1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt ( Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

17 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 472,75 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- TRƯƠNG THỊ THÚY HÀ BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGŨ KIÊN HUYỆN VĨNH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRƯƠNG THỊ THÚY HÀ

BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGŨ KIÊN HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội- 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRƯƠNG THỊ THÚY HÀ

BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT

( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGŨ KIÊN HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Dân tộc học

Mã số : 60 31 03 10

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Chính

Hà Nội- 2015

Trang 3

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày… tháng… năm 20

Tác giả luận văn

Trương Thị Thúy Hà

Trang 4

Lời cảm ơn

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.Nguyễn Văn Chính, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn, đặc biệt là những định hướng về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cũng như đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Từ đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn thầy

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới UBND xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, và UBND xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới người dân thôn Xám, xã Ngũ Kiên đã giúp

đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu tại địa phương Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình Thầy Pháp Hải, Thầy Pháp Minh Thông, Cô Chúc, Thầy Đức đã tận tình chỉ bảo cũng như đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Dân tộc học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ

và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây

Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã luôn ủng hộ giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

Mặc dù đã cố gắng theo đuổi ý tưởng nghiên cứu và nỗ lực làm việc hết mình của bản thân, song do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý của tất cả các thầy cô, bạn bè và những ai quan tâm tới đề tài

Hà Nội, tháng năm

Trương Thị Thúy Hà

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Vật liệu sử dụng để làm bùa của Thầy cúng Đạo giáo ở xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình Error! Bookmark not defined Bảng 3.2 Vật liệu sử dụng làm bùa (dấu) của Thầy Hải xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Error! Bookmark not defined Bảng 3.3: Thực trạng về việc sử dụng bùa nói chung Error! Bookmark not defined Bảng 3.4: Các loại bùa được sử dụng phổ biến ở gia đình Error! Bookmark not

defined

Bảng 3.5: Các loại bùa sử dụng cho các nhân Error! Bookmark not defined Bảng 3.6: Giá cả một số loại bùa do thầy Minh làm Error! Bookmark not defined Bảng 3.7: Giá cả một số loại bùa do thầy Hải làm Error! Bookmark not defined Bảng 3.8: Các Quan niệm và thái độ của người dân về bùa chú Error! Bookmark

not defined

Bảng 3.9 : Lý do sử dụng loại bùa Error! Bookmark not defined.

Trang 6

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 2

2 Vấn đề nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5

4 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined 5 Cấu trúc của luận văn Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÙA CHÚ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined 1.1 Lịch sử vấn đề Error! Bookmark not defined 1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài và các khái niệm công cụ Error! Bookmark not defined 1.2.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài Error! Bookmark not defined 1.2.2 Các khái niệm công cụ Error! Bookmark not defined. 1.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined 1.3.1.Đồng Bằng sông Hồng Error! Bookmark not defined 1.3.2 Địa bàn xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Error! Bookmark not defined Tiểu kết chương 1 43 CHƯƠNG 2: BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG Error! Bookmark not defined 2.1 Phân loại bùa chú Error! Bookmark not defined 2.2 Bùa chú trong đời sống của người dân Error! Bookmark not defined

2.2.1: Bùa Trấn Trạch Error! Bookmark not defined 2.2.2 Bùa hộ mệnh: Error! Bookmark not defined 2.2.3 Bùa, phù độ tử (độ cho người chết) Error! Bookmark not defined 2.2.4 Bùa chữa bệnh: Error! Bookmark not defined 2.2.5 Các loại bùa khác Error! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3: BÙA CHÚ, THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH Error!

Bookmark not defined

3.1 Quá trình sản xuất ra bùa chú Error! Bookmark not defined

3.1.1 Bùa chú được sản xuất theo cách thức truyền thống của Đạo giáo Error!

Bookmark not defined

3.1.2 Bùa chú được làm ra từ các pháp sư, thầy cúng của đạo Tứ Phủ Error!

Bookmark not defined

3.1.3 Bùa chú được sản xuất ra từ các hình thức khác trong cộng đồng Error!

Bookmark not defined

Trang 7

2

3.2 Thị trường bùa chú Error! Bookmark not defined 3.3 Các yếu tố tác động đến việc sử dụng bùa chú Error! Bookmark not defined Tiểu kết chương 3: Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 PHỤ LỤC

Trang 8

3

MỞ ĐẦU

1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Bùa chú là một sản phẩm “kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật”, là một phần của đời sống tôn giáo tín ngưỡng lâu đời nhất, cổ xưa nhất, phổ biến nhất trong lịch sử loài người và còn tồn tại cho đến nay Bùa chú có mặt trong tất cả các nền văn hóa và được tìm thấy trong mọi thời kỳ của lịch sử

Trong thế giới hiện đại, bùa chú tồn tại nhưng không hiển hiện một cách rõ ràng trên bề mặt của những hành vi tôn giáo tín ngưỡng nhưng nó lại là một mạch nước ngầm bền bỉ, sâu sắc và tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng trong đời sống tâm linh

Nó được các pháp sư, thầy cúng, ông bà đồng, hoặc các nhà sư làm ra và sử dụng cho các mục đích khác nhau, người ta có thể dùng để bảo vê ̣ cơ thể chống la ̣i các lực lượng

tà ma qủy quái , nhưng cũng không loại trừ các bùa chú có mục đích làm hại Những

hiện vật thần bí được “thiêng hoá” có tên gọi bùa chú này luôn chứa đựng trong nó sự

dung hợp của nhiều yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng, và có thể cả những học thuyết về thế giới con người và thế giới siêu linh mối liên hệ giữa hai thế giới ấy, hoặc chỉ đơn giản là những niềm tin không thể giải thích được

Trong bối cảnh sự bất ổn về mọi mặt của đời sống xã hội luôn bao quanh con người như: Bất ổn của nền kinh tế thị trường, thiên tai, bệnh tật, chủ nghĩa khủng bố lan tràn, chiến tranh, những tai nạn… có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì yếu tố tôn giáo

“lại trở thành một cứu cánh mạnh mẽ và trong chừng mực nào đó lại giúp ích cho người hiện đại rất nhiều” [44, tr196], bùa chú được con người tìm đến và sử dụng như một hình thức bảo hiểm vô hình của thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh để giúp họ vượt qua những bất trắc, rủi ro trong xã hội hiện đại Và cho đến nay, bùa chú vẫn được nhắc đến và sử dụng như một hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng tồn tại song hành với sự phát triển của kinh tế, xã hội và tiến bộ của khoa học

kĩ thuật

Mặc dù, ở Việt Nam trong thập niên gần đây những nghiên cứu về thực hành thực tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những chủ đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong và ngoài nước Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu mới tập trung vào những mảng lớn của tôn giáo tín ngưỡng, nghiên cứu về

Trang 9

4

hiện tượng tâm linh của các dân tộc thiểu số Trong một vài năm trở lại đây cũng đã xuất hiện nhiều nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh nhỏ trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng như: Vàng mã, sớ, trang phục nghi lễ hay hiện vật phong thủy , cũng đã được đề cập đến trong các nghiên cứu nhưng vẫn còn ít, tản mác trong các công trình nghiên cứu Còn nghiên cứu về bùa chú hầu hết là tập hợp những bài viết đơn lẻ, rời rạc hoặc có đề cập qua loa và chỉ mang tính chất thông báo mô tả như một hiện tượng thuộc về bộ phận của nghiên cứu Trên thực tế cho tới nay, nghiên cứu về bùa chú cũng như những ảnh hưởng của nó trong đời sống tâm linh của người Việt Nam trong

xã hội hiện đại vẫn còn là “một biển tri thức” vẫn chưa được đề cập đến một cách sâu sắc và toàn diện

Trong quá trình thu thập tài liệu cũng như quá trình thực địa hiện vật được

“thiêng hóa” với tên gọi “bùa chú” này đã đem lại cho chúng tôi nhiều khám phá mới

mẻ và thú vị Điều thú vị mà chúng tôi phát hiện được đó là từ việc sản xuất đến tiêu dùng bùa chú nó đã mang trong mình một “qui trình” khép kín và chứa đựng những qui tắc “ngầm” (hay kiêng kị) để phản ánh mối quan hệ quan hệ của con người với thế giới thần linh Bên cạnh đó, chúng tôi còn được chứng kiến hiệu ứng tác động của bùa chú đối với chính đời sống tâm linh của người Việt

Từ những cơ sở thú vị và mới mẻ của bùa chú, cũng như sự biến đổi nhanh

chóng trong đời sống xã hội đã khiến chúng tôi quyết định lựa chọn “Bùa chú trong đời sống tâm linh người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” để làm đề tài luận văn của chuyên ngành Dân tộc học

Nghiên cứu về bùa chú chính là nghiên cứu hiện vật của tôn giáo tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng dân gian, nghi lễ và phong tục, một phần trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng Bởi vậy, tìm hiểu về đề tài này chính là tìm hiểu

về những thực hành tôn giáo tín ngưỡng trong dân gian nhằm nhận định mối quan hệ của bùa chú với đời sống tinh thần của con người trong cuộc sống hiện đại là một trọng tâm trong nghiên cứu nhân học

Trên thực tế, bùa chú là một hiện vật của tôn giáo, tín ngưỡng vì thế nó sẽ có những ảnh hưởng về mặt xã hội lên các hành vi của con người, về niềm tin tín ngưỡng

Trang 10

5

tôn giáo Nghiên cứu này sẽ khám phá quan niệm, niềm tin của con người về thế giới

và chính bản thân mình

Ngoài ra, trong khoảng những năm gần đây nhu cầu sử dụng bùa chú ngày càng tăng lên, bùa chú đã trở thành một thứ hàng hóa và hình thành nên một “thị trường bùa chú” rộng lớn, bùa chú mang lại lợi nhuận cho người làm bùa, người sản xuất bùa và phân phối bùa, nó bao hàm bên trong nó những mục đích và những hành vi kinh tế rất lớn Vì thế, trong một chừng mực nào đó nghiên cứu phản ánh xã hội hiện tại của con người

2 Vấn đề nghiên cứu

Trước hết luận văn sẽ khái quát lên bức tranh sử dụng bùa chú trong đời sống của người dân Ai sẽ là người làm ra bùa? Họ làm ra bùa như thế nào? Và ai sẽ là người dùng bùa? Vì sao họ lại dùng bùa? Họ dùng bùa trong hoàn cảnh nào? Tức là

nghiên cứu sẽ đi trả lời câu hỏi: Bùa chú được sử dụng như thế nào trong xã hội?

Thứ 2, luận văn sẽ đi lý giải tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng bùa chú hiện nay của người Việt Hiểu được những yếu tố tác động đến việc sử dụng bùa chú trong đời sống hiện nay của người việt có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tác động của bùa chú lên các hành vi tôn giáo và tín ngưỡng Bản thân bùa chú là một hiện vật của tôn giáo, vì thế nó sẽ có những ảnh hưởng về mặt xã hội: Các hành vi của bùa chú lên con người, về niềm tin tín ngưỡng tôn giáo vào hiện vật này

Sự tác động này có sự khác biệt nào theo thứ bậc tuổi tác, trình độ học vấn hay địa vị

xã hội, hay là niềm tin này không có biên giới

Tác động của bùa chú lên các hành vi kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu về bùa chú ngày tăng, bùa chú đã trở thành một loại hàng hóa: Nó mang lại lợi nhuận cho người làm bùa, người sản xuất bùa và phân phối bùa, nó đã hình thành nên một thị trường về bùa chú: Các cửa hàng bán đồ phong thủy, cửa hàng bán bùa, chùa cũng bán bùa, ở các địa địa điểm du lịch cũng bán bùa…bùa chú còn bao hàm bên trong nó những mục đích và những hành vi kinh tế rất lớn Nghiên cứu những tác động của bùa chú lên các hành vi tế có ý nghĩa rất lớn để hiểu được về bùa chú

trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

6

Thứ 3, nghiên cứu sẽ đi sâu vào khai thác những phản hồi của người dân về bùa chú, trong đó tập trung vào hai đối tượng chính là người làm ra bùa và người sử dụng bùa Những quan niệm của người sản xuất ra lá bùa và người sử dụng lá bùa đó như thế nào? Họ có tin vào bùa chú không? Họ sử dụng bùa có hiệu quả không? Tức là nghiên cứu đi khai thác các câu truyện đời sống của người dân về bùa chú Và bùa

chú có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của người dân tại địa phương

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Trong nghiên cứu ngày chúng tôi sẽ tập trung và hai nhóm đối tượng chính: Người sản xuất và phân phối bùa; người sử dụng lá bùa đó Bên cạnh đó, một đối tượng đặc biệt trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập đó là bản thân những lá bùa

Thứ nhất, người sản xuất và phân phối bùa: Thầy cúng, pháp sư, ông đồng, nhà sư…Cụ thể, chúng tôi đã tiếp cận với một thầy cúng, một pháp sư đồng thầy, một thầy cúng tại thôn Xám xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, một nhà Sư tại chùa Thiên Phúc xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc; một pháp Sư tại Thôn Lương Cầu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, một Pháp Sư tại Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội Ngoài ra chúng tôi còn tiếp cận với tầng lớp trung gian chuyên phân phối bùa chú đó là một vài người bán bùa tại phố hàng Mã, Hà Nội Mặc dù, họ không làm ra bùa nhưng họ người giữ vai trò qua trọng trong việc phát triển một thị trường bùa chú rộng lớn

Thứ hai, những người sử dùng bùa: Những người sử dụng bùa là những người dân tại địa bàn thôn Xám, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Trong nghiên cứu này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến “những người sử dụng bùa”, họ sẽ là những người giúp chúng tôi lý giải mã vai trò của bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt trong thế giới hiện đại

Chính bản thân những lá bùa: Loại bùa chúng tôi tiếp cận chủ yếu là bùa Bình

An, bùa Trấn Trạch, bùa Độ Tử, bùa Chữa bệnh đây là những loại bùa được sử dụng chủ yếu trong đời sống của người Việt hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 12

7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đào Duy Anh (1938), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp (tái

bản 1998)

2 Đào Duy Anh (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã Hội

3 Toan Ánh (1991), Nếp cũ con người Việt Nam phong tục cổ truyền, Nxb Tp Hồ

Chí Minh

4 Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín Ngưỡng Việt Nam (Quyển Hạ), Nxb Trẻ

5 Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín Ngưỡng Việt Nam (Quyển Thượng), Nxb Trẻ

6 Nguyễn Quang Ân (2010), Quá Trình chia định và những thay đổi địa danh, địa

giới các đơn vị hành chính trên địa bàn nay là tỉnh Vĩnh Phúc; Nxb Văn hóa

Thông tin, Hà Nội

7 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2007), Hợp tuyển Những phương pháp tiếp cận

về nhân học tôn giáo, nghi lễ và ma thuật

8 Phan Kế Bính (2001), Việt Nam Phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin

9 Thiều Chửu (2009), Hán Việt Tự Điển, Nxb Thanh Niên, tái bản lần thứ 5, Tp

HCM

10 Phan Hữu Dật (2007), Ma thuật làm hại trong tín ngưỡng các dân tộc và phương

pháp khắc phục; tạp chí Dân tộc học số 6, trang 3-14

11 Phan Đại Doãn (1990), Cách “tạo thần” và tôn giáo người Việt, Tạp chí Dân tộc

học, số 4/1990

12 Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb

Văn hóa Thông Tin Hà Nội

13 Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam,Nxb Văn hóa Hà Nội

14 Vũ Dũng (2001), Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo (từ kết quả của một nghiên

cứu thực tiễn); Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1/2001

15 Lê Hồng Dương và cộng sự (1982); Địa chí Hà Bắc, Ty Văn hoá và Thông tin –

Thư viện Hà Bắc

Ngày đăng: 31/10/2016, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w