Có rất nhiều truyện ở ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích ẩn chứa mã văn hóa về lịch sử nhưng phải là con số 3 thể hiện cho loại mã này thì có lẽ chỉ có thể loại truyền thuyết là đảm đương được điều đó.
Có thể nói rằng, nòng cốt của mọi truyền thuyết ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều chính là những yếu tố liên quan đến lịch sử. Yếu tố đó có khi đậm, có khi nhạt nhưng không thể vắng mặt trong thể loại này. Bởi đó chính là cơ sở, là chỗ dựa quan trọng nhất để móc nối những mảnh khác nhau của truyền thuyết, làm nên một chỉnh thể của tác phẩm.
Trong bài viết có nhan đề “Đã đến lúc kể lại truyền thuyết Thánh Gióng” PGS.TS Nguyễn Bích Hà cho rằng “Các mảnh vụn của truyền thuyết hay sử thi vốn không phải là từ một tác phẩm bị vỡ tung ra mà ngược lại, nó là các mảnh được tạo ra, bịa ra từ sức hấp dẫn của “cái cốt lõi của sự thực lịch sử” trong tác phẩm kia. Bản thân sự kiện, nhân vật xuất hiện ở một vùng đất nào đó, có tiếng vang lớn, được nhiều người ngưỡng mộ, được dân gian truyền miệng với nhau. Những người khác sẽ có nhu cầu sáng tạo thêm những sự kiện, nhân vật ở địa phương mình, móc nối vào với sự kiện hay nhân vật nổi tiếng để làm sang trọng và tôn vinh hơn cho mảnh đất mình đang sống, để dân chúng có thêm lòng tự hào và gắn bó với quê hương. Từ hàng trăm mảnh vụn khác nhau đó, các nghệ nhân dân gian như những người thợ may cần mẫn và sáng tạo đã nối các mảnh đó lại thành mạch, trau chuốt thêm cho nó, làm cho nó trở nên đẹp hơn và gần hơn với nhu cầu thời đại mà nó ra đời. Như vậy, nghệ nhân chính là những người gia công cuối cùng làm nên các truyền thuyết” [13; 53].
Đọc và cảm nhận các câu chuyện của thể loại truyền thuyết, chúng ta thấy con số 3 ở đây thật không đơn giản, đi vào khai thác, lí giải ý nghĩa của con số này, chúng ta có thể nhận thấy nhiều điều quý giá trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta khi xưa.
Con số 3 trong truyện “Ba Vành”, cho ta thấy một bài học lịch sử ở trong đó; người thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nông dân tin tưởng quá nhiều vào phép màu nhiệm của “ba chòm lông xoăn” nên đã chủ quan, không cảnh giác để rồi phải thất thế. Với con số 3 trong truyện “Rắn báo oán” là một cách tiếp cận có hiệu quả để có thể cảm nhận được sự tàn bạo khủng khiếp của chế độ quân chủ chuyên chế. Hay thông qua các truyện như: “Hắc Đế Mai Thúc Loan”, “Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng”, “Ba cha con ông Nồi”,… con số 3 đã thể hiện khá rõ sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong chiến tranh giữ nước. “ba quân”, “ba mũi giáp công”, “ba thứ quân” thể hiện rõ nét sách lược quân sự và nghệ thuật quân sự của cha ông xưa, có mặt trong các truyện như: “Tiền, Hậu Lý Nam Đế và Triệu Việt Vương”, “Sự tích cầu Giải”, “Vì sao đầm Đượng có 16 đường nước chảy ?”,…
Minh chứng bằng một tác phẩm lớn đầu tiên về đề tài giữ nước chống kẻ thù xâm lược, mở đầu cho dòng văn học yêu nước chống ngoại xâm đó là truyện “Phù Đổng Thiên Vương” để có một cách nhìn nhận sâu sắc nhất về loại mã văn hóa này.
Yếu tố thần thoại, truyền thuyết dân gian, lịch sử đã được nhào nặn lại theo quan niệm và lý tưởng của nhân dân. Cái “lõi là sự thật lịch sử” ở truyện “Phù Đổng Thiên Vương” chính là một địa phương thuộc trung châu Bắc Bộ Việt Nam có một dũng sĩ trẻ tuổi đã dũng cảm giết giặc ngoại xâm và hy sinh anh dũng hoặc cũng có thể âm thầm trở về làm thường dân. Đó là một câu chuyện bình thường và đối với đất nước Việt Nam trong nhiều năm phải đối mặt với giặc dã thì ở nơi đâu cũng có. Từ cái “cốt lõi lịch sử” đó, các làng, các vùng khác lại móc nối thêm những tình tiết ngày càng phong phú hơn. Cứ như vậy, truyện càng được nối dài thêm ra và li kì hơn. Thực và ảo, lịch sử và mơ ước cứ đan cài vào nhau tạo nên sự phong phú và li kì của truyện.
Với 14 lần xuất hiện con số 3, truyện “Phù Đổng Thiên Vương” đã phản ánh khá toàn diện, sinh động và cụ thể cuộc chiến đấu hào hùng chống giặc Ân xâm lược đầu tiên của dân tộc ta.
Ngay ở phần mở đầu, câu chuyện đã cho chúng ta thấy ở thời đại Hùng Vương nước ta đã có một nền văn minh phát triển cao, giàu mạnh. Tuy nhiên, với nhà Ân bên Tàu, kể từ thời Hùng Vương thứ nhất trị vì và trải qua năm đời sau đó vẫn phải giữ thế thần phục. Nhưng đến đời Hùng Vương thứ VI, nhà vua vốn là người đại lượng, khoan hòa, nhưng cũng là người khẳng khái, cương nghị bèn thôi không triều cống nữa. Có thể nói rằng đây chính là hành động thể hiện rõ nét cho ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc, thần phục vào triều đại phong kiến phương Bắc, cũng là sự khởi đầu cho truyền thống tự lực, tự cường của dân tộc ta trong các thời đại sau này.
Với thông tin vua nhà Ân chuẩn bị điều binh xuống xâm lược nước ta, vua Hùng đã triệu tập quân thần bàn kế đánh giặc, thấy lời tâu của vị Lạc hầu chí lí, nhà vua đã cho lập đàn cầu đảo trong ba ngày. Sau ba ngày đó, có một cụ già tướng mạo khác thường ngồi ở ngã ba đường, cạnh đàn tràng cười nói hát ca. Biết được điều đó vua Hùng đã ra tận ngã ba đường để tiếp đón cụ già.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là Hùng Vương – người đứng đầu nhà nước Văn Lang, nắm mọi quyền hành trong tay, Ngài có thể sai một vị Lạc hầu, Lạc tướng hay một chàng quan lang – những nhân vật tầm cỡ trong triều thay mặt mình ra đón tiếp cụ già cũng rất hợp tình, hợp lí nhưng tại sao nhà vua lại đích thân ra tận ngã ba đường để làm việc đó ?
Vậy con số 3 trong ngã ba đường không thể là ngẫu nhiên. Có thể đi đến đây là một hành động sáng suốt của nhà lãnh đạo biết tìm đến đại chúng để học hỏi phương thức cứu nước. Cũng có thể ở chính ngã ba đường nhà vua muốn tuyên cáo với toàn dân về vận nước sắp lâm nguy và cũng qua đó kêu gọi toàn dân cùng với nhà vua ra sức quyết tâm đánh giặc, bảo vệ cương vực, bờ cõi đất nước. Dựa vào sức mạnh của toàn dân là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua trong mọi cuộc chiến giữ nước và ở trong thời kì này, người đứng đầu đã thức thời nhận ra điều đó. Bởi muốn chiến thắng giặc ngoại xâm thì toàn dân phải đồng lòng trong sách lược cứu nước mà muốn toàn dân đồng lòng, đoàn kết thì chỉ có con đường dân chủ hóa mới tạo được cơ hội cho mọi người cùng chung sức trong công cuộc bảo vệ đất nước. Quyền lực
chính trị phải thực sự nằm trong tay người dân và tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trong công cuộc giữ nước thì mọi trở ngại đều có thể vượt qua, kẻ thù nào cũng có thể đánh thắng. Đường lối cai trị của người đứng đầu mà dân chủ hợp với lòng dân thì tự bản thân nó bộc lộ ra sức mạnh vạn năng như vậy. Phải chăng nhận thức được điều đó mà nhà vua đã chọn ngã ba đường làm địa điểm để tuyên cáo những quyết định quan trọng với toàn dân. Cũng thông qua đó mà chúng ta có thể cảm nhận được tầm tư tưởng lớn của ông cha ta trong sách lược cứu nước rất sáng suốt và đúng đắn, là kim chỉ nam cho mọi thắng lợi về sau.
Cụ già tiên đoán ba năm nữa giặc Bắc mới kéo sang nước ta, điều đó cũng có nghĩa là Hùng Vương đã có ba năm sửa soạn binh khí:
“Truyền cho dã tượng các nơi Bễ than lò đắp, ngất trời lửa nung Ba năm cục chính dã công
Một tuần luyện đúc ngựa cùng việt bay…”
(Thiên Nam ngữ lục)
Ba năm chuẩn bị sức người, sức của nói trên là ba năm hun đúc cho sự hùng mạnh và tinh thần quật khởi của dân tộc ta, tạo thành một lực lượng vô địch, có thể đập tan quân giặc trong một thời gian ngắn. Quả đúng như sự tiên đoán của cụ già, ba năm sau giặc Ân đã tràn sang biên giới nước ta. Nhớ tới lời cụ già dặn, nhà vua đã sai sứ giả đến xứ Đông để cầu Thiên tướng. Bấy giờ ở làng Gióng, thuộc xứ Đông, về sau cải là làng Phù Đổng, thuộc huyện Vũ Ninh, Kinh Bắc, có ông bà khá giả nhưng đứng tuổi rồi mà vẫn chưa có con. Một hôm, sau đêm giông bão, bà đi thăm đồng, thấy một vết chân khổng lồ, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Từ đấy, bà có mang đến 14 tháng sau mới sinh ra một chú bé bụ bẫm, kháu khỉnh. Hai ông bà sung sướng lắm. Nhưng rất lạ bởi ba năm mà chú bé vẫn chưa biết cười, lại không biết cả lẫy bò. Nói chi đến ngồi và đi đứng, chú bé cũng không biết nốt. Khi nghe tin sứ giả tới, mẹ chú bé mới nói giỡn con và đột nhiên cậu bé bảo mẹ gọi sứ giả vào và nói: “Ông hãy trở về kinh đô, tâu với nhà vua rằng đúc cho tôi một con ngựa sắt, một cây gậy sắt và một chiếc
nón sắt. Được ba thứ ấy hãy cho mọi người mang lại đây cho tôi. Lúc ấy, việc cầm quân sẽ do tôi đảm nhiệm. Ông cũng tâu lại thêm để nhà vua an tâm, giặc Ân nhất định sẽ tan nên không có gì phải lo lắng cả”[20;47].
Đọc và cảm nhận các câu chuyện của kho tàng truyền thuyết, cũng như thần thoại và cổ tích Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy nhân vật chính đều là một người lớn hoặc một người trưởng thành như: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tản Viên Sơn Thánh hay An Dương Vương, Bát Nàn công chúa, Lê Phụng Hiểu, Lê Như Hổ,… nhưng có một điều hết sức đặc biệt là nhân vật chính trong truyện “Phù Đổng Thiên Vương” lại là một em bé lên ba. Con số 3 này có ý nghĩa gì?
Phải chăng với con số đó, nhân dân ta muốn nói lên ý nghĩa: đánh nhau là trò trẻ con, phát động cuộc chiến tranh xâm lược là hành động của những người còn ấu trĩ trong tư duy, chưa làm chủ được dục vọng, suy nghĩ còn non kém, lệch lạc. Chiến tranh luôn mang tới những đau thương điêu tàn. Vì thế chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do, gìn giữ giống nòi là chính đáng, là việc làm chẳng thể đừng của những người trưởng thành trong tư duy và chín chắn trong suy nghĩ.
Cũng có thể qua cách xây dựng hình tượng chú bé lên ba mà nhân dân ta muốn nói lên ý thức về sự nhỏ bé của dân tộc, vào thời đại Hùng Vương, dân số nước ta còn ít, đất nước ta chưa rộng lớn là bao nhiêu. Vì thế Thánh Gióng là một chú bé.
Gióng sinh ra ba năm không biết nói, biết cười mà chỉ nghe tin có giặc đến xâm lăng đất nước mới vùng dậy. Phải chăng nhân dân muốn nói họ rất yêu chuộng hòa bình, chỉ khi “Có lửa thì mới có khói” khi “Tức nước thì mới vỡ bờ”, bần cùng lắm nhân dân ta mới phải đứng lên cầm lấy cây gươm, ngọn kiếm để bảo vệ cho sự sinh tồn của mình mà thôi.
Chi tiết nghệ thuật Thánh Gióng sinh ra 3 năm không nói không cười là một chi tiết rất lý thú. Đã có ý kiến cho rằng: “Phải chăng đó là 3 năm chờ đợi, 3 năm chuẩn bị lực lượng, 3 năm dồn nén căm thù” (Đỗ Bình Trị). Theo ý kiến riêng, chúng tôi cho rằng, truyện “Thánh Gióng” hay “Phù Đổng Thiên Vương” còn là một cách thức hình tượng hóa dân tộc Việt Nam anh hùng bằng nghệ thuật. Gióng là biểu trưng cho sức mạnh, tâm hồn, trí tuệ, lòng yêu nước, chí
anh hùng… của cả dân tộc ta. Gióng mang chân dung điển hình, tiêu biểu cho con người Việt Nam. Qua chi tiết 3 năm không nói không cười, người nghệ nhân dân gian đã ngợi ca: bình thường dân ta như một cậu bé ngu ngơ, khờ dại nhưng khi có giặc đến thì Gióng cất tiếng nói đầu tiên (thay cho tiếng khóc chào đời) là tiếng nói của lòng yêu nước. Vậy tiềm ẩn trong đó là phẩm chất con người Việt Nam với lòng yêu nước ngấm sâu trong máu thịt, như là thiên bẩm vốn có ngay từ thuở đưa nôi. Và hơn thế, dân tộc ta bình thường có vẻ ngây thơ hồn nhiên như con trẻ, nhưng khi quân xâm lăng đến thì lại có khả năng vươn vai thành người khổng lồ mang sức mạnh vô biên (chú ý đây là sức mạnh cộng đồng bởi Gióng lớn lên bằng 7 nong cơm, 3 nong cà), sẵn sàng đè bẹp tất cả những kẻ thù hung hãn nhất.
Lại nói, chú bé từ khi nói chuyện với sứ giả xong thì lớn nhanh như thổi, mỗi ngày cậu ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, vươn vai trở thành tráng sĩ khổng lồ, cưỡi ngựa phi ra trận. Vậy con số 3 trong hình ảnh “Bảy nong cơm, ba nong cà” [20;48] có ý nghĩa gì ? Có thể người xưa muốn nói người lãnh đạo cuộc chiến phải xuất phát từ lòng dân tộc, do chính nhân dân cưu mang, nuôi dưỡng. Cậu bé không lớn lên bằng cao lương mỹ vị mà bằng những thứ rất đạm bạc, đời thường của bao người. Con số 3 ở đây còn là biểu trưng cho sức mạnh của tình đoàn kết dân tộc. Bởi không có sự bao bọc, không có sức mạnh của dân tộc làm áo giáp che thân, không có hùng khí, tinh thần dân tộc làm nền tảng, không có kinh nghiệm sống của dân tộc dẫn đường thì bất kì một người tài ba nào cũng thất bại. Cậu bé làng Phù Đổng vươn vai đứng lên thành một người khổng lồ là biểu tượng của giới trẻ có hào khí, biết sống vì dân, vì nước, biết nắm thời cơ ra nhận trách nhiệm chỉ huy và làm tròn sứ mệnh đất nước giao phó. Đó cũng chính là hình ảnh nhân dân trưởng thành, lớn mạnh trong kế sách chống giặc, là hình ảnh sức sống ngầm của dân tộc trỗi dậy theo tiếng gọi của Tổ Quốc.
Sau cùng, Gióng cưỡi ngựa phi ra trận, chạy tới đâu quân giặc lăn ra chết tới đó, như đi vào chỗ không người, mùi thịt cháy khét lẹt, máu chảy ra lênh láng,… nhiều tướng giặc bị giết, đích thân hoàng tử nhà Ân là Thạch Linh làm nguyên soái thống lĩnh ba quân cũng bị tử trận. Thấy quân giặc tan tác hết cả rồi,
Ngài phi ngựa lên giữa đỉnh núi. Tại đây Ngài ngoảnh mặt đi khắp tám hướng, ngắm nhìn bao quát đất nước Văn Lang một lượt rồi bay vút lên trời. Sự kiện chống giặc Ân đã để lại cho nhà vua rất nhiều điều đáng suy nghĩ về đạo trị quốc. “Đối với vị Thiên tướng giáng lâm, nhà vua không biết lấy gì báo đáp, nên phong Ngài là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại vườn nhà Ngài khi trước. Lại cấp cho dân trong làng một trăm mẫu ruộng để dùng vào việc trông nom và bốn mùa cúng lễ” [20;49] .
Như vậy con số 3 trong truyện “Phù Đổng Thiên Vương” gắn liền với quá trình xuất hiện, trưởng thành và chuẩn bị vũ khí chiến đấu của Gióng, qua đó phản ánh rõ nét quá trình xây dựng lực lượng vũ trang chống xâm lược của dân tộc; đồng thời còn thể hiện cho sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân, giữa sức mạnh của con người và sức mạnh của vũ khí mà lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu. Lực lượng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc thường tiềm ẩn trong nhân dân như Gióng là một ví dụ cụ thể, nhưng khi có giặc