Thống kê, phân loại các mã văn hóa về con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

Một phần của tài liệu Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) (Trang 35 - 39)

thuyết và cổ tích

a. Thống kê sự xuất hiện con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích

Chúng tôi tiến hành thống kê sự xuất hiện của con số 3 và mã văn hóa của nó ở ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích theo hướng sau đây:

Thứ nhất: Tổng hợp số lượng truyện có con số 3 xuất hiện trên tổng số truyện trong bản thân một thể loại, sau đó đưa ra số truyện có con số 3 xuất hiện là ngẫu nhiên hoặc là số 3 ẩn chứa mã văn hóa tương ứng với tỉ lệ % là bao nhiêu.

Thứ hai: Đối với một thể loại thì số 3 xuất hiện bao nhiêu lần, đặt trong tương quan so sánh với các thể loại khác để có thể đưa ra đây những đánh giá khách quan, những kết luận thỏa đáng về sự khác biệt ở số lần số 3 xuất hiện trong ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết và cổ tích.

Sau đây là bảng tổng hợp thể hiện cho hướng thống kê thứ nhất mà chúng tôi đã trình bày ở trên:

Thần thoại Truyền thuyết Cổ tích

Truyện có số 3 xuất hiện trên tổng số truyện 20/63 57/86 145/201 Truyện có số 3 ngẫu nhiên 13 = 65% 25 = 43,85% 84 = 57,93% Truyện có số 3 ẩn

chứa mã văn hóa 7 = 35% 32 = 56,14% 61 = 42,06% Trước khi đưa ra những nhận xét chúng tôi lập bảng thống kê thứ hai để có thể rút ra được những đánh giá cụ thể

Thần thoại Truyền thuyết Cổ tích

Tổng số lần xuất hiện số 3 67 274 567 Lần xuất hiện số 3 ngẫu nhiên 45 = 67,16% 103 = 37,59% 224 = 39,50% Lần xuất hiện số 3 là mã văn hóa 22 = 32,83% 171 = 62,40% 343 = 60,49%

Qua hai bảng thống kê trên có thể thấy rõ nét một điều rằng: Truyền thuyết là thể loại luôn dẫn đầu về số lượng truyện có con số 3 xuất hiện (truyền thuyết có 86 truyện thì có tới 57 truyện có con số 3, chỉ còn 29 truyện là không có mặt số 3, cổ tích với 201 truyện, với 145 truyện xuất hiện số 3 còn có tới 56 truyện không có mặt con số 3; thần thoại còn 43 truyện không có số 3, chỉ có 20 truyện trên tổng số 63 truyện); đồng thời cũng là thể loại mà con số 3 ẩn chứa mã văn hóa cũng vượt trội hơn hẳn số 3 ngẫu nhiên, đứng sau truyền thuyết là cổ tích và vị trí cuối cùng là thần thoại.

Đối với thể loại truyền thuyết thì có thể thấy kho tàng truyền thuyết Việt Nam bao gồm 3 bộ phận đó là truyền thuyết về thời đại Hùng Vương; về thời kỳ Bắc Thuộc và thời kỳ phong kiến tự chủ. Trong bản thân thể loại này, con số 3 với số lần xuất hiện gắn với các mã văn hóa không đồng nhất với nhau giữa các bộ phận. Bởi vậy mà chúng tôi lập bảng thống kê trong từng bộ phận của kho tàng truyền thuyết Việt Nam để có thể nhận diện được sự khác biệt giữa số lần xuất hiện cũng như số lượng các mã văn hóa trong từng bộ phận truyền thuyết đó.

Truyền thuyết thời đại Hùng Vương Truyền thuyết thời kì Bắc thuộc Truyền thuyết thời kì phong kiến tự chủ Tổng số Tổng số truyện 49 15 22 86 Truyện có số 3 xuất hiện 26 13 18 57 Truyện có số 3 ngẫu nhiên 7 = 26,92% 7 = 53,84% 11= 61,11% 25 Truyện có số 3 chứa mã văn hóa 19 = 73,07% 6 = 46,15% 7 = 38,88% 32 Tổng số lần xuất hiện số 3 112 44 118 274 Lần xuất hiện số 3 ngẫu nhiên 15 = 13,39% 12 = 27,27% 76 = 64,40% 103 Lần xuất hiện số 3 chứa mã văn hóa 97 = 86,60% 32 = 72,72% 42 = 35,59% 171

Với bảng thống kê này có thể thấy rõ ràng một điều rằng, bộ phận truyền thuyết về thời đại Hùng Vương nổi bật hơn hẳn hai bộ phận truyền thuyết còn lại không những ở tổng số truyện viết về thời kì này mà còn hơn hẳn số lần xuất hiện con số 3 ẩn chứa mã văn hóa.

Như vậy thông qua việc thống kê sự xuất hiện của con số 3 trong từng thể loại hay đặt trong tương quan so sánh giữa các thể loại thì có thể thấy rằng: truyền thuyết nói chung và truyền thuyết về thời đại Hùng Vương nói riêng vượt trội hơn hẳn các thể loại và bộ phận khác về tần số xuất hiện các mã văn hóa về con số 3. Tại sao lại như vậy ? Đó là một câu hỏi được đặt ra trước sự phân hóa rõ nét này.

Phải chăng người Việt ở thời kì sơ sử này, họ sống thiên về cảm tính, với nhiều tâm tư, tình cảm cũng như nguyện vọng muốn được gửi tới muôn người, muôn thế hệ nên họ đã quy về các mã và mật mã văn hóa đặc sắc luôn có sức lay động nhưng cũng không kém phần hấp dẫn đối với hậu thế, cắt nghĩa và lí giải được các mã văn hóa về con số 3 là mục đích hướng tới của người nghiên cứu.

Mặt khác, do trình độ tư duy đã phát triển cao hơn, trí tưởng tượng đã phong phú, đa dạng hơn (thời kì xuất hiện truyện thần thoại) và cũng do đặc trưng thể loại mà truyền thuyết đã có số lượng mã văn hóa về các con số vượi trội hơn các thể loại khác. Dường như tư duy thông qua các biểu tượng văn hóa là đặc sản của thời đại nền văn hóa, văn minh Đông Sơn và Văn Lang, Âu Lạc. Những biểu tượng văn hóa trên trống đồng và trên các công cụ và đồ dùng thời kì này cũng cho chúng ta thấy rõ hơn điều đó. Hướng tới tư duy trừu tượng khái quát hóa, giàu tính hình tượng và biểu trưng văn hóa chính là bộc lộ sự tiến bộ vượt bậc của cha ông ta thời tiền sử và sơ sử, thời kì đã sản sinh ra nền văn minh sông Hồng - cái nôi của nền văn minh lúa nước.

b. Phân loại các mã văn hóa về con số 3 trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích.

Văn học dân gian Việt Nam là một tài sản vô giá của văn hóa dân tộc có thể ví nó như một bộ bách khoa toàn thư về đời sống văn hóa truyền thống mang

đậm bản sắc dân tộc Việt, không dừng lại ở đó văn học dân gian còn là một kho tư liệu vô tận cho mọi ngành khoa học như: sử học, dân tộc học, nhân chủng học, triết học, mỹ học,…khám phá và khai thác.

Trong kho tàng văn học dân gian đa dạng đó, thần thoại, truyền thuyết và cổ tích được xem là những thể loại rất quan trọng chứa đầy những mã văn hóa và 3 là một con số điển hình thể hiện rõ nét cho điều đó mà để có thể thấu hiểu được thì không phải dễ dàng. Có những truyện chỉ có một mã văn hóa nhưng cũng có những truyện có nhiều mã văn hóa chồng lợp lên nhau. Dưới đây chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại một số mã văn hóa về con số 3 có trong truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích như sau:

Thứ nhất: Mã văn hóa về lịch sử:

Những mã văn hóa này có chung cái cốt lõi là sự thật lịch sử, tức là những mã văn hóa về con số 3 trong truyện thường gắn với thực tế lịch sử, những sự thật có trong lịch sử và đã được lịch sử chứng minh. Những truyện như: “Họ Hồng Bàng”, “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Hùng Vương chọn đất đóng đô” hay “Phù Đổng Thiên Vương”, “Rắn báo oán”,… đã thể hiện rõ nét mã văn hóa đó.

Thứ hai: Mã văn hóa về địa danh, phong thủy:

Loại mã này có trong các truyện như: “Thành Phong Châu”, “Hùng Vương chọn đất đóng đô”, “Lạc Long Quân trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh”, … thể hiện rõ nét cho việc suy đoán về “thuật phong thủy” của người xưa hay lí giải một cách hợp lí các địa danh vẫn còn lại cho đến ngày nay như đầm Xác Cáo, đảo Bạch Long Vĩ,…

Thứ ba: Mã văn hóa về phong tục:

Loại mã này có trong các truyện như: “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Tản Viên đón vợ”, “Sự tích trầu cau và vôi”, “Ngọc trai giếng nước”, “Sự tích ông đầu rau”, “Sự tích đá Vọng Phu”…

Thứ tư: Mã văn hóa về tôn giáo:

Loại mã này có trong các truyện như: “Sự tích Trầu cau và vôi”, “Sự tích động Từ Thức”, “Thánh Mẫu Liễu Hạnh”, “Mẫu Thoải”, “Phật Mẫu Man Nương”,…

Thứ năm: Mã văn hóa về triết lí âm dương, tam tài:

Có trong các truyện như: “Họ Hồng Bàng”, “Lạc Long Quân – Âu Cơ”, “Sơn Tinh Thủy Tinh”, “Hùng Hải trị nước”, “Đại Hải đánh Thục”, “Sự tích ông đầu rau”, “Sự tích trầu cau và vôi”,…

Thứ sáu: Mã văn hóa về tín ngưỡng:

Loại mã này có trong các truyện như: “Thánh Mẫu Liễu Hạnh”, “Mẫu Thoải”, “Ba ông đầu rau”, “Bảy Giao, Chín Qùy”, “Lạc Long Quân - Âu Cơ”, “Bà Tăng Má”, “Hạt lúa thần”,…

Như vậy trên cơ sở phân loại được các mã văn hóa về con số 3 này, chúng tôi sẽ đi vào định vị cụ thể trong từng thể loại để căn cứ vào đó mà giải mã các mã văn hóa một cách cụ thể và tường tận nhất thông qua một số truyện tiêu biểu

Một phần của tài liệu Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w