TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH
TRUYỀN THUYẾT VÀ CỔ TÍCH của tập thể nhân dân sáng tạo. Bởi thế mà những sáng tác đó khi vừa mới ra đời nó đều mang hơi thở của của thời đại; là phương tiện để con người gửi gắm những ước mơ, khát vọng về cuộc sống; cũng là nơi thể hiện những tư tưởng và quan niệm của con người về vũ trụ quan, nhân sinh quan, thế giới quan; đồng thời truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích còn là con thuyền chở những tâm tư, tình cảm của người xưa để thở than, giãi bày tới muôn người, muôn thế hệ.
Chính vì những giá trị đó mà thần thoại, truyền thuyết và cổ tích được nhiều người, nhiều thế hệ say mê. Vẻ đẹp của nó hấp dẫn suốt cuộc đời của mỗi con người. Những giá trị thẩm mĩ sâu sắc và mạnh mẽ của ba thể loại này không chỉ bộc lộ qua tri giác, cảm xúc nghệ thuật của người nghe, người kể, người đọc mà còn hết sức hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
Ở thời Bắc thuộc đã có những viên đô hộ ghi chép một số truyện cổ của người Việt như sách “Giao châu kí” của Triệu Công và Tăng Cổn, sách “Lĩnh biểu lục dị” của Lưu Tuân ở đời Đường.
Đến thời Lý Trần, nhà văn phong kiến đã bắt đầu sưu tầm thần thoại, thần tích và một số truyện cổ dân tộc. Thời kì này nổi bật với hai cuốn: “Việt điện u linh tập” của Lý Tế Xuyên và “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế Pháp, chuyên ghi chép những sự tích đã thần thánh hóa về vua chúa, hậu phi và các thiên thần, nhân thần có đền thờ ở khắp các nơi trong nước.
Thế kỉ thứ XVI, có Nguyễn Dữ viết bộ “Truyền kì mạn lục” với một số truyện được sưu tầm từ truyền thuyết và cổ tích được lưu hành trong dân chúng như: “Liệt nữ Nam Xương”, “Từ Thức”,…
Cũng trong thời gian này, một bộ khác gồm hai quyển, tương truyền là của vua Lê Thánh Tông với nhan đề là “Thánh Tông di thảo”, với một bộ phận