Kết cấu vốn dài hạn của Công ty

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 53)

Bảng 2.5 : Kết cấu vốn dài hạn của Công ty

ĐVT: Đồng

Vốn dài hạn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.TSCĐ hữu hình 82,820,686,445 87.88% 89,951,970,622 87.94% 110,931,391,580 94.52% - Nguyên giá 102,602,626,427 123.89% 119,063,033,531 132.36% 151,620,151,948 136.68% - Hao mòn lũy kế (19,781,939,983) (23.89%) (29,111,062,909) (32.36%) (40,688,760,369) (36.68%) 2.TSCĐ vô hình 19,115,125 0.02% 5,734,538 0.01% 0 0.00% - Nguyên giá 30,584,200 160% 30,584,200 533.33% 30,584,200 100% - Hao mòn lũy kế (11,469,075) (60%) (24,849,663) (433.33%) (30,584,200) (100)% 3. Chi phí XDCBDD 9,005,344,526 9.56% 8,871,969,756 8.67% 616,663,838 0.53% 4. Đầu tư TC dài hạn 100,000,000 0.11% 1,670,000,000 1.63% 3,140,000,000 2.68% 5. Chi phí trả trước dài hạn 2,297,447,755 2.44% 1,983,475,547 1.94% 2,870,414,149 2.45%

6. Tổng cộng 94,242,593,850 100.00% 102,283,150,462 100.00% 117,358,469,566 100.00%

Nhận Xét:

Nhìn chung, qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình vốn cố định của Công ty có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể do các yếu tố sau:

- Tài sản cố định: Công ty quan tâm đầu tư TSCĐ hữu hình, nguyên giá tăng

lên qua các năm. Năm 2009, giá trị TSCĐ hữu hình là 82.820.686.445 đồng, chiếm tỷ trọng 87.88% trong tổng vốn dài hạn. Do công ty trong năm đầu tư mua phần mềm, cải thiện việc quản lý nên có đầu tư vào TSCĐ vô hình, giá trị TSCĐ vô hình là 19.115.125 đồng. Đầu tư tài chính dài hạn trong năm chiếm 9.56 %, chi phí trả trước dài hạn chiếm 2.44% trong tổng tài sản dài hạn.

Năm 2010, TSCĐ hữu hình là 89.951.970.622 đồng, chiếm tỷ trọng 87.94% trong tổng vốn dài hạn, TSCĐ vô hình là 5.734.538 đồng, chiếm 0.01%. Trong năm, chí phí XDCBDD cũng tăng lên và đầu tư tài chính dài hạn giảm, tương ứng chiếm 1.44% và 8.67% tổng vốn dài hạn. Có sự tăng lên về chỉ tiêu TSCĐ hữu hình là do trong năm này, Công ty cũng hoàn thành việc xây dựng phân xưởng đông lạnh để phục vụ cho hoạt động sản xuất . Bên cạnh đó, Công ty vẫn tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý với số tiền lớn.

Năm 2011, TSCĐ hữu hình là 110.931.391.580 đồng, chiếm tỷ trọng 94,52% trong tổng vốn cố định. Trong năm TSCĐ vô hình đã được khấu hao hết. Trong năm này, Công ty tăng mua sắm mới đối với máy móc thiết bị với số tiền lớn, mua thêm nhà xưởng đồng thời hoàn thành việc xây dựng kho lạnh để phục vụ quá trình sản xuất của đơn vị. Các thiết bị, dụng cụ quản lý và phương tiện vận tải cũng được Công ty chú trọng đầu tư thêm.

Nhìn chung, TSCĐ có xu hướng tăng do công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất, mở rộng qui mô và mua sắm, xây dựng kho xưởng nhiều đồng thời đầu tư thêm thiết bị và phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng khá mạnh trong các năm qua.

Nguyên nhân là do việc đầu tư vào công ty con ( Công ty TNHH Thủy sản An) và đầu tư vào cổ phiếu dài hạn của Công ty Cổ phần Trường Sơn với số tiền khá lớn.

( gần 3 tỷ đồng). Việc đầu tư số lượng tiền lớn vào Công ty Cổ phần Trường Sơn được lý giải như sau:

Công ty Cổ phần Trường Sơn vốn là công ty chuyên nuôi và cung cấp tôm, việc Công ty mua cổ phiếu và trở thành cổ đông của Công ty Cổ phần Trường Sơn nhằm mục đích để khi có tình huống các đối tác nước ngoài, đặc biệt là các đối tác Châu Âu muốn đi kiểm tra chất lượng tôm trước khi đặt hàng thì đại diện của Công ty sẽ đưa đối tác tới đìa tôm của Công ty Cổ phần Trường Sơn để kiểm định, từ đó tạo vị thế cao hơn trong thương trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phướ (Trang 53)