Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh tình hình tổ chức kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của DN. Trong quá trình kinh doanh, vốn ngắn hạn vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn nhanh hay chậm sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tốc độ luân chuyển chậm sẽ làm gia tăng nhu cầu về vốn ngắn hạn, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn giảm. Ngược lại, nếu tốc độ luân chuyển nhanh thì sẽ đánh giá cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn cũng như công tác quản lý vốn ngắn hạn tốt, đáp ứng được lượng vốn ngắn hạn cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2 .9 : Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn qua các năm.
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu và thu nhập 634,560,878,306 1,009,183,860,277 1,466,604,641,090 374,622,981,971 59.04 457,420,780,813 45.33 2. Giá vốn hàng bán 545,037,434,518 897,718,184,211 1,326,162,223,703 352,680,749,693 64.71 428,444,039,492 47.73 3. Vốn ngắn hạn 146,913,239,746 204,016,128,733 314,088,872,570 57,102,888,988 38.87 110,072,743,837 53.95 4. Phải thu ngắn hạn 54,071,394,423 68,020,270,396 105,032,040,344 13,948,875,973 25.80 37,011,769,948 54.41 5. Hàng tồn kho bình quân 72,747,003,773 77,790,389,392 129,181,596,856 5,043,385,619 6.93 51,391,207,465 66.06
6. Số vòng quay bình quân VNH (1/3) 4.32 4.95 4.67 0.63 14.52 (0.28) (5.60)
7. Kỳ luân chuyển VNH (360/6)(Ngày) 83.35 72.78 77.10 (10.57) (12.68) 4.32 5.94
8. Số vòng quay các KPT (1/4) 11.74 14.84 13.96 3.10 26.42 (0.87) (5.88)
9. Kỳ thu tiền bình quân (360/8) 30.68 24.26 25.78 (6.41) (20.90) 1.52 6.25
10. Số vòng quay HTK (2/5) 7.49 11.54 10.27 4.05 54.03 (1.27) (11.04)
11. Kỳ luân chuyển HTK (360/10) 48.05 31.20 35.07 (16.85) (35.08) 3.87 12.41
12. Tổng nguồn vốn 241,155,833,595 306,499,279,195 431,647,342,136 65,343,445,600 27.10 125,148,062,941 40.83
13. Tỷ trọng VNH trên tổng vốn (3/12) 60.92 66.56 72.77 5.64 9.26 6.20 9.32
Nhận xét:
Qua bảng ta thấy tình hình vốn ngắn hạn qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 có xu hướng biến động tương đối rõ rệt. Năm 2010 tăng 57.102.888.988 tương ứng với tỷ lệ tăng 38.87% so với năm 2009. Có sự tăng vốn ngắn hạn này là do các khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng so với năm 2009. Cụ thể như sau: Hàng tồn kho tăng 5.043.385.619 đồng tương ứng tăng 6.93%, chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 13.948.875.973 đồng vào năm 2011.Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 13.948.875.973 đồng , tương ứng tăng 25.80%, năm 2011 chỉ tiêu này tăng thêm 37.011.769.948 đồng, tương ứng tăng thêm 54.41%. Và trong năm 2011, Công ty đã bán bớt một số cổ phiếu ngắn hạn đang nắm giữ và điều này khiến chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn giảm hơn 4 tỷ đồng.
Tốc độ luân chuyển thể hiện ở số vòng quay , nếu số vòng quay vốn ngắn hạn càng giảm thì tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn càng chậm. Năm 2009, tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn là 4.32 vòng/năm, năm 2010 con số này là 4.95 vòng, tăng 0.63 vòng so với năm 2009 hay tăng 14.52%. Năm 2011 là 4.67 vòng/năm, tức giảm 0.28 vòng so với 2010 hay giảm 5.60 %. Tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn giảm xuống thì chu kỳ luân chuyển bình quân vốn ngắn hạn tăng, năm 2009 là 83.35 ngày, năm 2010 là 72.78 ngày và năm 2011 là 77.10 ngày. Nhìn chung chỉ tiêu này có sự giảm mạnh năm 2010 và tăng lên không đáng kể năm 2011. Đây là một biểu hiện tốt, Công ty cần phát huy và duy trì, cần có những biện pháp để quản lý tốt vốn lưu động, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn và tiết kiệm vốn.
Hàng tồn kho và các khoản phải thu là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong vốn ngắn hạn nên biến động của hai khoản mục này có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn. Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay hàng tồn kho qua các năm có xu hướng tăng trong năm 2010 và giảm nhẹ năm 2011, điều này cũng thấy ở vòng quay các khoản phải thu. Cụ thể năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho tăng từ 7.49 lên 11.54 vòng/năm và qua năm 2011 thì giảm nhẹ xuống còn 10.27 vòng/năm.
Kỳ thu tiền bình quân giảm xuống từ 30.68 ngày năm 2009 xuống còn 24.26 ngày trong năm 2010, và tăng lên 25.78 ngày trong năm 2011. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty đạt hiệu quả tương đối, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn.
Mức doanh lợi vốn ngắn hạn là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp. Ta có bảng phân tích mức doanh lợi vốn ngắn hạn:
Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty qua các năm.
ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Giá trị % Giá trị %
1. Lợi nhuận trước thuế 32,985,253,336 31,218,181,408 40,867,550,800 (1,767,071,928) (5.36) 9,649,369,392 30.91 2. VNH bình quân 146,913,239,746 204,016,128,733 314,088,872,570 57,102,888,988 38.87 110,072,743,837 53.95 3. Hiệu quả sử dụng VNH(1/2) 22.45% 15.30% 13.01% (7.15%) (31.85) (2.29%) (14.97)
Nhận xét:
Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty có chiều hướng biến động khá rõ rệt qua 3 năm .Cụ thể:
Năm 2009, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn đạt 22.45%, tức là 100 đồng vốn ngắn hạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh mang về 22.45 đồng lợi nhuận. Sang năm 2010, hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn giảm xuống là 15,30% do lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với 2009 giảm 1.767.071.928 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 5.36% trong khi đó vốn ngắn hạn bình quân tăng 38.87%. Và sang năm 2011, mức doanh lợi vốn ngắn hạn giảm còn 13.01%, tức là bỏ ra 100 đồng vốn ngắn hạn thì thu về 13.01 đồng lợi nhuận.
Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn cho thấy Công ty hoạt động không đạt hiệu suất và hiệu quả cao. Qua các năm, tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn có biến động tăng trong năm 2010 và giảm vào năm 2011. Như vậy, trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú trọng trong việc gia tăng doanh thu, giảm chi phí nhằm nâng cao hơn nữa tỷ suất lợi nhuận. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ vốn ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn.