CHUYÊN ĐỀ “DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4” MỤC LỤC 2 Phần I: Những ưu và khuyết điểm trong quá trình thực hiện dạy học phương pháp Bàn tay nặn bột tr
Trang 1CHUYÊN ĐỀ
“DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP
BÀN TAY NẶN BỘT
TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4”
MỤC LỤC
2 Phần I: Những ưu và khuyết điểm trong quá trình thực hiện dạy học
phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn Khoa học lớp 4
3
3 Phần II: Mục tiêu, nội dung chương trình và các phương pháp dạy
học môn Khoa học lớp 4
4
4 Phần III: Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột trong môn Khoa
học lớp 4
6
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với môn Tiếng Việt và Toán, môn Khoa học là một trong những môn có tầm quan trọng nhất của chương trình Tiểu học Như chúng ta đã biết môn Khoa học lớp 4 nói riêng và môn Khoa học trong chương trình Tiểu học nói chung tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên với khoa học về sức khoẻ trong các chủ đề: Con người và sức khoẻ; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật; Môi trường và tài nguyên; Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng như tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng
xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn; …
Các phương pháp dạy học thường xuyên sử dụng ở môn học này là: Phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp thực hành, đóng vai và truyền đạt Các hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là dạy học theo nhóm, cá nhân, trò chơi học tập
Năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào áp dụng ở bậc Tiểu học Đây là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, thông qua cách học sinh chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống Giáo viên chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn Với sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo ngành và chuyên môn trường, tập thể giáo viên tổ 4 đã tích cực nghiên cứu soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học Bước đầu sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong môn Khoa học phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh, nhằm mục đích nâng cao chất lượng toàn diện vững chắc
Qua giảng dạy, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm có tính chất trọng tâm, thiết thực, thật sự có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, cần được đúc kết kinh nghiệm học tập Bên cạnh những kết quả đạt được, không sao tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót cần được chấn chỉnh khắc phục, bổ sung cho hoàn thiện hơn Tập thể giáo
viên tổ 4 xin đưa ra tham luận chuyên đề “Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột trong
môn Khoa học lớp 4 ” Để phát huy mặt ưu điểm của phương pháp này, chúng tôi tập
hợp một số nội dung chính, cơ bản, tiêu biểu đưa ra hội thảo để trao đổi nhằm góp phần
Trang 3thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thiện và phát triển tư duy, năng lực cho học sinh
Chúng tôi rất mong và đón nhận ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô giáo trong hội đồng nhằm sửa đổi, bổ sung cho dự thảo chuyên đề được hoàn chỉnh, thiết thực hơn
PHẦN I NHỮNG ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4.
Qua quá trình tập huấn phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột, dưới sự chỉ đạo của ngành và chuyên môn trường, đội ngũ giáo viên trong tổ đã nổ lực tìm hiểu tài liệu, những hiểu biết qua tập huấn, vận dụng phương pháp này nhằm từng bước đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục Trong thực tế giảng dạy của GV và học tập của HS, chúng tôi rút ra một số ưu điểm và tồn tại sau:
1 Ưu điểm:
a Đối với GV:
- Có sự chỉ đạo tập huấn của chuyên môn trường.
- Đội ngũ giáo viên trong tổ hiện nay đều chuẩn về trình độ và vững vàng về
chuyên môn, sẵn sàng cho ứng dụng phương pháp BTNB vào giảng dạy
Trang 4- Sử dụng tốt trang thiết bị dạy học vào các tiết học.
b Đối với HS:
- Phương pháp này, HS được tham gia các thí nghiệm, rồi tự đưa ra đánh giá, thảo luận so sánh kết quả với các bạn trong nhóm để đi đến kết luận kiến thức Hầu hết HS đều cảm thấy hứng thú, chủ động trong suốt quá trình thời gian của tiết học, nắm vững kiến thức, hiểu bài sâu hơn
- Rèn luyện được ở các em kĩ năng giao tiếp, diễn đạt nói và viết, kĩ năng làm việc
theo nhóm
- Phát huy được tính tư duy, say mê sáng tạo, giải quyết vấn đề.
2 Khuyết điểm:
a Đối với GV:
- Đây là một phương pháp mới, hoạt động chưa đồng bộ, nên GV chưa hiểu đúng bản chất của phương pháp BTNB
- GV chưa được thực hành, áp dụng nhiều với phương pháp BTNB nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng
- Tài liệu hướng dẫn, tham khảo, tài liệu hỗ trợ bước đầu còn hạn chế
- Việc chuẩn bị bài dạy bằng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian: nghiên cứu bài dạy, soạn bài theo phương pháp mới, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị đồ dùng cho học sinh GV chưa có thời gian chuẩn bị chu đáo
- SGK chưa phù hợp với cách dạy học theo phương pháp BTNB, chưa kích thích
sự suy nghĩ sáng tạo của học sinh
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được cho việc dạy học theo phương pháp này Bàn ghế không phù hợp với cách dạy học theo nhóm, chưa có phòng thí nghiệm, chưa có đầy đủ thiết bị dạy học
- Một số lớp có số HS quá đông (34 em) nên việc tổ chức học nhóm khó, HS các nhóm không thể quan sát và trao đổi với nhau, khó tổ chức các hoạt động dạy học
b Đối với HS:
- Các em chưa quen với phương pháp này thường hay lúng túng, rụt rè trong quá trình học
- HS chưa có vở thực hành, thí nghiệm trong quá trình học
Trang 5- HS chưa biết cách đặt câu hỏi sát với nội dung bài.
PHẦN II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KHOA HOC LƠP 4
A – Mục tiêu chương trình môn Khoa học
Sau khi học xong môn Khoa học ở tiểu học, học sinh cần đạt được: Một số kiến thức
cơ bản, ban đầu và thiết thực Một số kĩ năng ban đầu Một số thái độ và hành vi
1 Một số kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người Cách phòng tránh một số bệnh
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống
và sản xuất
2 Một số kĩ năng ban đầu
- Ứng xử thích hợp trong một số tình huống
- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành
- Nêu thắc mắc, biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết
- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng
3 Một số thái độ và hành vi
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh
B – Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4.
Bao gồm 3 chủ đề
Chủ đề: Con người và sức khỏe (Trao đổi chất ở người; Dinh dưỡng; Phòng bệnh;
An toàn trong cuộc sống)
Trang 6Chủ đề: Vật chất và năng lượng (Nước; Không khí; Âm thanh; Ánh sáng; Nhiệt) Chủ đề: Thực vật và động vật (Trao đổi chất ở thực vật;Trao đổi chất ở động vật; Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.)
CÁC BÀI KHOA HỌC LỚP 4 CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY
NẶN BỘT
1 2+3 Trao đổi chất ở người
2 20 Nước có những tính chất gì?
3 21 Ba thể của nước
4 22 Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
5 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
6 27 Một số cách làm sạch nước
7 30 Làm thế nào để biết có không khí?
8 31 Không khí có những tính chất gì?
9 32 Không khí gồm những thành phần nào?
10 35 Không khí cần cho sự cháy
11 36 Không khí cần cho sự sống
12 37 Tại sao có gió?
14 42 Sự lan truyền âm thanh
Trang 716 46 Bóng tối
17 47 Ánh sáng cần cho sự sống
18 50+51 Nóng lạnh và nhiệt độ
19 52 Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
20 55+56 Ôn tập: Vật chất và năng lượng
21 57 Thực vật cần gì để sống?
22 60 Nhu cầu không khí của thực vật
23 61 Trao đổi chất ở thực vật
24 62 Động vật cần gì để sống
25 64 Trao đổi chất ở động vật
C – Một số phương pháp và tiến trình thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột.
1 Phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thí nghiệm trực tiếp
- Phương pháp làm mô hình
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2 Tiến trình thực hiện phương pháp Bàn tay nặn bột gồm 5 bước:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức
Lưu ý: Trong mỗi tiết học GV cần tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động, tập cho các em giải quyết vấn đề đơn giản, làm việc theo cặp Tăng cường cho HS sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, đồ dùng thí nghiệm
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG MÔN KHOA HỌC LỚP 4
I Mục tiêu của phương pháp bàn tay nặn bột.
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở
của sự tìm tòi -nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên Thực hiện phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính HS tìm ra câu trả lời cho
Trang 8các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình
Phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp bàn tay nặn bột còn chú ý đến rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh
tay nặn bột
Học khoa học qua nhìn, xem Học khoa học thông qua ứng
dụng trực tiếp
Do GV thực hiện là chính Chính cá nhân học sinh tự làm
* Quan sát là:
- Tìm câu trả lời cho câu hỏi đặt ra
- Nhận thức bằng tất cả các giác quan
- Tổ chức sự nghiên cứu một cách chặt chẽ và có PP
- Xác lập các mối quan hệ bằng cách so sánh với các mô hình, những hiểu biết và các đối tượng khác
Vấn đề khoa học HS tự đặt câu hỏi giả
thiết ban đầu Tiến hành thí nghiệm
Đưa ra kết luận thông qua so sánh, thảo luận, phân tích,
Trang 9* Quan sát giúp HS phát triển các khả năng:
- Chặt chẽ trong nhìn nhận
- Tò mò trước một sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh
- Khách quan
- Tinh thần phê bình
- Nhận biết
- So sánh
- Chọn lọc những điểm chủ yếu, quan trọng và đặc trưng của sự vật hiện tượng
- Đây là PP được khuyến khích thực hiện trong bước tiến hành thí nghiệm tìm tòi,
nghiên cứu theo PP “BTNB”
- PP TNTT được thực hiện đối với các kiến thức cần làm thí nghiệm để chứng minh Các thí nghiệm do chính HS thực hiện GV tuyệt đối không được thực hiện thí nghiệm biểu diễn như đối với các PP dạy học khác
- Thí nghiệm trong PP “BTNB” được thực hiện để kiểm chứng một giả thuyết đặt ra chứ không phải là để khẳng định lại một kiến thức VD: để kiểm tra giả thuyết: “Có phải không khí cần cho sự cháy không?” HS làm thí nghiệm úp cốc thuỷ tinh lên ngọn nến đang cháy để kiểm chứng
3 PP làm mô hình:
- PP làm mô hình thường được tiến hành theo nhóm vì HS cần thảo luận với nhau để làm
mô hình hợp lí
- Mô hình đối với HS tiểu học chỉ nên thực hiện đơn giản nhằm làm rõ một kiến thức nhất định
- Để tiết kiệm thời gian GV có thể chuẩn bị trước một mô hình đúng để trình bày cho HS
so sánh trong trường hợp không có nhóm nào làm đúng Trong trường hợp này GV cần giấu mô hình không cho HS nhìn thấy trước khi đưa ra trưng bày
4 PP nghiên cứu tài liệu:
Khi cho HS tiến hành PP này, GV giúp HS xác định được:
- Động cơ đọc tài liệu: tìm hiểu tổng quát, tìm hiểu chuyên sâu, tìm một định nghĩa, …
- Vấn đề nào cần quan tâm
Trang 10- Những thắc mắc đang cần tìm câu trả lời.
- Kiểu thông tin nào đang cần có
- Vị trí cần đọc, nghiên cứu trong tài liệu.
III Các nguyên tắc của bàn tay nặn bột
Tiến trình bài dạy:
a Quan sát: HS quan sát sự vật hay một hiện tượng (thực tại, gần gũi, dễ cảm nhận được)
Sự vật ở đây được hiểu bao gồm: cả những vật có thể sờ được bằng tay (cái lá, quả bóng,….) và tiến hành các thí nghiệm với nó và cả những sự vật không thể tiếp xúc được VD: bầu trời, mặt trăng,
b Học: HS lập luận, đưa ra lí lẽ, thảo luận (các ý kiến, kết quả đề xuất), xây dựng kiến
thức cho mình
c Các hoạt động đề ra:
- Tổ chức theo các giờ học
- Tạo ra tiến bộ dần dần cho HS
- Gắn với chương trình
- Dành phần lớn quyền tự chủ cho HS
d Thời gian cho một đề tài 2 giờ/ tuần:
Một đề tài có thể giảng dạy trong nhiều tuần sẽ giúp HS có thời gian tìm hiểu, xây dựng và hình thành kiến thức, các kiến thức có sự kế thừa liên quan với nhau
e Vở thí nghiệm: Mỗi học sinh phải có vở thí nghiệm ghi những kí hiệu riêng của mình.
g Mục đích hàng đầu:
Chính là giúp HS tiếp cận dần dần các khái niệm (Khoa học, kĩ thuật, Sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết,…)
Các bước của tiến trình dạy học đưa ra dưới đây là các tiêu chuẩn để áp dụng phương pháp BTNB vào dạy học các môn Khoa học Đó là một định hướng hành động chứ không phải là định nghĩa một phương pháp khoa học hay một tiến trình cứng nhắc đi
từ vấn đề đến khám phá và cuối cùng là cấu trúc kiến thức Việc vận dụng tiến trình đó theo một phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt giữa các bước, tùy theo chủ đề
Trang 11nghiên cứu là điều cực kì cần thiết Nói cách khác, mỗi bước được xác định như là yếu tố cần thiết để đảm bảo rằng quá trình khám phá của HS được thông suốt về mặt tư duy
Bước 1:Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ
động đưa ra như là một cách hấp dẫn nhập vào bài học
Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS; nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề
VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? GV nêu câu hỏi: Theo em
không khí gồm những thành phần nào?
- Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh: GV hỏi: Theo em âm thanh được lan truyền như
thế nào?
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học; cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình
độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức
GV dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không)
đối với câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi hay giả thuyết của HS là bước quan trọng đặc trưng của PPBTNB Trong bước này,
GV khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi học được kiến thức đó Khi yêu cầu HS trình bày quan niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy
nghĩ
VD: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?
HS trình bày quan điểm: (có thể có các ý kiến khác nhau) VD: Không khí gồm có ô-xi, ni-tơ; không khí gồm có bụi; không khí gồm có vi khuẩn;…
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
- Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú vềbiểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó Chú ý xoáy sâu vào những sự khácbiệt
Trang 12liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học Đây là một bước khá khó khăn vì GV cần phải chọn lựacác biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu tượng của HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt điều khiển thảo luận của
HS nhằmgiúp HS đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy họcSau khi chọn lọc các biểu tượng ban đầu của HS đểghi chép (đối với mô tả bằng lời) hoặc gắn hình vẽ lênbảng hoặc vẽ nhanh lên bảng (đối với hình vẽ), GV cần khéo léo gợi ý cho HS so sánh các điểm giống (đồng thuận giữa các ý kiến) hoặc khác nhau (không nhất trí giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu Từ những sự khác nhau cơ bản đó GV giúp HS đề xuất các câu hỏi.Sau khi giúp HS so sánh và gợi ý để HS phân nhómcác ý kiến ban đầu,
GV hướng dẫn HS đặt các câu hỏinghi vấn
VD: * Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào?
HS đặt câu hỏi: - Trong không khí có ô-xi và ni-tơ không?
- Trong không khí có khí các-bô-níc không?
- Trong không khí có bụi không?
- Trong không khí có khí độc và vi khuẩn không?
* Khi dạy bài Sự lan truyền âm thanh
HS đặt câu hỏi:
- Âm thanh có truyền qua được không khí không?
- Âm thanh có truyền qau chất lỏng không?
- Âm thanh có truyền qua được chất rắn không?
- Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn?
- Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:
Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó Các câu hỏi có thể là:
“Theo các em làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?”; “Bây giờ các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra?”… Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung
và quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn