1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án bàn tay nặn bột môn sinh học 6

55 17,7K 151

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

Dưới đây là các tiết soạn theo Phương pháp BÀN TAY NẶN BỘT trong môn Sinh học lớp 6 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH - SINH HỌC 6 Học kì I: 19 tuần (38 tiết) Tuần Tiết Bài Mở đầu sinh học: 1 1 Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học 2 Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật 2 3 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa? Chương I. Tế bào thực vật (4 tiết) 2 4 Bài 5: Thực hành kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 3 5 Bài 6: Thực hành quan sát tế bào thực vật 6 Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật 4 7 Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào Chương II. Rễ: (5 tiết) 4 8 Bài 9: Các loại rễ và các miền của rễ 5 9 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ 10 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ 6 11 Bài 12: Biến dạng của rễ 12 Thực hành: Quan sát các loại rễ, các miền của rễ và sự hút nước và muối khoáng của rễ Chương III. Thân (9 tiết) 7 13 Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân 14 Bài 14: Thân dài ra do đâu? 8 15 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non 16 Bài 16: Thân to ra do đâu? 9 17 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân 18 Bài 18: Thực hành quan sát một số biến dạng của thân 10 19 Ôn tập 20 Kiểm tra một tiết 11 21 Sửa bài kiểm tra một tiết Chương IV. Lá (10 tiết) 11 22 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá 12 23 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá 24 Bài 21: Quang hợp 13 25 Bài 21: Quang hợp (tiếp theo) 26 Bài 22: Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp 1 14 27 Bài 23: Cây có hô hấp không? 28 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu? 15 29 Bài 25: Biến dạng của lá 30 Thực hành quan sát biến dạng của lá 16 31 Bài tập (sửa bài tập trong sách bài tập sinh học 6) Chương V. Sinh sản sinh dưỡng (2 tiết) 16 32 Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 17 33 Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người Chương VI. Hoa và sinh sản hữu tính (8 tiết) 17 34 Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa 18 35 Bài 29: Các loại hoa 36 Ôn tập 19 37 Kiểm tra học kì I 38 Sửa bài kiểm tra học kì I Học kì II: 18 tuần (36 tiết) Tuần Tiết Bài Chương VI: Hoa và sinh sản hữu tính 20 39 Bài 30: Thụ phấn 40 Bài 30: Thụ phấn (tiếp theo) 21 41 Bài 31: Thụ tinh, kết quả và tạo hạt Chương VII: Quả và hạt (6 tiết) 21 42 Bài 32: Các loại quả 22 43 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt 44 Bài 34: Phát tán của quả và hạt 23 45 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm 46 Bài 36: Ôn tập tổng kết vè các cây có hoa 24 47 Bài 36: Ôn tập tổng kết về các cây có hoa (tiếp theo) Chương VIII: Các nhóm thực vật (12 tiết) 24 48 Bài 37: Tảo 25 49 Bài 38: Rêu – Cây rêu 50 Bài 39: Quyết – Cây dương xỉ 26 51 Bài 40: Hạt trần – Cây thông 52 Bài 41: Hạt kín – Đặc điểm của thực vật hạt kín 27 53 Bài 42: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm 54 Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật 28 55 Bài 44 (đọc thêm) + Thực hành vận dụng phân biệt các nhóm thực vật 56 Bài 45: Nguồn gốc cây trồng 29 57 Ôn tập 58 Kiểm tra một tiết 30 59 Sửa bài kiểm tra một tiết Chương IX: Vai trò của thực vật (5 tiết) 30 60 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu 31 61 bâi 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước 2 62 Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con nguời 32 63 Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con nguời (tiếp theo) 64 Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật Chương X: Vi khuẩn – Nấm – Địa y (10 tiết) 33 65 Bài 50: Vi khuẩn 66 Bài 51: Nấm 34 67 Bài 52: Địa y 68 Bài 53: Tham quan thiên nhiên 35 69 Bài tập (sửa bài tập trong sách bài tập sinh học 6) 70 Thực hành củng cố 36 71 Thực hành củng cố (ép mẫu vật: lá, hoa, quả, hạt) 72 Ôn tập 37 73 Kiểm tra học kì II 74 Sửa Bài kiểm tra học kì II Chương I : TẾ BÀO THỰC VẬT Tiết 04: Bài 5: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1.Kiến thức : + HS nhận biết dược các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi. + Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi. 2.Kĩ năng : + Rèn kĩ năng thực hành, sử dụng kính hiển vi + Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3.Thái độ : Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp và kính hiển vi. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1.Giáo viên: + Tranh phóng to hình kính hiển vi (có chú thích) + Bốn bộ kính lúp và kính hiển vi. + Mẫu vật : 1 vài bông hoa, rễ nhỏ. + Phiếu học tập, bảng phụ 2.Học sinh : Mẫu đám rêu, rễ hành. Kính lúp (nếu có) III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp : (1’) - Điểm danh học sinh - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ : 5’ a. Câu hỏi kiểm tra: - Thế nào là thực vật có hoa và không hoa? b. Dự kiến trả lời: + TV có hoa là TV mà cơ quan ss là hoa, quả, hạt. + TV không có hoa cơ quan ss không phải là hoa, quả, hạt. 3 + Cơ thể TV có hoa gồm hai loại cơ quan : - Cqsd gồm rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây. - Cqss gồm hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. 3. Giảng bài mới : CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH VỞ THỰC HÀNH NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý Bước 1: Tình huống xuất phát - Yêu cầu học sinh đặt kính lúp lên bàn - GV đưa ra 1 kính lúp và 1 kính hiển vi đặt câu hỏi: + Theo các em, kính lúp và kính hiển vi có cấu tạo như thế nào? - Yêu cầu học sinh vẽ kính lúp và kính hiển vi và các bộ phận có trong nó - Hs quan sát về: + Hình dạng + Cấu tạo… Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu - Quan sát tìm các hình vẽ đúng và sai trong khi học sinh vẽ - Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về kính lúp, kính hiển vi dưới dạng các câu hỏi - Tiến hành vẽ kính lúp, kính hiển vi + tự chú thích theo suy nghĩ của mình - HS nêu câu hỏi: + Kính lúp có cấu tạo như thế nào? + Kính hiển vi có cấu tạo như thế nào? + Sử dụng kính lúp và kính hiển vi khi nào và như thế nào là đúng? + Cách sử dụng của hai loại kính này có giống nhau không? + Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất? Vẽ , kính lúp và kính hiển vi - Chú thích các bộ phận - Ghi câu hỏi thắc mắc của cá nhân vào vở thực hành - HS chỉ vẽ phát họa được hình dạng cấu tạo nhìn chung - HS có thể hỏi thêm về những loại kính quan sát khác mà các em biết Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm - Chọn và giới thiệu các hình vẽ của HS về biểu tượng ban đầu - Gợi ý HS đề xuất giả thuyết về kính lúp, kính hiển vi trên cơ sở các nhóm biểu tượng + GT1 + GT2 - HS quan sát + so sánh sự giống nhau và khác nhau - Đề xuất giả thuyết: + GT1: Kính hiển vi phóng to vật hơn kính lúp rất nhiều. Kính hiển vi có nhiều bộ phận cấu tạo phức tạp hơn kính lúp để có thể - HS ghi các giả thuyết của cá nhân vào vở thực hành - Thảo luận và đưa ra các giả thuyết chung của nhóm - Có thể ghi lại 4 điều chỉnh quan sát vật có kích thước rất nhỏ bé. + GT2: Kính lúp và kính hiển vi dùng để phóng to vật cho dễ quan sát. Mặt kính là bộ phận quan trọng nhất của kính lúp. Ốc vặn là bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi để điều chỉnh khi quan sát. + GT3: Kính lúp gồm khung và mặt kính tròn. Kính hiển vi có chân đứng, tay cầm, ống kính lớn với 3 ống kính nhỏ, bàn để vật mẫu, gương và ốc vặn. + GT4: Kính lúp để quan sát chi tiết vật có kích thước lớn, nên khi quan sát có thể cầm kính nhìn trực tiếp vật; kính hiển vi quan sát cấu tạo trong vật có kích thước rất nhỏ nên khi quan sát phải cắt nhỏ vật ra mới quan sát được… các giả thuyết chung của nhóm - Đặt câu hỏi nghi vấn để hướng HS tới việc đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết - GV hướng học sinh tới phương án quan sát tranh có chú thích để đối chiếu với các bộ phận trên kính lúp và kính hiển vi. Đồng thời cho hs tự sử dụng kính để quan sát vật mẫu - Thảo luận nhóm  đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết + P.Á 1: Quan sát hình vẽ phóng to có chú thích chính xác các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi + P.Á 2: Quan sát trực tiếp một số mẫu vật đã chuẩn bị trước qua kính lúp và kính hiển vi…. - Ghi phương án kiểm chứng của cá nhân và của nhóm Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu - GV treo tranh - GV phát kính lúp, kính hiển vi và mẫu vật cho các nhóm HS tập sử dụng - Quan sát + gợi ý hướng dẫn các nhóm hs khi các em gặp vướng mắc lúc sử dụng kính. - Tiến hành quan sát + lưu ý các chú thích - Tự sử dụng kính lúp, kính hiển vi  ghi chép lại quá trình sử dụng + Cách sử dụng kính lúp + Cách sử dụng kính hiển vi - Vẽ lại hình ảnh mới quan sát được và chú thích các bộ phận tương ứng vào vở thực hành - Chú thích lại hình vẽ kính lúp và kính hiển vi - Ghi chép quá trình thực nghiệm (cả họat động làm sai và làm đúng) + cách chỉnh gương + cách sử dụng ốc điều chỉnh + cách đặt mẫu trên bàn kính * Lưu ý: Hs sẽ mất nhiều thời gian để sử dụng hiệu quả kính hiển vi  GV nên nhẹ nhàng dẫn dắt các em đến với thí nghiệm, tránh làm hs căng thẳng khi làm sai 5 Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức - Phát phiếu học tập - Treo bảng phụ tổng kết kiến thức - chỉnh sữa lỗi sai trên hình vẽ (không được mở sgk) - Đối chiếu với hình vẽ ban đầu - Hoàn thành phiếu học tập - Kết luận về cấu tạo và cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi - ghi lại kết luận cá nhân và của nhóm - Hs ghi nội dung kiến thức như trong phiếu học tập và bảng phụ Nội dung phiếu học tập: Điền những từ thích hợp sau: Tay cầm, chân kính, gương phản chiếu, tấm kính, thân kính, bàn kính - Kính lúp gồm 2 phần : ………………… bằng kim loại, …………………….trong lồi 2 mặt. - Kính hiển vi gồm 3 phần chính :………………, ………………… (gồm ống kính và ốc điều chỉnh), …………….(nơi đặt ốc điều chỉnh để quan sát) và ………………. . Bảng Phụ : Cách sử dụng kính hiển vi - B ước 1 : Điều chỉnh ánh sáng - B ước 2 : Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp giữ (không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương). - B ước 3 : Mắt nhìn vào vật kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính sát tiêu bản. - Bư ớc 4 : Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát. - B ước 5 : Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn rõ vật nhất. 4. Dặn dò, chuẩn bị tiết sau : (3’) - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Mỗi nhóm chuẩn bị : 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung : Tiết 05: BÀI 6: THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT I.Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức : HS phải làm được 1 tiêu bản TBTV ( TB vảy hành hoặc TB thịt quả cà chua chín). 2.Kĩ năng : + Tăng cường kĩ năng sử dụng Kính hiển vi. + Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3.Thái độ : + Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ. + Trung thực chỉ vẽ những hình quan sát được II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1.Giáo viên : + Tranh vẽ phóng to củ hành và TB vảy hành, quả cà chua chín và TB quả cà chua chín. 6 + Kính hiển vi, tiêu bản TBBB vảy hành và thịt quả cà chua chín 2.Học sinh : mỗi nhóm một quả cà chua chín và một củ hành tây III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tình hình lớp : (1’) - Điểm danh học sinh - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ : 5’ GV kiểm tra: + Phần chuẩn bị của HS theo nhóm đã phân công. + Các bước sử dụng Kính hiển vi 3. Giảng bài mới : CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH VỞ THỰC HÀNH NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý Bước 1: Tình huống xuất phát - Gợi ý: ngôi nhà được xây lên từ những viên gạch. - Đặt củ hành tây và quả cà chua chín lên bàn + Nếu coi những củ quả này như ngôi nhà, và các tế bào xây dựng nên nó là những viên gạch thì các tế bào đó phải có hình dạng như thế nào để xây dựng nên “ngôi nhà” như thế này? - Yêu cầu học sinh vẽ các tế bào tưởng tượng ra - Hs đặt mẫu vật lên bàn và quan sát về: + Hình dạng + Màu sắc - Tự liên tưởng đến hình dạng của các tế bào có thể tạo ra nó Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu - Quan sát tìm các hình vẽ đúng và sai trong khi học sinh vẽ - Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về tế bào dưới dạng các câu hỏi - Tiến hành vẽ tế bào + tự chú thích theo suy nghĩ của mình - HS nêu câu hỏi: + Có phải tế bào cà chua cũng tròn giống như quả cà chua không? +Tế bào hành tây có đầu nhọn đuôi tròn giống củ hành tây phải không? Vẽ tế bào cà chua, hành tây - Chú thích các bộ phận - Ghi câu hỏi thắc mắc của cá nhân vào vở thực hành Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm - Chọn và giới thiệu các hình vẽ của HS về biểu tượng ban đầu - HS quan sát + so sánh sự giống nhau và khác nhau - HS ghi các giả thuyết của cá nhân vào vở 7 - Gợi ý HS đề xuất giả thuyết về tế bào trên cơ sở các nhóm biểu tượng + GT1 + GT2 - Đề xuất giả thuyết: + GT1: tế bào cà chua cũng tròn giống như quả cà chua + GT2: Tế bào hành tây có đầu nhọn đuôi tròn giống củ hành tây thực hành - Thảo luận và đưa ra các giả thuyết chung của nhóm - Có thể ghi lại các giả thuyết chung của nhóm - Đặt câu hỏi nghi vấn để hướng HS tới việc đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết + Phương án 1: kiểm chứng giả thuyết 1 + Phương án 2: kiểm chứng giả thuyết 2 - Thảo luận nhóm  đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết + P.Á 1: Lấy một phần thịt quả cà chua cho lên lam kính + quan sát dưới kính hiển vi + P.Á 2: Lấy một phần vảy hành cho lên lam kính + quan sát dưới kính hiển vi - Ghi phương án kiểm chứng của cá nhân và của nhóm Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu - GV phát kính hiển vi cho các nhóm HS làm thí nghiệm - Hướng dẫn HS làm tiêu bản tế bào * Lưu ý: Nếu HS vẽ lại mà chưa chú thích đúng thì GV cũng chưa chỉnh sửa thuật ngữ cho HS - Tiến hành làm thí nghiệm: + + Ở tế bào cà chua chỉ cần quyệt một lớp mỏng + Ở tế bào hành cần lấy một lớp thật mỏng, trải phẳng trên mặt lam kính - Vẽ lại hình ảnh mới quan sát được và chú thích các bộ phận tương ứng vào vở thực hành - Ghi chép quá trình thí nghiệm _ . Bước 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức - Giới thiệu tranh H6.2 (củ hành và tế bào biểu bì vảy hành) và H6.3 (quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua); - Quan sát + chỉnh sữa lỗi sai trên hình vẽ (không được mở sgk) - Đối chiếu với hình vẽ ban đầu - Vẽ lại hình hoàn chỉnh + chú thích 4. Dặn dò, chuẩn bị tiết sau :3’ - Học bài và trả lời câu hỏi sgk tr27 - Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng các TBTV IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung : Tiết 07: Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO 8 I.Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức : + HS làm được mô hình tế bào lớn lên và phân chia + Mô tả được các giai đoạn lớn lên và phân chia của tế bào 2.Kĩ năng : + Rèn kĩ năng quan sát vẽ tìm tòi kiến thức . + Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. + Tăng cường kỹ năng thực hành, thao tác trình bày vở thí nghiệm. 3.Thái độ : Yêu thích môn học II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1.Giáo viên : + ĐDDH: Tranh vẽ phong to H 8.1, 8.2 SGK. + Dụng cụ:Bong bóng, keo, đất sét. 2.Học sinh : Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tình hình lớp : (1’) - Điểm danh học sinh - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ : 5’ a. Câu hỏi kiểm tra: + TB thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào ? + Hình dạng kích thức của chúng như thế nào ? b. Dự kiến trả lời: - Vách, màng sinh chất, nhân và chất TB - Hình dạng và kích thướckhác nhau 3. Giảng bài mới : CÁC BƯỚC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH VỞ THỰC HÀNH NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý Bước 1: Tình huống xuất phát - Gợi ý học sinh về sự thay đổi kích thước của cây ở các thời điểm khác nhau. - Đặt câu hỏi: + Theo các em, cây lớn lên như thế nào? - Yêu cầu học sinh vẽ các giai đoạn lớn lên của cây ? - Hs tưởng tượng ra các giai đoạn lớn lên của cây (vài ngày, vài tuần, vài tháng, vài năm) Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu - Quan sát tìm các hình vẽ đúng và sai trong khi học sinh vẽ - Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về quá trình cây lớn lên dưới dạng - HS vẽ các giai đoạn lớn lên của cây (vài ngày, vài tuần, vài tháng, vài năm) theo suy nghĩ cá nhân của mình - HS nêu câu hỏi: +Khi cây lớn lên các tế bào có lớn lên theo không? + Số lượng tế bào có tăng lên Vẽ các giai đoạn - Mô tả cây lớn 9 các câu hỏi cùng với sự lớn lên của cây không? + Việc tưới nước, bón phân có tác động gì tới sự thay đổi của các tế bào? lên theo suy nghĩ của các em - Ghi câu hỏi thắc mắc của cá nhân vào vở thực hành Bước 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thí nghiệm - Chọn và giới thiệu các hình vẽ của HS về biểu tượng ban đầu - Gợi ý HS đề xuất giả thuyết trên cơ sở các nhóm biểu tượng + GT1 + GT2 + GT3 + GT4……………. - HS quan sát + so sánh sự giống nhau và khác nhau - Đề xuất giả thuyết: + GT1: Các tế bào trong cây lớn lên nhờ hấp thụ các chất dinh dưỡng làm cây lớn lên + GT2: Số lượng tế bào trong cây tăng lên nhiều lần  cây lớn lên. + GT3: Các tế bào mới được tạo ra nhờ việc tách ra từ các tế bào cũ có sẵn trong cây + GT4: Cây hút nước và chất dinh dưỡng làm tăng số lượng và kích thước của tế bào  cây lớn lên. - HS ghi các giả thuyết của cá nhân vào vở thực hành - Thảo luận và đưa ra các giả thuyết chung của nhóm - Có thể ghi lại các giả thuyết chung của nhóm GV hướng dẫn HS - thảo luận giữa các nhóm. - Nhiều lớp không nêu được GT3, nên GV cần có gợi ý định hướng - Đặt câu hỏi nghi vấn để hướng HS tới việc đề xuất phương án kiểm chứng giả thuyết - Thảo luận nhóm  đề xuất phương án làm mô hình kiểm chứng giả thuyết + Làm mô hình tế bào bằng bong bóng + cho nước vào  bong bóng tăng kích thước + tiến hành phân chia “tế bào” - Ghi phương án kiểm chứng của cá nhân và của nhóm Lưu ý: bong bóng được sử dụng ở đây tương tự như một tế bào Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu - GV hướng HS tới phương án làm mô hình kiểm chứng giả thuyết - Tiến hành làm mô hình bong bóng như đề xuất của phương án (cách thực hiện xem phần “rút kinh nghiệm”) - Vẽ lại hình ảnh mới quan sát được và chú thích các bộ phận tương ứng vào vở thực hành - Ghi chép quá trình - Vẽ lại - Lưu ý HS các thao tác an toàn khi dùng kéo, Giáo viên đóng vai như "trọng tài" cho cuộc thảo luận và chuẩn hóa mối liên quan. 10 [...]... bài mới : CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC BƯỚC VIÊN SINH Bước 1: Tình huống xuất phát - Yêu cầu học sinh đặt mẫu - Hs đặt mẫu vật lên bàn và vật lên bàn quan sát về: - GV đưa ra 1 bông hoa có + Hình dạng kích thước đủ lớn (vd: hoa + Màu sắc (cánh hoa, nhị và bách hợp) và đặt câu hỏi: nhụy) + Theo các em, hoa có cấu + Đếm số lượng cánh tạo như thế nào? - Yêu cầu học sinh vẽ 1 bông hoa và các... + Thân đứng + Thân leo + Thân bò - HS lấy ví dụ * Củng cố: - Cho 1 – 2 HS đọc khung - 1 – 2 HS đọc khung ghi ghi nhớ trong SGK sinh nhớ trong SGK sinh học học 6 6 4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’) - Làm bài tập SGK -Ghi lại kết quả thí nghiệm cho tiết học sau - Xem trước bài mới: THÂN DÀI RA DO ĐÂU? IV.RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG Tiết 18: BÀI 18: THỰC... 2.Kĩ năng : + Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh, phân tích, tách các bộ phận của hoa + Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm + Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm quan sát,các thao tác trình bày khoa học vở thí nghiệm 3.Thái độ : Giáo dục ý thức nhiên bảo vệ TV, hoa, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 26 1 .Giáo viên : + Tranh ghép các bộ phận của hoa, kính... học sinh : 26 1 .Giáo viên : + Tranh ghép các bộ phận của hoa, kính lúp, dao + Bảng phụ + Kim mũi nhọn, kim mũi mác (đủ cho mỗi học sinh) + Kính lúp (2 học sinh/ 1 kính) 2 .Học sinh : Các vật mẫu như đã dặn III Hoạt động dạy học: 1 Ổn định tình hình lớp : (1’) - Điểm danh học sinh - Chuẩn bị kiểm tra bài cũ 2 Kiểm tra bài cũ : 5’ a Câu hỏi kiểm tra: - Thế nào là giâm cành ? Thế nào là chiết cành ? b Dự... Miền trưởng thành: dẫn truyền + Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng + Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra + Miền chóp rễ: che trở cho đầu rễ - 1 – 2 HS đọc khung ghi nhớ trong SGK sinh học 6 4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’) -Quan sát một số loại rễ cây phổ biến mà em thường gặp hàng ngày -Trả lời câu hỏi sách giáo khoa -Xem trước bài cấu tạo miền hút của rễ IV RÚT KINH NGHIỆM... nghĩa của sự biến dạng 2-Kĩ năng: -Trình bày vở thí nghiệm khoa học theo sơ đồ, bảng biểu, rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng quan sát mẫu vật, quan sát tự nhiên -Rèn kĩ năng hoạt động nhóm,kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp 3-Thái độ: -Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học II-PHƯƠNG PHÁP: phương pháp “ Bàn tay nặn bột III- CHUẨN BỊ: 1-Giaó viên: -Tranh ảnh hoặc mẫu vật thật:... NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ I.Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức : + HS tự thiết kế được thí nghiệm xác định được vai trò của nước và muối khoáng đối với cây + Hiểu được con đường rễ cây hút nước và MK hoà tan 2.Kĩ năng : + Thao tác, các bước tiến hành TN + Kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3.Thái độ : Giáo dục lòng yêu tự nhiên bảo vệ TV II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 1 .Giáo viên : - Dụng... thí nghiệm khoa học 3 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG: Phương pháp Bàn tay nặn bột 4 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP: 30 * Chuẩn bị của GV: - Mẫu vật thật và tranh ảnh, hình các loại quả và hạt, trong đó có: quả đậu, cải, chò, bông, xà cừ, bồ kết, thóc, ngô, hạt tiêu, cà phê, củ lạc, quả sen các loại quả ăn được và quả cây dại ở địa phương * Chuẩn bị của HS: - Các loại quả phổ biến nhất có bán ở chợ và có... giả thuyết + Phương án 1: kiểm chứng giả thuyết 1 + Phương án 2: kiểm chứng giả thuyết 2 + Phương án 3: kiểm chứng giả thuyết 3 + Phương án 4: kiểm chứng giả thuyết 4 + GT2: Cây cần nước + GT3: Cây cần đủ các loại muối khoáng + GT4: Cây cần xới đất, bắt sâu, làm cỏ thuyết chung của nhóm - Có thể ghi lại các giả thuyết chung của nhóm - Thảo luận nhóm  đề xuất - Ghi phương án phương án thí nghiệm kiểm... loại thân biến dạng - Nhận dạng một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên - Trình bày vở thí nghiệm khoa học theo sơ đồ, bảng biểu; rèn luyện kỹ năng vẽ hình, kỹ năng quan sát mẫu vật, quan sát tự nhiên 19 2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG: Phương pháp Bàn tay nặn bột 3 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP: Chuẩn bị của GV: - Các loại củ: củ mài, củ dong, su hào, khoai tây, khoai sọ, riềng, gừng, củ hành, . tiết soạn theo Phương pháp BÀN TAY NẶN BỘT trong môn Sinh học lớp 6 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH - SINH HỌC 6 Học kì I: 19 tuần (38 tiết) Tuần Tiết Bài Mở đầu sinh học: 1 1 Bài 1: Đặc điểm của. biến dạng của lá 16 31 Bài tập (sửa bài tập trong sách bài tập sinh học 6) Chương V. Sinh sản sinh dưỡng (2 tiết) 16 32 Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên 17 33 Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người Chương. (10 tiết) 33 65 Bài 50: Vi khuẩn 66 Bài 51: Nấm 34 67 Bài 52: Địa y 68 Bài 53: Tham quan thiên nhiên 35 69 Bài tập (sửa bài tập trong sách bài tập sinh học 6) 70 Thực hành củng cố 36 71 Thực hành

Ngày đăng: 25/01/2015, 16:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w