0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đặc điểm học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 43 -43 )

1.3.2.1. Sự biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí.

Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể . Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Trung bình một năm các em cao lên được 5,6 cm. Các em nữ ở độ tuổi 12,13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, nhưng đến 18,20 tuổi thì sự phát triển chiều cao

dừng lại. Các em nam ở độ tuổi 15,16 tuổi thì cao đột biến,vượt các em nữ và đến 24, 25 tuổi mới dừng lại. Trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2,4 kg đến 6 kg. Sự phát triển của hệ xương, mà chủ yếu là sự phát triển các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm.Vì thế, ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao gầy thiếu cân đối, các em có vẻ lóng ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ. Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. Các em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình, mà cố che dấu nó bằng điệu bộ không tự nhiên cầu kỳ, tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý đến bề ngoài của mình. Chỉ một sự mỉa mai chế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng của các em đều gây cho các em những phản ứng mạnh mẽ [7].

Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt khi làm việc.

Tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng), thường dẫn đến sự rối loạn của hệ thần kinh. Do đó, các em dễ xúc động, bực tức, nổi khùng. Vì thế, ta thấy ở các em thường có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và xúc động [7].

Hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài. Do tác động của những kích thích như thế, thường gây cho các em tình trạng bị ức chế hay ngược lại xảy ra tình trạng bị kích động mạnh .Vì vậy sự phong phú của các ấn tượng, những chấn động thần kinh mạnh, hoặc sự chờ đợi lâu dài về những biến cố gây xúc động. Điều đó có thể tác động mạnh mẽ đến lứa tuổi HS THCS, có thể làm cho một số em bị ức chế, uể oải, thờ ơ, lơ đễnh, chán nản ; số khác làm những hành vi xấu, không đúng bản chất của các em.

Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi HS THCS đã làm cho đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi trước. Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao. Là phụ huynh, là các nhà giáo dục cần thấy được đặc điểm này, để tổ chức công tác, dạy học, giáo dục các em có hiệu quả tránh định kiến.

Một đặc điểm nữa cần phải chú ý đến lứa tuổi này, đó lá thời kỳ phát dục. Sự phát dục ở lứa tuổi HS THCS là một hiên tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sự phát dục ở các em trai vào khoảng 15,16 tuổi, ở các em nữ khoảng 13,14 tuổi. Biểu hiện của thời kỳ này là các cơ quan sinh dục phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính.Thời kỳ phát dục sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố dân tộc và yếu tố khí hậu. Các em sống ở miền Nam thương phát dục sớm hơn các em sống ở miền Bắc. Sự phát dục còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt cá nhân, sức khỏe, bệnh tật, chế độ ăn uống, lao động nghỉ ngơi, đời sống tinh thần của các em nữa. Hiện nay do điều kiên xã hội có thay đổi, nên có gia tốc phát triển thể chất và phát dục. Đến 15, 16 tuổi, giai đoạn phát dục đã kết thúc, có thể sinh đẻ được, tuy nhiên các em chưa trưởng thành về mặt cơ thể và đặc biệt là về mặt xã hội. Chính vì thế một số nhà khoa học cho rằng ở lứa tuổi HS THCS không có sự cân đối giữa phát dục, giữa bản năng tương ứng, những tình cảm và ham muốn đượm màu sắc tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý. Nhiều khó khăn và trở ngại ở lứa tuổi này chính ở chỗ các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn; chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với người bạn khác giới.Vì thế các nhà giáo dục cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu được đúng vấn đề, đừng làm cho các em băn khoăn lo ngại.

1.3.2.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở a. Tri giác Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn [14].

b. Trí nhớ Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất. Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. HSTHCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình [14].

c. Tư duy Hoạt động tư duy của HSTHCS có những biến đổi cơ bản tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư duy hình tượng cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư duy. Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm các em có xu hướng thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức. Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí

luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.

1.3.2.3. Sự hình thành đạo đức, tình cảm của học sinh trung học cơ sở

a. Sự hình thành đạo đức Khi đến trường, trẻ được lĩnh hội chuẩn mực và quy tắc hành vi đạo đức một cách có hệ thống. Đến tuổi thiếu niên, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thứ mà trình độ đạo đức của các em được phát triển mạnh. Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lí quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên.

Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lí tưởng, niềm tin đạo đức, những phán đoán giá trị. Do tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi của thiếu niên bắt đầu chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của thiếu niên. Nhân cách của thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức như thế nào thực hiện đạo đức nào?

Những nghiên cứu tâm lí học cho thấy trình độ nhận thức đạo đức của thiếu niên là cao. Thiếu niên hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức đối với chúng. Nhưng cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hình thành một cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng của những sự kiện trong sách, phim, bạn bè xấu. Do vậy, các em có thể có những ngộ nhận hoặc hiểu phiến diện, không chính xác một số khái niệm đạo đức. Trong công tác giáo dục cần chú ý giúp các em hiểu được khái niệm đạo đức một cách chính xác và tổ chức hành động để thiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức đúng đắn.

b.Sự hình thành tình cảm

Tình cảm của HS THCS sâu sắc và phức tạp hơn các em HS tiểu học. Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này do ảnh hưởng của

sự phát dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên. Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế đã làm cho các em không tự kiềm chế nổi.Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn.

Tâm trạng của thiếu niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ vì một cớ gì đó lại sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười ngay. Do đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều mâu thuẫn. Rõ ràng, cách biểu hiện xúc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo. Đó là tính bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi.Tính dễ kích động của các em đôi khi dẫn đến những xúc động mạnh mẽ như vui quá trớn, buồn ủ rũ, lúc thì quá hăng say, lúc lại chán nản. Nhiều em tâm trạng thay đổi nhanh chóng và dễ dàng. Có lúc đang vui vì điều vô cớ lại có thể buồn ngay được. Do tình cảm thay đổi dễ dàng như thế nên nhiều khi tình cảm của các em có nhiều mâu thuẫn.

1.3.2.4. Đời sống của học sinh trung học cơ sở a.Đời sống của thiếu niên trong gia đình

Vị thế của thiếu niên trong gia đình đã được thay đổi so với nhi đồng. Các em được thừa nhận là một thành viên tích cực, được giao những nhiệm vụ cụ thể như : chăm sóc em nhỏ, nấu cơm dọn dẹp nhà cửa....Một số em tham gia lao động thực sự góp phần thu nhập cho gia đình.

Các em được cha mẹ trao đổi bàn bạc một số việc gia đình. Thiếu niên quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ uy tín gia đình. Các em ý thức được vị thế mới của mình và thực hiện một cách tích cực.

Tuy nhiên vì vẫn còn đi học nên các em vẫn phụ thuộc kinh tế và các yếu tố xã hội khác vào cha mẹ, gia đình.

b. Vị thế của thiếu niên trong xã hội

Các em có quyền hạn và trách nhiệm xã hội lớn hơn so với HS tiểuhọc. Các em được làm chứng minh nhân dân – được xã hội công nhận là một công dân như người lớn.

Bạn bè giúp nâng cao LTT của thiếu niên. Nhóm bạn tốt thường tự hào về những điều họ đã làm. Lòng tự hào đúng lúc, đúng mức, niềm hạnh phúc vì có bạn đã làm LTT của thiếu niên được nâng cao. Giáo dục lẫn nhau thông qua bạn ngang hàng là một nét đặc thù trong quan hệ của thiếu niên đối với bạn.

c.Đời sống trong nhà trường

Hoạt động học tập và các hoạt động khác của HS THCS có nhiều thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.3.1. Khái quát ba trường nghiên cứu

Chúng tôi tập trung nghiên cứu trên 3 quận (huyện): quận Cầu Giấy (quận nội thành mới thành lập), quận Hai Bà Trưng (quận nội thành ở trung tâm) và huyện Từ Liêm (huyện ngoại thành, quận mới thành lập). Mỗi quận (huyện) chúng tôi chọn một trường làm nghiên cứu để có được sự đa dạng trong đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

Nghiên cứu này được triển khai ở HS THCS trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi tiến hành điều tra trên ba trường số lượng cụ thể được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.1: Số lượng khách thể nghiên cứu theo từng trường

Trƣờng Phụ huynh HS

Phú Diễn 135 135

Hai Bà Trưng 105 105

Nguyễn Tất Thành 178 178

Tổng 418 418

Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy số lượng khách thể nghiên cứu của từng trường, theo khu vực.

+ Khu vực nội thành (trường Hai Bà Trưng và trường Nguyễn Tất Thành) có 283 khách thể chiểm 67,7(%).

+ Khu vực ngoại thành (trường Phú Diễn) Hà Nội. Có 135 khách thể chiểm 32,3 (%).

Trường THCS Phú Diễn là một trường công lập đã đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia. Trường nằm trên địa bàn xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm.Trường luôn luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học theo phương pháp

đổi mới, tạo điều kiện tốt nhất cho HS học tập và rèn luyện. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi. Một khu vực dân cư khá đông đúc. Cha mẹ các em HS ở đây có thu nhập trung bình. Trường có 18 lớp với tổng số HS là hơn 700 em.

Trường THCS Hai Bà Trưng được thành lập từ năm 1963, liên tục đạt danh hiệu tiến tiến xuất sắc cấp quận và thành phố. Trường nằm trên khu vực Phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng là một khu vực đông dân cư. Tháng 5 – 2009 trường đã được Sở giáo dục đào tạo công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Cha mẹ của các em HS trong trường làm nhiều nghề khác nhau và thu nhập ở mức trung bình. Trường có 13 lớp với tổng số 380 HS.

Trường THCS và trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (gọi tắt là trường Nguyễn Tất Thành) thuộc hệ phổ thông chất lượng cao của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, thành lập ngày 14 -07- 1998, bao gồm hai cấp THCS & THPT. Nhà trường được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trường đã được Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đầu tư nguồn kinh phí lớn cho việc xây dựng cơ sở vật chất. Hiện nay, ngoài những phòng học khang trang, phòng truyền thống, các phòng thí nghiệm, phòng đồ dùng dạy học, phòng học Ngoại ngữ, phòng học Tin học và thư viện đạt chuẩn, nhà trường còn có phòng dạy mẫu và phòng giáo dục nghệ thuật (dạy Âm nhạc và Mĩ thuật), đáp ứng những điều kiện tốt nhất cho việc dạy học của giáo viên và HS. Trường có đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục (trong đó có 2 nhà giáo ưu tú, 70% giáo viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ). Nhiều giáo viên là cán bộ giảng dạy trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, giáo viên các trường Chuyên Đại học Ngoại Ngữ, Chuyên Đại học Sư Phạm, Chuyên Đại học khoa học Tự Nhiên Hà Nội. Trường có tổng số 21 lớp học với hơn 800 HS cấp THCS.

2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Khách thể của nghiên cứu này là HS bậc THCS trên địa bàn Hà Nội. Lý do khiến chúng tôi lựa chọn khách thể này là vì đây là lứa tuổi đang trong giai

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA PHONG CÁCH LÀM CHA MẸ VÀ LÒNG TỰ TRỌNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ (Trang 43 -43 )

×