Phân tích và đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của côn ty cổ phẩn Phạm Nguyễn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn (Trang 26)

phẩn Phạm Nguyễn

2.2.2.1. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Phạm Nguyễn

a. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát khách hàng của Công ty cổ phần

Phạm Nguyễn

stt Nội dung câu hỏi Câu trả lời Số

phiếu Tỷ lệ ( %) 1 Dịch vụ chăm sóc khách hàng của

Công ty cổ phần Phạm Nguyễn có chất lượng như thế nào?

Rất tốt Tốt 12/15 80% Bình thường 3/15 20% Kém 2 Số lượng sản phẩm của Phạm Nguyễn đưa ra so với giá trị sử dụng mà ông ( bà) cảm nhận thế nào? Đăt 4/15 26,7% Rẻ 8/15 53,3% Bình thường 3/15 20% 3

Theo ông ( bà) sản phẩm dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng của Phạm Nguyễn đưa như thế nào?

Phong phú

Bình thường 10/15 66,7%

Ít 5/15 33,3%

4 Ông ( bà) có đánh giá về đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng của Phạm Nguyễn như thế nào?

Nhiệt tình 13/15 86,7%

Không nhiệt tình

Bình thường 2/15 13,3%

5 Yếu tố nào là chủ yếu khiến ông bà lựa chọn dịch vụ tư vấn, chăm sóc của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn

Chất lượng 10/15 66,7%

Giá cả 3/15 20%

Yếu tố khác 2/15 13,3%

6 Uy tín của Công ty Phạm Nguyễn là như thế nào? Tốt 13/15 86,7% Rất tốt Bình thường 2/15 13,3% Kém 7 Ông ( bà) nhận xét thế nào về chất

lượng dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng của Công ty Phạm Nguyễn so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề khác trên thị trường.

Tốt hơn 7/15 46,7%

Như nhau 6/15 40%

Từ kết quả điều tra khách hàng có thể nhận thấy “chất lượng” của công ty được khách hàng đánh giá cao. Từ “chất lượng” ở đây bao gồm chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm, chất lượng nhân viên, chất lượng giá cả và uy tín của công ty. Điều này chứng tỏ công ty đã tạo được niềm tin của mình với khách hàng và xây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn nhận xét kém hơn đối thủ cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả, số lượng dịch vụ cung cấp vẫn còn ít, chưa thỏa mãn hết nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát nhà quản trị của Công ty cổ phần

Phạm Nguyễn

stt Nội dung câu hỏi Câu trả lời Số

phiếu

Tỷ lệ( %) 1 Đánh giá của Ông (bà) về thực trạng hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2012 so với hai năm 2010, 2011.

Ổn định 2/5 40

Tăng trưởng mạnh

Có tăng trưởng nhưng 3/5 60

chậm Đi xuống

2

Theo ông( bà) các yếu tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là các yếu tố nào sau đây?

Tình hình tài chính 1/5 20 Nguồn nhân lực 2/5 40 Cơ sở vật chất

Tất cả các yếu tố trên 2/5 40

3

Theo ông (bà) đối thủ cạnh tranh chính của công ty trên thị trường là những công ty nào?

Công ty TNHH Minh Phúc Công ty Kim cương

Công ty Mocap Lựa chọn khác

4 Sản phẩm, dịch vụ nào là sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp?

Dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng

Dịch vụ tư vấn giải đáp thông tin văn hóa - thể thao - xã hội

Cả hai 5/5 100

5 Doanh nghiệp mình là một doanh nghiệp chuyên về tư vấn chăm sóc khách hàng vậy theo ông (bà) nâng cao năng lực cạnh tranh ở đây là nâng cao những năng lực gì? Chất lượng SP, DV Nguồn nhân lực Tài chính Công nghệ Quản trị và lãnh đạo Uy tín,thương hiệu Tất cả các nhân tố trên 5/5 100

6 Theo ông ( bà) giá cả của công ty so với các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường như thế nào?

Cao hơn

Thấp hơn 2/5 40

Ngang bằng 3/5 60

7 Xin ông ( bà) cho biết số lượng khách hàng phàn nàn về giá cả cũng như chất lượng dịch vụ của công ty như thế nào?

Nhiều Không có

Có, nhưng ít 5/5 100

8 Theo ông ( bà) chất lượng dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng của công ty so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Tốt hơn 4/5 80

Kém hơn

Ngang bằng 1/5 20

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy rằng chất lượng của công ty được đánh giá tương đối cao, nhưng cũng có một số điều cần khắc phục như làm cách nào để phần trăm khách hàng phàn nàn về giá cả và chất lượng dịch vụ bằng 0. Ngoài chất lượng

sản phẩm, dịch vụ công ty cần có những biện pháp khác để khả năng cạnh tranh của công ty ngày càng cao và chiếm được lòng tin khách hàng.

• Kết quả phỏng vấn chuyên sâu

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần Phạm Nguyễn thì “con người” là yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty, vì thế Phạm Nguyễn luôn đặt ưu tiên hàng đầu thi hút nhân tài, phát huy tài năng, sự nhiệt tình tối đa của mỗi thành viên.

Ngoài ra công ty luôn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và trong thời gian qua đã có nhiều sản phẩm dịch vụ phát triển, ra đời như: telemarketing (telephone + marketing), hệ thống Contact Center đã được đông đảo khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm này, không chỉ góp phần gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần qua việc có được một số lượng đông đảo các khách hàng mới mà còn tạo dựng một hình ảnh, thương hiệu Công ty ngày càng trở lên thân thiết với khách hàng và các đối tác.

b. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phân Phạm Nguyễn

• Tổng tài sản của công ty

Qua bảng số liệu bên dưới ta thấy tổng tài sản tăng mạnh vào năm 2011 và tăng ít hơn vào năm 2012. Cụ thể, tổng tài sản của công ty năm 2011 tăng 77.749.823 nghìn đồng, tương đương 44,58 % so vớ năm 2010. Tốc độ tăng này khá cao, nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010 lên 38,17 %, tương đương 66.575.314 nghìn đồng; bên cạnh đó tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ gia tăng của tài sản ngắn hạn. Lượng gia tăng đó tương đương 11.174.509 nghìn đồng (tỷ lệ ứng với số tiền đó là 6,41 %).

Còn năm 2012 thì tổng tài sản cũng tăng nhưng ít hơn năm 2011 với mức tăng là 27.448.083 nghìn đồng, tương đương 11,39 %. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng nhẹ này là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2012 tăng 27.045.081 nghìn đồng, tương đương 12,86 %. Nhưng có sự giảm đi của tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 3.548.226 nghìn đồng, tương đương 1.47 %. Tóm lại, Tổng tài sản các năm

sau cao hơn các năm trước và nguyên nhân là do chủ yếu phần gia tăng của tài sản ngắn hạn.

Bảng 2.3. Đánh giá khái quát tổng tài sản qua 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị (1000đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000đ) Tỷ trọng (%) +(-) (%) +(-) (%)

1.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 174.423.127 73,77 240.998.44 1 76,70 271.994.75 0 79,61 66.575.314 38,1 7 30.996.309 12,86 2.Tài sản cố định & đầu tư

dài hạn 62.032.745 26,23 73.207.254 23,30 69.659.028 20,39 11.174.509 6,41 -3.548.226 -1,47 Tổng tài sản 236.455.872 100,00 314.205.69 5 100,00 341.653.77 8 100,00 77.749.823 44,5 8 27.448.083 11,39

• Tổng nguồn vốn

Bảng 2.4. Đánh giá khái quát tổng nguồn vốn qua 3 năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2012/2010 2012/2011 Giá trị (1000đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000đ) Tỷ trọng (%) +(-) % +(-) % 1.Nợ phải trả 181.874.830 76,92 224.552.903 71,47 251.597.984 73,64 42.678.07 3 23,47 27.045.08 1 12,04 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 54.581.042 23,08 89.652.792 28,53 90.055.794 26,36 35.071.75 0 64,26 403.002 0,45 Tổng nguồn vốn 236.455.87 2 100,00 314.205.695 100,00 341.653.778 100,00 77.749.82 3 32,88 27.448.08 3 8,74

Qua bảng ta thấy song song với sự biến động của tài sản thì tổng nguồn vốn cũng biến động liên tục qua 3 năm. Năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 77.749.823 nghìn đồng về giá trị , về tốc độ tăng là 32,88 % so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 tăng 35.071.750 nghìn đồng, tương ứng với 64.26 % , trong khi đó nợ phải trả cũng tăng 42.678.073 nghìn đồng , tương ứng với 23,47 % so với năm 2010.

Sang năm 2012 tổng nguồn vốn vẫn tiếp tục tăng nhưng chậm hơn nhiều. Cụ thể năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 341.653.778 nghìn đồng ,tăng 27.488.083 nghìn đồng về giá trị , và tốc độ tăng là 8.74 % so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu làm tổng nguồn vốn chậm hơn năm 2011 là do nguồn vốn chủ sở hữu năm 2012 chỉ tăng 403.002 nghìn đồng, với tốc độ tăng rất nhỏ là 0.45 %. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chậm là do cốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng , quỹ đầu tư phát triển cũng được tăng cường nhưng chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm mạnh theo hướng bất lợi (- 3.519.856 nghìn đồng). Điều này làm vốn chủ sở hữu giảm (-55.954 nghìn đồng) , với tốc độ giảm là (– 0.06 %),trong khi nợ phải trả cũng tăng ít là 27.045.081 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 12,04 %.

Còn vế nguồn vốn chủ sở hữu thì biến động ngược chiều nợ phải trả qua ba năm. Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 23,08 %, sang năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trong lớn hơn so với năm 2009 (28,53 %). Điều này cho thấy năm 2011 khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty đã tăng, đây là biểu hiện tốt trong kinh doanh. Nhưng bước sang năm 2012, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm xuống còn 26,36 %, mức giảm này không lớn nên không có gì đáng lo ngại cho sự phụ thuộc về mặt tài chính của công ty đối với chủ nợ.

c. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

Bảng2.5. Cơ cấu lao động từ năm 2010 đến 2012

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

SL % SL % SL %

Tổng số lao động 275 100% 317 100% 330 100%

Phân theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp 190 69% 219 69% 220 66%

Lao động gián tiếp 85 31% 98 31% 110 34%

Phân theo độ tuổi

CBNV tuổi >35 32 12% 36 11.50% 28 8.50%

CBNV tuổi <35 243 88% 281 88.50% 302 91.50%

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

2.2.2.2. Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Phạm Nguyễn

a.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm

Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Tổng doanh thu Trđ 694.255 710.251 715.309 2 Lợi nhuận trước thuế Trđ 15.500 18.700 22.200

3 Nộp ngân sách Trđ 3.500 6.700 8.200

4 Lợi nhuận sau thuế Trđ 12.000 12.000 14.000

5 Tổng số CBCNV Người 275 317 330

6 Thu nhập bình quân Trđ/ng 2.150 2.500 3.200

Doanh thu của công ty cổ phần Phạm Nguyễn năm sau cao hơn năm trước. Mức tăng trưởng bình quân năm là 7,5% .

Lợi nhuận bình quân trước thuế năm tăng 130,5% - một con số vượt xa so với kế hoạch dự kiến.

Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng nhưng không tương xứng vì mấy năm gần đây tiền bị mất giá do lạm phát , tiền ngoại tệ tăng , nên sau khi nộp ngân sách nhà nước thì lợi nhuận sau thuế bình quân năm chỉ tăng 22,2%.b.

b. Thực trạng sử dụng các công cụ cạnh tranh của công ty - Cạnh tranh bằng sản phẩm dịch vụ

Công ty cổ phần Phạm Nguyễn đã và đang không ngừng cải tiến, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ tư vấn, chăm sóc khách hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng, của đối tác và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Các sản phẩm dịch vụ của Công ty phát triển trong thời gian qua như: telemarketing (telephone + marketing): là hình thức tiếp thị qua điện thoại, gồm 2 nhánh chính: Inbound Telemarketing là hình thức nhận các cuộc gọi của khách hàng nhằm mục đích: chăm sóc, hỗ trợ, cung cấp thông tin và

Outbound Telemarketing là hình thức sử dụng điện thoại để gọi ra ngoài cho các đối

tượng tiềm năng nhằm tìm kiếm, chăm sóc khách hàng, hay khảo sát thị trường... Hệ thống Contact Center là khu vực tràn ngập trong các dữ liệu, bao gồm thông tin của khách hàng được tổng hợp từ các cuộc điện thoại, email, fax, các thông tin về đặt hàng, hoá đơn thanh toán, chi tiết sử dụng dịch vụ và mua hàng... Hệ thống Contact Center được xây dựng trên nền công nghệ IP, tích hợp tất cả các phần mềm quản lý liên quan của mỗi doanh nghiệp có chức năng trợ giúp để chăm sóc khách hàng như CRM, ERP… Hệ thống Contact Center là sự kết hợp một cách hệ thống các phương thức tương tác với khách hàng, từ điện thoại, Email, Website cho đến hình thức đối thoại trực tiếp, tin nhắn SMS, MMS, thư tay... đã được đông đảo khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm này, không chỉ góp phần gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần qua việc có được một số lượng đông đảo các khách hàng mới mà còn tạo dựng một hình ảnh, thương hiệu công ty ngày càng trở lên thân thiết với khách hàng và các đối tác.

Tuy nhiên việc đưa các sản phẩm, dịch vụ mới vào sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế như về một số tính năng chưa hoàn thiện, khi mới đưa vào số lượng khách hàng sử dụng chưa nhiều nhưng khi khách hàng lựa chọn thì chưa thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng mong muốn. Thường xuyên xáy ra lỗi trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ví dụ như hệ thống Contact Center, gây khó khăn trong quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp.

- Cạnh tranh bằng chất lượng nguồn nhân lực

Tổng số lao động của công ty năm 2011 là 317 người và năm 2012 là 330 người. Trong đó đại học và trên đại học chiếm 35%, cao đẳng và trung cấp chiếm 55%, tại chức chiếm 6% , đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, TC chiếm 4% ( Nguồn phòng tổ chức hành chính). So với đối thủ cạnh tranh là công ty Minh Phúc, Kim Cương hay Mô Cáp thì số lao động là ít hơn nhưng trình độ trên đại học cao hơn và quan trọng là còn tuyển dụng đội ngũ parttime hiện đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, TC với ưu điểm là trẻ, nhiệt tình, giọng nói tốt và sau khi tốt nghiệp có một số lựa chọn ở lại công ty.

- Cạnh tranh bằng uy tín, thương hiệu

Chính nhờ sự nỗ lực không ngừng trong những năm qua, hiện nay công ty đã khẳng định được một vị thế nhất định trên thị trường. Số lượng đối tác tìm tới Phạm Nguyễn cũng như khách hàng tăng qua các năm. Phạm Nguyễn đang giữ gìn và phát triển thương hiệu của mình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín trong kinh doanh và luôn giữ chính sách bình ổn giá cả.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ và phát triển thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động quảng bá thương hiệu cũng chỉ dừng lại ở những hình thức đơn giản, phổ thông. Trong khi đó vấn đề này đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

c. Thực trạng các nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty

• Giá cả

Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 hầu như chính sách giá của công ty không thay đổi, có thay đổi thì là rất ít. Phạm Nguyễn đưa ra chính sách giá cố định cho tất cả các hình thức tư vấn và chăm sóc khách hàng qua mỗi một đầu số khác nhau. Vì vậy,

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phạm Nguyễn (Trang 26)