Kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn (Trang 47)

mô vốn của Công ty chưa lớn nên việc phát triển các sản phẩm mới cần được thực hiện một cách từ từ và có chọn lọc. Công ty phải xác định được dịch vụ cốt yếu của mình và tập trung phát triển chất lượng các dịch vụ đó. Việc đa dạng hoá các dịch vụ chăm sóc khách hàng nên gắn liền với việc chuyên môn hoá các dịch vụ mà khách hàng của mình sử dụng, tránh việc đầu tư dàn trải.

* Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty

Công ty Phạm Nguyễn phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Công ty cổ phần Phạm Nguyễn cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng các dịch vụ tư vấn như: tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp lý, tư vấn kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ đưa lại những điều tốt hơn cho công ty.

3.3.2. Kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn Phạm Nguyễn

- Công ty nên thay đổi chính sách tiền lương, thưởng, hiện tại đãi ngộ tài chính và phi tài chính tại công ty rất ít nên cần tăng chế độ đãi ngộ lên, ngoài lương công ty

nên có chế độ thưởng theo tháng hoặc theo quý, thưởng cho nhân viên bán hàng qua dịch vụ crosselling giỏi bán được nhiều hàng trong tháng.

- Công ty cần tạo tổ chức các buổi nấu ăn, đi du lịch ngắn ngày, tổ chức sinh nhật cho mọi người trong công ty để họ hiểu nhau hơn. Tạo nên bầu không khí làm việc thoải mái, dễ chịu cho mọi người.

- Công ty nên có chính sách giữ chân đội ngũ tư vấn viên và khai thác viên cũ, lâu năm có kinh nghiệm. Nên tăng lương thưởng cho những người làm tốt. Hiện nay, có rất nhiều công ty thành lập nên họ sẽ thu hút nhân viên tốt của các công ty về làm cho mình. Nếu không giữ được nhân viên chất lượng dịch vụ của công ty cung cấp sẽ giảm, đồng thời cũng gây khó khăn trong công tác quản lý nhân sự của công ty - Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... cho các các cấp quản lý, người lao động trong doanh nghiệp.

- Tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại.... Đồng thời, tăng cường hơn nữa vai trò của các hiệp hội, các hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.

- Với cơ cấu bộ máy tổ chức hiện tại của công ty là đã hợp lý. Tuy nhiên, trong tương lai nếu công ty muốn mở rộng loại hình kinh doanh cũng như thay đổi loại hình doanh nghiệp thì công ty cần phải có những chính sách riêng để thay đổi chúng cho hợp lý. Vừa phù hợp với công ty, vừa phù hợp với cả ngành.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh ở các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay là một trong những vấn đề có tầm quan trọng và mang tính chiến lược đối với mỗi doanh nghiệp.

Sau một thời gian thực tập tai Công ty cổ phần Phạm Nguyễn em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn”. Với thời gian có hạn, kiến thức và năng lực cá nhân còn hạn chế, em hy vọng một số giải pháp và kiến nghị đưa ra trong khóa luận có thể đóng góp phần nào vào công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Th.S Hoàng Thị Phi Yến và các anh chị trong Công ty cổ phần Phạm Nguyễn đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn (Trang 47)