế của Công ty trong ngành.

Gia tăng lợi nhuận bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu, cải tiến mẫu mã, bao bì, nâng cao thương hiệu của Công ty, giảm việc xuất khẩu các mặt hàng sơ chế, tăng tỷ trọng hàng đông lạnh có giá trị cao

- Tôm sú shushi - Tôm Jusen - Tôm Nobashi - Mực ống sushi - Mực nang sashimi - Cá bò tẩm vị

3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 3.2.1. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn 3.2.1. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn

Trong khai thác và tạo lập vốn dài hạn:

Kiến nghị:

Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải là nguồn vốn có tính chất thường xuyên, lâu dài. Vì vậy trước hết cần phải căn cứ vào khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao tài sản cố định vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phí sử dụng vốn bằng không.

Tuy nhiên, khả năng vốn tự có là có hạn, doanh nghiệp không tránh khỏi việc phải huy động vốn từ bên ngoài. Nhưng theo lý luận của các nhà kinh tế cũng như

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)