Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài “Tôi yêu truyện cổ nước tôi. Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa” (Lâm Thị Mĩ Dạ) Từ lâu, TấmCám đã được coi là truyện cổ tích thầnkì tiêu biểu và hay nhất Việt Nam. Nó đóng một vaitrò hết sức quan trọngtrong đời sống tinh thầncủa dân tộc ta.Những giá trị đặc sắc về nội dung, những giá trị độc đáo về nghệ thuật cùng với sức biểu cảmto lớn đã tạo nên sức cuốn hút cũng như sức sống vĩnh cửu của truyện. Chính niềm yêu thích, lòng ham mê từ thuở nhỏ đối với “thế giới cổ tích” TấmCám là nẻo đường đầu tiên dẫn người viết đến việc lựa chọn đề tài của mình. Một tác phẩm hay bao giờ cũng là một tác phẩm khó dạy. Đặc biệt TấmCám lại là tác phẩm có nội dung đa tầng văn hoá và hết sức phong phú nên việc giảng dạy càng khó hơn. Thực tiễn cho thấy việc giảng dạy truyện cổ tích này là vấn đề không dễ đối với mỗi giáo viên. Và đã có rất nhiều thầy cô băn khoăn, trăn trở đi tìm hướng giảng dạy tốt nhất chotác phẩm. Đã nhiều năm, TấmCám được đưa vào chương trình văn học dân gian lớp 7 – THCS. Do có nhiều tranh luận xung quanh truyện, nên từ năm 1995 TấmCám không còn được dạyvàhọc ở trường phổ thông. Đến năm 2003, truyện lại được tuyển chọn vào sách giáo khoa thí điểm lớp 10THPT, được giảng dạy theo quan điểm mới – quan điểm tích hợp. Như vậy, đối tượng giảng dạy đã thay đổi, quan điểm giảng dạy không còn như trước, phương pháp giảng dạy tất yếu không thể giữ nguyên như cũ. Vấn đề đặt ra là cần phải có một phương pháp giảng dạytác phẩm đúng đắn, giúp họcsinh khám phá được giá trị nổi bật của truyện, giúp các em pháthuynănglựcnhậnthứcvàcảmthụthẩmmĩcủa mình Rõ ràng, đây là vấn đề còn để ngỏ, thu hút tất cả những ai có nhiệt tấm đối với việc giảng dạytác phẩm này Xuất phát từ giá trị đặc sắc củaTấm Cám, xuất phát từ thực tiễn giảng dạy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạyhọc là pháthuyvaitrò chủ thể sáng tạo củahọcsinhvàdạy văn là dạychohọcsinh thấy cái hay, cái đẹp của văn chương, người viết lựa chọn đề tài: “Vai tròvàtácdụngcủayếutốthầnkìtrongdạyhọcTấmCámnhằmpháthuynănglựcnhậnthứcvàcảmthụthẩmmĩchohọcsinhlớp10 THPT”. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân người viết sau khi ra trường. Đồng thời là một đóng góp nhỏ vào hành trình đi tìm phương pháp giảng dạy tối ưu cho truyện TấmCám ở trường phổ thông. Người viết hi vọng sẽ tiếp tục phát triển đề tài này ở bề rộng hơn, sâu hơn trong bậc học tiếp theo của bản thân! II. Lịch sử vấn đề Truyện cổ tích ra đời không chỉ làm hấp dẫn mọi lứa tuổi mà còn là vấn đề quan tâm lớn của rất nhiều nhà nghiên cứu. Trên thế giới, nhiều trường phái nghiên cứu truyện cổ tích đã ra đời với những phương pháp nghiên cứu riêng biệt. ở Việt Nam, ngành “Cổ tích học” cũng đã tồn tại vàphát triển hơn 50 năm. TấmCám là truyện cổ tích thể hiện được khá đầy đủ những đặc trưng của truyện cổ tích thầnkìvà cũng là truyện cổ tích Việt Nam được yêu thích nhất. Do đó nó lại càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Có thể coi công trình nghiên cứu của Đinh Gia Khánh “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám” (NXB Văn học - H - 1968) là “công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện hơn cả, đề cập gần như hầu hết các vấn đề chính của kiểu truyện TấmCám ở Việt Nam.” [5.305]. Do tính chất tiêu biểu củaTấm Cám, qua việc nghiên cứu toàn diện về truyện, Đinh Gia Khánh đã đề cập đến những vấn đề quan trọngcủa chuyên ngành cổ tích học. Đó là tính dân tộc, tính quốc tế của truyện cổ tích; là vấn đề hình thái biểu hiện của nội dung đấu tranh xã hội trong thể loại này; là vấn đề phương pháp nghệ thuật trong truyện; là vấn đề tâm lý củanhân dân khi sáng tácvà lưu truyền tác phẩm văn học dân gian. Những ý kiến này giúp người viết khai thác đúng đắn hơn những giá trị của truyện Tấm Cám. Tiếp theo là bài giảng TấmCámcủa Trần Gia Linh trong cuốn “Giảng văn I” – Lương Văn Đang, Đinh Thái Hương (Biên tập) – NXB Đại họcvà trung học chuyên nghiệp – H – 1982. Sau khi lựa chọn bản kể của Đỗ Thậnvà khảo sát tư liệu (các bản kể của người Kinh, của đồng bào miền núi và bản kể ở nước ngoài), tác giả đưa ra cách phân tích gồm có 4 mục lớn sau: Chủ đề. Bố cục: Từ đầu đến lúc cô Tấm ướm giày vừa như in. Sự hoá kiếp qua 4 kiếp của cô Tấm. Tấm trừng trị mẹ con Cám. Nội dung, ý nghĩa. Kết luận. Cách giảng của Trần Gia Linh đã chia nhỏ tác phẩm, nhiều phần của đoạn sau trùng ý với đoạn trước dẫn đến hiện tượng lặp trong phân tích. Việc phân tích nghệ thuật tách rời với việc phân tích nội dung. Năm 1991, Nguyễn Xuân Lạc đã “Thử đề xuất cách tiếp cận truyện TấmCám theo tinh thần Phôncơlo học” (Tạp chí Văn hoá dân gian – Số 3 – 1991) theo 6 mặt: Cách cấu tạo cốt truyện. Các môtip. Những câu văn vần xen kẽ. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật. Không khí truyện. Sự vận động của truyện trong đời sống dân gian và diễn xướng dân gian. Với bài viết này, tác giả “mong muốn đóng góp một tiếng nói của nhà trường trên con đường đi tới thi pháp văn học dân gian hiện nay”. TấmCám được giảng dạy ở THCS, có rất nhiều ý kiến tranh luận xung quanh truyện, đặc biệt là phần kết thúccủa truyện. Phạm Xuân Nguyên đưa ra “Đôi điều suy nghĩ về truyện Tấm Cám” (Tạp chí Văn hoá dân gian – Số 2 năm 1994). Tác giả cho rằng: hiểu hành động trả thùcủaTấm là độc ác, man rợ, không phù hợp với tính cách dân tộc Việt, không thích hợp với ngày này là “hiểu sai tinh thần truyện”. Tác giả bài báo tán thành cách hiểu tinh thần truyện là “Cái thiện thắng, cái ác phải bị trừng trị. Đây là quy luật đấu tranh khi có sự sống của bên này nghĩa là cái chết của bên kia và ngược lại.” vàcho rằng “sự báo thùcủa Tấm… là một biểu trưng, nó mang ý nghĩa cảnh tỉnh cái ác”. Trên cơ sở đó, tác giả kết luận: “Truyện TấmCámdạytrong nhà trường không nên cắt đoạn báo thùvà cũng không nên lảng tránh chuyện đó… Thầy cô giáo phải giúp các em hiểu rõ tinh thầncủa sự trả thùcủaTấm [23.52] Hoàng Ngọc Hiến lại quan tâm đến “Giảng truyện TấmCám ở trường phổ thông” (Báo Giáo dục và Thời đại số 29 – 18/71994). Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “Đúng, mẹ con Cám bị trừng phạt là “công bằng và đích đáng”, nhưng cách trả thùcủaTấm vẫn cứ đáng bị phê phán và lên án” [9.14]. Tác giả cho rằng nên chuyển hướng phân tích “tư tưởng trả thù”, “luật trả thù” là để giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội văn minh “bước qua hận thù” một cách cao thượng. Nhằm tranh luận với ý kiến của Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Thiêm đã đặt ra vấn đề “Trao đổi về “giảng truyện TấmCám ở trường phổ thông”. (Báo Giáo dục và thời đại – Số 34 – 22/8/1994). Đặng Thiêm cho rằng “ý kiến của anh Hiến có phần không sát thực tế và phiến diện, cực đoan” [26.13]. Từ việc chỉ ra cái hay của truyện Tấm Cám, chỉ ra “Trong TấmCámđúng là có sự trả thù. Nhưng đó không phải là tư tưởng chính của truyện, càng không phải là chủ đề. Đó chỉ là những môtip nghệ thuật cần phải có để thực hiện quan niệm “ác giả, ác báo” của người sáng tác, chứ nó không bao giờ được coi là mục đích giãi bày” [26.13], Đặng Thiêm đã kết luận rằng: “Theo tôi, nếu giảng như anh Hiến, với họcsinhlớp 7 sẽ mất hết và chỉ được một bài học luân lí khô khan về chỉ nghĩa nhân văn hiện đại mà thôi” [26.13]. Tiếp theo, trong Báo Giáo dục và thời đại số 39, ra ngày 26/9/1994, Bùi Văn Tiếng đã tham gia “Bàn về cách ứng xử nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám”. Tác giả cho rằng “việc trả thù tàn bạo” củaTấm là thường tình vì con người luôn luôn biến đổi, và “hàm chứa tất cả mọi khả năng khôn ngu, thiện ác…”, ngay cả mụ dì ghẻ cũng không phải hoàn toàn mất hết nhân tính vì mụ thương con. Quan điểm này cho rằng, tác giả TấmCám “không đứng về phía mẹ con Cám đã đành mà cũng không hẳn đứng về phía Tấm”. Vấn đề nhân vật trongTấmCám chỉ là một “cách ứng xử nghệ thuật”. Như vậy, ý kiến bàn về cách kết thúc truyện TấmCám là rất nhiều song không phải là hoàn toàn thống nhất mà thậm chí có cả những ý kiến trái chiều nhau. Trước tình hình đó mỗi giáo viên trên cơ sở tham khảo phải biết tiếp thu chọn lọc để giải thích hợp lý chohọcsinh về phần kết của truyện cổ tích này. Sự quan tâmcủa các nhà nghiên cứu đối với truyện TấmCám vẫn không dừng lại ở đó. ở bài bình giảng truyện “Tấm Cám” trong sách: “Bình giảng truyện dân gian” (NXB Giáo dục – H – 1998), Hoàng Tiến Tựu tập trung bình giảng về hai chỗ “có vấn đề”: Một là: tên truyện và chủ đề truyện; Hai là: hành động trả thùcủaTấmvà đoạn kết của truyện. Từ việc phân tích các tình tiết của truyện Tấm Cám, tác giả chỉ rõ “mối quan hệ và sự phù hợp giữa hành động trả thù với lôgic phát triển tính cách của Tấm”. Vàcho rằng nếu nhậnthức được như vậy thì sự băn khoăn về mức độ và hình thức trả thùcủanhân vật này cũng không thành vấn đề phải đặt ra bàn cãi nữa. Từ cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu truyện cổ tích Tấm Cám, GS – TS Nguyễn Thanh Hùng đã đặt ra vấn đề “Tấm Cámvà sự bội ước cổ tích”. (Sách “Hiểu văn – Dạy văn – NXB Giáo dục – 2003). Giáo sư đã đưa ra ý kiến của mình về: “Sự đánh giá chưa thống nhất về giá trị truyện cổ tích Tấm Cám” trong lịch sử nghiên cứu; đưa ra “những suy nghĩ về giá trị đích thựccủa truyện cổ tích thầnkìTấm Cám”. Đặc biệt giáo sư đã có những gợi ý rất quan trọng về “Phương pháp giảng dạyTấm Cám”. Đó là: “phải phản ánh trung thành giá trị của truyện cổ tích thầnkì biểu hiện trên hai phương diện: sự thật đời sống và chân lý nghệ thuật”. [13.145]. VàdạyTấmCám nên đi theo từng tiến trình của cốt truyện. Có như vậy mới tránh được sự phân tích, đánh giá truyện TấmCám dưới con mắt hiện đại và đạo đức học thuần tuý, tránh được “sự bội ước đối với những giá trị đẹp đẽ vànhân bản của truyện cổ tích Tấm Cám”. [13.150]. Như vậy, có thể thấy rằng TấmCám là truyện cổ tích được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Phần lớn các bài viết tập trung vào bàn luận vấn đề gây nhiều tranh cãi (kết thúc truyện Tấm Cám). Đó là những ý kiến quý báu giúp người viết hiểu được giá trị đích thựccủa truyện, làm tiền đề lý luận của đề tài. Thứ nữa, có thể thấy đa số các bài viết đi vào phân tích, “thử đề xuất cách tiếp cận truyện Tấm Cám” hay đi vào hướng dẫn cách giảng dạy đoạn cuối truyện sao cho thích hợp chứ không đề xuất phương pháp giảng dạy. Đặc biệt, gợi ý của Giáo sư Nguyễn Thanh Hùng: dạyTấmCám nên đi theo từng tiến trình của cốt truyện trong bài viết “Tấm Cámvà sự bội ước cổ tích” là gợi ý hết sức quý báu và trực tiếp giúp người viết có định hướng trong việc thực hiện đề tài của mình. Tóm lại, từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy chưa có công trình nào bàn trực tiếp, cụ thể cách giảng dạyTấmCám từ một đặc điểm thi pháp nổi bật: yếu tốthầnkì nhằm tác động toàn diện đến họcsinh THPT. Tiếp thu thành tựu nghiên cứu về truyện TấmCám cũng như thành tựu trong phương pháp dạyhọc văn hiện đại, luận văn đặt ra vấn đề: “Vai tròvàtácdụngcủayếutốthầnkìtrongdạyhọcTấmCámnhằmpháthuynănglựcnhậnthứcvàcảmthụthẩmmĩchohọcsinhlớp10 THPT”. Đây là một việc làm mới mẻ và có ý nghĩa về nhiều mặt. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam rất phong phú; Số lượng truyện cổ tích dạy theo chương trình thí điểm trong nhà trường THPT là hai truyện (Tấm Cám, Chử Đồng Tử); song người viết chỉ đi vào tìm hiểu truyện TấmCám từ góc độ phương pháp giảng dạy. Vì khuôn khổ luận văn tốt nghiệp và thời gian có hạn, người viết chỉ đề cập tới tácdụngcủayếutố thi pháp quan trọng nhất – “yếu tốthần kì” trong giảng dạyTấmCámnhằmpháthuynănglựcnhậnthứcvàcảmthụthẩmmĩcủahọcsinh -Tức đi tìm phương pháp giảng dạyđúng đắn nhất chotác phẩm. IV. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Thứ nhất: Từ việc tìm hiểu về sự đổi mới trong phương pháp dạyhọc văn, về đặc điểm tiếp nhậncủa lứa tuổi họcsinhlớp10 THPT, về thực trạng dạyvàhọcTấmCámtrong trường THPT hiện nay,người viết xem xét, bổ sung vào việc định hướng phân tích, giảng dạytác phẩm nhằm “tác động đúng, trúng” vào đối tượng tiếp nhận. Thứ hai: Thông qua truyện TấmCám được tuyển chọn trong SGK thí điểm lớp10THPT để chỉ ra và thấy được tácdụngcủa yếu tốthầnkì đến nănglựcnhậnthứcvà sức cảmthụcủahọcsinhtrongdạyhọctác phẩm. Từ đó đề xuất cách tiếp cận và biện pháp giảng dạytác phẩm một cách thích hợp. V. Đóng góp của đề tài. Thực hiện đề tài này, người viết có một số đóng góp sau: Đưa ra một cách hiểu tác phẩm đúng đắn, hợp lý nhất, làm nổi bật “điểm sáng thẩm mĩ” của truyện. Đưa ra phương pháp giảng dạy thích hợp. Góp phần thúcđẩy sự phát triển của phương pháp dạyhọc truyện dân gian trong nhà trường phổ thông. Góp phần thúcđẩy sự phát triển củahọc sinh, nhằmthực hiện tốt nhất mục đích cuối cùng của việc giảng dạy: góp phần bồi đắp tâm hồn, phát triển trí tuệ củahọcsinhlớp10 THPT; giáo dục họcsinhtrở thành con người toàn diện, “con người văn hoá” trong thời đại ngày nay. Những đóng góp của đề tài là những đóng góp thiết thực, có cả giá trị lí luận và giá trị thực tiễn. VI. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, người viết sử dụng phối hợp các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tổng hợp các tài liệu tham khảo. Phương pháp khảo sát: Tìm hiểu hoạt động dạyvàhọccủa giáo viên vàhọcsinh qua: Tư liệu khảo sát: + Sách giáo viên. + Sách giáo khoa. + Vở ghi bài củahọc sinh. Phiếu điều tra: + Giáo viên trả lời câu hỏi. + Họcsinh trả lời câu hỏi. Phương pháp phân tích và so sánh những vấn đề có liên quan đến đề tài. Phương pháp xây dựng bài dạy theo mục đích đề tài. VII. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận vàThư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương một: Những tiền đề lí luận của đề tài Chương hai: Khảo sát và đánh giá việc dạyvàhọcTấmCám theo chương trình thí điểm ở trường THPT. Chương ba: Phương hướng dạyhọcTấmCám từ việc nhậnthức về vaitròvàtácdụngcủa yếu tốthần kì. . đề tài: Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT . Đây. vấn đề: Vai trò và tác dụng của yếu tố thần kì trong dạy học Tấm Cám nhằm phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh lớp 10 THPT . Đây