Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của Luật thuế SDĐPNN rất rộng, được mở đến tất cả các chủ thể là đối tượng sử dụng đất trong xã hội, từ các tổchức được giao đất, cho thuê đất đến các hộ gia
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng vàcông bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả luận văn
Phạm Văn Đức
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luônnhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS LêHữu Ảnh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tôi cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm vàđộng viên của các thầy cô giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Họcviện Nông nghiệp Việt Nam; Các cán bộ, nhân viên tại Chi cục Thuế huyệnCẩm Giàng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm,giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thànhcông trong sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các đồng nghiệp trong Chi cụcThuế huyện Cẩm Giàng luôn mạnh khỏe và đạt được nhiều thành công tốt đẹptrong công việc
Trân trọng cảm ơn!
Ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Phạm Văn Đức
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Mục tiêu của nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 4
2.1 Các vấn đề cơ bản về thuế và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 4
2.1.1 Khái niệm về thuế 4
2.1.2 Giới thiệu chung về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 10
2.1.3 Tình hình thực hiện Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992 và sự cần thiết ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 22
2.1.4 Quan điểm chỉ đạo và yêu cầu xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 30
2.2 Nội dung công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 32
2.2.1.Đăng ký, kê khai nộp thuế 32
2.2.2 Tính thuế, lập bộ thuế 34
2.2.3 Miễn, giảm thuế 40
2.2.4 Tổ chức thu nộp, quyết toán thuế 44
2.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 46
2.3.1 Chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở một số nước trên thế giới 46
Trang 62.3.2 Công tác quản lý thuế ở Việt Nam 53
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 68
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 68
3.1.1 Giới thiệu khái quát về Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng 68
3.1.2 Tình hình nhân lực của Chi cục thuế huyện Cẩm giàng 72
3.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng 73
3.1.4 Kết quả thực hiện của Chi cục Thuế Cẩm Giàng trong những năm qua 75
3.2 Phương pháp nghiên cứu 78
3.2.1 Thu thập số liệu 78
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 79
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 80
4.1 Thực trạng công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng 80
4.1.1 Nguồn lực phục vụ cho việc quản lý thuế sử dụng đất PNN 80
4.2.Thực trạng quản lý thuế sử dụng đất PNN tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng83 4.2.1 Về kê khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 83
4.2.2 Tính thuế và lập bộ thuế 85
4.2.3 Xét miễn, giảm thuế 90
4.2.4 Công tác thu nộp thuế và quyết toán thuế 91
4.2.5 Quy trình tổ chức quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng 95
4.3 Đánh giá công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng 97
4.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 97
4.3.2 Những tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra 99
Trang 74.4 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế sử dụng
đất PNN tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng 101
4.4.1 Mục tiêu và quan điểm tăng cường quản lý thuế sử dụng đất PNN đến năm 2020 101
4.4.2.Định hướng trọng tâm hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 107
4.4.3 Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế sửdụng đất PNN tại Chi cục thuế huyện CẩmGiàng 110
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
5.1 Kết luận 122
5.2 Kiến nghị 124
5.2.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ 124
5.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính - Tổng Cục thuế 124
5.2.3 Kiến nghị với UBND tỉnh, Cục thuế tỉnh Hải Dương 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số thu thuế đất qua các năm 24
Bảng 3.1 Thống kê số lượng và cơ cấu nhân lực của Chi cục Thuế huyện
Cẩm giàng (Từ năm 2011 đến năm 2013) 72
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Mô hình ứng dụng QLD 81
Hình 4.2 Qui trình Kê khai, tính thuế, lập bộ thuế 83
Hình 4.3 Tổ chức thu nộp thuế 91
Hình 4.4 Mô hình ứng dụng quản lý thuế sử dụng đất PNN 114
Trang 10PHẦN I MỞ ĐẦU
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, làđịa bàn phân bố và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.Ngoài đất nông nghiệp ra, đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở và đất hoạt độngsản xuất kinh doanh, không những là đối tượng cho con người sinh tồn an cư lạcnghiệp, ổn định cuộc sống và còn là nơi xây dựng, sản xuất những giá trị hànghóa tạo ra những sản phẩm trao đổi trên thị trường
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông quatrên cơ sở Luật số 48/2010/QH12 ngày 17/06/2010 ; thay thế Pháp lệnh thuếnhà, đất năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnhthuế nhà đất năm 1994 ; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012
Do được nâng lên thành Luật và trên cơ sở thay thế Pháp lệnh thuế nhàđất, Luật thuế SDĐPNN có nhiều thay đổi và điểm mới so với chính sáchthuế nhà đất trước đây như về phạm vi điều chỉnh, về đối tượng chịu thuế, đốitượng không chịu thuế ; về người nộp thuế ; về căn cứ tính thuế ; về đăng ký,khai, tính và nộp thuế ; về miễn giảm thuế
Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của Luật thuế SDĐPNN rất rộng, được
mở đến tất cả các chủ thể là đối tượng sử dụng đất trong xã hội, từ các tổchức được giao đất, cho thuê đất đến các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vàomục đích sản xuất kinh doanh hoặc để ở; căn cứ tính thuế được thay đổi hoàntoàn so với cách tính thuế nhà đất trước đây việc đăng ký, kê khai nộp thuếđược quy định chặt chẽ ; miễn giảm thuế được mở rộng đến nhiều đối tượngchính sách trong khi đó đa phần người sử dụng đất đều bỡ ngỡ và chưa hiểunhiều về những nội dung của Luật thuế SDĐPNN mới ban hành ; bên cạnh
Trang 11đó, cơ quan thuế cũng cần phải có nhiều biện pháp quản lý đồng bộ và hiệuquả hơn để thực hiện tốt vai trò trong việc quản lý nguồn thu cho NSNN
Chính vì vậy, cùng với các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh,huyện Cẩm Giàng từ khi bắt đầu tổ chức triển khai Luật thuế SDĐPNN cũngcòn nhiều bất cập, nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục được chỉ đạo điềuchỉnh, bổ sung và rút kinh nghiệm Do đó việc nghiên cứu, đánh giá để tìm ranguyên nhân và các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuếSDĐPNN tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Giàng – Hải Dương có ý nghĩa rấtquan trọng trong việc quản lý và tăng thu cho ngân sách nhà nước
Từ những lý do trên, em chọn đề tài "Quản lý thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp tại Chi cục thuế huyện huyện Cẩm Giàng – Hải Dương" với
mong muốn tìm ra những giải pháp giải quyết những vướng mắc, bất cập, khókhăn đang tồn tại để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước khi thực hiện Luậtthuế SDĐPNN tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng
1.2.Mục tiêu của nghiên cứu
Mục tiêu chung :
Nghiên cứu một cách có hệ thống hoạt động quản lý thuế sử dụngđất phi nông nghiệp tại Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng – HảiDương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế sửdụng đất phi nông
nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Giàng trong điều kiện thực tế hiện nay
Mục tiêu cụ thể :
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản
lý thuế sử dụng đât phi nông nghiệp
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệptại Chi cục Thuế huyện Cẩm Giàng
Trang 121.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: công tác quản lý thuế sử dụngđất phi nông nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
- Phạm vi nghiên cứu: các hoạt động quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong mối quan hệ với sự thay đổi chính sách thuế Tuy nhiên,bên cạnh việc đề cập một cách khái quát về quản lý thuế sử dụng đất phinông nghiệp ở huyện Cẩm Giàng, luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu vào:
+ Hệ thống bộ máy quản lý thuế ở Chi cục thuế huyện Cẩm Giàng + Cơ sở pháp lý cho quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay;
+ Một số nội dung cơ bản của quản lý thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp dựa trên các tiêu chí về hệ thống quản lý thuế tốt, đặc biệt
là mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến nay và tập trung vào giaiđoạn từ năm 2012 đến 2013, các giải pháp đên năm 2020 tại Chi cục Thuếhuyện Cẩm Giàng – Hải Dương
Trang 13PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ
SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.1 Các vấn đề cơ bản về thuế và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
2.1.1 Khái niệm về thuế
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Để hiểu khái niệm về thuế một cách bao quát, chúng ta có thể xem xétmột số khái niệm trên các khía cạnh sau:
- Trên giác độ thu tài chính Nhà nước: thuế là hình thức thu chủ yếucủa ngân sách Nhà nước Thuế là hình thức đóng góp nghĩa vụ theo luậtđịnh của các tổ chức kinh tế và dân cư cho Nhà nước bằng một phần thunhập của mình
- Trên giác độ pháp luật: thuế là một khoản nộp bắt buộc mà cácpháp nhân và thể nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Nhà nước, phát sinh trên cơ
sở văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá
và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp
- Nhìn một cách tổng hợp: thuế là một khoản chuyển giao thu nhậpbắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ vàthời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng
Trong xã hội có Nhà nước, không một thiết chế chính trị nào ngoàiNhà nước có quyền quy định về thuế và thu thuế
Vậy, thuế - theo quan điểm hiện đại - thực chất là khoản thu vàonhững người đã sử dụng - hưởng thụ hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước cungcấp, là cái giá mà những người hưởng hàng hoá, dịch vụ công cộngthuần tuý trả cho người cung cấp là Nhà nước thuế hiển nhiên có đốikhoản và có nội dung kinh tế của nó (sự đối khoản vô hình, trừu tượng),điều này chứng tỏ tính hợp lý về lý thuyết kinh tế, là căn nguyên lý giảithực tiễn các tổ chức, cá nhân trong xã hội đã bằng lòng nộp thuế Với
Trang 14quan điểm này giúp cho Nhà nước xây dựng chính sách thuế được phùhợp và đúng đắn, trong đó Nhà nước là người cung cấp dịch vụ, còn ngườinộp thuế là khách hàng.
*Khái niệm về hệ thống thuế:
- Khái niệm hệ thống: Hệ thống là một thực thể bao gồm nhiều bộphận, thành phần, các bộ phận có mối quan hệ mật thiết với nhau vàphải đồng bộ
- Khái niệm hệ thống thuế: Hệ thống thuế được hiểu là tổng hợp cáchình thức thuế khác nhau do Nhà nước quy định, giữa chúng có mối quan hệmật thiết với nhau và việc xây dựng các loại thuế, phương pháp thu nộpthuế được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định Theo nghĩa rộng: Hệthống thuế bao gồm cả Hệ thống pháp luật về thuế và cơ chế hành chính thuếtức là cả tổ chức quản lý thuế Theo nghĩa hẹp: Hệ thống thuế chỉ gồm hệthống pháp luật về thuế trong đó là hệ thống các sắc thuế và mối quan hệ giữachúng
2.1.1.2.Vai trò của thuế trong nền kinh tế
Bước vào thời kỳ đổi mới, hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trươngphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Theo đó, Hệthống thuế đã được cải cách một cách toàn diện và tiếp tục khẳng định vaitrò trong cơ chế mới:
Thứ nhất: Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, bảo
đảm tích luỹ và tiêu dùng thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội Như chúng
ta đã biết Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị không thể mạnh,đứng vững nếu Ngân sách quốc gia liên tục thâm hụt, nợ chồng chất.Trong hệ thống công cụ của cơ chế mới, thuế là một công cụ quan trọngnhất để phânphối và phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Hiện naytổng thu ngân sách hằng năm được nâng lên, trong đó thuế chiếm hơn90%; mức động viên bình quân hằng năm đã đạt trên dưới 20% GDP Trên
Trang 15cơ sở đó, thuế đã góp phần bảo đảm Ngân sách quốc gia, góp phần tíchcực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Đây là vấn đề có ýnghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế nhiều thành phầnnhưng không chệch hướng xã hội chủ nghĩa Như chúng ta biết, để địnhhướng xã hội chủ nghĩa thì bên cạnh các mục tiêu về văn hoá - xã hộinhư: tiến bộ, công bằng xã hội, dân chủ, bình đẳng; sức khoẻ, thể chất ,
về kinh tế phải bảo đảm thành phần kinh tế Nhà nước giữ được vai tròchủ đạo, then chốt, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắccho nền kinh tế quốc dân Sự chủ đạo của kinh tế Nhà nước trước tiênphải thể hiện chủ đạo về vốn, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực thenchốt Thực tế đã chứng tỏ, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
ở nước ta, toàn bộ kết cấu hạ tầng như: đường sá, cầu cống, sân bay, bếncảng; quốc phòng - an ninh .; các tài sản dự trữ, đất đai, hải đảo, vùngtrời, tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu Nhà nước Các ngành sảnxuất, dịch vụ quan trọng, then chốt bao gồm: vật liệu nổ, hoá chất độc,chất phóng xạ; điện, viễn thông, xăng dầu; kim loại đen, kim loại màu, hoáchất cơ bản, hoá dược, thuốc chữa bệnh; kinh doanh tiền tệ, vận tảihàng không, đường sắt, viễn dương Nhà nướcđều nắm giữ 100% vốnhoặc giữ cổ phần chi phối Rõ ràng, vai trò tạo vốn từ thuế đã góp phầntích cực vào việc giữ thế chủ đạo của kinh tế Nhà nước, tạo nền tảng quantrọng cho định hướng xã hội chủ nghĩa
Thứ hai: Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường chịu tác động của các quy luật sản xuấthàng hoá - “bàn tay vô hình” tồn tại các khuyết tật vốn có Để hạn chếkhuyết tật đó, bảo đảm cân bằng, Nhà nước phải tăng cường chức năngquản lý vĩ mô - “bàn tay hữu hình” của mình, bảo đảm cho nền kinh tếkhông rơi vào tình trạng “vỗ tay mà chỉ có một bàn tay” Bằng việc xâydựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý
Trang 16biểu thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm, hoàn thuế có thể điều tiết trên haimặt: một mặt khuyến khích, nâng đỡ các hoạt động kinh doanh cần thiết,
có lợi; mặt khác thu hẹp, kìm hãm ngành hàng cần hạn chế Sở dĩ nhưvậy vì thuế có tác động hữu hiệu đối với bất cứ sản phẩm hàng hoá nào cảtrên phương diện sản xuất và tiêu dùng
Thứ ba: Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế và công bằng xã hội Hệ thống thuế cải cách trong cơ chế mới đã được ápdụng thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớpdân cư, điều đó thể hiện sự bình đẳng của thuế Với chính sách điều tiếtvào thu nhập, người có thu nhập cao hơn phải chịu thuế cao hơn người có thunhập thấp, người thu nhập quá thấp thì không phải chịu thuế đã góp phần vàoviệc thực hiện công bằng xã hội Đặc biệt, trong kinh tế thị trường, thuếđiều tiết vào thu nhập là công cụ hữu hiệu để giảm khoảng cách giàu nghèoquá mức nhằm đạt các mục tiêu phát triển chung toàn xã hội
2.1.1.3 Các yếu tố cấu thành của thuế
* Khái niệm, tên gọi của thuế:
Tên gọi của thuế: là tên được quy định gọi trong các văn bản chínhsách thuế của Nhà nước
Khái niệm về một sắc thuế: là khái niệm được nêu trong các vănbản chính sách thuế của Nhà nước để nhận biết cơ bản sắc thuế đó và cóthể phân biệt với chính sách thuế khác
*Người nộp thuế (NNT), người chịu thuế; đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu thuế:
- Người nộp thuế: là một pháp nhân hay thể nhân có nghĩa vụ phảinộp khoản thuế do Luật Thuế quy định
- Người chịu thuế: là người phải trích một phần thu nhập của mình đểgánh chịu khoản thuế của Nhà nước Nói cách khác, là người thực thụ phảigánh vác khoản thuế (chịu gánh nặng thuế) nộp vào ngân sách Nhà nước
Trang 17- Đối tượng chịu thuế (hay còn gọi là đối tượng đánh thuế): lànhững thu nhập, tài sản (của cải) mà một chính sách thuế nhất định tácđộng vào, điều tiết nó.
- Đối tượng không thuộc diện chịu thuế: là đối tượng đáng lẽ thuộcdiện chịu thuế nhưng vì lý do nào đó (cần khuyến khích, thực thi một chínhsách xã hội) nên trong chính sách thuế quy định từng loại đối tượng khôngchịu thuế
*Căn cứ tính thuế, đối tượng tính thuế; biểu thuế, thuế suất:
- Căn cứ tính thuế: là những yếu tố mà người thu thuế đưa vào đó
để tính ra số thuế phải nộp
- Đối tượng tính thuế: là căn cứ quan trọng nhất để tính thuế, phảnánh nội dung kinh tế - xã hội, nguồn gốc của bộ phận của cải được tậptrung vào quỹ ngân sách nhà nước, thể hiện tính chất độc lập của một sắcthuế trong hệ thống thuế
- Biểu thuế: là bảng liệt kê các loại thuế suất của một sắc thuế
- Thuế suất: là phần thuế phải nộp trên mỗi đơn vị tính của đối tượngđánh thuế Có nhiều cách quy định thuế suất khác nhau cho từng đốitượng đánh thuế khác nhau: thuế suất tỉ lệ: là thuế suất được quy định theo
tỉ lệ % trên đối tượng đánh thuế thuế suất cố định (thuế suất theo số tuyệtđối - định suất thuế) hay gọi là mức thu cố định: là mức thuế được quyđịnh bằng một lượng tuyệt đối trên đối tượng đánh thuế mà không tính tới
độ lớn của đối tượng đánh thuế
*Đơn vị tính thuế và giá tính thuế:
- Đơn vị tính thuế: là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tínhtoán của đối tượng đánh thuế
- Giá tính thuế: là trị giá của đối tượng đánh thuế được xác định theo
một Khởi điểm đánh thuế (ngưỡng thuế):
Trang 18Là mức của một đối tượng nào đó có liên quan đến đối tượng đánhthuế mà bắt đầu hoặc trên mức đó phải đánh thuế, dưới hoặc bằng mứcnày thì không phải đánh thuế.
*Giảm thuế, miễn thuế:
- Giảm thuế: là một hành động Nhà nước giúp đỡ những người nộpthuế khó khăn có mức độ hoặc những người được ưu đãi, theo đó chophép giữ lại một phần thuế đáng lẽ phải nộp Đây cũng là một hình thứcchi ngầm nhưng có mức độ
- Miễn thuế: là một hành động Nhà nước giúp đỡ những người nộpthuế khó khăn hoặc những người được ưu đãi, theo đó cho phép giữ lạitoàn bộ thuế đáng lẽ phải nộp theo luật định Đây là một hình thức chingầm (cấp lại khoản thuế đó)
*Kê khai; thu, nộp; quyết toán thuế:
Là những quy định về những giấy tờ và trình tự công việc mangtính chất hành chính để thi hành chính sách thuế:
- Kê khai thuế: là chế độ được quy định trong từng sắc thuế, thể hiệncác quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc chấp hành chế độ
sổ sách kế toán, chứng từ hoá đơn và cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán,chứng từ hoá đơn liên quan đến việc tính và thu thuế
- Thu, nộp thuế: là chế độ bao gồm các quy định về quyền, nghĩa vụcủa người nộp thuế và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thu,nộp thuế và phương thức thu, nộp
- Thời hạn nộp thuế: là thời hạn quy định trong chính sách thuế và đượcxác định phù hợp với nội dung, tính chất của từng sắc thuế Nếu quá thời hạnnộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì coi là nộp chậm và bị phạt nộp
chậm Xử lí vi phạm và khen thưởng:
- Xử lí vi phạm: là hình thức kỷ luật đối với người vi phạm chính sách thuế
Trang 19- Khen thưởng: là hình thức Nhà nước khuyến khích người có thànhtích trong việc thực hiện các chính sách thuế.
2.1.2. Giới thiệu chung về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
2.1.2.1 Đất phi nông nghiệp, vị trí, vai trò của đất phi nông nghiệp
Theo Điều 13 của Luật đất đai năm 2003, nhóm đất phi nông nghịêpbao gồm các loại đất:
+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khucông nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sửdụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đấtxây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục
vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xâydựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vào mục đích xâydựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảng đường thuỷ, bếnphà, bến xe ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàng không; hệ thống cấpnước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thuỷ lợi, đê, đập; hệ thốngđường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫn xăng, dầu, khí;đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khuvui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, khu an dưỡng, khu nuôidưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở tập luyện thể dục -thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện văn hoá xã, tượng đài, bia tưởngniệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạpxiếc, cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sởcai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm; đất có di tích
Trang 20lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ; đất đểchất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải.
+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
+ Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
Đất phi nông nghiệp khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng,nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệthuật và các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinhdoanh mà các công trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trạicho người lao động; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhàkhác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếptrên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vậtkhác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nôngnghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xâydựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật,phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp
Vị trí, vai trò của đất phi nông nghiệp
Đất đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười, là điều kiện tiên quyết cho sự sống của con người và các loài độngthực vật trên Trái đất Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệusản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, làđịa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh và quốc phòng Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên,nguồn lực, và là yếu tố hàng đầu rất quan trọng không thể thiếu
Trang 21Ngoài vai trò là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp, đấtgiữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thếgiới Nếu không có đất thì con người không có nơi sinh sống và sẽ không cóbất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động nào và không thể có sựtồn tại của loài người.
Trong đời sống con người, đất phi nông nghiệp có những vai trò sau:
- Là nơi cư trú của con người Trên mặt đất, con người xây dựng nhà ở,thành phố, làng mạc, khu dân cư và sinh sống trên đó
- Là nơi con người xây dựng các công trình trên mặt đất, trong lòng đất
để phục vụ cho cuộc sống của con người, như xây dựng khu quân sự, doanhtrại quân đội, kho lương, đạn dược… sử dụng vào các mục đích quốc phòng,
an ninh; xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức sự nghiệp để phục vụ mục đíchquản lý hành chính; xây dựng các công trình giao thông, đường xá, trạm, bến
để phục vụ nhu cầu đi lại; xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, khu côngnghiệp để sử dụng vào sản xuất hàng hoá, cung cấp đồ dùng, vật dụng; xâydựng trung tâm thương mại, chợ, siêu thị để phục vụ hoạt động trao đổi hànghoá, giao thương; xây dựng công viên, khu vui chơi, giải trí, khu luyện tập thểdục, thể thao để đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi, rèn luyện sức khoẻ; đất
để xây dựng trường học, bệnh viện, nghĩa trang, …
Hiện nay, mọi hoạt động của con người đều dựa vào đất và đều tiếnhành trên mặt đất Nếu không có đất, chúng ta không có chỗ để xây nhà,không có chỗ để thực hiện các sinh hoạt thiết yếu của con người, không cóchỗ để sản xuất, kinh doanh… và con người sẽ không thể tồn tại
- Là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá đối với cho con người, cungcấp các loại quặng, than, kim loại và phi kim, đất để sản xuất vật liệu xâydựng (cát, sỏi, đá, gạch, làm đồ gốm)…
Như vậy, đất phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuấtvật chất của đời sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người Đất phi nông nghiệp
Trang 22và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọngnhất để hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, là nguồn lực cơbản để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, đưa nước ta trởthành nước có nền công nghiệp phát triển.
2.1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu hàng năm (bằng tiềnhay hiện vật) mà tổ chức, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp bắt buộc phảinộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật
Cũng như các sắc thuế khác, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có cácđặc điểm chung của thuế và một số đặc điểm đặc thù như sau:
- Nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nghĩa vụ của tổ chức, cánhân, hộ gia đình có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất phi nôngnghiệp để ở, để xây dựng công trình, để sản xuất, kinh doanh;
- Nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổchức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất phi nông nghiệp Hành vi trốn thuế,gian lận thuế đều là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý về hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp đối với việc sử dụng đất phi nông nghiệp mà thuộc đối tượng chịuthuế theo quy định của pháp luật; còn sử dụng đất phi nông nghiệp nhưng đất
đó không thuộc đối tượng chịu thuế thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khôngphải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (như đất do cơ sở tôn giáo sửdụng, đất xây dựng cơ sở y tế, giáo dục, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,…);
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một loại thuế trực thu, do cácchủ thể có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộptheo quy định pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có tính chất động viên chủ thể cóquyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu quả Thông
Trang 23qua việc thu thuế đã khuyến khích chủ thể có quyền sử dụng đất phải sử dụng
có hiệu quả bằng việc đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế
- Thuế được thu hàng năm với mức thuế suất thấp, tính bằng tỷ lệ phầntrăm (%) trên giá đất tính thuế của từng mảnh đất hoặc theo mức thu cố địnhcho mỗi đơn vị diện tích sử dụng, có phân biệt theo vị trí, mục đích sử dụngđất Chủ thể sử dụng đất phi nông nghiệp ở những vị trí có khả năng sinh lợilớn, mang lại lợi nhuận cao cho người sử dụng thì phải đóng thuế cao hơnnhững chủ sử dụng đất ở những vị trí kém sinh lợi
2.1.2.3 Cơ sở áp dụng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Căn cứ Luật số 48/2010/QH12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa 12, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 ;
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 ; thay thế Pháp lệnh thuếnhà, đất năm 1992 ; pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnhthuế nhà, đất năm 1994
* Đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp :
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm
2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm:
+ Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm côngnghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tậptrung khác có cùng chế độ sử dụng đất;
+ Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất
để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ
sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sảnxuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinhdoanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế);
Trang 24+ Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản,trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặthoặc mặt đất;
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khaithác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng,làm đồ gốm
- Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng đượccác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh
* Đối tượng không chịu thuế
Đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đốitượng không chịu thuế bao gồm:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm:
+ Đất giao thông, thủy lợi bao gồm đất sử dụng vào mục đích xâydựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt, đất xây dựngkết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay, bao gồm cả đất nằm trong quyhoạch xây dựng cảng hàng không, sân bay nhưng chưa xây dựng do đượcphân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn phát triển được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt, đất xây dựng các hệ thống cấp nước (không bao gồm nhàmáy sản xuất nước), hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê,đập và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn giao thông, an toàn thủy lợi;
+ Đất xây dựng công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dụcthể thao phục vụ lợi ích công cộng bao gồm đất sử dụng làm nhà trẻ, trườnghọc, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảngtrường, công trình văn hoá, điểm bưu điện - văn hoá xã, phường, thị trấn,tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng, cơ sở phục hồi chức năng cho ngườikhuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phụchồi nhân phẩm; khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
Trang 25+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếphạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sauđây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bảo vệ;
+ Đất xây dựng công trình công cộng khác bao gồm đất sử dụng chomục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn; đất xây dựng kếtcấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khukinh tế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đất xây dựng côngtrình hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệ thống dẫnxăng, dầu, khí và đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên; đấttrạm điện; đất hồ, đập thuỷ điện; đất xây dựng nhà tang lễ, nhà hoả táng, lòhoả táng; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép
- Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ,thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổchức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ baogồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhàthờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp gồm:+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, trụ sở tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập; trụ sở các cơ quan đại diệnngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức quốc tếliên chính phủ được hưởng ưu đãi, miễn trừ tương đương cơ quan đại diệnngoại giao nước ngoài tại Việt Nam;
Trường hợp các tổ chức cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
Trang 26chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp sửdụng đất được nhà nước giao để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sựnghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị vào mục đích khác thì thực hiện theo quyđịnh tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các các văn bản hướng dẫnthi hành
+ Đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực vềkinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhànước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh gồm:
+ Đất thuộc doanh trại, trụ sở đóng quân;
+ Đất làm kho tàng của các đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Đất làm trường bắn, thao trường, bãi tập, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;+ Đất làm nhà khách, nhà công vụ, nhà thi đấu, nhà tập luyện thể dục,thể thao và các cơ sở khác thuộc khuôn viên doanh trại, trụ sở đóng quân củacác đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Đất làm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trườnggiáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
+ Đất xây dựng các công trình chiến đấu, công trình nghiệp vụ quốcphòng, an ninh khác do Chính phủ quy định
- Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục
vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối; Đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục
Trang 27vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất,xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khácđược pháp luật cho phép; Đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, congiống, xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản,thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
* Đối tượng được miễn thuế.
- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư(đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãiđầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanhnghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh
Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặcbiệt khuyến khích đầu tư ( đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thựchiện theo quy định của pháp luật về đầu tư
Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyênbình quân năm theo quy định tại Thông tư số 40/2009/TT-LĐTBXH ngày03/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các văn bản sửa đổi
Trang 28vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
+ Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liêndoanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độclập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa doThủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan
Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế,văn hóa, thể thao, môi trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêuchuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡngngười già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội
- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn
- Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thươngbinh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhândân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹkhi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấphàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bịnhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn
- Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ về chuẩn hộ nghèo Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thểchuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vàochuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo
Trang 29- Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kếhoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuếtrong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.
- Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là
* Đối tượng được giảm thuế
Giảm 50% số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh
Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặcbiệt khuyến khích đầu tư ( đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thựchiện theo quy định của pháp luật về đầu tư
Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyênbình quân năm theo quy định tại Thông tư số 40/2009/TT-LĐTBXH ngày03/12/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các văn bản sửa đổi
Trang 30- Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trịthiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xãnơi có đất bị thiệt hại
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồngthì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng Trườnghợp trong hợp đồng không có thoả thuận về người nộp thuế thì người cóquyền sử dụng đất là người nộp thuế;
+ Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranhchấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất làngười nộp thuế Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp
về quyền sử dụng đất;
+ Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thìngười nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sửdụng thửa đất đó;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằngquyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc
Trang 31đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 Thông tư này thì pháp nhân mới làngười nộp thuế.
+ Trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước thì người nộp thuế làngười cho thuê nhà (đơn vị được giao ký hợp đồng với người thuê)
+ Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự ánxây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giaođất, cho thuê đất Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổchức, cá nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng
2.1.3 Tình hình thực hiện Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992 và sự cần thiết ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
2.1.3.1 Tình hình thực hiện Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992
a Kết quả đạt được
Chính sách thuế nhà, đất được thực hiện theo Pháp lệnh thuế nhà, đấtngày 31 tháng 7 năm 1992 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều củaPháp lệnh thuế nhà, đất ngày 19/5/1994 Sau hơn 15 năm thực hiện, Pháp lệnhthuế nhà, đất cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra khi ban hànhPháp lệnh, cụ thể là:
a) Pháp lệnh thuế nhà, đất đã góp phần tăng cường quản lý nhà nướcđối với việc sử dụng đất
Theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất thì đối tượng chịu thuế làđất ở, đất xây dựng công trình; tạm thời chưa có quy định về thuế nhà và chưathu thuế nhà Theo đó, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có quyền sửdụng đất ở, đất xây dựng công trình Trong trường hợp có sự tranh chấp hoặcchưa xác định được quyền sử dụng đất thì tổ chức, cá nhân đang trực tiếp sửdụng đất là đối tượng nộp thuế đất
Để thực hiện Pháp lệnh thuế nhà, đất thì tổ chức, cá nhân phải có tráchnhiệm kê khai tình hình sử dụng đất với cơ quan thuế (kể cả trường hợp có sựthay đổi về quyền sử dụng đất) Như vậy, thông qua việc kê khai tình hình sử
Trang 32dụng đất của các tổ chức, cá nhân trong những năm đầu thực hiện Pháp lệnh
đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất
b) Góp phần khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm phùhợp với quy định pháp luật về đất đai
Theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất thì căn cứ tính thuế đất đượcxác định theo mức thuế sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể là đối với đất ở, đấtxây dựng công trình thuộc thành phố, thị xã, thị trấn mức thuế bằng từ 1 đến
32 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng và chia theotừng loại đất đô thị; đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đôthị, ven đầu mối giao thông và ven trục giao thông chính, mức thuế bằng từ 2đến 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng; đối vớiđất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn, đồng bằng, trung du,miền núi, mức thuế bằng 1 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhấttrong vùng Việc thu thuế sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng nhiều hộ ởđược phân bổ theo hệ số cho các tầng khác nhau, từ tầng 5 trở lên không phảinộp thuế đất ở, từ tầng 4 trở xuống áp dụng theo hệ số phân bổ, càng lên cao
hệ số giảm dần Với quy định này, Pháp lệnh thuế nhà, đất đã góp phầnkhuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả hơn
c) Góp phần thực hiện chính sách của Nhà nước đối với các đối tượngcần được ưu đãi
Pháp lệnh thuế nhà, đất có quy định chính sách miễn, giảm thuế nhà,đất đối với một số đối tượng cần được ưu đãi, như: đất ở vùng rừng núi, rẻocao, đất ở đối với đồng bào xây dựng vùng kinh tế mới; gia đình thương binh,gia đình liệt sỹ, đất xây nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách xã hội;người tàn tật, người chưa đến tuổi thành niên, người già cô đơn không nơinương tựa, đồng bào dân tộc thiểu số, người gặp khó khăn do thiên tai, tai nạnbất ngờ Điều này đã giúp giảm gánh nặng cho người nộp thuế, góp phần thựchiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng cần được ưu đãi
Trang 33d) Động viên sự đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhànước, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương để thực hiện cácnhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
Thuế nhà, đất có số thu bình quân khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm và tốc
độ tăng bình quân hàng năm 13% Đây là nguồn thu ổn định, góp phần thựchiện các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương
Số thu thuế đất trong thời gian qua như bảng 2.1 Số thu thuế đất trongcác năm
Trang 34Bảng 2.1 Số thu thuế đất qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Quyết toán 2005
Quyết toán 2006
Quyết toán 2007
Quyết toán 2008
Quyết toán 2009
Quyết toán 2010
Dự toán 2011
Bình quân 2005-2011
Tổng thu theo dự toán QH 121.707 152.273 190.930 228.286 237.900 281.900 323.000 138.158
Tổng thu nội địa 61.376 78.686 104.577 119.825 132.000 151.800 189.300 119.652
Tổng các khoản thu liên quan đến đất 7.590 12.514 20.201 20.065 19.935 21.974 27.068 18.567
So với tổng thu nội địa 0,55 0,46 0,42 0,43 0,37 0,38 0,37 0,43
So với tổng các khoản thu
liên quan đến đất
4,43 2,87 2,17 2,57 2,46 2,66 2,58 2,82
(Nguồn: Theo Quyết định của Bộ Tài chính về việc công bố quyết toán
(dự toán ngân sách nhà nước các năm)
Trang 35b Những hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được như nêu trên, Pháp lệnh thuế nhà, đất đã bộc
lộ một số hạn chế cần được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới
a) Về đối tượng chịu thuế
Theo quy định của Pháp lệnh thuế nhà, đất, đối tượng chịu thuế là đất ở
và đất xây dựng công trình Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 13 của Luật đất đainăm 2003 xác định nhóm đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở gồm đất ở tại nôngthôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sựnghiệp; đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinhdoanh phi nông nghiệp (đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xâydựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đấtsản xuất vật liệu xây dựng; đất làm gốm); đất sử dụng vào mục đích côngcộng (giao thông, thuỷ lợi, công trình công cộng, di tích lịch sử- văn hoá); đấtsông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
Đồng thời, trên thực tế do sự phát triển của kinh tế thị trường, nhiềungành nghề kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được phát triển, họ có
sử dụng đất nhưng không để ở hoặc xây dựng công trình mà còn tiến hành cáchoạt động sản xuất, kinh doanh khác như kinh doanh kho bãi, khai tháckhoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm…việc sử dụng đất từnhững hoạt động này sinh lợi rất lớn nhưng họ lại không phải đóng thuế sửdụng đất (vì họ cũng không thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất nôngnghiệp) Do đó, cần phải thay đổi đối tượng chịu thuế đối với thuế nhà, đất làđất ở, đất sản xuất kinh doanh cho phù hợp
b) Về căn cứ tính thuế
Pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành quy định: Căn cứ tính thuế dựa trên
cơ sở thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích đất, hạng đất và mức thuế.Trong đó:
Trang 36- Hạng đất tính thuế được xác định căn cứ vào các yếu tố chất đất, vịtrí, địa hình, khí hậu, thời tiết và điều kiện tưới tiêu là phù hợp với việcphân loại để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng không phù hợp với việctính thuế sử dụng đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
- Mức thuế được tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đấtcăn cứ vào mục đích sử dụng và khả năng thu hoa lợi trên đất, nay không cònphù hợp trong điều kiện chính sách tài chính liên quan đến đất đai thực hiện
thống nhất theo quy định của Luật đất đai năm 2003 (sử dụng giá đất do Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh ban hành trong khung giá của Chính phủ làm căn cứ
để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất ) Mức thuế đất
phi nông nghiệp được áp dụng bằng từ 1 đến 32 lần mức thuế sử dụng đấtnông nghiệp cao nhất trong vùng, nếu tính ra số tiền phải nộp trên 1m2 là rấtthấp
Ngoài ra, đối với đất ở các vùng giáp ranh, việc xác định số thuế đấtphải nộp gặp rất nhiều vướng mắc, cụ thể: 2 mảnh đất ở cùng một vị trí, giáđất như nhau nhưng thuộc 2 địa phương khác nhau thì số thuế đất phải nộp làkhác nhau do mức thuế khác nhau (do 2 mảnh thuộc 2 loại đô thị khác nhau)
và giá thóc tính thuế khác nhau (do giá thóc tính thuế của mối địa phương làkhác nhau) Hơn nữa, giá đất phi nông nghiệp có đặc điểm là phụ thuộc vàoloại đô thị, loại đường phố, đặc biệt là vị trí của thửa đất nên giá đất của từngthửa đất rất khác nhau trong khi thuế đất của 2 thửa đất tuy cùng thuộc mộtloại đô thị, cùng thuộc một loại đường phố, có vị trí khác nhau, nhưng lạicùng nộp mức thuế đất như nhau là không hợp lý; thuế lúc thiên tai mất mùalại cao hơn lúc được mùa do giá thóc lúc mất mùa cao hơn lúc được mùa
Pháp lệnh thuế nhà, đất chưa có sự điều tiết cao đối với những đốitượng có quyền sử dụng đất với diện tích lớn để khuyến khích sử dụng đất tiếtkiệm, hiệu quả và hạn chế đầu cơ về đất, cụ thể là: Không phân biệt giữa việc
Trang 37sử dụng đất trong hạn mức và vượt hạn mức; không phân biệt giữa người cóquyền sử dụng một thửa đất với người có quyền sử dụng nhiều thửa đất;không phân biệt giữa người có đất đưa vào khai thác sử dụng đúng tiến độ vớingười có đất nhưng bỏ hoang, không đưa vào khai thác sử dụng
c) Về chính sách miễn, giảm thuế
Pháp lệnh thuế nhà, đất quy định miễn thuế đối với gia đình thươngbinh loại 1/4, loại 2/4; gia đình liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp của Nhànước, nhưng không miễn giảm đối với các đối tượng là người có công vớicách mạng như: Người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thươngbinh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh 2/3, 3/3 dẫn đến chưa công bằng trong quá trìnhthực hiện
d) Về phương thức thu thuế
Thuế đất (áp dụng đối với cả thuế sử dụng đất nông nghiệp) ghi thubằng thóc nhưng quy đổi ra tiền theo giá thóc của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnhquy định cho từng mùa vụ đã dẫn đến thiếu công bằng trong việc động viênthuế: Miền núi cao hơn miền xuôi (vì giá thóc ở miền núi, trung du thườngcao hơn ở vùng đồng bằng và miền xuôi), lúc thiên tai mất mùa phải nộp thuếnhiều hơn lúc mùa vụ bình thường (do giá thóc lúc mất mùa cao hơn lúc mùa
vụ bình thường) Giá thóc trên thị trường ở các thời điểm khác nhau cũng gâykhó khăn cho công tác thu thuế và không khuyến khích người dân nộp thuếsớm Ngoài ra, có trường hợp cùng hạng đất có cùng định suất thuế, nhưnggiá thóc giữa các địa phương khác nhau, nên việc quy định giá thóc thu củacác địa phương khác nhau, tạo thêm sự bất bình đẳng trong chính sách thu
e) Về quản lý thuế
Ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý thuế, có hiệulực thi hành từ ngày 01/7/2007 Luật Quản lý thuế đã bãi bỏ các quy định vềquản lý thuế trong các luật, pháp lệnh về thuế (như đăng ký, kê khai, tính vànộp thuế, xử lý vi phạm về thuế, khiếu nại, thời hiệu ), trong khi đó Pháplệnh thuế nhà, đất quy định cả nội dung về chính sách thuế và quản lý thuế là
Trang 38không còn phù hợp.
2.1.3.2 Sự cần thiết ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thứ nhất, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ban hành nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế Nghị quyết
số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 đã xác định: “Tiếp tục cải cách pháp luật về thuế theo hướng
ổn định, đơn giản hơn, mức thuế phù hợp, có tính đến các chế định kinh tế quốc tế và khu vực cũng như các điều ước quốc tế khác có liên quan”.
Thứ hai, Pháp lệnh thuế nhà, đất được Hội đồng Nhà nước thông qua
ngày 31/7/1992 và được Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một sốđiều năm 1994, quy định về điều tiết nguồn thu đối với đất phi nông nghiệp.Pháp lệnh này bước đầu đặt cơ sở cho việc tăng cường quản lý, động viênđóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, tăng cường nguồnlực cho ngân sách địa phương
Tuy nhiên, qua hơn 15 năm thực hiện, đến nay, trước những bất cậpphát sinh trong quản lý, điều tiết việc sử dụng đất, nhiều quy định của Pháplệnh đã không còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cần sửa đổi, bổ sung cho phùhợp với Luật đất đai năm 2003; nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế chưatương xứng với giá trị đất đai; đặc biệt, chưa thể hiện vai trò điều tiết, quản lýcủa Nhà nước trong vận hành nền kinh tế thị trường
Thứ ba, một số quy định về quản lý thuế đất trong Pháp lệnh thuế nhà,
đất đã được thể hiện trong Luật quản lý thuế Vì vậy, việc sửa đổi, nâng caogiá trị pháp lý của Pháp lệnh là cần thiết, nhằm hoàn thiện một bước khuônkhổ pháp lý về quản lý, sử dụng đất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, côngbằng; đồng thời, việc ban hành luật nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mớichính sách về đất đai mà Đảng đã đề ra trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày
Trang 3930/01/2008, theo đó, tăng cường hơn nữa vai trò của thuế trực thu, trong đó
có thuế sử dụng đất
Thứ tư, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không điều chỉnh việc
thu thuế đối với nhà, vì các lý do sau:
- Qua lấy ý kiến nhân dân cho thấy, việc áp dụng thuế nhà ở tại thời
điểm hiện nay chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân Hơn nữa, khi nềnkinh tế chưa ổn định, việc áp dụng thuế nhà ở sẽ tác động đến tâm lý và làmtăng thêm nghĩa vụ tài chính đối với một bộ phận người dân
- Một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm hạnchế đầu cơ nhà ở, song trên thực tế giá trị nhà ở lại gắn liền với giá trị đất vàđầu cơ lại tập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phảiđầu cơ giá trị xây dựng nhà trên đất Do vậy, để hạn chế đầu cơ thì phải tậptrung áp dụng công cụ điều tiết đối với đất
- Áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trên thực
tế, ngoài nhà ở còn có nhiều loại tài sản khác có giá trị lớn, thậm chí lớn hơngiá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy, du thuyền…Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, côngbằng của một sắc thuế Mặt khác, một số nước có trình độ phát triển hơn ViệtNam cũng chưa áp dụng thuế đối với nhà ở
- Tại thời điểm hiện nay, việc tổ chức thực thi thuế đối với nhà ở có thểgặp khó khăn do nhiều điều kiện bảo đảm thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ
- Dự kiến số thu từ thuế nhà ở cho ngân sách nhà nước không lớn, trongkhi đó chi phí cho công tác hành thu lại không nhỏ
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản và các diễn biến củathị trường này luôn là sự quan tâm của toàn xã hội Đảng và Nhà nước ta cũngxác định rõ tầm quan trọng của thị trường bất động sản, tại Nghị quyết Trungương 7, khóa IX của Đảng đã đặt ra yêu cầu khá toàn diện về xây dựng, quản
lý thị trường bất động sản, thực hiện chính sách tài chính về đất đai Nghị
Trang 40quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng khẳng định: “Thực
hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai Nhà nước điều tiết giá đất bằng quan hệ cung - cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên quan đến đất đai” Tuy
nhiên đến nay, việc thể chế hóa đường lối của Đảng theo yêu cầu lành mạnhhóa thị trường bất động sản, triển khai còn chậm và thiếu đồng bộ, nhất làthực hiện chính sách tài chính về đất đai Hiện nay thị trường bất động sản ởnước ta đang tồn tại nhiều vấn đề sự bất hợp lý, đặc biệt là vấn đề cung - cầu,giá bất động sản không phản ánh đúng giá trị thực, giới đầu cơ lợi dụng trụclợi Nhằm khắc phục những bất hợp lý này, góp phần tạo ra một thị trường bấtđộng sản lành mạnh, đồng thời, để xây dựng hệ thống pháp luật về thuế đồng
bộ, phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược cải cách thuế, yêu cầu thựctiễn và các văn bản luật có liên quan, việc ban hành Luật thuế sử dụng đất phinông nghiệp là cần thiết
2.1.4 Quan điểm chỉ đạo và yêu cầu xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
2.1.4.1 Quan điểm xây dựng Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
a) Quán triệt chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về nội dung tiếptục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mớichính sách pháp luật về đất đai Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tiếp tụchoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã yêu cầu:
“Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đất
được giao nhưng không đưa vào sử dụng theo cam kết và các trường hợp sở hữu, sử dụng nhà, đất vượt quá hạn mức quy định, ngăn chặn những cơn sốt giá do đầu cơ bất động sản, đặc biệt là đất đai”
b) Việc xây dựng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là để thựchiện Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 Ngày 06 tháng 12