1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích)

84 3,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 634,5 KB

Nội dung

Truyện cổ là bộ phận quan trọng của văn học dân gian, trong đó thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích được xem như một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của nhâ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn học dân gian vừa là bộ phận cấu thành nên nền văn học dân tộc, vừa

là một phần không thể thiếu được của văn hóa dân gian Là những tác phẩm

nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, mọi khía cạnh trong đờisống vật chất và tinh thần của nhân dân được phản ánh một cách rõ nét Qua tácphẩm văn học dân gian, chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất vẻ đẹpcủa trí tuệ, tâm hồn cùng với những truyền thống tốt đẹp của con người và dântộc Việt Nam

Truyện cổ là bộ phận quan trọng của văn học dân gian, trong đó thể loại

thần thoại, truyền thuyết và cổ tích được xem như một món ăn tinh thần không

thể thiếu được trong đời sống của nhân dân lao động và là một di sản quý báucủa văn hóa dân tộc Trong mỗi tác phẩm, chúng ta không chỉ thấy trong đócông việc làm ăn cùng với những kinh nghiệm mọi mặt của nhân dân lao độnghay những ước mơ và khát vọng của họ được gửi gắm, mà còn thấy ẩn chứa ở

trong đó rất nhiều mã và mật mã văn hóa độc đáo, đặc sắc

Một điều hiển nhiên, chúng ta dễ nhận thấy các con số được trở đi, trở lạinhiều lần trong truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, sự có mặt của chúngkhông hoàn toàn là ngẫu nhiên Đặc biệt con số 3 là một con số huyền bí có tần

số cao, chìm sâu bên trong là những lớp lang văn hóa đòi hỏi phải đi sâu vàonghiên cứu và giải mã thì mới có thể hiểu hết được Việc giải mã văn hóa ở đây

sẽ phần nào cho chúng ta cảm nhận được, hiểu rõ hơn về các lớp lang văn hóanhiều thời đại và tâm thức văn hóa của dân tộc ta trong suốt trường kỳ lịch sửcùng những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người, bản sắc văn hóa vànhất là tâm thức văn hóa dân gian Việt Nam Đây quả thật là một lĩnh vựcnghiên cứu mới mẻ và tiềm năng

Thực hiện đề tài này, trước hết chúng tôi sẽ có điều kiện để mài sắc mộtcông cụ lý thuyết nhằm tiếp cận một hướng đi mới trong nghiên cứu văn hóa dângian, văn học nói chung Giải mã văn hóa, chúng tôi không những có cơ hội rèn

Trang 2

luyện kỹ năng, đồng thời có thể nhận thức sâu sắc hơn về tác phẩm văn học dângian mà thông qua đó còn có điều kiện tiếp nhận được một kho tàng tri thức đadạng và phong phú về văn hóa, mã văn hóa và có thể mở mang được kiến thứcliên môn cũng như phương pháp liên ngành, phục vụ đắc lực vào công việc họctập, nghiên cứu và công tác sau này.

Thứ hai, thực hiện đề tài này là một cách tiếp cận có hiệu quả để có thểthấu hiểu một cách sâu sắc về tâm thức văn hóa của con người và cộng đồngmình Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy trong xã hội hiện nay với xu thế toàncầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, các giá trị văn hóa bị đảo lộn, phai nhạt bảnsắc là những nguy cơ đang tiềm ẩn và rất có thể chi phối nhiều mặt trong xã hộiđương đại Cho nên việc tìm tòi và nhận thức sâu sắc vốn văn hóa của dân tộc,của nhân dân lao động Việt Nam thông qua các tác phẩm văn học dân gian, để từ

đó đề xuất những sáng kiến, ý tưởng, các cách thức để có thể góp một phần nào

đó vào việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh hoa của dântộc là một điều hết sức cần thiết

Xuất phát từ những lý do quan trọng cả về hai mặt lý luận và thực tiễn

trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Giải mã về con số 3 trong tâm thức

văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khai thác những giá trị văn hóa

tiềm ẩn sâu trong tâm thức văn hóa dân gian của người Việt

2 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề mã văn hóa và giải mã văn hóa cũng đã dành được sự quan tâm,chú ý từ phía người nghiên cứu Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, trên thế giới cótới 78 quốc gia đã có các công trình nghiên cứu về mã văn hóa và giải mã vănhóa Tuy nhiên, xem xét vấn đề này trong thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổtích như đề tài đang triển khai vẫn còn là một hướng đi mới mẻ ở nước ta Đểđịnh hướng và làm rõ cho hướng đi của đề tài, chúng tôi khái quát những vấn đề

đã được bàn đến xung quanh một số luận điểm chủ yếu sau đây:

Trang 3

2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề mã văn hóa và giải mã văn hóa

Đề cập tới vấn đề này có thể kể đến một số ý kiến sau:

GS Phạm Đức Dương, trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnhĐông Nam Á” cho rằng: biểu tượng văn hóa chính là một phần của mã văn hóa

Sau đó tác giả đưa ra nhận định: “Văn hóa học (culturologie) có nhiệm vụ giải

mã thế giới biểu tượng, nhằm phát hiện tâm thức của người bản ngữ thông qua các quy luật vận động của các hệ thống tín hiệu” [8;17] Ngoài ra, tác phẩm

chưa trình bày cụ thể hơn về vấn đề mã văn hóa và cách thức giải mã văn hóanhư thế nào

Tham gia vào vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà trong bài viết

“Mã và mã văn hóa” đăng tải trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số tháng 9, năm

2006, cho rằng: “Mã văn hóa là kết tinh của những giá trị văn hóa, là phần nổi

bật nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định tương đối của cộng đồng Nó được biểu hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hóa, biểu tượng văn hóa chìm sâu bên trong

là vô vàn các lớp nghĩa luôn đòi hỏi giải mã thì mới có thể hiểu được con người

và cộng đồng đó” [12;46] Như vậy, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về

mã văn hóa nhưng mới chỉ dừng lại ở vấn đề lý luận, chưa đề cập tới một phạm

vi nghiên cứu cụ thể

PGS.TS Trần Lê Bảo trong công trình có nhan đề “Giải mã văn học từ mã

văn hóa” cho rằng: “Giải mã là đặt văn học vào trong bối cảnh rộng lớn của văn

hóa - xã hội hoặc trong ảnh hưởng với những hiện tượng văn hóa - xã hội khác,

từ đó làm nổi bật lên những sắc thái văn hóa phong phú được thể hiện trong tác phẩm văn học hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng hàm ẩn muôn vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể qua những lớp bề mặt của ngôn ngữ tác phẩm, trên cơ sở so sánh hiện thực và lịch sử, đi sâu vào khám phá nội hàm tâm lý văn hóa và hạt nhân văn hóa tiềm ẩn trong nhiều lớp trầm tích của tác phẩm, đối chiếu tổng thể trên nhiều bình diện, nhiều góc độ để đánh giá hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học và ý nghĩa quan trọng của văn học đối với cuộc sống của nhân loại” [2;35]

Trang 4

Trên cơ sở đó, tác giả đã đi vào lí giải các góc độ nghiên cứu và các căn

cứ để giải mã một số tác phẩm như: “Tôtem Sói”, “Linh hồn và thể xác”, “Lụchóa thụ”, của các nhà văn Trung Quốc

Như vậy, các tác giả đã bàn đến vấn đề mã văn hóa và giải mã văn hóanhưng nghiên cứu và lý giải trong phạm vi thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổtích của người Việt như hướng đi của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu vẫn còn làmột hướng nghiên cứu tiềm năng, chưa được đề cập đến trong các công trìnhnghiên cứu trước đây

2.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề giải mã văn hóa về con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

Xung quanh ba thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian đã có nhiều côngtrình nghiên cứu của các nhà khoa học như: Chu Xuân Diên, Bùi Mạnh Nhị, ĐỗBình Trị, Nguyễn Xuân Kính, Lê Trường Phát, Đinh Gia Khánh, Nguyễn KhắcXương, Vũ Ngọc Khánh, Hầu như các tác giả đề cập tới vấn đề phương phápluận trong nghiên cứu văn học dân gian, nhưng chưa thấy ở trong những côngtrình nghiên cứu này đi sâu vào tìm tòi, khám phá các mã văn hóa vốn ẩn chứamuôn vàn các lớp ý nghĩa để rồi bóc tách cũng như giải mã chúng Gần đây,chúng tôi thấy có một bài nghiên cứu của Ths Nguyễn Thị Ngọc Lan “Tiếp cận

truyện cổ tích “Tấm Cám” từ việc giải mã văn hóa dân gian”, tạp chí Nguồn

sáng dân gian, số 1 năm 2011 Bài viết đã gợi mở cho chúng tôi hướng tiếp cận

những biểu tượng văn hóa và giải mã chúng, nhưng chưa khai thác mật mã vềcác con số

Thần thoại, truyền thuyết và cổ tích là sản phẩm do nhân dân lao độngsáng tạo ra, bởi vậy mà nó thấm đẫm phong vị dân gian để tạo nên bản sắc vănhóa đậm đà tính dân tộc

Con số 3 xâm nhập vào thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích với tần

số xuất hiện cao, chứa đựng trong đó rất nhiều lớp nghĩa mà hiểu được nó khôngphải đơn giản

Trang 5

Giải mã văn hóa về con số 3 sẽ cho phép ta mở ra cánh cửa văn hóa để cóthể thấu hiểu được quan niệm, tư tưởng và tình cảm của con người và dân tộcViệt Nam.

Quan tâm đến vấn đề này trong quá trình tìm tòi, khám phá ý nghĩa củacon số này, chúng tôi nhận thấy đã có một số tác giả với những cuốn sách và đềtài nghiên cứu nhằm tìm hiểu những cách lí giải về con số 3 Tác giả Trần GiaAnh với cuốn sách “Con số dân gian” đã đưa ra những cách kiến giải về con số 3

trong truyện “Sự tích trầu cau” Tác giả Phan Đào Nguyên với tác phẩm “Con số

3 huyền bí” đã một phần nào đó gợi mở và phát hiện thấy được sự xuất hiện hếtsức đặc biệt của con số này “Giải mã văn hóa truyện Con Rồng cháu Tiên trong

hệ thống truyền thuyết Hùng Vương” của Nguyễn Thị Thu Thủy (Khóa luận tốtnghiệp đại học, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ) cũng có đề cập đếnnhững con số trong hệ thống truyền thuyết Hùng Vương Tuy nhiên để có nhữngkết luận thỏa đáng và sâu sắc thì những công trình trên chưa làm rõ, hầu nhưnhững kiến giải đó còn khá sơ sài, thường tản mạn hoặc chung chung và nhất làchưa có hệ thống, không gắn liền với thể loại truyện cổ dân gian

Vì vậy, việc nghiên cứu và giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa củangười Việt, nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích mà chúngtôi lựa chọn là một vấn đề chưa được giới nghiên cứu quan tâm một cách cụ thể,thấu đáo Đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có được nhữngđóng góp mới, ích dụng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 6

- Thần thoại: Khảo cứu trong cuốn “Kho tàng thần thoại Việt Nam” của

các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản

Văn hóa thông tin, 1995 - 63 truyện).

- Truyền thuyết: Khảo cứu trong hai cuốn “Tổng tập văn nghệ dân gian

Đất Tổ” (Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ) và “Truyền thuyết Việt Nam” của các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản Văn hóa

Hà Nội, 1997 - 86 truyện).

- Cổ tích: Khảo cứu trong cuốn “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Đổng Chi (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, tái bản 2000 - 201 truyện).

4 Nhiệm vụ và đóng góp mới của đề tài

4.1 Nhiệm vụ

Đề tài có nhiệm vụ khảo cứu và thống kê tần số xuất hiện của con số 3trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết và cổ tích của người Việt để làm cơ sởcho việc phân loại ở những khía cạnh khác nhau, cũng như định vị cụ thể trongtừng thể loại Thông qua một số truyện tiêu biểu của ba thể loại, chúng tôi đi sâuvào giải mã các lớp nghĩa chìm sâu trong con số đó

4.2 Đóng góp mới của đề tài

Với đề tài nghiên cứu này, các lớp nghĩa chìm sâu trong con số 3 lần lượtđược bóc tách, thể hiện rõ nét quan niệm, tư tưởng của người Việt

Về mặt lý thuyết, đề tài góp phần bổ sung nguồn tài liệu có hệ thống vềcon số 3, sự thâm nhập của nó trong thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tíchnhững vấn đề còn rất mới mẻ trong giới nghiên cứu hiện nay Có thể nói với đềtài này sẽ một phần nào đó gợi mở ra một hướng nghiên cứu mới mang đặc thùcủa ngành Việt Nam học

Về mặt thực tiễn, đề tài Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của

người Việt ( nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) là một

hướng tiếp cận mới với những kiến giải đem lại hiệu quả rõ nét để có thể thấuhiểu sâu sắc hơn về con người và đất nước Việt Nam, tâm thức văn hóa dân tộc

Trang 7

Việt về nhiều mặt như tín ngưỡng, phong tục tập quán, lịch sử, tôn giáo, triết lí

âm dương, thuật phong thủy, bản sắc văn hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo cứu, thống kê, phân loại

Có thể nói rằng đây là một phương pháp cơ bản và rất cần thiết trong khithưc hiện đề tài này Bởi vì phải khảo cứu thì chúng tôi mới có thể thực hiệnthống kê sự xuất hiện con số 3 trong các truyện thuộc ba thể loại thần thoại,truyền thuyết và cổ tích, trên cơ sở đó mà chúng tôi có thể nhận diện và phânloại được các mã văn hóa ẩn chứa bên trong con số 3 để phục vụ cho việc giải

mã một cách có hiệu quả

- Phương pháp so sánh

Không chỉ có con số 3 mà trong truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tíchcòn có sự xuất hiện của các con số khác, cũng như không chỉ có một tác giả sưutầm truyện cổ dân gian mà còn rất nhiều các tác giả khác cũng quan tâm tới việctuyển soạn Vì thế mà không thể không đặt nó trong tương quan so sánh với cáccon số khác và trong tương quan giữa bản kể được chọn với các bản kể khác đểkhảo cứu cùng với phân tích, tổng hợp các vấn đề mã văn hóa về con số 3 nhằmtìm ra những khía cạnh cũng như những kết luận thỏa đáng, khách quan, phảixem đây như một thao tác quan trọng trong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Văn học dân gian nói chung và ba bộ phận thần thoại, truyền thuyết, cổtích nói riêng, không chỉ tồn tại dưới dạng kể mà còn liên quan đến cả nhữngngọc phả, thần tích, lễ hội diễn xướng, tín ngưỡng dân gian,… điều đó cho thấythần thoại, cổ tích và đặc biệt là truyền thuyết vừa là văn học, vừa là văn hóa dângian Việc vận dụng phương pháp liên ngành giúp cho chúng tôi có thể kết hợpnhững cách nhìn dưới góc độ văn học, sử học, địa lí, dân tộc học, lễ hội, tínngưỡng dân gian,…nhằm chỉ ra các biểu hiện, các khía cạnh cụ thể của vấn đề.Như vậy, phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp cho chúng tôi tìm ra đượccác mã văn hóa về con số 3 và giải mã con số đó có cơ sở hơn và khả năng chínhxác sẽ cao hơn

Trang 8

- Phương pháp văn hóa học

Đề tài Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt

(nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) thuộc lĩnh vực

nghiên cứu về văn hóa Bởi vậy mà việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứukhoa học của ngành văn hóa học sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn theo đúngchuyên ngành để có sự phân tích, tổng hợp vấn đề trong mối tương quan lôgicbiện chứng khách quan, từ đó lí giải, cắt nghĩa, phán đoán ở những góc độ vàkhía cạnh khác nhau

- Phương pháp chuyên gia

Có thể nói rằng đây là một phương pháp rất cần thiết và hiệu quả bởi vớinhững giá trị không thể phủ nhận Các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích

và việc giải mã văn hóa đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều tác giả:PGS TS Nguyễn Thị Bích Hà, PGS.TS Trần Lê Bảo, NNC Nguyễn KhắcXương, NNC Dương Huy Thiện Vì đề tài đang triển khai còn rất mới mẻ,không tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhànghiên cứu đi trước sẽ giúp chúng tôi có những hướng đi đúng và đạt kết quả tốtnhất trong quá trình thực hiện

6 Giới thiệu cấu trúc đề tài

Bên cạnh phần mở đầu và phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tàiliệu tham khảo, chúng tôi triển khai phần nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 Giới thuyết chung về mã văn hóa các con số và vai trò của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong việc thể hiện tâm thức văn hóa của người Việt

Chương 2 Định vị những mã văn hóa về con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích.

Chương 3 Ý nghĩa của mã văn hóa con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích.

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ MÃ VĂN HÓA CÁC CON SỐ VÀ VAI TRÒ CỦA THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, CỔ TÍCH TRONG VIỆC THỂ

HIỆN TÂM THỨC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT

1.1 Giới thuyết chung về văn hóa và mã văn hóa

1.1.1 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khácnhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người

Trong chữ Hán từ văn hóa xuất hiện khá sớm Quẻ Bí trong “Chu Dịch” nói: “Quan hồ thiên văn, dĩ sát thời biến; quan hồ thiên văn, dĩ hóa thành thiên

hạ”[45;30], có nghĩa là: quan sát thiên văn để xét sự đổi dời của bốn mùa; xem

văn vẻ của người để giáo hóa thiên hạ

Theo giải thích của Khổng Dĩnh Đạt thời Đường, trong “Chu Dịch chính

nghĩa”, cái gọi là: “Nhân văn hóa thành” ở đây có hai nội dung là: (1) chỉ những

sách kinh điển như: Thi, Thư, Lễ,… (2) chỉ phong tục lễ nghĩa của con người

Trong sách “Thuyết uyển – Chỉ vũ” của Lưu Hướng thời Tây Hán có câu:

“Thánh nhân chi trị thiên hạ dã, tiên văn đức nhi hậu vũ lực Phàm vũ chi hưng,

vi bất phục dã, văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru” [45;30], nghĩa là: bậc thánh

nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực Phàm động đụng đến

võ là để đối phó với kẻ không chịu phục, giáo hóa bằng văn mà không chịu thayđổi thì sau mới trừng phạt Văn hóa ở đây chỉ sự giáo hóa, đối lập với vũ lực

Gần với hàm nghĩa này có câu: “Văn hóa nội tập, vũ công ngoại dụ” nghĩa là:

giáo hóa bằng văn để hòa mục bên trong, dùng vũ công để dẹp yên bên ngoài,được chép trong “Bổ vong thi” của Tấn Thúc Tích Văn hóa, đó chính là chế độvăn trị giáo hóa, lễ nhạc điển chương Cách giải thích này được duy trì ở TrungQuốc mãi đến thời cận đại

Nghĩa ban đầu trong tiếng Hán, văn hoá có nghĩa là những nét xăm mình

qua đó người ta nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị

sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm lĩnh

Trang 10

quyền lực siêu nhiên Theo lối chiết tự chữ Hán: “văn” là hoa văn, tức “đẹp đẽ”,

“hoá” là giáo hoá, tức là “làm cho hoá thành” Tóm lại, văn hoá có nghĩa là làm

cho hoá thành đẹp”[45;30].

Còn ở phương Tây, từ văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh (culture), có nghĩa gốc là “vun trồng” hoặc “trồng trọt”, về sau có thêm rất nhiều nghĩa như: cày cấy, cư trú, luyện tập, lưu tâm hoặc chú ý, kính thủy thần,… chỉ những hoạt

động tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người Cũng bắt nguồn

từ từ Cultura mà trong Anh văn và Pháp văn từ văn hóa đều được viết là

Culture, trong Đức văn là Kuntur Hiện tại trong ngôn ngữ ở các nước phương

Tây như: Anh, Pháp, Đức,… vẫn còn bảo lưu một số nét nghĩa này

Giữa thế kỉ XIX, ở phương Tây, một số ngành khoa học nhân văn như:nhân loại học, xã hội học, dân tộc học,… ra đời và phát triển thì khái niệm vănhóa cũng theo đó phát sinh những biến đổi, bắt đầu có nghĩa hiện đại, trở thànhthuật ngữ quan trọng của các ngành khoa học mới phát triển này

Người đầu tiên sử dụng từ văn hóa với tư cách là thuật ngữ chuyên môn làE.B.Tylor, ông tổ ngành nhân loại học nước Anh Khái niệm văn hóa đã được ông

định nghĩa trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy”, xuất bản năm 1871: “Văn hóa là

một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những năng lực, tập quán của tất cả mọi xã hội” [8;13] Từ đó

về sau, các học giả phương Tây đã đưa ra rất nhiều những định nghĩa về văn hóa Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mĩ là A.L.Krber và K.Klaxon đãthu thập được 162 định nghĩa khác nhau về văn hóa Tại hội nghị về văn hóaUNESCO tại Mêhicô năm 1982, người ta cũng đưa ra 200 định nghĩa về vănhóa Hiện nay thì số lượng khái niệm về văn hóa ngày càng tăng thêm đến vôvàn, rất khó để thống kê hết được Có thể đưa ra khái niệm và định nghĩa về vănhóa như sau:

Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô 1982 để bắt đầu thập kỉ văn hóa

UNESCO đã thống nhất đưa ra khái niệm về văn hóa như sau : “Trong ý nghĩa

rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người

Trang 11

trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục

và tín ngưỡng” [8;14].

Năm 2002, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa

nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,

hệ thống giá trị truyền thống và đức tin” [8;14].

Cựu tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đưa ra một định nghĩa

“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của

cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [8;15].

Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày quan điểm của mình về văn hóa như sau:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát

minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức

sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[26;13].

Tác giả Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa trong cuốn “Cơ

sở văn hóa Việt Nam” như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật

chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”

[30;10]

Như vậy với cách định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóa baogồm thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ranhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người Thứ hai, những sángtạo của con người phải có tính giá trị, tính hệ thống, tính lịch sử thì mới được coi

là văn hóa

Trang 12

Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, tác giả PhanNgọc trong “Bản sắc văn hóa Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa khá thấu đáo và

phù hợp với lựa chọn của chúng tôi: “Văn hóa với tư cách là mối quan hệ giữa

thế giới biểu tượng trong đầu óc mỗi cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này,

đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người này, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác” [26;18].

Như vậy có thể thấy: Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần

do con người tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử dài lâu mà tạo nên Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của một cộng đồng nhất định.

1.1.2 Khái niệm về mã văn hóa

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi bắt tay vào nghiên cứu văn hóa là phải tìm thấy những mã và mã văn hóa

Vậy có thể hiểu mã là gì?

Trước hết có thể hiểu mã là hình thức, là vẻ bề ngoài

Bên cạnh đó mã còn được hiểu là tín hiệu, kí hiệu riêng, phần nổi nhất, trội nhất thể hiện tinh thần của đối tượng

Mã có những đặc điểm như sau:

- Có thể cảm nhận được bằng các giác quan như: biển báo, đèn đường,…

- Phải có ý nghĩa đại diện, phổ biến như: đầu lâu xương chéo là tín hiệu của sự nguy hiểm chết người, chữ thập đỏ là tín hiệu của bệnh viện,…

- Phải nằm trong một hệ thống nhất định thì chúng mới có ý nghĩa biểu trưng nếu tách riêng ra hoặc đặt chúng vào hệ thống khác thì ý nghĩa cũ sẽ mất

đi hoặc bị biến tướng đi Ví dụ: cùng là đèn lồng đỏ nhưng nếu treo trong đêm trung thu sẽ có ý nghĩa hội hè, treo trong đám cưới sẽ có ý nghĩa hạnh phúc,…

Trên đây là những cách hiểu về mã, vậy mã văn hóa là gì và cần được hiểu như thế nào?

Trang 13

Có thể nói rằng mã văn hóa là những mã vừa mang đặc trưng của mã, vừa mang những đặc trưng của văn hóa Mã văn hóa là những tín hiệu, kí hiệu có

tính thẩm mĩ, tính đại diện, trong nó biểu hiện đặc điểm, giá trị văn hóa một cộng đồng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà “Mã văn hóa (cultural code) là kết tinh

của những giá trị văn hóa, là phần nổi trội nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định tương đối của cộng đồng Nó biểu hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hóa, biểu tượng văn hóa, chìm sâu bên trong là vô vàn lớp nghĩa luôn đòi hỏi giải mã thì mới có thể hiểu được con người và cộng đồng đó” [12;46].

Đầu lâu xương chéo là một mã nhưng chưa phải là một mã văn hóa vì nóchỉ có giá trị thông tin mà hầu như không mang tính nghệ thuật, không thể hiệnchiều sâu tư tưởng và đặc điểm văn hóa, quan niệm một cộng đồng

Mã văn hóa theo chúng tôi quan niệm bao gồm 3 dạng: kí hiệu, tín hiệu

văn hóa (cultural signs), biểu tượng văn hóa (cultural symbols) và mật mã văn hóa (secret codes of culture)

a Tín hiệu, kí hiệu văn hóa

Theo chúng tôi, để được coi là tín hiệu, kí hiệu văn hóa nó phải thỏa mãnnhững điều kiện sau: đó là cái có thể cảm nhận được bằng các giác quan; phải cótính thẩm mĩ gắn với đặc trưng văn hóa; có ý nghĩa, đại diện cho một yếu tố vănhóa nào đó khác với chính nó; giữa tín hiệu và nội dung của nó có mối liên hệphổ biến, liên tục, dễ nhận diện, có thể lí giải được, thường lí giải một lần làxong như kí hiệu âm dương, cờ lễ hội, thập ác;…nó phải nằm trong một hệthống kí tín hiệu văn hóa nhất định Các tín hiệu văn hóa có thể là tín hiệu vănhóa mang tính quốc tế như quyển sách mở và cái bút là tín hiệu của sự học tậphoặc của riêng văn hóa một nước, một dân tộc như cờ cá chép được treo lên làtín hiệu ngày hội dành cho con trai Nhật Bản, hay lá cờ đỏ sao vàng là quốc kìcủa riêng Việt Nam,…

b Biểu tượng văn hóa

Nghĩa gốc là một vật được chia làm hai nửa, mỗi bên giữ một nửa, khikhớp lại sẽ nhận ra mối quan hệ

Trang 14

Biểu tượng văn hóa là một loại tín hiệu riêng, có chiều sâu và phong phúhơn tín hiệu văn hóa Biểu tượng được hình thành trong quá trình dài lâu, có tínhước lệ và bền vững, là cảm quan, nhận thức được lắng đọng, kết tinh, chắt lọctrải qua bao biến cố thăng trầm vẫn không bị phai mờ mà ngược lại càng khắcsâu vào tâm khảm con người Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác cái bấtkhả tri giác.

Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng được cả cộngđồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài, song giữabiểu tượng và cái được biểu trưng nhiều khi có mối quan hệ đứt nối, gián đoạnkhiến người ta khó nhận ra Nó chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệudẫn ta đến với cái khó có thể nhìn thấy được, nhưng nếu đã là biểu tượng chắcchắn nó đại diện cho các khía cạnh bản chất nào đó của văn hóa một cộng đồng.Thời gian và không gian làm cho cái được biểu trưng bị mờ đi, khuất lấp Khicái được biểu trưng xa rời quy ước ban đầu đó, nó mở đường cho sự hình dung

và giải thích chủ quan của con người Phải tìm ra chìa khóa mới khai mở đượcbiểu tượng và hầu như không thể giải mã biểu tượng một lần là xong

Biểu tượng có một số đặc điểm sau đây:

Đó là tính chất sống động, khó nắm bắt, khó xác định, do tính lịch sử:đồng đại - lịch đại và do nó trải nghiệm qua thời gian lâu dài, ít nhiều đã có biếnthiên, thay đổi theo thế hệ và thời đại

Bên cạnh đó, nó có tính chất ổn định tương đối, phải ổn định mới trởthành biểu tượng, nếu nó luôn thay đổi, nó sẽ không còn mang tính biểu tượngnữa, bởi giữa cái biểu tượng với cái được biểu tượng không thay đổi hoặc ít thayđổi thì sự khám phá mới có ý nghĩa

Biểu tượng có thể lí giải được nhờ liên hệ với những yếu tố khác trongmột trường liên tưởng Ví dụ như con chim là biểu tượng cho mặt trời, từ đó nódẫn ta tới liên tưởng về con diều, quả còn, quả cầu, đánh đu,… gắn với nhữngtrò chơi mà khi chơi người ta đều phải tung cao hoặc cho bay cao lên, gần gũivới biểu tượng chim và mặt trời Trường liên tưởng của biểu tượng càng rộng, sựkhám phá biểu tượng càng phong phú và hấp dẫn

Trang 15

Biểu tượng luôn mang tính quan niệm, bởi nó bắt nguồn từ tư duy hìnhtượng Nó có nhiều cấp độ xâm nhập với cái được biểu trưng, các cấp độ đóphản ánh trình độ tư duy và quan niệm nghệ thuật của con người.

c Mật mã văn hóa

Mật mã là một mã khóa bí mật, là cách duy nhất để lí giải cái không thể lí

giải bằng cách nào khác Nó cần phải có chìa khóa để lí giải và không bao giờ cóthể giải thích một lần là xong Nó là một không gian mở cho người ta có thểkhám phá liên tục mà không ai dám khẳng định là có thể giải mã hoàn toàn đúng

và khám phá hết bí mật

Đối với việc nghiên cứu mã văn hóa, mật mã quá bí ẩn, khó có thể giải

mã được Tín hiệu thì đơn giản, giải mã một lần là xong Biểu tượng thì phongphú và có chiều sâu hơn nhiều Vì vậy, trong giải mã văn hóa thì giải mã biểutượng là có ý nghĩa hơn cả

Thấu hiểu ý nghĩa của các biểu tượng, nói rộng ra là hiểu được hệ giá trịvăn hóa của một dân tộc được kết tinh lại trong biểu tượng tức là có thể hiểu đếntận cùng con người và dân tộc ấy

Nói về biểu tượng văn hóa, nhà ngôn ngữ, nhà văn hóa Levis Strauss cho

rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu

tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, các nguyên tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo” [40; 23].

Từ đó có thể thấy, muốn hiểu văn hóa, cách làm hữu ích nhất là tìm hiểuqua các biểu tượng văn hóa

Như đã nói ngay ở phần đầu, khi nghiên cứu văn hóa thì ta không thể bỏqua các mã và mã văn hóa Trong văn hóa dân gian, hàng loạt các mã văn hóa đãhòa nhập cùng với tín ngưỡng, hiển hiện ở phong tục, náu mình trong thần tích,

kí thác ở tâm linh, ẩn tàng trong nghệ thuật truyền thống và thể hiện khá rõ néttrong kho tàng văn học dân gian Với những giá trị nhân văn và khoa học khôngthể phủ nhận, mã văn hóa được xem như một chiếc chìa khóa vạn năng để mở racánh cửa sau bao ngày phong kín; đi vào nghiên cứu, lí giải các mã văn hóa làmột hướng tiếp cận có hiệu quả để có thể thấu hiểu được các vấn đề về văn hóa,

Trang 16

xã hội, văn học nghệ thuật, cũng như các quan niệm về vũ trụ và nhân sinh mỗithời đại, các dấu vết văn hóa được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quáncủa cộng đồng mình.

Tựu chung lại, mã văn hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của văn hóa dângian, với một phương diện cụ thể là văn học dân gian với ba thể loại tiêu biểu làthần thoại, truyền thuyết và cổ tích có thể cảm nhận rõ nét điều đó Nhưng cũngcần phải nhấn mạnh rằng với một mẫu số chung là các mã văn hóa, nếu chỉ nhìnnhận nó một cách tổng quát, chung chung, đại khái thì không thể hiểu cặn kẽcũng như sâu sắc các lớp ý nghĩa gói ghém bên trong đó được Bởi vậy mà cầnphải phân loại các mã văn hóa đó thành những kiểu, dạng, nhóm cụ thể để cùngkết hợp với các thao tác và kĩ năng khác trong khi tiến hành giải mã, các lớp ýnghĩa dần dần được bóc tách, hiện diện thể hiện cho những khía cạnh khác nhaucủa tâm thức văn hóa thí mới có thể nắm bắt được chiều sâu của nó Đó chính làmục đích mà người nghiên cứu luôn hướng tới

1.2 Mã văn hóa về các con số

1.2.1 Mã văn hóa về các con số trong tâm thức văn hóa

Trong quá trình đấu tranh cải tạo thiên nhiên và phát triển đời sống xã

hội, loài người sớm phát hiện ra những con số và đều có những quan niệm xungquanh chúng Các con số tồn tại hàng ngàn năm, từ đời này qua đời khác mà khó

có thể xóa đi, trái lại nó ăn sâu vào tâm thức dân tộc, tiềm thức mọi người và ănsâu vào mọi ngóc ngách đời sống con người, nó hiện lên trong tâm tư, trong thóiquen ăn nói, cách tư duy, đến các tín điều, tới các quyết định quan trọng, trongphong tục dân gian, có khi luồn sâu đến kì lạ như có linh hồn, có số phận vớimọi buồn vui của con người, của dân tộc, của thời đại Điều đó chứng tỏ, nó cómột đời sống vô cùng phong phú, sinh động mà thời đại đã chứng minh rõ nétcho điều đó

Cũng phải nói rằng cùng là một con số nhưng nó không đồng nhất vớinhau về quan niệm, có thể với dân tộc này con số đó mang một ý nghĩa linhliêng, người ta tin nó mang lại những điều tốt lành cho bản thân và cộng đồng đểrồi tôn sùng nó; nhưng đối với dân tộc khác thì con số đó mang những ý nghĩa

Trang 17

ngược lại và hệ quả kéo theo đó là kiêng kị sự có mặt của chúng Có hiện tượngnhư vậy là do đâu? Phải chăng loại hình văn hóa, bản sắc văn hóa của một quốcgia đã chi phối ít nhiều tới kiểu lựa chọn này Nếu vậy thì thông qua các con số

đó ta có thể hình dung được diện mạo văn hóa của một cộng đồng, là hướng tiếpcận tối ưu để có thể thấu hiểu lối nhận thức, tư duy cũng như tâm tư tình cảmcủa con người chung sống trong cộng đồng đó một cách sâu sắc Hay nói mộtcách khác, các con số đó được xem như là các mật mã hay mã văn hóa, thậm chí

là biểu tượng văn hóa mà đi sâu vào kiến giải ta có thể cảm nhận được tâm thứcvăn hóa của dân tộc đó một cách rõ nét nhất

Để minh chứng cho điều đó, sau đây chúng tôi xin được đưa ra nhữngquan niệm về các con số từ các góc độ khác nhau và giữa các quốc gia với nhau

mà chúng tôi đã tổng hợp được từ các nguồn tư liệu khác nhau [1], [13], [25],[30], [31], [32], [40] , [54] …

Số 1

Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu,luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới một sinh linh mới, một sứcsống mới cho mọi người

Còn thần số học phương Tây thì cho rằng số 1 tượng trưng cho sự hùngmạnh, sự độc lập, sự lãnh đạo, lập trường vững chắc, ít thay đổi Số 1 còn tiêubiểu cho sự thông minh, sáng tạo, một ý chí sắc bén, tượng trưng cho nguyên lícăn bản của đời sống

Trong bài trí phong thủy, số 1 được coi là con số của thần thánh, củahoành đồ Được hiểu như là con trai của cõi trời Số 1 tượng trưng cho cái đỉnhtối thượng, đỉnh núi cao độc nhất không còn ai khác

Số 2

Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc và điều hành chonhững sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè Số 2 tượng trưng cho sự cân bằng

âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật Các câu đối

đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới

Trang 18

Thần số học phương Tây thì quan niệm số 2 tượng trưng cho sự hòa nhã,ngọt ngào, sẵn sàng giúp đỡ và xã giao khéo léo.

Số 3

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các

trạng thái hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam

giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ - Hiện tại – Tương

lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa Phúc – Đa Lộc – Đa Thọ),

Tam tài (Thiên – Địa – Nhân).

Số 3 còn tượng trưng cho tình cảm, tài năng đại chúng Số 3 tiên đoán sựthành công trong các ngành khoa học kĩ thuật nếu biết dung hòa sự thành côngvới khả năng tinh thần Số 3 liên hệ với sao Mộc Tinh (Jupiter) – được đặt theotên vị thần vĩ đại nhất trong thần thoại La Mã, là hành tinh lớn nhất trong hệ MặtTrời và sao Mộc được xem như là vua của các hành tinh

Được xem là con số vững chắc, như kiềng ba chân là một hình thức vững

chắc nhất Người Trung Quốc có câu: “Ba với ba là mãi mãi” (bất tận và biểu

Người Trung Hoa thường không thích số 4 vì cách phát âm chữ số 4 gần

giống như phát âm chữ tử.

Nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âmdương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc Trong dân gian ViệtNam, con số 4 lại được sử dụng khá nhiều, biểu trưng cho những nhận định sau:

Về hiện tượng tự nhiên:

Tứ phương: đông, tây, nam, bắc; thời tiết: có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; bốn cây tiêu biểu cho bốn mùa là mai, lan, cúc, trúc.

Về hiện tượng xã hội

Trang 19

Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân sĩ, nông, công, thương Về nghệ thuật: cầm, kì, thi, họa Về lao động: ngư, tiều, canh, mục Tứ thư: đại học,

trung dung, luận ngữ, Mạnh Tử Tứ bảo của trí thức: giấy, bút, mực, nghiên Tứ

đại đồng đường: cha, con, cháu, chít.

Về con người:

Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Về đạo đức con người: hiếu, lễ, trung, tín Đối với người

phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh Tứ bất tử: thần, tiên, phật, thánh Tứ linh: long,

li, qui, phượng Tứ đổ tường: tửu,sắc, tài, khí.v.v…

Số 5

Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết ngũ hành Mọi việc bắt

đầu từ năm yếu tố trời đất có ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; người quân tử

có ngũ đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; cuộc sống có ngũ phúc: phúc, lộc, thọ,

khang, ninh

Theo thần số học phương Tây, số 5 tượng trưng cho một trực giác thiênbẩm, tượng trưng cho uy quyền thiêng liêng, sự nhanh trí, hoạt động theo cảmhứng, phiêu lưu, gan dạ, sự kết hợp của tinh thần và vật chất

Số 5 còn tượng trưng cho sự trường thọ và bất diệt, cũng là con số tuyệtvời dùng trong bài trí phong thủy

Số 6

Số 6 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới sự thuận lợi về tiền bạc và vậnmay cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người số 6 là số lộc,thì lối viết số 6 với một nét cong vào thân ý như lộc sẽ luôn vào nhà

Ngoài ra, lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất Con ongthường làm tổ theo khối lục giác, lục căn

Trong phong thủy thì quan niệm rằng một sự bài trí dùng bất cứ đồ vật có 3,

6, 9 món đều tốt cho việc hóa giải những khu vực xấu hoặc những nơi hướng xấu

Số 7

Người Ấn Độ coi số 7 là con số toàn hảo Họ thờ thần Bò Cái, vì vậy cótục đám cưới, đôi trai gái phải dắt tay nhau đi 7 vòng quang đống lửa đốt bằng

Trang 20

phân bò khô và đọc những lời thề chung thủy Theo Đạo Phật, số 7 có ý nghĩa làquyền năng mạnh nhất của Mặt Trời Những người theo đạo Phật tin rằng trongsuốt tháng 7 âm lịch, tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lạidương gian.

Con số 7 tượng trưng cho thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai

Thời cổ cho rằng, có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng choTrái Đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau cùng với 7 sắc cầu vồngtạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho số 7, đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánhsáng và hy vọng cho loài người

Là một con số có sức mạnh kì diệu Những nguồn gốc truyền thuyết 7ngôi sao (Thất tinh), 7 thanh gươm (Thất kiếm) được dùng trong nghi lễ ĐạoLão tượng trưng cho sức mạnh đẩy lùi ma quỷ trong phong thủy Một sự bài trí 7món đồ vật được ban cho một sức mạnh kì bí và một cảm giác của sự bất khảxâm phạm

Số 8

Người Trung Hoa quan niệm 8 là con số biểu trưng cho sự may mắn và

an lành, cho tiềm năng và sự trỗi dậy Trong tiếng Quảng Đông, số 8 được phát

âm giống như chữ phát Lối viết số 8 thì có hai nét đều từ trên xuống giống kèn

loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người càng làm ăn càng phát đạt

Số 8 còn tượng trưng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu…Trong bài trí phong thủy, hình gương bát quái trước cửa nhà có thể ngănchặn được những ảnh hưởng xấu trước khi ma quỷ xâm nhập

Còn có quan niệm khác cho rằng số 8 tượng trưng cho quyền lực, thànhcông, chiến tranh và tàn phá, có ý nghĩa lúc nào cũng phải tôn trọng công lí và

đề phòng những tai nạn nguy hiểm, sự suy sụp và tàn phá

Số 9

Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sứcmạnh Ngai vàng của vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửuđỉnh để minh họa cho quyền lực của mình Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái,

Trang 21

tôn thờ và gần như trở thành một triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc vàViệt Nam từ sự ảnh hưởng của Kinh Dịch là dựa trên thuật luận số Số 9 tượngtrưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, nên số 9 được ghépcho ngôi vị hoàng đế Tất cả đồ dùng trong cung đình cũng dùng số 9 để đặt tênnhư cửu long bôi, cửu đào hồ, cửu long trụ Hay nói cách biểu thị số nhiều nhưcửu thiên, cửu châu, cửu đỉnh,…

Còn thần số học phương Tây thì quan niệm rằng số 9 thể hiện tình thương

vô bờ bến đối với nhân loại Có ý nghĩa là phải sống khổ hạnh mới tìm ra chân lítrong cuộc đời

Không những thế, quan niệm về các con số còn ăn sâu vào tâm thức dângian của nhiều dân tộc Có thể thấy trong tín ngưỡng phồn thực của người Việtvới những con số chẵn - lẻ, âm - dương được dân gian quan niệm khá phổ biến:

số 1 là con số khởi nguyên, bắt đầu của mọi sự bắt đầu; số 2 là cặp số lưỡng hợplưỡng phân, âm dương hợp đức mà sinh thành; số 3 là con số phát triển; số 4 làcon số thành, số 5 là con số có tỉ lệ cân bằng âm dương hợp lí hơn cả, là chínhgiữa, trung tâm của mọi trung tâm, số 6 là số hoạch phát; số 7 là con số toàn hảo,

số 8 là số tài lộc - hoạch phát, số 9 là số toàn dương, con số thịnh dương nhất…[13;106,107,108 ]

Như vậy có thể thấy rằng với mỗi một con số nếu nhìn nhận ở các góc độkhác nhau cũng như đặt nó trong tương quan so sánh giữa quan niệm của cácnước với nhau thì dễ dàng nhận ra những ý nghĩa khác biệt và rất đa dạng trongbản thân con số đó, thể hiện rõ nét cho lối tư duy, nhận thức của con người vàcộng đồng

1.2.2 Mã văn hóa về con số 3

Theo sự tìm hiểu và thống kê của chúng tôi, con số 3 có tần số xuất hiệnrất cao trong tâm thức văn hóa dân gian của người Việt Số 3 là biểu tượng cho

sự vững chãi, kết dính bền lâu:

- Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

(Ca dao)

Trang 22

- Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

(Ca dao)

Ngoài ra, tư duy con số 3 bí ẩn đã dẫn đến mô hình tam tài và các biểu tượng 3 ông đầu rau; bộ 3 trầu - cau - vôi, tam đa phúc - lộc - thọ… Khát vọng

sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với triết lí âm dương

khiến người ta có những câu nói cửa miệng như: tam thập nhi lập, 3 vuông sánh

với 7 tròn, 3 mặt 1 lời, 3 xôi nhồi 1 chõ, 3 thưng cũng vào 1 đấu, 3 hồn 7 vía, 3 dãy 7 tòa, 3 bò chín trâu, mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng,…

Trong kho tàng truyện cổ dân gian, cấu trúc bộ 3 xuất hiện khá nhiều: 3chàng quan lang, 3 anh em lốt rắn, 3 chàng thiện nghệ, 3 cha con, 3 vợ chồng cáicon, ba mẹ con, 3 con rắn, 3 người đàn bà, 3 vương, 3 rồng, ngã 3 sông, tam tòathánh mẫu, 3 quân tụ hội… Đó là chưa kể đến các con số chỉ thời gian, thứ tự, sốđếm, số lần, nghĩa là con số 3 có những biểu hiện cực kỳ phong phú và đa dạng

Để có thể phân loại các mã văn hóa một cách chính xác, hợp lí và khoa

học cần phải có những căn cứ nhất định, với đề tài Giải mã về con số 3 trong

tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) chúng tôi đã dựa vào các tiêu chí sau đây:

Thứ nhất: Nói một cách khách quan rằng con số 3 trong thần thoại, truyềnthuyết và cổ tích không phải lúc nào xuất hiện nó cũng ẩn chứa mã văn hóa mànhiều khi nó cũng là một con số ngẫu nhiên, nhìn nhận một cách thông thườngthì không thể phân biệt được; bởi vậy mà cần phải căn cứ vào ý nghĩa của chúngtrong dãy số tự nhiên cũng như trong quan niệm của thần số học, phong thủy và

âm dương ngũ hành, tín ngưỡng,… để có thể xác định được đâu là số 3 ngẫunhiên và đâu là số 3 ẩn chứa những mã văn hóa cần phải đi sâu vào kiến giải

Thứ hai: Căn cứ vào nội dung tác phẩm thể hiện và hình tượng nhân vật

Có thể nói sẽ không phân loại mã văn hóa về con số 3 chính xác được nếu nhưkhông nhìn nhận ý nghĩa của con số đó xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tácphẩm cũng như ý nghĩa của các hình tượng nhân vật đó thể hiện Bởi vì nếu xét

về câu chữ thì có rất nhiều số 3 tưởng chừng như là con số ngẫu nhiên và cứ làm

Trang 23

như vậy cho đến khi kết thúc tác phẩm thì có lẽ sẽ không tìm thấy được mã vănhóa nào ẩn chứa trong đó.

Minh chứng rõ nét cho việc sử dụng tiêu chí này là con số 3 trong truyện

“Rắn báo oán” [3;452, 453], những số 3 lần lượt xuất hiện trong như sau: “Lần

này mặt u mày chau, lại còn dắt theo cả ba đứa con nữa”; “Người ấy năn nỉ rằng xin thầy hãy đợi cho tôi ba năm nữa, các con tôi cứng cáp thêm tôi sẽ dọn đi”; “Sáng hôm sau ông cho người đến báo với anh trưởng tràng nói với các học trò hoãn việc làm nhà ba ngày nữa”; “…nên chúng con đã đánh chết ba con con”; hoặc “có âm mưu ám hại nhà vua sẽ bị xử tội chết cả ba họ”; “Đúng vào chữ Đại, lại ngấm đến cả tờ thứ ba”; “Thế rồi ngày 16 tháng 4 năm 1442 Nguyễn Trãi và cả ba họ đều bị hành hình”; “Và ba con rắn bị chết kia đã tu luyện thành tinh”.

Trong truyện này, nếu không xét về nội dung mà tác phẩm thể hiện thì số

3 ở đây chỉ là một con số thông thường chỉ số đếm, thời gian, số lượng và thứ tự.Nhưng điều đó không hợp lí vì thực hiện thao tác này thì ta không thể nhận thấy

mã văn hóa về con số 3 ở đây mà với truyện “Rắn báo oán” thông qua con số 3chúng ta có thể một phần nào đó cảm nhận được cái tàn bạo khủng khiếp của chế

độ quân chủ chuyên chế đè nặng lên không phải một mà nhiều thế hệ phải gánhchịu hậu quả Như vậy xuyên suốt ý nghĩa của cả câu chuyện có thể thấy con số

3 ở đây ẩn chứa mã văn hóa về lịch sử rất cần được khai thác và làm sáng tỏ ýnghĩa Do đó chúng tôi thấy rằng sử dụng tiêu chí căn cứ vào nội dung tác phẩmthể hiện và hình tượng nhân vật là rất cần thiết trong khi thực hiện đề tài này

Thứ ba: Nhìn nhận con số 3 dưới góc độ văn hóa tín ngưỡng, phong tục

Có rất nhiều số 3 trong các truyện của ba thể loại này thể hiện cho một tínngưỡng, một phong tục trong dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡngthờ Mẫu, tín ngưỡng thờ thần, phong tục hôn nhân như anh em lấy chung một

vợ, tục con gái lấy chồng rồi lại quay về nhà mẹ đẻ một thời gian sau mới quaylại gia đình nhà chồng,… Nhưng để gọi cho con số 3 đó một cái tên chính xác và

có những kiến giải sâu sắc thì phải nhìn nhận con số đó dưới góc độ tín ngưỡng,phong tục

Trang 24

Thứ tư: Căn cứ vào đặc trưng thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích.

Ba thể loại này có quan hệ không ít đến tín ngưỡng, phong tục của một dân tộc,xung quanh phong tục nhất là tín ngưỡng thường vẫn có thần thoại, truyềnthuyết, cổ tích lưu hành Nhiều môtip hoặc hình tượng trong các truyện truyềnthuyết, cổ tích còn lại cho đến ngày nay, mặc dù đã phai nhạt dấu vết nguyênthủy nhưng nếu suy nguyên cặn kẽ và thận trọng, cũng có thể tìm ra các lớpnghĩa tối cổ, phản ánh những phong tục, tín ngưỡng xa xưa

Như tục thờ thần rắn, tín ngưỡng hiến tế thần linh và tín ngưỡng phồnthực,… Có thể nói tín ngưỡng là vú nuôi của truyền thuyết và cổ tích; ngược lại

cổ tích và truyền thuyết là kẻ tuyên truyền đắc lực cho tín ngưỡng

Không chỉ có vậy mà sự xuất hiện của thần thoại, truyền thuyết và cổ tíchcòn gắn chặt với các đặc điểm về sản xuất, về sinh hoạt, về tư tưởng của conngười tương ứng với mỗi thời đại lịch sử mà họ sống

Có thể coi đây là những đặc trưng quan trọng của ba thể loại này để thôngqua đó con số 3 trong các truyện thần thoại truyền thuyết, cổ tích được nhận diệnchính xác và khách quan hơn

Trên đây là bốn tiêu chí mà chúng tôi đã sử dụng và coi như là những căn

cứ rất quan trọng để có thể tiến hành thống kê và phân loại mã văn hóa về con số

3, làm cơ sở cho việc giải mã văn hóa đạt hiệu quả tốt nhất

1.3 Vai trò của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Việt Nam trong việc thể hiện tâm thức văn hóa dân gian

1.3.1 Tâm thức văn hóa

Tâm thức là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (conscicusness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn và trí tưởng tượng.

Tâm thức là dòng ý thức Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của

bộ não Đôi khi trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm hoạt động của tiềm thức con người [40, 456].

Trang 25

Có nhiều học thuyết về tâm thức và hoạt động của nó Các nghiên cứu cổxưa nhất được ghi nhận về tâm thức là của Đức Phật, Plato, Aristotle,Adishankara và các triết gia Hy Lạp, Ấn Độ khác.

Các học thuyết tiền khoa học, dựa trên thần học, tập trung vào mối quan

hệ giữa tâm thức và linh hồn – cái được cho là tinh túy siêu nhiên thần thánh trờicho của con người

Các lý thuyết hiện đại dựa vào hiểu biết khoa học về bộ não, cho rằng tâmthức là một hiện tượng của bộ não và đồng nghĩa với ý thức

Tâm thức đôi khi được gọi tắt là tâm, theo Từ điển “Hán Việt Thiều Chửu”, có nghĩa là tim, người xưa cho rằng tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái

gì thuộc về tư tưởng, nhận thức, tư duy cũng như biểu hiện cảm xúc đều gọi là

tâm, ví dụ như tâm địa, tâm cảnh, tâm lý,…

Tâm thức văn hóa là một khái niệm chỉ trí tuệ, ý thức với các quan niệm, các tinh hoa di sản văn hóa ẩn sâu trong tâm khảm và tiềm thức của nhân dân nhiều thế hệ, nhiều thời đại thể hiện trong các kết hợp của tư duy, trí nhớ, cảm xúc, tâm hồn, ý muốn và trí tưởng tượng do một cộng đồng sản sinh, sáng tạo và nuôi dưỡng.

1.3.2 Vị trí vai trò của thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

Đối với một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước như Việt Nam thì trongcác phương diện của đời sống hàng ngày, điển hình là trong kiến trúc điêu khắc,

mỹ thuật dân gian, hay phong tục và lễ hội đều thể hiện rất rõ tâm thức văn hóa

của dân tộc Không chỉ có những phương diện đó mà kho tàng văn học dân gianđặc biệt là thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích cũng thể hiện rất rõ điềunày

Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong dòng văn học dân gian, xuất

hiện ở buổi bình minh của lịch sử nhân loại, là truyện kể về các vị thần và nhữngđiều thần bí, là hình thức nhận thức thế giới đặc trưng của con người thời cổ.Thông qua sự thần thánh hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội, conngười đã gửi gắm khát vọng giải thích tự nhiên, xã hội và ước mơ chinh phục thếgiới đó

Trang 26

Chẳng hạn như quan niệm về sự sinh sản của con người thời đó được bộc

lộ qua môtip sinh đẻ thần kì Người mẹ nhân vật chính của sự sinh sản này cóthể nằm mộng nuốt mặt trăng, được mây lành che, dẫm vào vết chân lạ,… sau đóthụ thai và sinh con Sự thụ thai như thế hoàn toàn không cần nhờ đến người cha,thể hiện rõ nét cho điều đó ở việc người mẹ kết hôn nhưng không sinh con vớichồng mà lại với một đối tượng khác như rắn phủ, giao long quấn, rồng ấp,…Qua những câu chuyện thần thoại kiểu đó đã cho ta thấy sự khát khao của ngườixưa mong muốn giải thích được nguyên nhân của sự sinh sản, nhưng hiểu biếtcủa họ vẫn rất ngây ngô, chưa đủ khả năng để lí giải được chính xác hiện tượng

mà họ cảm thấy mơ hồ

Khi nhận thức của con người đối với muôn vật ngày càng chính xác vàsâu sắc hơn, khi thế giới thần linh mất dần sự linh thiêng đối với con người, khinhững yếu tố xã hội và tinh thần thực tế thôi thúc con người khám phá thế giới

tự nhiên theo hướng khác, thì thần thoại mất dần chỗ đứng trong đời sống cộngđồng, nhường chỗ cho một thể loại mới xuất hiện và đảm đương những sứ mệnhmới

Kế thừa nhiệm vụ của thần thoại là truyền thuyết, đó là truyện kể về

những nhân vật và sự kiện hư cấu hay xác thực, có liên quan tới lịch sử trọng đạicủa dân tộc hay giai cấp, qua đó nhân dân thể hiện ý thức và thái độ đối với nhânvật và các sự kiện lịch sử Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận

xét về truyền thuyết: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự

thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng Chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích” [11] (Phạm Văn Đồng – Nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương – Báo Nhân dân số ra ngày 29/4/1964).

Như vậy thông qua các câu chuyện của thể loại truyền thuyết, chúng ta cóthể thấu hiểu được quan điểm lịch sử, cũng như hình dung được công cuộc đấutranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, sức mạnh của tình đoàn kết và cảm nhậnđược vẻ đẹp của trí tuệ, tâm hồn người Việt ở trong đó một cách sâu sắc

Trang 27

Song hành cùng truyền thuyết là cổ tích, đó là những truyện kể có yếu tố

hoang đường kì ảo Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sựphân hóa giai cấp, giàu nghèo, tốt xấu Qua những số phận khác nhau của nhânvật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và ước mơcủa nhân dân lao động về một xã hội công bằng, dân chủ và hạnh phúc

Chúng ta có thể cảm nhận rõ nét nhất khát vọng đổi đời của những conngười nhỏ bé, tội nghiệp còng lưng dưới gánh nặng của cuộc sống bần cùng hayquằn quại vì bị áp bức, bóc lột nặng nề trong các truyện như: “Tấm Cám”, “SọDừa”, “Thạch Sanh”, “Lọ nước thần”, “Sự tích con khỉ”, “Cây tre trăm đốt”,…tình nghĩa vợ chồng chung thủy thể hiện qua truyện: “Núi Vọng Phu”, “Sự tíchcon Sam”, “Gái ngoan dạy chồng”,… hay tình bạn keo sơn gắn bó cũng đượcthể hiện khá rõ qua câu chuyện: “Sự tích chim quốc”, “Ba người bạn”,…

Không chỉ tồn tại dưới dạng bản kể mà văn học dân gian nói chung, thầnthoại, truyền thuyết và cổ tích nói riêng còn liên quan chặt chẽ với mọi phươngdiện khác nhau của đời sống xã hội Nó gắn bó với tín ngưỡng, lễ nghi, phongtục tập quán, sinh hoạt lớn nhỏ trong các làng quê Việt Nam xưa cũng như nay

Chúng ta vẫn thấy người ta cúng thần Đất trước khi động thổ làm một việc

gì đó quan trọng hay cúng vua Bếp vào ngày 23 tháng Chạp, khảo cây vào ngày

5 tháng 5 âm lịch, lập đền thờ thần núi, thần sông, Các vị thần đó vẫn còn sốngcùng chúng ta bởi ta vẫn còn tin có họ, còn mong họ có thể giao cảm và phù trợcho ta Đó là gì nếu không phải là những quan niệm thần thoại cổ xưa còn đượclưu giữ lại trong quan niệm và tình cảm của con người

Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội là những lĩnh vực khác nhau nhưng giữachúng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau Truyền thuyết khiến lễ hội có nộidung linh thiêng hơn, còn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết sinhđộng hơn, thu hút được sự gắn bó và cộng cảm của tập thể Lễ hội là nơi didưỡng truyền thuyết, ngược lại nhờ truyền thuyết mà lễ hội được tiếp thêm sứcsống dồi dào Tất cả tạo nên một diện mạo văn hóa hoàn chỉnh, mang dấu ấnriêng Có thể thấy rõ điều này qua tục đánh cá và ăn gỏi cá ở Thanh Kiệt, PhúThọ theo tích Sơn Tinh tiêu diệt quân Thủy Tinh, còn ở Thanh Sơn có trò Bách

Trang 28

nghệ khôi hài được giải thích là để mua vui cho công chúa Ngọc Hoa trên đường

về nhà chồng, trò đánh phết ở Tam Nông, Phú Thọ gắn liền với tích Thiều Hoaluyện quân,…

Như vậy có thể thấy rằng, văn học dân gian nói chung, thần thoại, truyềnthuyết và cổ tích nói riêng luôn đồng hành, gắn liền với lịch sử sinh tồn và pháttriển của dân tộc, cùng với các phương diện khác nhau của đời sống xã hội cóliên quan, thể hiện rất rõ tâm thức văn hóa của con người và cộng đồng

* Tiểu kết: Qua đây, chúng ta cũng có thể thấy rằng văn hóa là một phạmtrù rất quan trọng và vô cùng rộng lớn, nó nhận được rất nhiều sự quan tâm từphía các nhà nghiên cứu ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Cùngvới đó, mã văn hóa cũng đã được các học giả, các nhà nghiên cứu chú ý nhiềuhơn

Thông qua các lĩnh vực của đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong kho tàngvăn học dân gian, tiêu biểu là thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, chúng ta có thểcảm nhận được một cách sâu sắc nhất tâm thức văn hóa của dân tộc

Đặt trong tương quan so sánh giữa quan niệm của các nước về các con số,

ta có thể tổng hợp được rất nhiều lớp ý nghĩa ẩn chứa bên trong các con số đó.Giải mã các con số mà cụ thể là con số 3 trong các truyện thuộc ba thể loại thầnthoại, truyền thuyết và cổ tích là cách tiếp cận có hiệu quả để có thể thấu hiểuđược quan niệm, tư tưởng cũng như tâm tư, nguyện vọng của người Việt

Trang 29

CHƯƠNG 2 ĐỊNH VỊ NHỮNG MÃ VĂN HÓA VỀ CON SỐ 3 TRONG THẦN THOẠI,

tư, tình cảm của người xưa để thở than, giãi bày tới muôn người, muôn thế hệ

Chính vì những giá trị đó mà thần thoại, truyền thuyết và cổ tích đượcnhiều người, nhiều thế hệ say mê Vẻ đẹp của nó hấp dẫn suốt cuộc đời của mỗicon người Những giá trị thẩm mĩ sâu sắc và mạnh mẽ của ba thể loại này khôngchỉ bộc lộ qua tri giác, cảm xúc nghệ thuật của người nghe, người kể, người đọc

mà còn hết sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu

Ở thời Bắc thuộc đã có những viên đô hộ ghi chép một số truyện cổ củangười Việt như sách “Giao châu kí” của Triệu Công và Tăng Cổn, sách “Lĩnhbiểu lục dị” của Lưu Tuân ở đời Đường

Đến thời Lý Trần, nhà văn phong kiến đã bắt đầu sưu tầm thần thoại, thầntích và một số truyện cổ dân tộc Thời kì này nổi bật với hai cuốn: “Việt điện ulinh tập” của Lý Tế Xuyên và “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp,chuyên ghi chép những sự tích đã thần thánh hóa về vua chúa, hậu phi và cácthiên thần, nhân thần có đền thờ ở khắp các nơi trong nước

Thế kỉ thứ XVI, có Nguyễn Dữ viết bộ “Truyền kì mạn lục” với một sốtruyện được sưu tầm từ truyền thuyết và cổ tích được lưu hành trong dân chúngnhư: “Liệt nữ Nam Xương”, “Từ Thức”,…

Cũng trong thời gian này, một bộ khác gồm hai quyển, tương truyền là

của vua Lê Thánh Tông với nhan đề là “Thánh Tông di thảo”, với một bộ phận

Trang 30

viết về truyền thuyết và cổ tích dân gian có rất nhiều truyện hấp dẫn như: “Lấychồng dê”, “Tinh con chuột”, “Hoa quốc kì duyên”,…

Vào khoảng cuối Lê đầu Nguyễn có nhiều sách vở xuất hiện trong đó cóloại truyện kí bằng Hán văn Loại sách này có ghi chép ít hay nhiều đến nhữngtruyền thuyết, cổ tích lưu hành trong dân gian Có thể kể đến như: “Công dư tiệpkí” của Vũ Phương Đề, “Tuyền văn tân lục” của Nguyễn Diễn Trai, “Lan trì kiến

văn lục” của Vũ Nguyên Hanh, “Sơn cư tạp thuật” của Bùi Huy Bích, “Tang

thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án, “Tân truyền kì lục” củaPhạm Qúy Thích, “Thoái thực quý văn” của Trương Quốc Dụng,…

Cho đến ngày nay, chúng ta cũng có thể tiếp cận nhiều tập truyện thầnthoại, truyền thuyết và cổ tích đã xuất bản và một số hợp tuyển đã ra đời, có thể

kể đến như sau:

Thần thoại:

Chúng ta có thể thống kê các tác giả và tác phẩm như: “Kho tàng thầnthoại Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh; “Thần thoại Việt Nam” của các tácgiả Phạm Hoàng Minh, Việt Dũng, Thu Nga; “Lược khảo thần thoại Việt Nam”của Nguyễn Đổng Chi và tác giả Hoàng Trọng Miên với “Việt Nam văn họctoàn thư”;…

Truyền thuyết:

Thể loại này có “Truyền thuyết Hùng Vương” của tác giả Lê Tượng;

“Truyền thuyết Hùng Vương, thần thoại vùng đất Tổ” của Vũ Kim Biên vàNguyễn Khắc Xương với cuốn “Truyền thuyết Hùng Vương”; nhất là “Tổng tậpvăn nghệ dân gian đất Tổ” do chi hội văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ sưu tầm vàbiên soạn; cuốn “Tinh hoa văn học dân gian người Việt – truyền thuyết dân gianngười Việt” của nhiều tác giả và Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm MinhThảo với cuốn “Truyền thuyết Việt Nam”;…

Cổ tích:

Truyện cổ tích có khá nhiều tác giả biên soạn, song đáng chú ý là các tácphẩm: “Truyện cổ tích nước Nam” của Nguyễn Văn Ngọc; “Truyện cổ tích ViệtNam” của Vũ Ngọc Phan; “Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam” của Chu Xuân

Trang 31

Diên; Nguyễn Đổng Chi với “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” và “Hợp tuyểntruyện cổ tích Việt Nam” của Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung;…

Trong vô vàn các tác phẩm đó để có thể lựa chọn được bản kể đáng tincậy nhất, phục vụ hữu hiệu trong khi thực hiện đề tài này đòi hỏi người nghiêncứu phải tìm đọc các tài liệu sưu tầm về thần thoại, truyền thuyết, cổ tích để trên

cơ sở đó có thể lựa chọn được tác phẩm thích hợp nhất theo hướng đề tài triểnkhai Đó là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết, yêu cầu người thựchiện phải tiến hành với một thái độ nghiêm túc và tích cực

Từ các nguồn tài liệu đó chúng tôi thấy rằng các sách, viết về thần thoại,truyền thuyết và cổ tích của các tác giả thời phong kiến là không thích hợp với

đề tài nghiên cứu của chúng tôi Bởi vì hầu như các truyện chỉ ghi chép một cách

sơ lược, chưa hoàn thiện Có tình trạng này là do các nhà văn bác học sưu tầmtruyện cổ nước nhà với mục đích tìm tài liệu bổ sung cho quốc sử nhiều hơn lànhằm bảo tồn văn học dân gian Dường như các truyện được diễn đạt theo tinhthần tư tưởng của xã hội quân chủ thời tự chủ, pha trộn với các thứ quan niệmcủa phép thuật phù thủy, đồng bóng Do đó người sưu tầm làm giảm mất mộtphần nào đó tính chất sinh động của câu chuyện ban đầu

Minh chứng rõ nét cho điều đó bằng một đoạn tả thần Cao Lỗ trong truyện

“Lý Phục Man” của cuốn “Tân đính hiệu bình Việt điện u linh tập” như sau:

“Cao Lỗ thân dài chín thước, đội mũ đâu mâu sao vàng, mặc áo giáp sắt, tay cầm khai sơn đại phủ, đi dày da voi màu đen, thắt lưng đỉnh vàng, mặt mũi ngạo nghễ, khí thế hiên ngang, vạm vỡ khỏe mạnh, cưỡi con voi chín ngà, dẫn bộ chúng áo xanh theo gió mà đến” Với ví dụ này có thể thấy truyện cổ Việt Nam

một khi phô diễn trên giấy mực thì phần nào đó đã bị biến tướng, nhiều chi tiếttrong đó dễ bị người chắp bút thay đổi vì yêu cầu chính trị của thời đại, vì tâm lí,quan điểm thẩm mĩ của người ghi đã khác xa so với thời điểm ra đời của câuchuyện

Khác với các tác giả phong kiến, các nhà văn, các nhà sưu tầm văn họcdân gian Việt Nam sau cách mạng tháng Tám với thế giới quan rất tiến bộ, họ đãnhận thấy giá trị của các tác phẩm văn học dân gian đối với đời sống và đối với

Trang 32

nền văn học Nên ý thức bảo tồn vốn cũ của văn nghệ dân tộc thể hiện rất rõtrong các công trình của họ Hơn thế nữa với lối ghi chép bằng chữ quốc ngữnên truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích không những thể hiện được mộtcách khách quan, trung thực đời sống, sinh hoạt xã hội của người xưa mà còn thểhiện được cái phần tinh túy là cách diễn đạt sinh động trong các truyện thuộc bathể loại này.

Đặt trong tương quan so sánh đó, chúng tôi quyết định lựa chọn các tácphẩm sưu tầm, tuyển chọn về thần thoại, truyền thuyết và cổ tích của các tác giả

từ sau cách mạng tháng Tám cho đến ngày nay làm tài liệu chính khi thực hiện

đề tài này

Chúng tôi cũng cho rằng, trong cùng một khoảng thời gian tương đối dài

đó (từ sau cách mạng tháng Tám đến nay), số lượng các tác phẩm không phải là

ít, bởi vậy mà cần đưa ra những tiêu chí nhất định để có thể căn cứ vào đó màlựa chọn được những tác phẩm hay nhất, đặc sắc, độc đáo nhất, thích hợp nhấttheo hướng mà đề tài của chúng tôi đang triển khai là điều hết sức cần thiết

Thứ nhất: Tác phẩm đó đã được công bố trong giới nghiên cứu và đã ramắt công chúng, là công trình của các tác giả có thâm niên trong ngành, có uytín và có độ tin cậy cao

Thứ hai: Tác phẩm được chọn phải phong phú hơn về số lượng truyện sovới các tác phẩm khác cùng thể loại Đặc biệt trong tương quan so sánh, côngtrình đó phải có sự bao hàm gần như đầy đủ các mã văn hóa về con số 3 mà cáctác phẩm khác đã có

Thứ ba: Các truyện trong những tác phẩm đó có số 3 ẩn chứa những cứliệu, mật mã và mã văn hóa vượt trội hơn hẳn các tác phẩm khác

Hội tụ được ba tiêu chí kể trên, là những tác phẩm mà chúng tôi sẽ lựachọn làm tài liệu chủ yếu trong khi thực hiện đề tài này, tất nhiên là có thamkhảo tất cả các bản kể khác mà bản thân chúng tôi đã sưu tập được, cụ thể nhưsau:

- Đối với thể loại thần thoại:

Trang 33

Trong quá trình khảo cứu, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng các truyệncủa thể loại này ít hơn hẳn các truyện ở các thể loại khác, nguồn thần thoại cònlại hiện nay chủ yếu là trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc ít người

Có thể trước đây dân tộc Kinh (Việt) có một kho tàng thần thoại kháphong phú Minh chứng cho điều đó có thể thấy là hiện nay những con sông lớn,những ngọn núi cổ, những cây cổ thụ lâu đời,… còn lưu truyền những truyện kể

và những phong tục thờ thần Trong ca dao cổ, trong hình chạm khắc trên trốngĐồng vẫn còn lưu dấu vết của sự tôn sùng Mặt Trời, tôn sùng nước Chẳng hạnnhư truyện “Lạc Long Quân, Âu Cơ” vẫn còn nhiều chi tiết mang dấu tích củathần thoại Trong tên gọi của các ông vua như: Kinh Dương Vương, An DươngVương,… còn lưu dấu vết của những nhân vật ở xứ Mặt Trời Tuy nhiên do sựxâm lấn và sự đồng hóa văn hóa từ phương Bắc, đặc biệt là do xu hướng lịch sửhóa thần thoại rất mạnh của Việt Nam nên những truyện thần thoại nguyên sơcủa người Việt đã bị biến dạng nhiều, phần lớn bị lịch sử hóa, địa phương hóa

mà trở thành truyền thuyết

Chính vì thế mà chúng tôi sẽ chọn những thần thoại bị lịch sử hóa đểthống kê là chủ yếu và không cho phép mình được bỏ qua tất cả những thầnthoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo Do điều kiện tư liệu (thiếu) nên chúng

tôi lựa chọn “ Kho tàng thần thoại Việt Nam” của các tác giả Vũ Ngọc Khánh,

Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Thảo ( Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1995 ) làtài liệu chủ yếu để khảo cứu, còn các tài liệu khác, chúng tôi sẽ sử dụng để thamkhảo, bổ sung nhằm đưa ra được những kết luận khách quan

- Đối với thể loại truyền thuyết:

Chúng tôi tổng hợp toàn bộ những bản kể của các tác giả Vũ Kim Biên,Nguyễn Khắc Xương, Lê Tượng, Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm MinhThảo thì thấy có một hiện tượng sau:

Thứ nhất: Có nhiều tác phẩm trùng lặp nhau và con số 3 trong đó cũng ít

có sự khác biệt, chỉ có một số trường hợp khác biệt cơ bản như truyện “Lạc

Long Quân - Âu Cơ”, “Họ Hồng Bàng”,…

Trang 34

Thứ hai: Những mã văn hóa trong cùng một truyện ở các bản kể của cáctác giả khác nhau cũng có sự khác nhau như truyện “Ba ông đầu rau”, “ThánhGióng”,…

Thứ ba: Chúng tôi nhận thấy rằng kho tàng truyền thuyết về thời đạiHùng Vương sự xuất hiện của con số 3 cũng như các mã văn hóa ẩn chứa trongcon số đó tương đối ổn định, còn thời kì Bắc thuộc và thời kì phong kiến tự chủ

số 3 xuất hiện tuy nhiều nhưng mã văn hóa lại ít

Chính vì những lí do trên mà chúng tôi lựa chọn những bản kể sau đây để

phục vụ cho việc triển khai thực hiện đề tài Giải mã về con số 3 trong tâm thức

văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) đó là bản kể của các tác giả Nguyễn Khắc Xương, Lê Tượng, Vũ Kim Biên

và đặc biệt là “Tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ” ( Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ ) và “Truyền thuyết Việt Nam” của các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị

An, Phạm Minh Thảo ( Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, 1997 )

- Đối với thể loại cổ tích:

Trong quá trình sưu tầm tài liệu, chúng tôi đã tập hợp được rất nhiều cáctuyển tập và hợp tuyển truyện cổ tích của các tác giả như: Nguyễn Đổng Chi,Chu Xuân Diên, Lữ Huy Nguyên, Đặng Văn Lung, Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Ngọc

Phan,… sau quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn “Kho tàng truyện cổ

tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, TB

-2000) làm tài liệu chủ yếu trong khi thực hiện đề tài này Với 201 truyện, trong 5tập cấu thành, Nguyễn Đổng Chi đã chọn lọc và sắp xếp truyện theo một hệthống rất khoa học chẳng những con số 3 xuất hiện dày đặc mà còn có thêm

phần Khảo dị đằng sau mỗi truyện của các dân tộc khác ở Việt Nam và cả ở

phương Tây Chính những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôikhông chỉ trong thống kê và phân loại mã văn hóa về con số 3 mà còn có thể mởrộng so sánh với các truyện khác có cùng cốt truyện với nó để có thể giải mã con

số 3 được khách quan hơn và thỏa đáng hơn

Trang 35

2.2 Thống kê, phân loại các mã văn hóa về con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

a Thống kê sự xuất hiện con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

Chúng tôi tiến hành thống kê sự xuất hiện của con số 3 và mã văn hóa của

nó ở ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích theo hướng sau đây:

Thứ nhất: Tổng hợp số lượng truyện có con số 3 xuất hiện trên tổng sốtruyện trong bản thân một thể loại, sau đó đưa ra số truyện có con số 3 xuất hiện

là ngẫu nhiên hoặc là số 3 ẩn chứa mã văn hóa tương ứng với tỉ lệ % là baonhiêu

Thứ hai: Đối với một thể loại thì số 3 xuất hiện bao nhiêu lần, đặt trongtương quan so sánh với các thể loại khác để có thể đưa ra đây những đánh giákhách quan, những kết luận thỏa đáng về sự khác biệt ở số lần số 3 xuất hiệntrong ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

Sau đây là bảng tổng hợp thể hiện cho hướng thống kê thứ nhất mà chúngtôi đã trình bày ở trên:

Truyện có số 3

xuất hiện trên

tổng số truyện

20/63 57/86

145/201

Truyện có số 3

Truyện có số 3 ẩn

Trước khi đưa ra những nhận xét chúng tôi lập bảng thống kê thứ hai để có thể rút ra được những đánh giá cụ thể

Tổng số lần xuất

Lần xuất hiện số

3 ngẫu nhiên 45 = 67,16% 103 = 37,59% 224 = 39,50%Lần xuất hiện số

3 là mã văn hóa 22 = 32,83% 171 = 62,40% 343 = 60,49%

Trang 36

Qua hai bảng thống kê trên có thể thấy rõ nét một điều rằng: Truyềnthuyết là thể loại luôn dẫn đầu về số lượng truyện có con số 3 xuất hiện (truyềnthuyết có 86 truyện thì có tới 57 truyện có con số 3, chỉ còn 29 truyện là không

có mặt số 3, cổ tích với 201 truyện, với 145 truyện xuất hiện số 3 còn có tới 56truyện không có mặt con số 3; thần thoại còn 43 truyện không có số 3, chỉ có 20truyện trên tổng số 63 truyện); đồng thời cũng là thể loại mà con số 3 ẩn chứa

mã văn hóa cũng vượt trội hơn hẳn số 3 ngẫu nhiên, đứng sau truyền thuyết là cổtích và vị trí cuối cùng là thần thoại

Đối với thể loại truyền thuyết thì có thể thấy kho tàng truyền thuyết Việt Nam bao gồm 3 bộ phận đó là truyền thuyết về thời đại Hùng Vương; về thời kỳ Bắc Thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ Trong bản thân thể loại này, con số 3 với số lần xuất hiện gắn với các mã văn hóa không đồng nhất với nhau giữa các bộ phận Bởi vậy mà chúng tôi lập bảng thống kê trong từng bộ phận của kho tàng truyền thuyết Việt Nam để có thể nhận diện được sự khác biệt giữa số lần xuất hiện cũng như số lượng các mã văn hóa trong từng bộ phận truyền thuyết đó.

Truyền thuyết thời đại Hùng Vương

Truyền thuyết thời kì Bắc thuộc

Truyền thuyết thời kì phong kiến

Trang 37

Với bảng thống kê này có thể thấy rõ ràng một điều rằng, bộ phận truyềnthuyết về thời đại Hùng Vương nổi bật hơn hẳn hai bộ phận truyền thuyết còn lạikhông những ở tổng số truyện viết về thời kì này mà còn hơn hẳn số lần xuấthiện con số 3 ẩn chứa mã văn hóa.

Như vậy thông qua việc thống kê sự xuất hiện của con số 3 trong từng thểloại hay đặt trong tương quan so sánh giữa các thể loại thì có thể thấy rằng:truyền thuyết nói chung và truyền thuyết về thời đại Hùng Vương nói riêng vượttrội hơn hẳn các thể loại và bộ phận khác về tần số xuất hiện các mã văn hóa vềcon số 3 Tại sao lại như vậy ? Đó là một câu hỏi được đặt ra trước sự phân hóa

rõ nét này

Phải chăng người Việt ở thời kì sơ sử này, họ sống thiên về cảm tính, vớinhiều tâm tư, tình cảm cũng như nguyện vọng muốn được gửi tới muôn người,muôn thế hệ nên họ đã quy về các mã và mật mã văn hóa đặc sắc luôn có sứclay động nhưng cũng không kém phần hấp dẫn đối với hậu thế, cắt nghĩa và lígiải được các mã văn hóa về con số 3 là mục đích hướng tới của người nghiêncứu

Mặt khác, do trình độ tư duy đã phát triển cao hơn, trí tưởng tượng đãphong phú, đa dạng hơn (thời kì xuất hiện truyện thần thoại) và cũng do đặctrưng thể loại mà truyền thuyết đã có số lượng mã văn hóa về các con số vượitrội hơn các thể loại khác Dường như tư duy thông qua các biểu tượng văn hóa

là đặc sản của thời đại nền văn hóa, văn minh Đông Sơn và Văn Lang, Âu Lạc.Những biểu tượng văn hóa trên trống đồng và trên các công cụ và đồ dùng thời

kì này cũng cho chúng ta thấy rõ hơn điều đó Hướng tới tư duy trừu tượngkhái quát hóa, giàu tính hình tượng và biểu trưng văn hóa chính là bộc lộ sựtiến bộ vượt bậc của cha ông ta thời tiền sử và sơ sử, thời kì đã sản sinh ra nềnvăn minh sông Hồng - cái nôi của nền văn minh lúa nước

b Phân loại các mã văn hóa về con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết

và cổ tích.

Văn học dân gian Việt Nam là một tài sản vô giá của văn hóa dân tộc cóthể ví nó như một bộ bách khoa toàn thư về đời sống văn hóa truyền thống mang

Trang 38

đậm bản sắc dân tộc Việt, không dừng lại ở đó văn học dân gian còn là một kho

tư liệu vô tận cho mọi ngành khoa học như: sử học, dân tộc học, nhân chủnghọc, triết học, mỹ học,…khám phá và khai thác

Trong kho tàng văn học dân gian đa dạng đó, thần thoại, truyền thuyết và

cổ tích được xem là những thể loại rất quan trọng chứa đầy những mã văn hóa

và 3 là một con số điển hình thể hiện rõ nét cho điều đó mà để có thể thấu hiểuđược thì không phải dễ dàng Có những truyện chỉ có một mã văn hóa nhưngcũng có những truyện có nhiều mã văn hóa chồng lợp lên nhau Dưới đây chúngtôi tiến hành thống kê, phân loại một số mã văn hóa về con số 3 có trong truyệnthần thoại, truyền thuyết và cổ tích như sau:

Thứ nhất: Mã văn hóa về lịch sử:

Những mã văn hóa này có chung cái cốt lõi là sự thật lịch sử, tức là những

mã văn hóa về con số 3 trong truyện thường gắn với thực tế lịch sử, những sựthật có trong lịch sử và đã được lịch sử chứng minh Những truyện như: “HọHồng Bàng”, “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Hùng Vương chọn đất đóng đô” hay

“Phù Đổng Thiên Vương”, “Rắn báo oán”,… đã thể hiện rõ nét mã văn hóa đó

Thứ hai: Mã văn hóa về địa danh, phong thủy:

Loại mã này có trong các truyện như: “Thành Phong Châu”, “Hùng

Vương chọn đất đóng đô”, “Lạc Long Quân trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh”,

… thể hiện rõ nét cho việc suy đoán về “thuật phong thủy” của người xưa hay lígiải một cách hợp lí các địa danh vẫn còn lại cho đến ngày nay như đầm XácCáo, đảo Bạch Long Vĩ,…

Thứ ba: Mã văn hóa về phong tục:

Loại mã này có trong các truyện như: “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Tản Viên

đón vợ”, “Sự tích trầu cau và vôi”, “Ngọc trai giếng nước”, “Sự tích ông đầu

rau”, “Sự tích đá Vọng Phu”…

Thứ tư: Mã văn hóa về tôn giáo:

Loại mã này có trong các truyện như: “Sự tích Trầu cau và vôi”, “Sự tíchđộng Từ Thức”, “Thánh Mẫu Liễu Hạnh”, “Mẫu Thoải”, “Phật Mẫu ManNương”,…

Trang 39

Thứ năm: Mã văn hóa về triết lí âm dương, tam tài:

Có trong các truyện như: “Họ Hồng Bàng”, “Lạc Long Quân – Âu Cơ”,

“Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Hùng Hải trị nước”, “Đại Hải đánh Thục”, “Sự tích ôngđầu rau”, “Sự tích trầu cau và vôi”,…

Thứ sáu: Mã văn hóa về tín ngưỡng:

Loại mã này có trong các truyện như: “Thánh Mẫu Liễu Hạnh”, “MẫuThoải”, “Ba ông đầu rau”, “Bảy Giao, Chín Qùy”, “Lạc Long Quân - Âu Cơ”,

Có thể nói rằng con số 3, nếu không chú tâm nghiên cứu và bóc tách, ta

dễ lầm tưởng như nó là một con số bình thường, ngẫu nhiên, nhưng thực chất nólại ẩn chứa ở trong đó rất nhiều tầng ý nghĩa và khi đi vào kiến giải ta có thểthấy được các mã văn hóa thể hiện cho tâm thức văn hóa của người Việt

Với một mẫu số chung là các mã văn hóa, ta không thể đánh đồng về sự

có mặt của chúng trong tất cả các thể loại mà việc cần làm khi thực hiện đề tàinày là phải xác định được các mã văn hóa về con số 3 rõ ràng trong từng thểloại

Bảng thống kê sau đây thể hiện một cách khái quát nhất cho các mã vănhóa ẩn chứa bên trong con số của từng thể loại và đặt trong tương quan so sánhgiữa các thể loại với nhau để có thể rút ra được nhhững nhận xét cụ thể

Trang 40

Các loại mã Thần thoại Truyền thuyêt Cổ tích

Mã văn hóa về

lịch sử

×

Mã văn hóa về địa

danh, phong thủy

Mã văn hóa về triết lí âm

dương, tam tài

Ngày đăng: 29/01/2015, 20:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Trần Gia Anh (2001), Con số dân gian (TB), NXB Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con số dân gian
Tác giả: Trần Gia Anh
Nhà XB: NXB Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2001
[2]. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã văn học từ mã văn hóa
Tác giả: Trần Lê Bảo
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
[3]. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 2000
[4]. Chu Xuân Diên (1996), Văn hoá dân gian - phương pháp nghiên cứu liên ngành, Trường ĐHTH Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian - phương pháp nghiên cứu liên ngành
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1996
[5]. Chu Xuân Diên (1997), Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn học dân gian, Tạp chí Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn học dân gian
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1997
[6]. Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Trường Đại học tổng hợp T.P Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1989
[7]. Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (1996), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
[8]. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á
Tác giả: Phạm Đức Dương
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2000
[9]. Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi, Đặng Nghiêm Vạn (1969), Phương pháp sưu tầm VHDG ở nông thôn, Vụ Văn hoá quần chúng xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp sưu tầm VHDG ở nông thôn
Tác giả: Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi, Đặng Nghiêm Vạn
Năm: 1969
[10]. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1974
[11]. Phạm Văn Đồng (29/4/1969), Nhân ngày giỗ Tổ vua Hùng, Báo Nhân dân, số 549 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân ngày giỗ Tổ vua Hùng
[12]. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), Mã và mã văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số tháng 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mã và mã văn hóa
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Năm: 2006
[13]. Nguyễn Thị Bích Hà, (2005) Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
[14]. Nguyễn Thị Hiền (1996), Nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bản mục lục tra cứu típ và motip của Anti Aarne và Stith Thompson, Tạp chí văn hóa dân gian, số 2 năm 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu truyện cổ dân gian Việt Nam theo bản mục lục tra cứu típ và motip của Anti Aarne" và Stith "Thompson", Tạp chí "văn hóa dân gian
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 1996
[15]. Nguyễn Xuân Kính (1998), Văn hóa dân gian thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, năm 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí "Văn hóa dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Năm: 1998
[16]. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1989
[17]. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hoá Đông Nam Á
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1993
[18]. Vũ Ngọc Khánh (1996), Dẫn luận nghiên cứu folklore, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu folklore
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1996
[19]. Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Thảo (1995), Kho tàng thần thoại Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng thần thoại Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Thảo
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1995
[20]. Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo (1997), Truyền thuyết Việt Nam, NXB Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo
Nhà XB: NXB Văn hóa Hà Nội
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w