1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề quyền nữ giới trong quốc triều hình luật

21 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 134 KB

Nội dung

Năm 1979 cộng đồng quốc tế đã thông qua bản Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ nhằm quy định những biện pháp đảm bảo cho phụ nữ ở mọi nơi có thể được hưởng t

Trang 1

VẤN ĐỀ QUYỀN NỮ GIỚI TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Trịnh Thị Hà *

Quyền con người hay nhân quyền (human rights) là phạm trù chỉ cácquyền tự do của con người, đó là “những quyền tự nhiên của con người và không

bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào”1 Nghĩa là khi mọi người sinh ra,

đã được tạo hóa ban cho các quyền tất yếu không thể tước bỏ như quyền sống,quyền tự do ngôn luận, quyền làm giàu, quyền mưu cầu hạnh phúc; chính họ cóquyền bình đẳng trong việc được hưởng các quyền đó

Thuật ngữ Quyền con người xuất hiện chính thức từ nửa sau thế kỷ XVIII,

và nó được ghi nhận trong những văn bản pháp lý quan trọng, mở đầu là bảnTuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ, tiếp đến là bản Tuyên ngôn Nhânquyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1791; tuyên ngôn thế giới về quyền conngười năm 1948 của Liên hợp quốc và sau đó một loạt Hiến pháp của nhiều quốcgia đã ghi nhận các quyền con người như một bộ phận cấu thành của hiến pháp,như mục tiêu cần phải thực hiện của chính nhà nước đó

Quyền nữ giới là một trong những nội dung quan trọng dung quyền con

người Năm 1979 cộng đồng quốc tế đã thông qua bản Công ước xoá bỏ mọi hình

thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ nhằm quy định những biện pháp đảm bảo

cho phụ nữ ở mọi nơi có thể được hưởng thụ các quyền mà họ được ghi nhân,đồng thời từng bước xóa bỏ sự phân biệt trong đối xử, tạo ra sự bình đẳng ngườiphụ nữ như chính bản công ước đã khẳng định:

“Quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái là không thể chuyển nhượng

và là cấu phần không thể tách rời của các quyền con người phổ quát Sự tham gia bình đẳng và đầy đủ của phụ nữ vào đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hoá hoá ở cấp độ quốc gia và khu vực quốc tế, và việc xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử… là những mục tiêu ưu tiên của cộng đồng quốc tế”2

Ở nước ta, năm 2006 Luật bình đẳng giới chính thức ra đời; đây vừa là cơ

sở pháp lý quan trọng trong việc thừa nhận và bảo vệ các quyền của phụ nữ, vừa

* Thạc sỹ, Viện Sử học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam

1 Dẫn theo Võ Khánh Vinh (chủ biên), Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành, Nxb

KHXH, Hà Nội, 2009, tr.35.

2 Dẫn theo Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Quyền con người (Tập tài liệu chuyên đề của

Liên hợp quốc), Nxb Công an nhân dân, 2010, tr 400.

Trang 2

có ý nghĩa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho quá trình thực hiện bình đẳng giới vì phụ

nữ, vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội Song nội hàm ý nghĩa và những mặt biểuhiện của nó đã được thể hiện trên một số bình diện của đời sống xã hội từ khi cónhà nước, đặc biệt là khi có luật pháp

Quốc triều hình luật thời Lê hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức ra đời trong

thế kỷ XV khi Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và giữ vai trò chủ đạochi phối mọi mặt của đời sống xã hội Mặc dù vậy các nhà lập pháp thời Lê đã biếtkết hợp những ưu điểm của Nho giáo với những giá trị truyền thống của dân tộc đểtạo ra một bộ luật mà cho đến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị Một trong những giátrị cơ bản và quan trọng của bộ luật là quyền con người Quyền con người đượcphản ánh ở nhiều góc độ với nhiều đối tượng khác nhau: quyền bình đẳng thực thipháp luật của các thành viên trong xã hội, quyền bình đẳng nam - nữ, bình đẳng vợ

- chồng; quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em, người già, người tàn tật;quyền được giáo dục học tập Ở bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề

quyền phụ nữ thông qua việc tìm hiểu các điều luật của Quốc triều Hình luật thời

Lê sơ Từ đó góp phần khẳng định, ngay từ thế kỷ XV nhà nước phong kiến thời

Lê sơ đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề quyền của con người, trong đó có quyềncủa phụ nữ

Quyền nữ giới được thể hiện qua những nội dung nào?

Cũng như bản Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại

phụ nữ của Hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1979, luật Bình đẳng giới của

Việt Nam ra đời dựa trên cơ sở những điều khoản của bản công ước trên, đềunhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo quyền bình đẳng của nam và nữ trong việchưởng thụ tất cả các quyền con người, loại bỏ các hành vi bất bình đẳng đảm bảocho phụ nữ các quyền trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở cấp quốc gia, cấp

khu vực và quốc tế Như bản Tuyên ngôn về quyền phụ nữ và công dân nữ do bà Olympe de Gouges (người Pháp) soạn thảo năm 1789 đã khẳng định: “Phụ nữ

sinh ra được tự do và hưởng các quyền bình đẳng như nam giới trong mọi lĩnh vực”3

Cụ thể: phụ nữ có quyền bình đẳng trong đời sống chính trị và công cộng ởcấp quốc gia cũng như cấp độ quốc tế, bình đẳng về luật định, về giáo dục, vềquyền trong lao động - việc làm; có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận với các

3 Dẫn theo Tìm hiểu về quyền con người (Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người, Nxb

Tư pháp, Hà Nội, 2008, tr 158

Trang 3

dịch vụ y tế, về đảm bảo xã hội và tài chính, các vấn đề dân sự và pháp lý và trongmối quan hệ gia đình4.

Thực tiễn hiện nay đã khẳng định, ở Việt Nam không chỉ nam giới mà vịthế của người phụ nữ ngày càng được khẳng định ở tất cả các mặt này, nhất là vềchính trị, kinh tế và giáo dục Đó là kết quả của cả một quá trình đấu tranh lâudài và bền bỉ nhằm loại bỏ những giáo lý khắt khe và tồn dư của xã hội phongkiến đối với người phụ nữ, tạo cơ hội cho họ được phát triển toàn diện

Đặt những tiêu chí này vào trong bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cáchđây hơn 600 năm trước có thể chưa thật đầy đủ, nhưng phân tích kỹ thì những nộidung này ở xã hội nào cũng tồn tại, chỉ khác là ở mỗi xã hội cụ thể, vấn đề này cóđược quan tâm và chú trọng hay không mà thôi Vì điều này nó phụ thuộc rấtnhiều vào ý thức hệ của giai cấp thống trị

Quyền nữ giới thể hiện qua luật Quốc triều hình luật như thế nào?

Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Lê triều hình luật) được xây dựng, bổ

sung, hoàn chỉnh trong các triều vua thời Lê sơ Bộ luật này được vua Lê Thánh

Tông ban hành năm 1483 vào niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), nên còn gọi là bộ

Luật Hồng Đức Mặc dù bộ luật ra đời phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp

phong kiến, nhưng nội dung của nó đã chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ bảo vệquyền lợi của người dân, của các tầng lớp dưới của xã hội, đặc biệt là bênh vực,bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Đây là một trong những biểu hiện cụ thể vàsinh động của quyền con người

Luật Hồng Đức có 12 chương, 722 điều gồm nhiều điều luật quy định vềcác mặt khác nhau của đời sống xã hội Cũng như các triều đại Lý Trần, dưới thời

Lê khi xây dựng pháp luật đều có tham khảo các bộ luật của Trung Quốc nhưng

đều giữ tính độc lập không sao chép Điều này càng thể hiện rất rõ trong Quốc

triều hình luật Các nhà luật học nước ta và nhiều nước khác khi nghiên cứu đều

thấy ở bộ luật Hồng Đức nhiều điều hoàn toàn là của Việt Nam, không có hoặckhông hoàn toàn như thực định trong luật của Trung Quốc Năm 1990, Ynsun Yu(người Hàn Quốc, chủ nhiệm khoa lịch sử Á Châu, Đại học Quốc gia Sêun trong

cuốn sách “ Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII –XVIII” đã cho thấy trong 722

4 Dẫn theo Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Quyền con người (Tập tài liệu chuyên đề của

Liên hợp quốc), Nxb Công an nhân dân, 2010, Các điều luật 7, 8 (tr 412); điều 9, 10 (tr.413

-414); điều 11 (tr.416); điều 12 (tr 418 -419); điều 13 (tr 421); điều 15 (tr.423); điều 16 (tr.424).

Trang 4

điều luật của Hồng Đức có 422 điều hoàn toàn Việt Nam Riêng về vấn đề quyền

nữ giới, bộ luật cũng đã dành khá nhiều điều luật trên nhiều góc độ khác nhau,trong đó vấn đề này được cụ thể hoá rất rõ ở hai chương “”Hộ hôn” và “Điền sản’với những quy định về hôn nhân, hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản

1.Quyền nữ giới trong quan hệ hôn nhân gia đình

Trong xã hội Việt Nam trước khi xuất hiện bộ Quốc triều hình luật thì

người phụ nữ chưa được xã hội, nhất là những nhà lập pháp nhìn nhận một cách

thích đáng bởi tư tưởng“trọng nam khinh nữ”.Trong hôn nhân, họ không được tự

do yêu đương và kết hôn; vì vậy hiện tượng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã trở

thành phổ biến trong xã hội Hiện tượng này phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam

và nữ; nam thì có quyền “năm thê bảy thiếp”, nhưng “gái chính chuyên chỉ có một

chồng” hoặc “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (sinh một con trai thì coi là có,

sinh 10 con gái cũng coi như không có) Vì rất nhiều những trói buộc ấy nên ngườiphụ nữ trong xã hội phong kiến hầu như không có vai trò gì

Từ khi bộ luật Hồng Đức ra đời, đã có khá nhiều điều luật thể hiện sự nớilỏng những ràng buộc đối với người phụ nữ mà trước kia họ chưa được hưởng.Với bộ luật này thì người phụ nữ đã ít nhiều có vai trò, quyền hạn nhất định trongviệc lựa chọn, định đoạt và bảo vệ hôn nhân cũng như hạnh phúc của mình; họ cóquyền có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn (ở một số trường hợp nhất định), cóquyền được tái hôn, được pháp luật bảo vệ không bị cưỡng ép mà những quyềnnày chỉ thực sự phổ biến trong xã hội hiện nay

a Quyền được lựa chọn, định đoạt hôn nhân

Trong xã hội phong kiến nói chung và xã hội thời Lê nói riêng, quan hệ hônnhân của con cái là do cha mẹ sắp đặt và định đoạt Song theo quy định của luậtHồng Đức, trong trường hợp người con trai bị ác tật, hoặc phá tán gia sản thìngười con gái được quyền huỷ hôn:

“ Người con gái nào đã hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ…” (điều 322; chương Hộ Hôn)5

5 Từ điều luật này đến các điều luật trích dẫn về sau chúng tôi trích ra từ cuốn Quốc triều hình

luật (luật hình triều Lê), do tập thể cán bộ Viện Sử học Việt Nam dịch,Nxb Pháp lý, Hà Nội,

1991 Chúng tôi xin không chú trích thêm số trang của các điều luật nữa, Điều tr 123.

Trang 5

Quy định của điều luật này tuy xuất phát từ lợi ích của gia đình phong kiếnsong nó phần nào thể hiện quan điểm tiến bộ của nhà lập pháp vì đã dành chongười con gái cũng có quyền từ hôn như người con trai nên đã ít nhiều bảo vệđược lợi ích của người con gái Đặc biệt là người con gái khi đã thoái hôn vẫn

không bị đối xử phân biệt như các quy định của luật pháp Trung Hoa, “đây là

điểm tiến bộ của pháp luật triều Lê so với luật pháp nhà Đường chỉ quy định hình phạt cho bên nhà gái, hình phạt là 60 trượng”6

Để bảo vệ quyền tự do hôn nhân, hạnh phúc của người phụ nữ, các nhà lậppháp thời Lê sơ còn đưa ra nhiều điều luật nhằm nghiêm trị những đối tượng cóhành vi xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm hoặc cậy quyền thế cưỡng ép, ức hiếp

hôn nhân: “Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân, thì xử

tội phạt, biếm hay đồ* 7 ” (Điều 338; chương Hộ hôn).

Những tôi tớ của công hầu, công chúa cậy quyền thế bắt ép lấy con gái nhàdân thì bị xử tội đồ Chủ nhà dung túng thì tội biếm tuỳ theo việc nặng nhẹ (điều336; chương Hộ hôn)

Đối với trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, điều 320 quy địnhnhư sau:

“Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ

nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị, trả người đàn bà về chồng cũ ” (chương Hộ hôn)

Hoặc kẻ nào có hành vi hiếp dâm thì bị xử tội “ lưu hay chết Phải nộp

tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho người bị chết” (điều 403;

chương Thông gian); hoặc “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó

thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (điều 404; chương Thông gian)

Ngoài những điều luật cấm quan lại, người có quyền thế bắt ép để lấy congái của lương dân, ngăn cấm người ngoài nài ép những người vợ thủ tiết như trên,

Luật Hồng Đức còn nghiêm cấm anh, em, học trò lấy vợ của em, của anh, của thầy

6 Dẫn theo Lê Thị Sơn (chủ biên), Quốc triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị,

Nxb KHXH, Hà Nội, 2004, tr 412.

7Theo Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, phần Hình luật, quyển XXXIIII, tr 191:

Biếm: tức là giáng thấp tư cách; Đồ: đồ hình, tội giam cấm bắt làm việc khổ sai

Trang 6

đã chết (điều 324; chương Hộ Hôn); hoặc điều 319 quy định việc trừng trị những

kẻ loạn luân, cùng tất cả những hành động gả, bán vợ cho người khác khi khôngđược sự đồng ý của người phụ nữ

Những điều luật trên phần nào thể hiện thái độ của các nhà làm luật thời Lêtrừng phạt nghiêm khắc các hành vi cậy quyền, cậy thế để lộng hành, ức hiếpngười dân đặc biệt là người phụ nữ; từ đó nhằm bảo vệ lợi ích và tôn trọng nhânphẩm của người phụ nữ

Pháp luật nhà Lê rất coi trọng việc đính hôn, do đó trong trường hợp khôngchuẩn bị chu đáo cho hôn ước, thì sẽ bị xử phạt Tại điều 314 (chương Hộ hôn)quyđịnh khi người kết hôn (người con trai) mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ đểxin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo lệ sanghèn, bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ, người con gái phải phạt 50 roi Ngược lại,trong trường hợp cha mẹ (người con gái) đã nhận đồ lễ cuới mà lại thôi không gảnữa thì người cha mẹ đó “phải phạt 80 trượng”; hoặc đem người con gái đã thành

hôn cho người khác thì bị “xử tội đồ làm khao đinh” Còn người con gái phải lấy

người hỏi trước và sẽ phải bồi thường sính lễ gấp hai lần cho nhà trai khi ngườicon trai không muốn lấy (điều 315; chương Hộ hôn)

Trong trường hợp cha mẹ đã gả con gái rồi nhưng vì thấy người chồng

nghèo khó mà bắt con gái về thì “bị xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, con gái phải

bắt trở về nhà chồng” (điều 333; chương Hộ hôn).

Luật Hồng Đức cũng nghiêm cấm các hành vi gây ảnh hưởng tới sức khỏe,

tới thiên chức làm mẹ của người phụ nữ; nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt mà mứcphạt cao nhất là bị chém đầu:

“Đem thuốc đọa thai làm cho người đọa thai, hay là người xin thuốc đọa

thai, cũng đều bị xử tội đồ Vì bị đọa thai mà chết thì kẻ cho thuốc phải tội giết người” (điều 424; chương Đạo Tặc)

Nếu người phụ nữ phạm tội đang trong quá trình thi hành án nhưng lại đangmang thai, sẽ được hoãn thời gian thi hành như điều luật 680 quy định:

“Đàn bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ

sau một trăm ngày mới đem hành hình Nếu chưa sinh mà đem hành hình, thì ngục quan phải xử biếm hai tư ”(chương Đoán ngục)

Trang 7

Các quy định này đã phản ánh tính nhân đạo, nhân văn của luật Hồng Đứctrong việc bảo vệ người phụ nữ Đó là những giá trị mà chúng ta cấn kế thừa.Ngày nay, ngoài việc khẳng định quyền của phụ nữ, chúng ta còn phải quan tâmtới những quyền thiên chức đặc biệt cửa họ.Thông qua chính sách xã hội có chế độđãi ngộ thỏa đáng mà điều kiện xã hội cho phép để họ thực hiện quyền thiên chứccủa mình như được chăm sóc y tế khi mang thai, quyền làm mẹ, chăm sóc trẻ thơ.

b Quyền và nghĩa vụ nhân thân trong mối quan hệ vợ chồng

Mặc dù thiên về quyền lợi pháp lý của người chồng với tư cách là gia

trưởng, nhưng bộ luật Hồng Đức cũng có một số quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người chồng đối với gia đình Theo quy định của luật Hồng Đức, vợ

chồng phải có nghĩa vụ cùng chung sống với nhau tại một nơi, đã kết hôn vớinhau thì người vợ không được tự ý rời bỏ nhà chồng, nếu vi phạm sẽ bị xử phạtnhư quy định của điều 321:

“Vợ cả, vợ lẽ tự tiện bỏ nhà chồng đi thì xử tội đồ làm xuy thất tỳ; đi rồi lấy

chồng khác thì phải đồ làm thung thất tỳ; người và gia sản phải trả về nhà chồng cũ ” (chương Hộ hôn).

Người chồng trong gia đình không chỉ là trụ cột chính trong việc nuôi sốnggia đình, mà còn phải có nghĩa vụ chăm lo tới vợ con đặc biệt là đối với người vợcả; vì vậy để bảo vệ quyền lợi của nguời vợ cả, pháp luật quy định:

“Ai lấy nàng hầu lên làm vợ thì xử tội phạt; vì quá say đắm nàng hầu mà

thờ ơ với vợ thì xử tội biếm”(Điều 309; chương Hộ hôn).

Đây là những quy định đặc biệt chỉ có trong bộ luật thời Lê mà không cótrong những văn bản cổ luật khác Những quy định này đã ràng buộc người chồngphải có trách nhiệm với gia đình đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người vợ

Cũng như các bộ luật cổ khác, luật Hồng Đức rất đề cao sự chung thủy của

vợ chồng Vì thế khi người vợ hoặc người chồng có hành vi quan hệ hôn nhân bấtchính thì bị pháp luật quy định hình thức xử phạt rất nặng Theo điều 401(chương

Thông gian), những người đàn ông “gian dâm vợ người khác thì sẽ bị xử tội lưu 8

hoặc chết ”, còn phụ nữ phạm tội này sẽ bị lưu đày, điền sản trả lại cho chồng, có

trường hợp để cho chồng đem bán hoặc bắt làm nô lệ trong nhà Trong trườnghợp người đàn ông đã đi lại với vợ người khác nhưng chưa bị bắt được gian dâmthì sẽ bị xử phạt ở mức nhẹ hơn như điều 405 chỉ rõ:

8 Quốc triều hình luật, Sách đã dẫn, tr 33 thì Lưu: lưu phóng, đày người có tội đi nơi xa

Trang 8

“Thông gian với vợ người, thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư bắt nộp tiền

tạ nhiều ít theo bậc cao thấp [của người đàn bà] nếu sang hèn cách nhau xa, thì lại xử khác” (chương Thông gian)

Mặc dù những điều luật này chưa phản ánh một cách đầy đủ các góc độkhác nhau của quan hệ hôn nhân trong gia đình nhưng đây lại là một bước tiến bộcủa bộ luật Hồng Đức trong việc bảo vệ và bênh vực người phụ nữ, đảm bảo sựbình đẳng về vị trí của người vợ trong gia đình, là cơ sở pháp lý buộc người chồngsống phải có trách nhiệm với gia đình, với vợ con Tuy nhiên, khi người phụ nữ,người vợ có những hành vi không chung thủy, trái với những giá trị truyền thốngtốt đẹp của dân tộc thì họ cũng bị pháp luật xử phạt rất nặng, có thể bị “xử tội

chém” như điều 408 đã quy định: “Đương có tang cha mẹ hay tang chồng mà gian

dâm cũng xử tội chém” (chương Thông gian).

Các quy định xử phạt trên đây của pháp luật đối với người vợ và ngườichồng khi có hành vi ngoại tình, hành vi gian dâm hay thông gian có ý nghĩa quantrọng trong việc bảo vệ quyền lợi, hạnh phúc của gia đình, của người vợ cũng nhưnhằm ngăn chặn hành vi đó tiếp diễn trong tương lai, như Tiến sĩ Lê Thị Sơn đã

đánh giá: “việc áp dụng chế tài hình sự nghiêm khắc trong các trường hợp này có

tác dụng răn đe thiết thực, có hiệu quả trong việc ngăn chặn tệ nạn ngoại tình” 9

Có lẽ khi hiện tượng ngoại tình và vi phạm chế độ một vợ một chồng còn tồn tạikhá phổ biến như hiện nay, thì đây là biện pháp đáng để suy nghĩ và có thể cần kếthừa trong việc xây dựng pháp luật nhằm ngăn chặn hiện tượng này

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có thịnh vượng, hạnh phúc thì xã hộimới thực sự ổn định và phát triển Vì thế bộ luật thời Lê sơ còn đề ra những hìnhphạt đối với các trường hợp vợ chồng có hành vi làm tổn hại tới sức khỏe, danh dự

và nhân phẩm của nhau

Trong gia đình, dù người chồng giữ quyền gia trưởng nhưng không đượctùy tiện đánh đập, đối xử tàn bạo đối với vợ; nếu có hành vi đó, người chồng sẽ

bị xử phạt Theo điều 482 của luật Hồng Đức thì hành vi chồng đánh chết vợ là

bất mục – một trong mười tội ác nặng nhất trong xã hội phong kiến nhưng mứchình phạt thấp hơn ba bậc so với các trường hợp phạm tội thông thường:

“Chồng đánh vợ bị thương, thì xử nhẹ hơn tội đánh bị thương người

thường ba bậc; nếu đánh chết thì xử nhẹ hơn tội đánh giết người ba bậc, tiền đền mạng được bớt ba phần ” (chương Đấu tụng)

9 Lê Thị Sơn, Sđd, tr 423.

Trang 9

Các quy định xử phạt của pháp luật đối với người chồng khi có những hành

vi xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nguời vợ là một cáchthức nhằm hạn chế quyền gia trưởng của người chồng, bảo vệ được quyền của

người vợ và đó là “đòi hỏi tất yếu, rất cần thiết không chỉ trong xã hội phong kiến

thời Lê mà ngay trong hoàn cảnh xã hội hiện nay để chống bạo lực trong gia đình”10 Tuy nhiên khi người vợ có các hành vi tương tự đối với người chồng cũngkhông tránh khỏi những hình thức xử phạt nghiêm khắc (hành vi nhẹ thì bị lưuđày, hành vi gây chết người thì cũng bị hình phạt cao nhất là tử hình) như các điềuluật 481 và 504 đã quy định:

“… Vợ tố cáo chồng thì bị xử tội đi châu xa ” (Điều 504;chương Đấu

tụng)

“Nếu vợ đánh chồng thì xử đi châu ngoài 11 đánh bị thương, què gãy thì lưu

đi châu xa 12 ; điền sản trả lại cho chồng (chồng cáo quan mới bắt tội) Vợ lẽ mà phạm tội trên, thì xử nặng hơn một bậc Đánh chết thì đều phải tội giảo 13 ; điền sản trả lại cho con cháu hay người thừa tự của chồng Nếu vợ lẽ mà đánh vợ cả thì cũng bị xử như tội đánh chồng” (điều 481; chương Đấu tụng).

Trong bối cảnh xã hội phong kiến đương thời, những điều luật này có ýnghĩa vô cùng quan trọng, nó là những căn cứ pháp lý để bảo vệ người phụ nữtrước nạn bạo hành trong gia đình, góp phần duy trì sự ổn định của mỗi gia đình;thông qua đó chúng ta thấy chủ trương xây dựng một xã hội bình đẳng, không cóbạo lực gia đình bắt đầu được nhen nhóm ngay trong lòng chế độ xã hội phongkiến Có lẽ trong hoàn cảnh bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề nóng bỏng của

xã hội như hiện nay thì những quy định trên đây của bộ luật Hồng Đức vẫn cònnguyên giá trị lịch sử

c Quyền được xin ly hôn (quyền bỏ chồng)

Theo quy định của Bộ luật Hồng Đức, người vợ có quyền chủ động được

xin ly hôn trong một số trường hợp sau: thứ nhất: người chồng không thực hiện

đúng nghĩa vụ của mình, người chồng không quan tâm, chăm nom, bỏ bê vợ trongmột thời gian dài:

10 Lê Thị Sơn, Sđd tr 422

11 Theo Quốc triều hình luật, SđdChâu ngoài: Đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ, bắt đeo xiềng 2 vòng,

đày đi việc ở những xứ Bồ chính (nay là Quảng Bình), tr.35

12 Châu xa: Đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ, bắt đeo xiềng 3 vòng, đày đi việc ở những xứ Cao Bằng,

tr.35

13 Theo Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, phần Hình luật, quyển XXXIIII, tr.193 Giảo: thắt cổ

chết

Trang 10

“Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan

sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm…” (Điều 308; chương Hộ hôn).

Điều luật này đã thể hiện địa vi tương đối bình đẳng giữa chồng và vợ tronggia đình Người vợ không bị buộc phải lệ thuộc nhiều vào người chồng, nếu ngườichồng không làm tròn trách nhiệm của mình thì người vợ không cần thiết phải làmtròn nghĩa vụ đối với người chồng Quy định này không có trong bất kỳ bộ luậtnào của Trung Quốc cũng như các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê Ở bộluật Gia Long cũng cho phép người vợ được ly hôn khi người chồng bỏ phế họnhưng thời gian người chồng không đi lại với vợ phải là ba năm Như vậy, so với

Bộ luật nhà Lê thì bộ luật nhà Nguyễn là sự thụt lùi trong việc bảo vệ quyền lợipháp lý của người vợ

Trường hợp thứ hai: Khi người chồng vượt quá quyền của mình, vô phép

đối với cha mẹ vợ thì hành động đó không chỉ được coi là bất hiếu mà còn bất

nghĩa với vợ, vì thế người vợ có quyền xin ly hôn: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý

mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho li dị” (điều 333; chương Hộ

hôn)

Trường hợp thứ ba: Khi cả hai bên gia đình đã đồng ý hôn ước nhưng lại tự

ý hủy hôn: “nhà trai đã có sính lễ rồi mà không lấy nữa thì phải phạt 80 trượng

và mất đồ sính lễ” (điều 315; chương Hộ hôn) thì người con gái có quyền hủy

hôn

Cuối cùng, nếu cuộc hôn nhân ấy vi phạm một trong các trường hợp cấmkết hôn theo quy định của pháp luật thì đều phải li hôn Đó là các trường hợp khi

cả hai người nam nữ đang có tang cha mẹ, hoặc cha mẹ bị giam cầm:

“Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc

cưới vợ thì xử tội đồ” (điều 317; chương Hộ hôn).

Điều 318 quy định: “Trong khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội, mà lấy

vợ lấy chồng thì đều xử biếm ba tư và đôi vợ chồng phải ly dị ”

Hoặc ở trường hợp: “Là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em, của anh,

của thầy học đã chết đều phải ly dị” (điều 324; chương Hộ hôn)

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w