Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay

11 7.8K 23
Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin _ Bộ giáo dục và đào tạo _ NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.2.Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác LêNin _ Bộ giáo dục và đào tạo _ NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 20022007.3.Số: 133BC – LĐTBXH, 15122009http:thuvienphapluat.vnarchiveVanbankhacBaocao133BCLDTBXHthuctrangcungcaulaodongnhunggiaiphapvb98914t33.aspx4.22:18, 22082012, ThS.Nguyễn Thị Mai Lan (Đại học Luật Hà Nội)http:www.tapchicongsan.org.vnHomeNghiencuuTraodoi201217473LyluanhanghoasuclaodongvatiencongcuaC.aspx5.Phapluatvn.vn, Anh Phương, 3112012http:www.dubaonhanluchcmc.gov.vnNGHIENCUUKHOAHOC1Tienluongdanhnghiatangthunhapthuctecuanguoilaodonggiam.aspxneo_content

LỜI MỞ ĐẦU Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. C.Mác đã nói rằng trong chế độ tư bản chủ nghĩa, để đạt được giá trị thặng dư, nhà tư bản bắt buộc phải tìm ra trên thị trường một loại hàng hóa mà bản thân giá trị sử dụng của nó có một thuộc tính đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị, đó là hàng hóa sức lao động. Đối với đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sẽ tạo nên một thị trường lao động bình đẳng là điều hết sức quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung của toàn xã hội. Do đó, em xin chọn đề tài “ Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay” để làm bài tập học kì. Trong bài viết, do lượng kiến thức có hạn, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, để bài viết được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về hàng hóa và thị trường sức lao động của C.Mác Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào (T - H). Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường. 1.1. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. Sức lao động đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích. Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây: Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vô sản” và để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để kiếm sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa. Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định biến thành để tiền biến thành tư bản. 1 Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất cũ bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa. 1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động Hàng hóa sức lao động ra đời đánh dấu một giai đoạn mới trong xã hội tư bản, nó là một phạm trù lịch sử, sinh ra và mất đi cùng với phương thức sản xuất của nó, và cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nói một cách cụ thể: Giá trị của hàng hóa sức lao động bằng giá trị những tư liệu tiêu dùng cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người lao động và gia dình họ, cũng như những chi phí để đào tạo chuyên môn. Giá trị hàng hóa sức lao động có tính lịch sử và xã hội, do đó tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước và từng thời kỳ mà giá trị của hàng hóa sức lao động cao hay thấp. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thông thường là ở chỗ nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua, nhưng hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường là quá trình tiêu dùng nó đã sản xuất ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà nhà tư bản đã mua. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị và nghiên cứu giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản. 1.3. Tiền công – giá cả của hàng hóa sức lao động trong chủ nghĩa tư bản • Bản chất của tiền công: Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động. Tuy vậy, dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao động. Bởi nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa và tiền công được trả theo thời gian lao động (giờ, ngày, tuần, tháng) hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động. Tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động. • Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế: 2 Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiên công danh nghĩa của mình. Tiền công danh nghĩa là giá cả hàng hóa sức lao động, nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động trong quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hay giảm xuống thì tiền công thực tế giảm xuống hay tăng lên. 2. Thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng của thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay 2.1.1.Thuận lợi của thị trường sức lao động Nhờ có sự nỗ lực điều chỉnh các chính sách việc làm và điều tiết thị trường nên thị trường sức lao động nước ta đã có một số những chuyển biến thuận lợi sau đây: • Thứ nhất: Lực lượng lao động dồi dào Chúng ta đã tạo được nhiều việc làm hơn cho người lao động: số lao động có việc làm là 48,015 triệu người (năm 2009) và dự báo sẽ tăng lên 56,950 triệu người (theo dự báo của Bộ Lao động thương binh xã hội) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lao động đang làm việc năm 2012 so với năm 2008 tăng 5,24 triệu người, bình quân 1 năm tăng gần 1,31 triệu người. Có được những thành quả trên trước hết phải nói đến sự phát triển của hệ thống chính sách lao động việc làm nước ta: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và cơ chế sửa đổi như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật lao động, nghị quyết TW3, TW5, nhiều nghị định về việc làm… Các chính sách như vay vốn, giải quyết việc làm, đào tạo nghề, các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường sức lao động, chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần để thu hút lực lượng lao động trẻ đến các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. • Thứ hai: Chất lượng nguồn lao động Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam (từ 15-29 tuổi) là 163,3 cm, của nữ thanh niên là 153 cm (tăng 10 cm so với 10 năm trước). Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng cao (73 tuổi năm 2008). Trình độ học vấn: đến năm 2008, tỷ lệ lao động chưa biết chữ là 4%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 12,01%, tốt nghiệp tiểu học là 28,34%, tốt nghiệp THCS là 32,08% và tốt nghiệp THPT là 23,56%. Năng suất lao động có xu hướng tăng trong những năm qua ( năm 2005: 19,7 triệu đồng/người/năm, năm 2008: 32,9 triệu đồng/người/năm). Có thể thấy trình độ lực lượng lao động nước ta đang từng bước được cải một phần vì các doanh nghiệp mới đầu tư vào các cụm - khu công nghiệp đòi 3 hỏi lực lượng lao động có trình độ, vì vậy mà lực lượng lao động sẽ có ý thức tự nâng cao trình độ của mình (năm 2010, số công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 50,7%). • Thứ ba: Cầu lao động Sự chuyển dịch lao động trong những năm gần đây diễn ra theo hướng tích cực hơn: Do ảnh hưởng của tiến trình hội nhập kinh tế và nhất là dưới tác động của cơ chế thị trường mở cửa, nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển sang công nghiệp và hiện đại. Nó kéo theo sự thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội cũng như cơ cấu lao động trên thị trường. Dịch vụ và công nghiệp dịch vụ trong vài năm trở lại đây đã có những khởi sắc đáng kể. Vì vậy nó cũng thu hút được rất nhiều lao động trong các ngành nghề kinh tế khác tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung. .Thứ tư: Về giá cả sức lao động ( tiền lương/ tiền công ) Hiện nay, cả nước có trên 4,145 triệu cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, thu hút gần 17 triệu lao động vào làm việc, có khoảng 219 khu công nghiệp được thành lập, phân bố trên 54 tỉnh/thành phố. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp thu hút trên 1 triệu lao động. Tiền lương và thu nhập của người lao động có xu hướng tăng, khoảng 10% - 20%/năm, đời sống của người lao động được cải thiện. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê, năm 2006, thu nhập bình quân một lao động trong doanh nghiệp nhà nước là 2.633 nghìn đồng/tháng, doanh nghiệp dân doanh là 1.488 nghìn đồng/tháng, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài là 2.175 nghìn đồng/tháng; năm 2008 thu nhập bình quân tăng lên tương ứng ở các loại hình doanh nghiệp là 3.530 nghìn, 1.860 nghìn và 2.750 nghìn đồng/tháng. Việc phát triển thị trường lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được những thành quả nhất định. Cần phải khẳng định rằng, nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế nhiều thành phần. Về mặt phát triển kinh tế, Việt Nam đang chuyển từ sản xuất hàng hóa đơn giản lên sản xuất hàng hóa Xã hội chủ nghĩa, trong đó, có vận dụng những thành tựu của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Yếu tố cơ bản phân biệt sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa với sản xuất hàng hóa theo định hướng Xã hội chủ nghĩa là khả năng phát huy vai trò tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân của hàng hóa sức lao động. Đây cũng chính là vấn đề then chốt trong việc vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động của C.Mác để có thể xây dựng một quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. 2.1.2.Những hạn chế và bất cập còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay Hiện nay, tuy trình độ lao động đã được nâng cao hơn, song lao động Việt Nam vẫn bị đánh giá là lao động chất lượng thấp cả trong và ngoài nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, về lực lượng lao động , tính đến 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng 4 dân số. Trong đó lực lượng lao động của khu vực nông thôn chiếm 70,3%. Tuy nhiên, số người trong độ tuổi lao động đông không có nghĩa là thị trường lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số lao động có tay nghề, có chất lượng của nước ta đang còn rất hạn chế. Trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%. Sự chênh lệch về chất lương nguồn lao động được thể hiện rõ nhất là ở khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi ở nông thôn chỉ có 9%. Sự chênh lệch này là quá lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế chung của nước. Một phần nguyên nhân quan trọng là do hệ thống giáo dục chưa đồng bộ dẫn đến thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của một nền công nghiệp hiện đại. Nội dung kiến thức đào tạo hiện nay quá lớn mà trong khi đó tính ứng dụng của nó không cao. Hệ thống giáo dục mang nặng tính lý thuyết, không có điều kiện cho học sinh, sinh viên có điều kiện thực hành, tiếp cận với thực hành thực tế. Dưới sức ép của bằng cấp thị trường, hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ” cũng là một vấn đề bất cập. Những bất cập ngày càng lớn giữa “cung – cầu” sức lao động trên thị trường lao động. Hiện nay ở Việt Nam cung về sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai. Hàng năm cung sức lao động tăng từ 3,2% đến 3,5%, như vậy mỗi năm chúng ta sẽ có thê khoảng 1,3 đến 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động. Đó là hậu quả của việc bùng nổ dân số. Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam phân bổ rất bất hợp lý, có tới gần 80% lực lượng lao động ở nông thôn, mà ở đây việc làm không đầy đủ và thất nghiệp có thể lên tới 30%. Những lao động này tự do đi đến các thành phố và những khu công nghiệp mới với mục đích tìm kiếm việc làm, điều đó còn làm tăng hơn nữa về cung sức lao động. Nông dân là những người lao động không có chuyên môn, vì vậy phải luôn sẵn sàng chấp nhận những việc làm có thu nhập thấp, do vậy lại càng làm tăng thêm sự cạnh tranh tiêu cực trên thị trường lao động. Nhìn chung mức tiền công lao động rất thấp, sự lạc hậu giữa đồng lương thực tế của người lao động Việt Nam so với mức tiền công lao động ở các nước trong khu vực ngày càng tăng. Mức lương trung bình hàng tháng của người lao động Việt Nam khoảng từ 25-35 USD (tức là gần 1USD/ngày), trong khi đó ở Thái Lan hơn 6 USD/ngày (chứ chưa so sánh với những nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao). 2.2. Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao giá trị sức lao động ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1.Một số phương hướng và nguyên tắc. Nước ta là một đất nước mà chế độ chính trị là Xã hội chủ nghĩa, do vậy, nền kinh tế thị trường dù được phát triển thì vẫn phải theo những định hướng nhất 5 định và các chính sách phát triển để đảm bảo không lệch hướng con đường mà Nhà nước ta đã lựa chọn. Vì hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, nên việc phát triển nó cần tuân theo một vài nguyên tắc: Thứ nhất, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động trong nước và trong điều kiện hội nhập quốc tế. Thứ hai, bảo đảm phân bố lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, phát triển mạnh thị trường lao động chính thức, đặc biệt chú trọng phát triển doanh nghiệp trong các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ lao động trong khu vực phi chính thức để giảm sự chia cắt giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các nhóm người lao động kỹ năng và không kỹ năng. Thứ ba, trong giai đoạn đầu (2011-2015), cần dựa vào chiến lược phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, hướng về xuất khẩu, phát huy được các lợi thế so sánh và tiềm năng của lực lượng lao động nhưng dần xóa bỏ sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ và kỹ năng thấp; giai đoạn sau (2016-2020), tập trung vào nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ yêu cầu công nghệ và kỹ năng cao nhằm đạt mức năng suất lao động trung bình trong khu vực. Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế và nhu cầu học tập suốt đời của người dân, chuẩn hóa chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Thứ năm, bảo đảm sự tự do lựa chọn việc làm và thúc đẩy dịch chuyển lao động đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động và tổ chức cung cấp các dịch vụ công có hiệu quả. 2.2.2.Một số giải pháp cụ thể Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nền kinh tế thị trường của từng nước: Định hướng xã hội chủ nghĩa: Vì lợi ích của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hoà. Quan hệ lao động ở các doanh nghiệp cần được luật hoá, theo đó, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động không phải là quan hệ đối kháng, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động không mâu thuẫn gay gắt với nhau mà được chuyển hoá để kết hợp thành một thể thống nhất, tạo hợp lực 6 chung vì sự phát triển của xã hội, sự gắn kết hài hoà giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản để tạo lập mối quan hệ lao động thân thiện giữa người sử dụng lao động. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo: Nâng cao chất lượng và định hướng thị trường của hệ thống đào tạo. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đó là những người biết nắm bắt và sử dụng có hiệu quả những phương tiện kỹ thuật hiện đại; những người có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong quản lý vĩ mô và vi mô…Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hệ thống giáo dục. Có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong hoạch định giữa chính sách đào tạo bồi dưỡng và chính sách điều chỉnh cơ cấu nhất là cấp địa phương. Giữa các bên tham gia thị trường lao động phải phối hợp thống nhất với nhau về nhu cầu đào tạo và khả năng đào tạo để kết quả giáo dục mang lại hiệu quả cao nhất. Xã hội hóa công tác đào tạo: Giáo dục dạy nghề với mục đích tạo sự cân đối trong tổng thể thị trường sức lao động nên phải được xem là công việc chung của toàn xã hội. Cần có một cơ chế nhất quán giữa người học, nhà trường và đơn vị sử dụng sức lao động để giáo dục được đồng bộ, thống nhất hơn. Nên hạn chế những quá trình đào tạo lao động mà thị trường đang dư thừa như lao động trong các khối ngành kinh tế, giáo dục. Giá cả sức lao động: Giá cả sức lao động có nhiều biến động đáng quan tâm và nó luôn có những biến đổi rất khó lường. Cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng vấn đề tiền lương cho công nhân nhất là trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay. Không nên duy trì những quan niệm lỗi thời đối với khu vực phi chính quy. Nhà nước phải đưa ra những chính sách để cải thiện các mối quan hệ xã hội giữa các khu vực và tháo gỡ những rào cản đối với sự phát triển tự do theo định hướng của kinh tế tư nhân. Thành phần kinh tế này nếu được hỗ trợ hoạt động và có sự phối hợp của kinh tế nhà nước thì sẽ tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa các khu vực kinh tế tạo cơ hội việc làm cho người lao động. KẾT LUẬN Như vậy cần áp dụng triệt để lý luận của C.Mác vào thực tiễn để có thể tạo ra được nguồn nhân lực đảm bảo cả về chất lẫn lượng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước trên con đường hội nhập, đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Cần phải nhấn mạnh lại rằng: một đất nước chỉ thực sự phát triển khi thị trường sức lao động đạt được trạng thái cân bằng, ổn định và phát triển có định hướng. Đối với Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa khi phát triển thị trường sức lao động 7 cũng tạo nên sự ổn định về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong toàn Xã hội.Vì vậy cần phải có những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lao động nhằm phát huy hết tiền năng sức lao động của nước ta nhằm xây dựng một thị trường lao động sôi động, ổn định, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế đất nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin _ Bộ giáo dục và đào tạo _ NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. 2. Giáo trình Kinh tế - Chính trị Mác - LêNin _ Bộ giáo dục và đào tạo _ NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 2002-2007. 3. Số: 133/BC – LĐTBXH, 15/12/2009 http://thuvienphapluat.vn/archive/Van-ban-khac/Bao-cao-133-BC- LDTBXH-thuc-trang-cung-cau-lao-dong-nhung-giai-phap- vb98914t33.aspx 4. 22:18, 22/08/2012, ThS.Nguyễn Thị Mai Lan (Đại học Luật Hà Nội) http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2012/17473/Ly-luan-hang-hoa-suc-lao-dong-va-tien-cong- cua-C.aspx 5. Phapluatvn.vn, Anh Phương, 31/1/2012 http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/NGHIEN-CUU-KHOA-HOC- 1/Tien-luong-danh-nghia-tang thu-nhap-thuc-te-cua-nguoi-lao-dong- giam.aspx#neo_content 8 PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐÔNG VIỆT NAM Thị trường lao động Việt Nam năm 2013: khó kiếm được công việc tốt . 9 Thực trạng thiếu hụt lao động kỹ thuật lành nghề => Đầu tư, phát triển chất lượng cao hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Bất cập về tiền lương 10 [...]...Quần áo đồng phục, bảo hộ lao động trong nước là một thị trường hết sức quan trọng và có tiềm năng lớn 11 . sự thịnh vượng chung c a toàn xã hội. Do đó, em xin chọn đề tài “ Lý luận về hàng hóa s c lao động c a C. M c với thị trường s c lao động ở Việt Nam hiện nay để làm bài tập h c kì. Trong bài. động ở Việt Nam hiện nay 2.1.1.Thuận lợi c a thị trường s c lao động Nhờ c sự nỗ l c điều chỉnh c c chính sách vi c làm và điều tiết thị trường nên thị trường s c lao động nư c ta đã c một. c a hàng hóa s c lao động c tính chất đ c biệt, nó là nguồn g c sinh ra giá trị và nghiên c u giá trị sử dụng c a hàng hóa s c lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn c ng th c chung c a

Ngày đăng: 09/10/2014, 19:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • .

  • Thực trạng thiếu hụt lao động kỹ thuật lành nghề => Đầu tư, phát triển chất lượng cao hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

  • Bất cập về tiền lương

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan