Đánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật

6 1.3K 15
Đánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

vì một chút trục trặc về kĩ thuật nên t không thể tải phụ lục lên cho các bạnai muốn có luôn phụ lục thì mail cho t theo địa chỉngthuanduonggmail.com :)với điều kiện là đã tải bài này nha :DĐánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luậtTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Quốc triều hình luật, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2005.2. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội (NXB Công an Nhân dân, 2012).3. http:doc.edu.vntailieutieuluannhungquydinhvethuaketaisanhuonghoatrongquoctrieuhinhluat399804.http:m.doko.vnluanvandanhgiachedothuakehuonghoatrongquoctrieuhinhluat2121995.http:www.lrc.ctu.edu.vnpdoc3210Cacvandevedansu.pdf6.http:doc.edu.vntailieutieuluandanhgiavechedohuonghoataisantrongboquoctrieuhinhluat397417.http:luanvan365.comluanvandetaidanhgiavechedothuakehuonghoatrongboquoctrieuhinhluat97998.http:huc.edu.vnvispctid75QUOCTRIEUHINHLUATDINHCAOCUATHANHTUULUATPHAPVIIETNAMTHOIPHONGKIEN9.http:vi.wikipedia.orgwikiH%C6%B0%C6%A1ng_h%E1%BB%8Fa

MỞ ĐẦU Quốc triều hình luật được coi là bộ luật cổ được lưu giữ đầy đủ nhất ở nước ta hiện nay. Nó là sự biểu hiện cho một trình độ lập pháp cao với nội dung phong phú và hoàn thiện của chế độ phong kiến Việt Nam. Ta có thể thấy rõ điều đó qua những chế định về thừa kế tài sản hương hỏa được quy định trong bộ luật với nội dung rõ ràng, quy định chặt chẽ, chi tiết, mang tính khoa học cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Đại Việt đựa trên sự kết hợp hài hòa nhưng khác biệt với văn hóa Trung Hoa. Nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng không chỉ mang tính lí luận cao mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tế đời sống, em xin chọn đề “Đánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật”. NỘI DUNG I. Khái quát về Quốc triều hình luật và chế độ thừa kế 1. Quốc triều hình luật (bộ luật Hồng Đức) Bộ luật ra đời vào thời Hậu Lê (Lê Sơ), thời kì đất nước đat đỉnh cao của chế độ phong kiến tập quyền. Về tác giả, niên đại, tên chính thống chưa được xác định một cách rõ ràng vì không được ghi chép lại ở bất kì một văn bản cổ nào hiện còn. Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay không còn. Bản “Quốc triều hình luật” được giữ lại cho đến ngày nay đã được các vua thời Lê mạt bổ sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38). Bộ Quốc triều hình luật bao gồm 6 quyển, 722 điều: quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều); quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều); quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10 điều); quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều); quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều), quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều) 1 . 1 2. Chế độ thừa kế Thừa kế là một chế định quan trọng của luật dân sự, đã được quy định từ lâu trong nhiều bộ luật cổ mà cụ thể là luật Hồng Đức, được quy định tại chương Điền sản. Có 2 hình thức thừa kế: thừa kế theo di trúc, thừa kế theo luật. Ở đây tôi xin phép chỉ ra vài nét khái quát chung nhất về chế độ thừa kế. - Thừa kế theo di chúc: quy định tại điều 354 đến 358: quy định cụ thể về việc lập di trúc (hình thức di trúc viết thư, di trúc miệng, thủ tục lập di trúc – điều 366, nguyên tắc lập di trúc của người gia trưởng,…); “người làm cha, mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn trúc thư” (điều 390) - Thừa kế theo luật: cha mẹ chết mà không có chúc thư hoặc chúc thư không hợp. Có 2 hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất là các con; hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc người thừa tự là vợ chồng. Hàng thừa kế thứ nhất phát sinh khi cả cha và mẹ chết. Các con trong hàng thừa kế bao gồm cả trai lẫn gái, con vợ cả, vợ lẽ, con nàng hầu (Điều 388), các quy định cụ thể khác quy định trong điều 374, 380, 388, 506. Trước khi chia tài sản, con cái giành 1/20 tài sản đề hương hỏa. Hàng thừa kế thứ hai: phát sinh khi vợ chồng không có con mà một trong hai người chết trước hoặc trường hợp vợ chồng có con, một người chết trước, con lại chết theo, quy định rõ tại điều 374, 375, 376. Về tài sản hương hỏa, ta tìm hiểu cụ thể trong mục sau. II. Các quy định về chế độ thừa kế hương hỏa Vấn đề ruộng đất hương hỏa đưuọc quy ddinjhj trong 13 điều luật. Luật hương hỏa thời lê thể hiện saauu sắc phong tục tập quán của người Việt, có nhiều điểm khác biệt với phong kiến Trung Hoa. 2 Thừa tự hương hỏa là loại thừa kế đặc biệt. “Hương hoả” (chữ Hán: 香 火 ) nghĩa gốc là nhang và đèn, nến dùng để tế tự tổ tiên và thần Phật. Từ nghĩa gốc có thêm nghĩa bóng chỉ việc con cháu tế tự tổ tiên, được mượn dùng để chỉ tài sản của một gia đình giao cho thế hệ sau để sinh lợi với mục đích giữ gìn việc thờ cúng người đã khuất. Tài sản hương hỏa trong xã hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam thường là vườn ruộng, nhà, đất (điền sản) 2 . Về số lượng tài sản hương hỏa, Điều 390 quy định là 1/20 di sản “ Người trưởng họ kiệu chia nhiều ít cho phải, rồi phải làm giấy giao lại về phần hương hỏa thì theo lệ cũ lấy một phần hai mươi (trong số điền sản)…” 3 . Sở dĩ có giới hạn như trên là để tránh sự tích lũy hương hỏa từ đời này sang đời khác tới diện tích quá lớn. Ruộng đất hương hỏa chỉ được dung vào việc trồng cây lấy hoa lợi để thờ cũng tổ tiên và không được bán ruộng đát hương hỏa( Điều 400). Theo điều 399, ruộng đất hương hỏa không truyền quá 5 đời vì con cháu chỉ thờ cũng trong vòng 5 đời. Trật tự truyền ruộng đất hương hỏa được quy định trong phần lớn các điều khoản quy định về trình tự người nhận hương hỏa. Thông thường, việc hương hỏa phải triệt để tuân theo nguyên tắc trọng nam, trọng trưởng. Khi người con trưởng chết được trao cho cháu trai trưởng và tiếp tục truyền lại cho các đời sau. nhưng nguyên tắc này đã được “mềm hóa” với quy định sau: Ruộng đất hương hỏa được truyền cho con trai trưởng (hoặc cháu trai trưởng), nếu không có thì truyền cho con trai thứ, con trai không có thì truyền cho con gái, con gái không có thì truyền cho người trong họ và không bao giờ để truyền sang dòng họ khác. Người tàn phế hoặc bất hiếu thì không được nhận ruộng đất hương hỏa. Điều 395: “Cha mẹ sinh được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai thì phần hương hỏa giao cho con trai người con thứ; nhưng con trai người con thứ chỉ sinh cháu gái thì phần hương hỏa trước kia lại phải giao trả cho con gái người con 3 trưởng”. Điều 393: “Người cha lấy vợ trước sinh được một con trai, phần hương hoả đã giao cho giữ; nhưng người con trai ấy lại chỉ sinh được một người con gái; mà cha có vợ lẽ hay nàng hầu lại sinh được một con trai nhưng lại bị cố tật, người con trai cố tật ấy sinh được cháu trai, thì ruộng đất hương hoả phải giao cho người cháu trai con kẻ cố tật, để tỏ ra rằng dòng họ không thể để tuyệt.” Luật cũng dự liệu trường hợp con cháu không có điều kiện thờ cúng ông bà tổ tiên, tha phương cầu thực thì cho phép lập người thừa tự, giao lại hương hỏa cho họ. III. Đánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật. Việc quy định chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật là sự tôn trọng tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Con cháu có nghĩa vụ thờ cúng người đã khuất để tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ,, ông bà, tổ tiên, thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Những ưu điểm, sự tiến bộ về nội dung và tư tưởng: • Nội dung của quy định phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế, xã hội, tư tưởng đạo lí đương thời. Người con gái khi lấy chồng phải theo phận nhà chồng, “Tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, đủ tam tòng tứ đức, nho giáo trong trưởng, vì vậy việc thừa kế hương hỏa được thừa nhận cho con trai trưởng, cháu trai trưởng, những trường hợp khác đã được nêu ra ở phần trên. • Việc thừa kế hương hỏa thể hiện nguyên tắc trọng trưởng trọng nam nhưng đã được mềm hóa: có thể truyền lại cho con gái nêu không có con trai trưởng, con trai thứ có con trai nhưng con của người con thứ là con gái thì được giao lại cho con gái vì theo huyết thống, con gái gần với chắt gái hơn. Đây là lần đầu tiên việc thừa kế hương hỏa thừa nhận việc kế thừa hương hỏa của người con gái, thể hiện sự khác biệt và tiến bộ hơn so với luật của Trung Hoa. 4 • Giả định ra nhiều trường hợp cụ thể, xử lí linh hoạt, dự liệu được hầuhết được tất cả các trường hợp có thể xảy ra với việc thừa kế hương hỏa. • Thể hiện sự gắn kết dòng tộc, giữa các thế hệ trong gia đình. Chỉ có một vài nhược điểm nhỏ như các quy định trong luật mang tính thí dụ, không có sự bao quát; chịu sự ảnh hưởng nhưng không bị phụ thuộc hoàn toàn vào pháp luật Trung Hoa, Về tư tưởng trọng nam khinh nữ, trọng gia trưởng là điều khó tránh khỏi vì đó là tư tưởng lâu đời, đã ăn sâu vào văn hóa người Việt, được truyền bá từ tư tưởng Nho giáo, và thậm trí ngày nay vẫn còn tồn tại. KẾT LUẬN Tóm lại, qua bài ta có đã có thể phân tích và đánh giá được một cách khái quát những đặc điểm, nét đặc sắc về nội dung, kĩ thuật lập pháp,… về chế định thừa kế tài sản hương hỏa trong Quốc triều hình luật, đồng thời, hiểu được phần nào những truyền thống đạo lí, tư tưởng của dân tộc. CHÚ THÍCH 1. Quốc triều hình luật, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2005 2. Hương hỏa . Đăng lúc 00:40, ngày 8 tháng 11 năm 2013, xem lúc 00:10 1/4/2014 http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C6%B0%C6%A1ng_h%E1%BB%8Fa 3. Mọi điều luật đều được trích trong Quốc triều hình luật, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2005 5 6 . chọn đề Đánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật . NỘI DUNG I. Khái quát về Quốc triều hình luật và chế độ thừa kế 1. Quốc triều hình luật (bộ luật Hồng Đức) Bộ luật ra đời. phép lập người thừa tự, giao lại hương hỏa cho họ. III. Đánh giá chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật. Việc quy định chế độ thừa kế hương hỏa trong Quốc triều hình luật là sự tôn. 376. Về tài sản hương hỏa, ta tìm hiểu cụ thể trong mục sau. II. Các quy định về chế độ thừa kế hương hỏa Vấn đề ruộng đất hương hỏa đưuọc quy ddinjhj trong 13 điều luật. Luật hương hỏa thời lê

Ngày đăng: 09/10/2014, 19:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan