Xác định các mã văn hóa tiêu biểu về con số 3 trong ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

Một phần của tài liệu Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) (Trang 39)

2.3. Xác định các mã văn hóa tiêu biểu về con số 3 trong ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích thoại, truyền thuyết và cổ tích

Có thể nói rằng con số 3, nếu không chú tâm nghiên cứu và bóc tách, ta dễ lầm tưởng như nó là một con số bình thường, ngẫu nhiên, nhưng thực chất nó lại ẩn chứa ở trong đó rất nhiều tầng ý nghĩa và khi đi vào kiến giải ta có thể thấy được các mã văn hóa thể hiện cho tâm thức văn hóa của người Việt.

Với một mẫu số chung là các mã văn hóa, ta không thể đánh đồng về sự có mặt của chúng trong tất cả các thể loại mà việc cần làm khi thực hiện đề tài này là phải xác định được các mã văn hóa về con số 3 rõ ràng trong từng thể loại.

Bảng thống kê sau đây thể hiện một cách khái quát nhất cho các mã văn hóa ẩn chứa bên trong con số của từng thể loại và đặt trong tương quan so sánh giữa các thể loại với nhau để có thể rút ra được nhhững nhận xét cụ thể.

Các loại mã Thần thoại Truyền thuyêt Cổ tích

Mã văn hóa về lịch sử

× Mã văn hóa về địa

danh, phong thủy

× Mã văn hóa về

phong tục

× × ×

Mã văn hóa về tôn giáo

× Mã văn hóa về

triết lí âm dương, tam tài

× ×

Mã văn hóa về tín ngưỡng

× × ×

Như vậy qua bảng thống kê trên, có thể nhận diện được đối với một thể loại thì có mặt của những loại mã văn hóa nào và thể hiện rõ nét qua các bảng sau:

Thần thoại:

Các loại mã Số truyện Số lần xuất hiện số 3

Mã văn hóa về phong tục 3 = 42,85% 12 = 54,54% Mã văn hóa về tín

ngưỡng

6 = 85,71% 20 = 90%

Truyền thuyết:

Các loại mã Số truyện Số lần xuất hiện số 3

Mã văn hóa về lịch sử 15 = 46,87% 85 = 49,70% Mã văn hóa về địa danh,

phong thủy

8 = 25% 31 = 18,12%

Mã văn hóa về phong tục 4 = 12,5 % 28 = 16,37% Mã văn hóa về triết lí âm

dương, tam tài

4 = 12,5% 14 = 8,18% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mã văn hóa về tín ngưỡng

13 = 40,62% 77 = 45,02%Cổ tích: Cổ tích:

Các loại mã Số truyện Số lần xuất hiện số 3

Mã văn hóa về phong tục 16 = 26,22% 97 = 28,27% Mã văn hóa về tôn giáo 20 = 32,78% 105 = 30,61%

Mã văn hóa về triết lí âm dương, tam tài

19 = 31,14% 112 = 32,65%Mã văn hóa về tín Mã văn hóa về tín

ngưỡng

13 = 21,31 % 92 = 26,82%

Thông qua các bảng trên có thể thấy rằng, đối với một thể loại, trong một truyện có con số 3 xuất hiện ẩn chứa ở trong đó một mã văn hóa mà cũng có thể là chồng lợp các tầng ý nghĩa khác nhau đan xen, hòa quyện trong một truyện. Đặt trong tương quan so sánh giữa ba thể loại này với nhau thì có thể nhận thấy: thần thoại là thể loại chứa đựng mã văn hóa về con số 3 ít nhất, tiếp đến là cổ tích và dẫn đầu về số lượng mã văn hóa là truyền thuyết.

Đó là một thực tế không thể phủ nhận và thời đại đã chứng minh cho điều đó. Phải chăng thần thoại Việt Nam đã nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thủy và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt, vào thời điểm này ý thức con người chưa phát triển; trong khi tiếp xúc với các hiện tượng vũ trụ kì bí, họ đã cố gắng tìm hiểu để nhận thức thế giới, nhận thức tự nhiên nhưng về cơ bản sự nhận thức đó là hoang đường và ấu trĩ. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó, ta cũng có thể thấy được sự cố gắng của người xưa trong việc lí giải các hiện tượng và nguồn gốc của thế giới. Qua đó cũng có thể thấy rằng, thần thoại đã có một vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của con người, đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thủy, cũng là một trong những nguồn gốc hình thành những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc. Xuất phát từ tình hình ấy, nếu quy chiếu ra thì có lẽ thần thoại là thể loại không chỉ có con số 3 xuất hiện ít mà các mã văn hóa gắn với nó cũng không nhiều. Còn sang tới thời điểm mà truyền thuyết ra đời, vào lúc con người đã lợi dụng được ít nhiều năng lượng của tự nhiên, nhưng lại vấp phải những mâu thuẫn giữa người với người trong sản xuất, người xưa cũng đã nhận thức và tư duy về những thứ xung quanh mình nhiều hơn và đối mặt với không ít những điều bí ẩn, những lúc như vậy họ đã quy những điều không thể lí giải được hoặc những điều mà họ tha thiết muốn gửi gắm về các mã và mật mã văn hóa hết sức độc đáo. Khi sang tới thời điểm cổ tích xuất hiện thì trong xã hội sức sản xuất đã tương đối cao, đời

sống con người đỡ chật vật hơn trước, tri thức phát đạt, con người đã phát triển hơn về trí tuệ, nhận thức về thế giới đã khách quan hơn, kéo theo một hệ quả là những quan niệm thần bí cũng ít đi và đương nhiên là số lượng mã văn hóa về con số 3 trong thể loại này cũng giảm bớt so với thể loại trước nó. Như vậy các mã văn hóa về con số 3 trong từng thể loại đã được định vị quá rõ ràng và nó là một cơ sở khá vững chắc cho người nghiên cứu đi sâu vào kiến giải trong những phần sau một cách sâu sắc và triệt để nhất.

* Tiểu kết: Con số 3 trong những câu chuyện của thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ẩn chứa muôn vàn các lớp ý nghĩa của văn hóa, đi sâu vào nghiên cứu, vén được tấm rèm bí mật, mở ra một hướng tiếp cận mới sẽ giúp ta thể thấu hiểu một cách sâu sắc nhất về đất nước và con người Việt Nam. Việc phân loại và định vị mã văn hóa về con số 3 chỉ là một thao tác tư duy so sánh giúp cho người nghiên cứu nhận diện được đối tượng và đề ra được hướng khai thác vấn đề một cách tường minh hơn, song đó dù sao cũng chỉ là tương đối bởi chúng tôi chủ yếu chỉ lựa chọn những khía cạnh tiêu biểu nhất.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) (Trang 39)