Thực trạng lòng tự trọng của học sinh THCS

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 64)

Từ 200 cặp khách thể được đưa vào phân tích, chúng tôi có số liệu về mức độ LTT của khách thể trong mẫu nghiên cứu và trình bày trong bảng dưới đây: Bảng 3.4: Các mức độ LTT của học sinh THCS Các mức độ LTT Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thấp 123 61,5 Trung bình 52 26,0 Cao 17 8,5 Rất cao 8 4,0 Tổng 200 100

Kết quả điều tra cho chúng tôi thấy phần lớn khách thể nghiên cứu có mức độ LTT thấp. Cụ thể ở mức LTT thấp có 123 em tương ứng với 61,5%

chiếm 4,0%. Có 52 em chiếm 26,0% ở mức trung bình. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu so sánh về LTT ở các nền văn hóa khác nhau, khẳng định rằng học sinh các nước phương Đông thường có điểm LTT thấp hơn học sinh ở các nước phương Tây, các em đánh giá cao hơn về sự tự hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, đây cũng là thực trạng cần bàn luận thêm về LTT của HS THCS nói riêng và trẻ em nước ta nói chung. Có thể LTT thấp sẽ dẫn đến một số nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Để có cái nhìn sâu hơn về LTT trong các nhóm học sinh THCS theo các đặc điểm nhân khẩu học. Đầu tiên, chúng tôi muốn kiểm tra sự khác biệt về mức độ LTT của học sinh khu vực nội thành và ngoại thành. Chúng tôi tiến hành thống kê mức độ LTT rất cao, cao, trung bình và thấp thuộc các khu vực. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.5: Mức độ lòng tự trọng ở nhóm học sinh nội, ngoại thành

Nhìn bảng số liệu người nghiên cứu thấy có sự khác biệt về LTTở HS hai khu vực, nội thành và ngoại thành. Cụ thể khu vực ngoại thành số HS có LTT mức thấp là nhiều nhất (64,8%). So sánh với khu vực nội thành ở mức rất cao thì tỷ lệ lại ít hơn. Nhìn bảng số liệu tác giả thấy rằng LTT của học sinh nội thành cao hơn học sinh ngoại thành.

Chia nhóm tự trọng Khu vực

Rất cao Cao Trung bình Thấp Tổng

SL % SL % SL % SL % SL %

Nội thành 5 4,6 8 7,3 32 29,4 64 58,7 109 100 Ngoại thành 3 3,3 9 9,9 20 22,0 59 64,8 91 100

Tuy nhiên, chúng tôi sử dụng kiểm định t để kiểm tra xem sự khác biệt giữa các nhóm nội thành và ngoại thành có khác biệt về mặt thống kê hay không. Kết quả (t = 0,20 p = 0,888 > 0,05) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về LTT giữa các nhóm nội và ngoại thành.

Có thể trường Phú Diễn là một trường ngoại thành nhưng là một trường đạt tiêu chuẩn quốc gia và không có quá nhiều sự khác biệt trong điều kiện kinh tế, dân trí cũng như phong cách giảng dạy của giáo viên, phong cách ứng xử của cha mẹ đối với học sinh – nên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê.

Tiếp đến, chúng tôi so sánh mức độ LTT giữa nhóm học sinh nam và nữ. Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng sau

Bảng 3.6: Mức độ lòng tự trọng ở nhóm khách thể nghiên cứu theo giới.

LTT xét ở khía cạnh giới có sự khác biệt rõ rệt. Nhìn chung, LTT của các em nam cao hơn các em nữ. Ở mức rất cao và cao thì nhóm các em nam có tỷ lệ cao hơn các em nữ 16% so với 9,8% (hơn 6,2%). Ở mức trung bình và thấp các em nam chiếm tỷ lệ thấp hơn các em nữ 83,9 % so với 90% (kém 6,1 %). Sở dĩ có sự khác biệt LTT về giới tính là vì những đặc điểm giới quy

Chia nhóm tự trọng

Giới tính

Rất cao Cao Trung bình Thấp Tổng SL % SL % SL % SL % SL % Nam 5 5,7 9 10,3 21 24,1 52 59,8 87 100 Nữ 3 2,7 8 7,1 31 27,4 71 62,8 113 100 Tổng 8 4,0 17 8,5 52 20,6 123 61,5 200 100

định. Theo quan điểm của Cross, Bacon, Morris (2000). Trong tất cả các xã hội, nam và nữ được giáo dục và đối xử khác nhau. Phụ nữ thường xem mình là người phụ thuộc, hành vi của họ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi suy nghĩ và cảm xúc của người khác. Trong khi đó các em nam là người khái quát, thường có cái nhìn tổng quát, ít chi tiết. Các em nam có cơ hội tham gia nhiều các môn thể thao, rèn luyện bản thân, rèn luyện LTT. Hiện trạng này thật đúng trong đất nước mà bình đẳng giới có sự chênh lệch như Việt Nam. Biểu đồ sau đây cho chúng ta thấy rõ hơn sự khác biệt.

Biểu đồ 3.2: Các mức độ lòng tự trọng so sánh theo giới

Tuy nhiên khi sử dụng kiểm định t để kiểm tra sự khác biệt có ý nghĩa hay không. Kết quả thu được t = 3,546, p = 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về LTT giữa nam và nữ. Cụ thể ở đây các bạn nam có LTT tốt hơn các bạn nữ.

Kết quả này thống nhất với các nghiên cứu trong phần nghiên cứu lý luận, khẳng định rằng nam thường có LTT cao hơn nữ. Nữ thường có khuynh

hướng tự ti và tự đổ lỗi cho bản thân nhiều hơn khi gặp những tình huống khó khăn hoặc phải đương đầu với thất bại [19].

Tiếp theo, chúng tôi tiến hành khảo sát sự khác biệt về LTTchia theo khối lớp. Bảng 3.7 trình bày số liệu về LTT giữa hai khối học sinh lớp 8 và lớp 9.

Bảng 3.7: Mức dộ lòng tự trọng ở nhóm khách thể nghiên cứu chia theo lớp

Số liệu thống kê chỉ ra có sự khác biệt về mức độ LTT giữa HS khối lớp 8 và khối lớp 9. Cụ thể không có HS nào khối 9 có điểm LTT rất cao trong khi đó ở khối lớp 8 có tới 8 em HS chiếm 7,4% là mức tự trọng rất cao. Hai mức LTT thấp và trung bình khối lớp 9 chiếm tỷ lệ cao hơn khối lớp 8. Các em HS lớp 8 đánh giá LTT của bản thân tích cực hơn các em HS lớp 9. Tuy nhiên, khi sử dụng kiểm định t để kiểm tra xem liệu sự khác biệt về LTT giữa các khối lớp có ý nghĩa hay không. Kết quả thu được t = 2,758 p = 0,098 (P>0,05) cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về LTT giữa học sinh khối lớp 8 và học sinh khối lớp 9.

Sở dĩ chúng tôi tiến hành so sánh sự khác biệt về LTT giữa học sinh khối 8 và khối 9 vì cho rằng học sinh khối 9 có thể chịu nhiều áp lực từ phía gia đình liên quan đến vấn đề học tập và thi cuối cấp. Tuy nhiên kết quả thu được không ủng hộ giả thuyết này. Điều này được diễn giải vì học sinh khối lớp 8 và khối lớp 9 không có nhiều sự khác biệt về tâm sinh lý và sự phát triển lứa tuổi. Có thể học sinh khối 9 phải chịu nhiều áp lực học tập và thi

Chia nhóm tự trọng Lớp

Rất cao Cao Trung bình Thấp Tổng

SL % SL % SL % SL % SL %

Lớp 8 8 7,4 6 5,6 28 25,9 66 61,1 108 100 Lớp 9 0 0,0 11 12,0 24 26,1 57 62,0 82 100

cuối cấp hơn học sinh khối 8 nhưng số liệu của nghiên cứu này chỉ ra rằng áp lực học tập không ảnh hưởng lớn đến LTT của học sinh.

Tiếp đến, chúng tôi tiến hành kiểm định mức độ LTT với mức độ quan hệ xã hội của học sinh. Vì nghiên cứu lý luận có chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa LTT và mức độ quan hệ xã hội. Bảng 8 trình bày số liệu liên quan đến mối quan hệ này.

Bảng 3.8: Mức độ lòng tự trọng ở nhóm khách thể nghiên cứu chia theo mức độ quan hệ xã hội

Nhìn bảng thống kê và tiến hành kiểm định sự khác biệt trung bình giữa các nhóm, chúng tôi không thấy có sự khác biệt về LTT chia theo quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là dù có nhiều bạn hay ít bạn thì LTT của trẻ trong mẫu nghiên cứu cũng không bị ảnh hưởng. Có thể nghiên cứu này còn hạn chế vì chỉ quan tâm đến số lượng bạn bè mà học sinh có chứ chưa quan tâm đến chất

Ởtrong lớp bạn có bao nhiêu bạn thân

Chia nhóm tự trọng

Rất cao Cao Trung bình Thấp

Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Không có bạn nào 0 00 1 11,1 2 22,2 6 66,7 Có 1 bạn 0 0 3 15,8 3 15,8 13 68,4 Có 2-3 bạn 2 3,6 2 3,6 13 23,6 38 69,1 Có nhiều hơn 3 bạn 6 5,1 11 9,4 34 29,1 66 56,4 Tổng 8 4 17 8,5 52 26,0 123 61,5

lượng của từng mối quan hệ bạn bè mà học sinh có được. Hạn chế này có thể là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp sau.

Vì LTT của cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố năng lực của học sinh. Đặc biệt với những học sinh ở các nước phương Đông như Việt Nam, năng lực học tập là rất quan trọng nên chúng tôi tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa LTT và học lực của học sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.9: Mức độ Lòng tự trọng chia theo tiêu chí học lực

Qua bảng số liệu trên đây chúng tôi thấy ở cả ba mức học lực thì mức độ LTT của các em HS giảm dần theo học lực. Mức LTT rất cao, cao, trung bình thứ bậc tương ứng với học lực là như nhau: Các em HS giỏi chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở mức LTT rất cao, đứng thứ 2 là các em học khá và cuối cùng là các em trung bình. Nhưng ở mức LTT thấp thì thứ tự là ngược lại: các em học trung bình có LTT mức thấp chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là các em học khá. Các em học giỏi lại có tỷ lệ ít nhất. Như vậy là nghiên cứu đã chỉ ra rằng học lực cao thì có mức LTT khá tốt và học lực mức thấp hơn thì LTT cũng ở mức Chia nhóm tự trọng Kết quả năm học vừa qua

Rất cao Cao Trung bình Thấp

% Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng Giỏi 6,7 6 9,0 8 28,1 25 56,2 50 Khá 2,4 2 8,5 7 28,0 23 61,0 50 Trung bình 0,0 0 6,9 2 13,8 4 79,3 23 Tổng 4,0 8 8,5 17 26,0 52 61,5 123

Biểu đồ 3.3: Các mức độ lòng tự trọng so sánh theo tiêu chí học lực

Tuy nhiên, khi sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm tra sự khác biệt trong mối quan hệ giữa LTT và học lực có ý nghĩa hay không. Kết quả kiểm định thu được F = 2,589 p = 0,06 (khác biệt không có ý nghĩa thống kê). Tuy nhiên, mức ý nghĩa bằng 0,06 gần với mức thống kê 0,05 nên có thể học lực và LTT có một mối liên hệ. Chúng ta cần thêm các bằng chứng nghiên cứu khác để khẳng định mối quan hệ này.

Theo cơ sở lý luận, hoàn cảnh gia đình cũng có ảnh hưởng đến LTT của trẻ. Vì vậy chúng tôi tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa LTT theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Số liệu được trình bày trong bảng sau :

Bảng 3.10: Mức độ LTTchia theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ

Tình trạng hôn nhân của

cha mẹ trẻ

Chia nhóm tự trọng

Rất cao Cao Trung Bình Thấp Tổng Số lƣợng Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ Kết hôn 107 60,5 49 27,7 14 7,9 7 4,0 177 100 Góa 2 66,7 0 0 1 33,3 0 0 3 100 Ly hôn 6 54,5 3 27,3 1 9,1 1 9,1 11 100 Tình trạng khác 8 88,9 0 00 1 11,1 0 00 9 100 Tổng 123 61,5 52 26,5 17 8,5 8 4,0 200 100

Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa LTT của trẻ và tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Nói cách khác tình trạng hôn nhân của cha mẹ không ảnh hưởng tới LTT của con trẻ. Có thể, trong nghiên cứu này, số lượng gia đình có những hoàn cảnh đặc biệt quá ít chỉ có 14 trường hợp (góa hoặc ly hôn); 9 trường hợp tình trạng khác (gồm con ngoài giá thú, số liệu bị mất…) nên không đủ để các phép kiểm định có ý nghĩa về mặt thống kê. Giả thuyết này cũng nên được lưu ý và kiểm tra lại trong các nghiên cứu trong tương lai.

Tóm lại

+ LTT ở VTN Việt Nam thấp (thang đo LTT theo quan điểm của Sorensen) có đến 61,5% HS trong phạm vi nghiên cứu có LTT ở mức thấp.

+ LTT ở HS nam và HS nữ có sự khác biệt có ý nghĩa, LTT ở học sinh nam cao hơn LTT của học sinh nữ.

+ LTT có sự khác biệt với học lực ở mức ranh giới.

+ LTT không khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê với các khối lớp, mức độ quan hệ xã hội hoặc tình trạng hôn nhân của gia đình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)