3.2.1. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn
Trong khai thác và tạo lập vốn dài hạn:
Kiến nghị:
Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải là nguồn vốn có tính chất thường xuyên, lâu dài. Vì vậy trước hết cần phải căn cứ vào khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao tài sản cố định vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phí sử dụng vốn bằng không.
Tuy nhiên, khả năng vốn tự có là có hạn, doanh nghiệp không tránh khỏi việc phải huy động vốn từ bên ngoài. Nhưng theo lý luận của các nhà kinh tế cũng như theo kinh nghiệm của những người quản lý thì để đảm bảo tính chất ổn định, thường xuyên, lâu dài của vốn cố định, doanh nghiệp nên vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại, có thể là chi phí sử dụng vốn vay dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, thì lãi suất cho vay dài hạn cũng tương đương với lãi suất cho vay ngắn hạn. Doanh nghiệp cần tận dụng triệt để điều này để lựa chọn một ngân hàng phù hợp nhất với đơn vị mình.
Trong quản lý và sử dụng vốn dài hạn :
Để sử dụng có hiệu quả vốn dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được vốn dài hạn của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải luôn luôn đảm bảo duy trì một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng số vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi hoặc mở rộng được số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm tài sản cố định tính theo thời giá hiện tại.
Công ty cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn và phát triển được vốn để có các giải pháp xử lý thích hợp.
Kiến nghị : Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản cố định.
Tài sản cố định luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp. Một khi TSCĐ được khai thác hiệu quả và triệt để thì mới được coi là sử dụng vốn hiệu quả.
Trong thời gian qua, với việc ứng dụng những máy móc, thiết bị mới nên đã cải thiện được hiệu suất sử dụng tài sản cố định, chỉ tiêu này liên tục tăng trong thời gian phân tích ( 2009 – 2011). Tuy nhiên, ở Công ty hiện nay cũng còn một số máy móc cũ kỹ, lạc hậu. gây ra hao tốn về năng lượng, làm tăng chi phí của Công ty. Một số máy móc, thiết bị đã hết thời gian khấu hao nhưng vẫn còn được sử dụng như:
Tên TSCĐ Năm ghi tăng TS Thời gian khấu hao Trục quay tôm 1/9/2000 8 năm
Điều hòa nhiệt độ 31/12/2004 5 năm Cụm bơm NH3 31/12/2002 7 năm
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá TSCĐ theo giá thị trường vẫn được Công ty thực hiện tuy nhiên việc thực hiện này theo định kỳ 6 tháng nên cũng có nhiều bất cập trong việc quản lý Vốn dài hạn của Công ty như : việc theo dõi không cập nhật thường xuyên khiến số liệu không phản ánh đúng tình hình TSCĐ, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến các quyết định của Ban giám đốc khi đề ra các chiến lược cho Công ty.
Do đó, trong thời gian tới Công ty cần thực hiện một số công việc sau:
- Tiến hành phân loại và đánh giá những tài sản cũ, lạc hậu, không cần dùng đến để thanh lý, nhượng bán chúng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư vào TSCĐ khác.
- Định kì hàng tháng phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giả tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định: như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình biến động vốn của Công ty. Để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết…
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả của nó. Tức là xem xét giữa chi phí cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định để có quyết định cho phù hợp.
- Quyết định đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.
- Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính …
- Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm khi sử dụng, bảo quản tài sản cố định. Nếu việc tổn thất tài sản cố định do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty.
- Để giảm bớt nguồn vốn ứ đọng, Công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất), cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.
3.2.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn
Trong khai thác và tạo lập vốn ngắn hạn:
Kiến nghị
Định kỳ phải kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định vốn ngắn hạn hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.
Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.
Xác định nhu cầu vốn lưu động để Công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn cố định cũng như vốn lưu động), Công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính ngân hàng. Công ty cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa ... Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.
Trong quản lý và sử dụng vốn ngắn hạn:
Kiến nghị 1: Giảm thiểu lƣợng tồn kho
Như đã phân tích lượng hàng tồn kho của Công ty là rất lớn, chủ yếu là lượng hàng thành phẩm bán chậm cũng như là nguyên liệu do Công ty mua để phục vụ sản xuất. Công ty cần xem xét đến những vật tư, hàng hóa ứ đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì Công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ đọng trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn ngắn hạn.
Kiến nghị 2: Lập kế hoạch thu chi tiền mặt hợp lý
Với lượng tiền mặt còn khá lớn như hiện nay thì Công ty cần xây dựng kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không quá cao, không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu giảm giá, trả bớt các khoản nợ, ...
Kiến nghị 3: Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ
Nhìn vào số liệu đã phân tích thì hiện nay công nợ của Công ty là rất lớn. Tuy nhiên, với đặc điểm của Công ty là thanh toán quốc tế, các hoạt động thanh toán được đảm bảo thông qua Ngân hàng hoặc một số qui định chặt chẽ của từng phương thức thanh toán, đảm bảo được việc thu hồi tiền hàng. Tuy nhiên, thời gian chiếm dụng dài hay ngắn cũng cần được công ty cân nhắc thông qua việc thỏa thuận phương thức thanh toán. Thị trường yếu của Công ty là Châu Âu – thị trường đang chịu khủng hoảng nặng nề về kinh tế thì Công ty cũng cần nới lỏng thời gian thanh toán cho các đối tác tuy nhiên cũng không được nới lỏng quá mức vì như thế sẽ giảm hiệu quả hoạt động của Công ty. Trong thời gian sắp tới, Công ty cần hạn chế sử dụng những phương thức thanh toán dài ngày như L/C 60, L/C 45… Và sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tăng tốc độ luân chuyến vốn ngắn hạn.
LỜI KẾT
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển, tìm một chổ đứng vững chắc trên thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập và sử dụng đồng vốn của mình sao cho có hiệu quả nhất. Đây có thể coi là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước đã luôn quan tâm và chú trọng đến vấn đề xây dựng cấu trúc vốn và sử dụng đồng vốn bỏ ra của mình có hiệu quả. Trong những năm qua, công ty đã nỗ lực, cố gắng vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục khi tỷ lệ nợ quá cao và hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự đạt kết quả tốt.
Qua thời gian thực tập quý báu tại Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, áp dụng những kiến thức, lý thuyết vào điều kiện cụ thể của Công ty đã cho em cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng xây dựng cấu trúc vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
Do hạn chế về thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như hiểu biết chuyên môn nên bài luận này không tránh khỏi những sai sót.
Một lần nữa, em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn - Th.s Võ Thị Thùy Trang, ban lãnh đạo Công ty cùng các cô chú, anh chị trong Phòng kế toán Công ty đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập cũng như hoàn thành bài luận văn này.
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 05 năm 2013. Sinh viên thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2006), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn , Nhà xuất bản Thống kê.
3. T.S Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản
Thống kê.
4. Nguyễn Thị Ngọc Trang - Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Phân tích tài chính, Nhà xuất bản Lao động xã hội.
5. Th.s Chu Thị Lê Dung , Th.s Phạm Thị Phương Uyên (2011), Giáo trình Tài
chính doanh nghiệp 2, Trường Đại học Nha Trang.
6. Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng (2010), Giáo trình phân tích tài chinh doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
7. Các webside:
http://www.cophieu68.com
http://www.Saga.vn
http://www.thuanphuoc.vn http://tailieuso.udn.vn
PHỤ LỤC
I. Tình hình sử dụng Tài sản cố định của Công ty Cổ phần Thủy sản và Thƣơng Mại Thuận Phƣớc .
Nhà cửa, vật kiến trúc:
STT Mã tài sản Tên TSCĐ GTCL (đồng)
1 CTXM Cổng thuận xưởng môn 27.683.667
2 DNB3201 Đường nội bộ XN 32 470.278.537
3 GNN Giếng nước ngầm 53.813.886
4 HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải 479.415.115
5 KL500T Kho lạnh 500 tấn 7.934.221.407
6 MMTB01 Móng máy thiết bị 148.937.64
7 NA3201 Nhà ăn XN 32 nhà kho, nhà bảo vệ 1.64.33.37 8 NBB01 Nhà bao bì, cơ điện, giặt 263.245. 964
9 NDX01 Nhà để xe công nhân 174.583.688
10 NDX02 Nhà để xe văn phòng 60.620.139
… … …
Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất:
STT Mã tài sản Tên TSCĐ GTCL (đồng)
1 BCCDND Băng chuyền Cấp đông Năm Dũng 500 KG 1.706.312.500 2 BLNINOX Bình lọc nước Inox và hệ thống đường ống Inox 213.593.452 3 CCLDKL01 Cung cấp lắp đặt kho lạnh 1 4.023.576.296 4 CCLDKL02 Cung cấp lắp đặt kho lạnh 2 154.359.896 5 CCLDKL03 Cung cấp lắp đặt kho lạnh 3 49.052.913 6 DDKH01 Điều hòa không khí nước chế biến 3.404.232.634
7 MACTTB1 Máy chiên tôm 125.280.000
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn:
STT Mã tài sản Tên TSCĐ GTCL (đồng)
1 BCIQF01 Hệ thống băng chuyền IQF 1.777.796.548
2 CIQFF01 Cụm dây chuyền IQF 4.216.927.298
3 DCCB01 Cung cấp dây chuyền chế biến 1.559.700.518
4 DOGAKL Đường ống ga 135.504.445
5 HTDCS01 Hệ thống điện chiếu sáng ngoại vi 960.749.719 6 HTXLNC Hệ thống xử lý nước cấp 1.105.192.104 7 MPDCL Máy phát điện CATERPILILA 341 241.050.282
8 TOYOT2 Xe TOYOTA 16 chỗ 520.556.364
9 XKIA01 Xe ô tô tải 1 tấn 165.365.278
10 XMCD Xe Mercedes E300 2.464.563.516
… … …
Thiết bị văn phòng phục vụ quản lý:
STT Mã tài sản Tên TSCĐ GTCL (đồng)
1 DHN Đồng hồ nước -
2 HTM Hệ thống mạng, tổng đài 76.514.845
3 MSCN Máy sấy công nghiệp 25.152.833
4 MMB Máy mạ băng block 6.700.000
5 MTC Máy tính chủ IBM 7.529.094
6 MVT010 Máy tính bảng 15.264.772
7 MRD Máy rã đông block 8.100.000
8 NH Nồi hấp 75 -
9 NLHS Nồi luộc hải sản 14.400.000
10 TBTN Cụm thiết bị thí nghiệm 48.688.697
II. Tình hình đầu tƣ tài sản cố định trong năm 2010 và năm 2011
Tình hình đầu tư tài sản cố định năm 2009
Khoản mục đầu tƣ Số tiền (đồng)
Máy móc thiết bị 3.179.620.918
Phương tiện vận tải 960.143.714
Thiết bị quản lý 55.591.035
Nhà cửa, vật kiến trúc 66.440.800
Tình hình đầu tư tài sản cố định năm 2010
Khoản mục đầu tƣ Số tiền (đồng)
Máy móc thiết bị 12.213.858.611
Phương tiện vận tải 216.478.182
Thiết bị quản lý 1.179.408.020
Nhà cửa, vật kiến trúc (Đầu tư XDCB hoàn thành) 15.897.385.208
Tình hình đầu tư tài sản cố định năm 2011
Khoản mục đầu tƣ Số tiền (đồng)
Máy móc thiết bị mua sắm mới 12.249.709.043
Phương tiện vận tải 3.344.378.458
Thiết bị quản lý 279.589.091
Nhà cửa, vật kiến trúc (Đầu tư XDCB hoàn thành) 19.936.547.241 Nhà cửa, vật kiến trúc (Mua sắm mới) 79.377.981
III. Danh sách khách hàng và phƣơng thức thanh toán quốc tế tƣơng ứng (2010- 2011)
NĂM 2010
Mã ĐT Tên đối tƣợng PTTT
131AAA AAA GROUP L/C at sight
131AONE A ONE TRADING L/C at sight
131APT Appetais L/C at sight
131AR ASROPA FOOD GMBH L/C at sight
131ATNO Antonio L/C 45
131BOR BORNAPESCA,S.L. L/C at sight
131CG CLAMA GMBH + CO.KG L/C at sight
131CO CORAL INTERNATIONAL INC L/C 60
131CU CRUSTRADE PTE LTD L/C at sight
131DB Dobetter trading L/C at sight
131DK Dksh L/C at sight
131EA EASTERN L/C at sight
131EU C . K . GLOBAL L/C at sight
131FCQ FISCHQUELLE FROST L/C 60
131FRP FRESHPACK L/C at sight