Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn (Trang 41)

* Những tồn tại của Công ty

Bên cạnh những thành công đã đạt được trong những năm qua, Công ty cổ phần Phạm Nguyễn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là:

Về năng lực tài chính: Tuy tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng về quy

mô và có được mức tăng trưởng tương đối ổn định, nhưng với mức quy mô đó, công ty vẫn chưa đạt được khả năng cạnh tranh cao trong tiêu chí này. So với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực, tổng nguồn vốn của Công ty cổ phần Phạm

Nguyễn còn khá nhỏ bé về quy mô, mặc dù mức chênh lệch không cao lắm. Điều này vừa không mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh về vốn, vừa không tạo điều kiện cho công ty mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tư vào việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống thanh toán nội bộ... Do vậy, quy mô vốn nhỏ còn hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty trong các tiêu chí khác như: chất lượng sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ ...

Về chất lượng nguồn nhân lực: Tuy công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ và

khá đông nhưng trình độ am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp trong nước, quốc tế, các nguyên tắc của WTO còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch phục vụ khách hàng chưa cao. Có thể nói đây là điểm yếu chung của ngành chăm sóc khách hàng tại Việt Nam. Do tính chất công việc chủ yếu là nữ nên cũng có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc thay đổi, sắp xếp nhân sự và thường xuyên có sự biến động về nhân sự.

Về năng lực quản trị: Nhìn chung, trình độ quản trị của công ty vẫn còn nhiều

hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Công ty cũng chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ còn yếu, kiểm tra, kiểm toán chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, các cán bộ quản trị của công ty chủ yếu được lựa chọn qua thực tiễn hoạt động kinh doanh như chức vụ: tổ trưởng, trưởng phòng... không được đào tạo nghề quản trị một cách bài bản, do vậy tính chuyên nghiệp trong quản trị và điều hành không cao.

Về trình độ công nghệ: Hiện nay, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong

công ty còn khá chênh lệch so với các công ty khác. Điều này làm hạn chế hiệu quả các hoạt động khác của công ty, như: khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, khả năng quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng... Có thể nói năng lực cạnh tranh của công ty trong tiêu chí này còn tương đối kém.

* Nguyên nhân:

Thứ nhất, khả năng giám sát hoạt động của công ty còn rất hạn chế về chuẩn

mực, quy trình nghiệp vụ, phương thức, công cụ và hiệu lực giám sát, đặc biệt là khả năng phát hiện, đo lường, xử lý rủi ro còn yếu.

Bên cạnh đó, với cơ chế khuyến khích, đãi ngộ, sức mạnh tài chính và phi tài chính hiện tại còn yếu kém, nên việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, thu hút

nhân tài để chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài của công ty là không đáng kể. Hệ thống đào tạo trong nước và bồi dưỡng tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.

Thứ hai, Công ty còn thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả, bền vững. Hoạt

động kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn yếu, thiếu tính độc lập, hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chưa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Đội ngũ lao động của công ty

khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của điều kiện hội nhập. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ công ty còn lạc hậu, không phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến ở các nước trong nhiều năm qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn (Trang 41)