1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá chính sách pháp luật nhà Tây Chu

9 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Hệ thống Lễ gồm năm lại, gọi là Ngũ Lễ: Cát lễ: lễ tế các thần linh Cung lễ:lễ cúng tế, ma chay, mất mùa Quân lễ: lễ ra quân Tân lễ: lễ tiếp đón các chư hầu Gia lễ: lễ hôn nhân, lễ đặt con trưởng5. Khổng từ từng nói rằng “ Đặt thứ tự chức tước cốt là để phân biệt người sang người hèn. Đặt thứ tự chức việc cốt là để phân biệt người hiền. Trong nghi lễ mời rượu, kẻ dưới mời người trên, cốt là để cấp thấp được chung hưởng với cấp cao. Ăn tiệc thì theo tuổi tác, cốt là đặt thứ tự tuổi tác (già trẻ phân biệt). Đứng vào ngôi vị cha ông, tiến hành nghi lễ của cha ông, tấu nhạc của cha ông, kính người mà cha ông tôn trọng, yêu người mà cha ông thân thiết, thờ người quá cố như thờ người sống, thờ người mất như thờ người hiện còn, đó là có hiếu hết mức vậy6”. Lễ xuất hiện trong mọi giao tiếp ững xử, những nghi lễ trong đời sống.

1 MỞ ĐẦU Trong số các quốc gia cổ đại Trung Hoa, nhà Chu (thời đầu là Tây Chu) là triều đại cuối cùng và đạt được nhiều thành tựu và nhiều điểm khác biệt về văn hóa xã hội, sự hình thành nhà nước và pháp luật. Nhà Chu với chính sách pháp luật của mình đã cai trị được một vùng đất đai rộng lớn trên lãnh thổ Trung Hoa. Sau đây, tôi sẽ phần nào làm rõ và đem lại những hiểu biết dù đơn giản nhưng là cơ bản nhất về pháp luật Tây Chu qua bài tiểu luận học kì này về đề bài số 5 “ Đánh giá chính sách pháp luật nhà Tây Chu”. NỘI DUNG I. Khái quát chung về nhà Tây Chu. 1. Hoàn cảnh ra đời. Vào cuối thời Thương, các vua thường dâm loạn, bạo ngược mà nổi tiếng nhất là Trụ Vương. Vua Trụ trừng trị dân bằng những hình phạt tàn độc và gây chiến với các bộ tộc xung quanh. Trải qua lịch sử lâu dài, dân tộc Chu ở Thiểm Tây dần lớn mạnh. Cuối cùng, khi Cơ Phát nối lên làm Tây bá, xưng là Chu Vũ Vương đã đem quân diệt nhà Thương. Từ đó, nhà Chu đóng đô ở Cảo Kinh nên thời kì đầu nhà Chu được gọi là Tây Chu. Triều đại Tây Chu tồn tại trong khoảng từ thế kỉ XI TCN - 771 TCN 1 . 2. Chế độ chính trị. Hệ thống quan lại hình thành và củng cố theo chế độ tông pháp. Chính sách nổi bật trong thời Tây Chu là chế độ phong hầu. Tất cả đất đai trong nước thuộc quyền sở hữu của Vua Chu quá rộng lớn để một người tự cai trị. Hầu hết các chức quan quan trọng từ trung ương đến địa phương đều do họ hàng cảu vua nắm giữ. Phẩm tước cao hay thấp phụ thuộc vào quan hệ thân thuộc gần hay xa. Vua cắt đất phong hầu cho con cháu thân thuộc, khi phong đất còn kèm phong tước.Chu Công xác lập đẳng cấp trong xã hội gồm có: thiên tử - chư hầu - khanh, đại phu - sĩ. Chế độ đẳng cấp này được giai cấp thống trị các triều đại sau tiếp nhận và chịu ảnh hưởng sâu sắc. Những người được phong đất và tước trở thành chư hầu. Các nước chư hầu cũng thực hiện việc phong cấp cho bề tôi của mình, điều này tạo nên một hệ thống chính trị dựa trên đẳng cấp quý tộc huyết thống và sử 2 dụng hệ thống chư hầu các nước và bành trướng ra bên ngoài 2 . 3. Bộ máy nhà nước. Đứng đầu nhà nước là vua, vua có quyền hạn rất lớn. Nắm cả 3 quyền lập pháp hành pháp tư pháp. Ở trung ương gồm: Tam công (thái sư, thái phó, thái bảo), giúp việc cho tam công có thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Và Lục Khanh ( thái tể, tư đồ, tòng bá, tư mã, tư khấu, tư không), giúp việc cho lục khanh là các tòng quan. Song song với lục khanh là thái sử liêu gồm: tả sử và hữu sử. Ở địa phương: cấp điạ phương cao nhất là các nước chư hầu (đứng đầu là các vua chư hầu) 3 . Các vua chư hầu tiến hành thiết lập và cai quản các vùng đất của mình. Và phải phục tùng thiên tử. Bộ máy nhà nước ở địa phương là hình ảnh thu nhỏ của bộ máy nhà nước ở trung ương. II. Chính sách pháp luật nhà Tây Chu. Từ chế độ chính trị là sự điển hình cho cơ chế dựa trên quan hệ đẳng cấp huyết thống ( chế độ tông pháp) và cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước đã quy định chính sách pháp luật của nhà Tây Chu. Nhà Chu đặt Lễ bên cạnh Hình pháp theo nguyên tắc: “ Hình không tới bậc đại phu, lễ không xuống tới thứ dân”. Cụ thể như sau: 1. Các quy định về Lễ của nhà Tây Chu. Lễ bắt nguồn từ tập quán tế tự của xã hội nguyên thủy, được em trai của Chu Vũ Vương là Chu Công Đán đưa vào chế định khi quy định việc xây dựng nhà nước. Lễ trở thành công cụ, phương tiện chủ yếu để điều chỉnh quan hệ trong nội bộ giai cấp quý tộc, đảm bảo sự ổn định và quy củ của chế độ tông pháp, là cơ sở để duy trì sự thống trị của quý tộc nhà Chu. Nguyên tắc cơ bản của lễ là “thân thân , tôn tôn”, với mục đích “ kinh lí quốc gia, ổn định xã tắc, đưa nhân dân vào vòng trật tự, làm lợi cho việc nối dõi về sau” 4 . Lễ phân biệt sang hèn, định trật tự, tôn ty, những nghi thức về ma chay, cưới xin, cúng tế và đã trở thành một thể chế chính trị. Lễ được hiểu là chế độ, quy phạm lễ nghi của nhà Chu, là một chính sách, chế độ pháp luật của nhà Tây Chu. Theo truyền thuyết, Lễ do Chu Công đặt ra rất rộng lớn, từ ăn uống ẩm thực, quan hôn, lễ táng, triều kiến đến những việc ăn ở hàng ngày, không việc nào là không có lễ. Nó có sức mạng to lớn, quy định mọi hành vi đời sống và tâm lí của xã hội đương thời. Người ta làm theo lễ một cách tự nguyện. Lễ trở thành quy tắc xử sự của mọi người trong xã hội, nếu ai không tuân theo lễ sẽ bị cười chê là không có chính nghĩa, không biết lễ. Lễ cũng quy định rõ ràng trật tự, đẳng cấp. Do vậy, thiên tử có lễ của thiên tử, chư hầu có lễ của chư hầu, khanh, đại phu có lễ của khanh, đại phu. Các đẳng cấp không được lạm vượt lễ 3 nghi. Nếu vi phạm Lễ, dù là đẳng cấp quý tộc vẫn phải chịu chế tài. Hệ thống Lễ gồm năm lại, gọi là Ngũ Lễ: Cát lễ: lễ tế các thần linh Cung lễ:lễ cúng tế, ma chay, mất mùa Quân lễ: lễ ra quân Tân lễ: lễ tiếp đón các chư hầu Gia lễ: lễ hôn nhân, lễ đặt con trưởng 5 . Khổng từ từng nói rằng “ Đặt thứ tự chức tước cốt là để phân biệt người sang người hèn. Đặt thứ tự chức việc cốt là để phân biệt người hiền. Trong nghi lễ mời rượu, kẻ dưới mời người trên, cốt là để cấp thấp được chung hưởng với cấp cao. Ăn tiệc thì theo tuổi tác, cốt là đặt thứ tự tuổi tác (già trẻ phân biệt). Đứng vào ngôi vị cha ông, tiến hành nghi lễ của cha ông, tấu nhạc của cha ông, kính người mà cha ông tôn trọng, yêu người mà cha ông thân thiết, thờ người quá cố như thờ người sống, thờ người mất như thờ người hiện còn, đó là có hiếu hết mức vậy 6 ”. Lễ xuất hiện trong mọi giao tiếp ững xử, những nghi lễ trong đời sống. Như vậy, dần dần Lễ trở thành một cơ chế chính trị nhằm điều chỉnh chế độ tông pháp, duy trì sự thống trị của quý tộc nhà Chu. 2. Các quy định về Hình Pháp của Nhà Tây Chu. Như đã nói ở trên, Lễ đã trở thành một cơ chế chính trị của nhà Chu. Chính vì đặc điểm đó của lễ nên Nhà Chu dựa và lễ để quản lý xã hội và hình pháp lúc này dùng để trừng trị những ai không tuân theo Lễ. “ Hình không tới bậc đại phu, lễ không xuống tới thứ dân”. Quý tộc mà phạm tội thì xử theo lễ, nghĩa là theo tục lệ của giới quý tộc; dân thường mà phạm tội mới bị triều đình xét theo hình luật. Hình phạt của nhà Chu rất tàn bạo,được kế thừa từ nhà Thương gọi là phép Ngũ Hình: Mặc - thích chữ vào trán (khoảng 1000 điều); tỵ - cắt mũi; phị - chặt chân hoặc tróc xương bánh chè (khoảng 500 điều); cung - thiến (với nam) hoặc nhốt và nhà kín (với nữ), khoảng 300 điều; đại tịch - tử hình (mổ tim, bêu đầu, xẻ thịt thành từng mãnh nhỏ…) 7, trong đó tội chém khoảng 200 điều. Ngoài ra đặt thêm bốn hình phạt: tiên (đánhh roi), phốc ( đánh giữa chợ), lưu, thục (chuộc tội) 8 . Thể hiện rõ nét tư tưởng “ Minh đức thân phạt” (làm sáng tỏ đức, thận trọng khi dùng hình phạt) là Lữ hình thời Chu Mục Vương. Đó là giảm 4 thiểu những điều khoản hình phạt nặng, mở rộng phạm vi của Thục hình. Người bị tuyên Ngũ hình có thể dùng tiền cuộc để miễn hình phạt. Phân rõ lỗi cố ý và vô ý, phạm tội nhất thời hay tái phạm để có mức xử lí phù hợp. Về tố tụng, Lữ hình quy định “Ngũ thính”, gồm: xét xửa phải dùng chứng cứ; quan sát sắc mặt để phân biệt khẩu cung giả, thật; giám sát quan tòa xét xử, các vụ trọng án do Chu vương xết hỏi, quan xử án nếu sợ quyền thế, điềm ơn trả oàn, ăn hối lộ cũng có tội như kẻ phạm tội. Điều này nhằm phòng ngừa quan lại xử án lạm dụng luật 3. Đánh giá về chính sách pháp luật Tây Chu 3.1. Tích cực Thứ nhất, chính sách pháp luật Tây Chu có sự kế thừa, tuy nhiên không bước vào sai lầm của nhà Thương, dùng hình quá tàn độc mà mất lòng dân chúng. Thể hiện rõ tư tưởng “Minh đức thân phạt” là Lữ hình, dần giảm đi các tội có hình phạt nặng, có những tội phạm vào ngũ hình còn có thể dùng tiền chuộc (những tội còn hiềm nghi). Thứ hai,việc kế thừa và đưa Lễ - những lễ nghi đã tồn tại từ xưa khi chưa hình thành nhà nước vào như một hình thức pháp luật làm nhân dân đều kính trọng và nghe theo. Việc sử dụng Lễ đã góp phần củng cố chế độ tông pháp, đẳng cấp tồn tại vững chắc trong xã hội. Thứ ba, Lễ do Chu Công đã hệ thống hóa, quy phạm hóa các thể chế còn hỗn loạn dưới đời Ân, xác lập “Đức” trong “Lễ”, dùng huyết thống làm sợi chỉ quán xuyến tổ chức thể chế “tế tự – xã hội – chính trị”. 2. Hạn chế. Ngoài những điểm tích cực, chính sách pháp luật Tây Chu còn tồn tại nhiều hạn chế, đó là: - “ Hình không tới bậc đại phu, lễ không xuống tới thứ dân”. Việc này dễ dẫn đến việc quý tộc lạm dụng quyền lực, chức tước, làm sai mà không sợ trừng phạt. - Ban đầu, pháp luật không được công bố trong dân chúng. Về sau tuy đã được ghi lại trên 5 đá, đỉnh đồng, khắc gỗ song chỉ để trong cung, phủ quan. Dẫn tới việc dân chúng không hiểu biết gì về pháp luật và dễ bị xét xử không minh bạch, triều đình muốn áp dụng ra sao thì tùy ý. - Chính sách về trính trị nói chung và pháp luật nói riêng làm sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc. - Tuy đã được bổ sung song hình phạt thời nhà Chu nói chung vẫn rất tàn bạo khi tiếp thu Ngũ hình từ nhà Thương. - Chính sách pháp luật thời Tây Chu nặng tính hình sự, ít có các quy định về dân sự. KẾT LUẬN Nói tóm lại, những điều đã nói ở trên có thể phần nào có những hiểu biết và đánh giá nhất định đối với nhà nước Tây Chu nói chung mà cụ thể là chính sách pháp luật nhà nước Tây Chu nói riêng. Từ đây biết thêm về một quốc gia cổ đại điển hình trong lịch sử Trung Quốc. CHÚ THÍCH 1. Pháp luật phong kiến Trung Quốc. Đăng lúc 11/3/2013, xem lúc 1:05 am, 1/5/2014 http://doan.edu.vn/do-an/phap-luat-phong-kien-trung-quoc-2580/ 2, 3, 4. Tham khảo thông tin từ Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Công an nhân dân 2012. 5. Pháp luật phương đông cổ đại - ThS Lê Thị Thanh Nhàn. Đăng lúc 10:45 am, 4/12/2012; xem lúc 00:00 1/5/2014 http://tailieutonghop.com/free/phap-luat-phuong-dong-co-dai-ths-le-thi-thanh- nhan_f176-10726.html 6. Dịch từ Chương XIX sách Trung Dung 8. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lích sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Công an 6 nhân dân 2012, tr.72 -73. 7. Số liệu có tham khảo của Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG, 2005. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 *Sách, báo, tạp chí* PHỤ LỤC 1. Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, NXB Công an nhân dân 2012 2. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQG, 2005 3. Sách Trung Dung 4. Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục Hà Nội, 2006. 5. Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, Ngô Vinh Chính, NXB Văn hóa Thông tin, 2005 *Tham khảo trên internet* Pháp luật phong kiến Trung Quốc. http://doan.edu.vn/do-an/phap-luat-phong-kien-trung-quoc-2580/ Pháp luật phương đông cổ đại - ThS Lê Thị Thanh Nhàn. http://tailieutonghop.com/free/phap-luat-phuong-dong-co-dai-ths-le-thi- thanh-nhan_f176-10726.html Chu Lễ và Chu Công Đán http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=632 8 Lãnh thổ Tây Chu Di chỉ Tây Chu Chu Công Đán -một trong tứ thánh có công chế tác, san định và hoàn chỉnh bộ Thiên thơ Kinh Dịch, người đặt ra Lễ nhà Chu 9 . lại xử án lạm dụng luật 3. Đánh giá về chính sách pháp luật Tây Chu 3.1. Tích cực Thứ nhất, chính sách pháp luật Tây Chu có sự kế thừa, tuy nhiên không bước vào sai lầm của nhà Thương, dùng hình. cơ bản nhất về pháp luật Tây Chu qua bài tiểu luận học kì này về đề bài số 5 “ Đánh giá chính sách pháp luật nhà Tây Chu . NỘI DUNG I. Khái quát chung về nhà Tây Chu. 1. Hoàn cảnh ra đời. Vào. với nhà nước Tây Chu nói chung mà cụ thể là chính sách pháp luật nhà nước Tây Chu nói riêng. Từ đây biết thêm về một quốc gia cổ đại điển hình trong lịch sử Trung Quốc. CHÚ THÍCH 1. Pháp luật

Ngày đăng: 09/10/2014, 19:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w