triển hành vi, cảm xúc của con cái
Nghiên cứu mối liên hệ giữa giáo dục độc đoán và sự phát triển về mặt tinh thần của trẻ tác giả Hoàng Mai Khanh cho rằng:
Cha mẹ độc đoán chỉ số đo về lương tâm của con thấp. Về nhận thức bản thân: tự trọng thấp, trọng tâm kiểm soát ngoài kém, giáo dục độc đoán là yếu tố tiêu cực đối với sự phát triển LTT. Mức độ bạo lực của trẻ trên mức
trung bình. Trẻ thiếu năng lực xã hội: xu hướng rút lui, thiếu tính khởi xướng, tự phát; Cha mẹ dân chủ, nghiêm minh và LTT của trẻ sẽ tạo điều kiện nâng cao LTT của các con.
Cha mẹ dễ dãi, nuông chiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Thiếu chín chắn, không kiểm soát được sự nông nổi, thiếu tự chủ, thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu độc lập, sáng tạo, động lực làm việc, gia tăng các hành vi bạo lực.
Cha mẹ thờ ơ không quan tâm dẫn trẻ tới xu hướng rối nhiễu về tình cảm, bất ổn tâm lý. Ảnh hưởng đến quá trình hình thành bản ngã.Trẻ không kiểm soát được bản thân. Trọng tâm kiểm soát ngoài . Khả năng tự kiểm soát thấp, định hướng học tập thấp. Dễ dẫn đến các hành vi có vấn đề và hành vi phạm pháp.
(Maccoby, 1992) đã chỉ rõ ảnh hưởng của PC làm cha mẹ lên sự phát triển tâm lý con trẻ:
+ PC làm cha mẹ độc đoán: thường dẫn đến trẻ em là những người biết nghe lời và thành thạo, nhưng chúng lại xếp hạng thấp hơn trong hạnh phúc, năng lực xã hội và LTT.
+ PC dân chủ : có xu hướng dẫn đến trẻ em là hạnh phúc, có khả năng và thành công .
+ PC dễ dãi nuông chiều: thường dẫn đến trẻ em xếp hạng thấp trong hạnh phúc và tự quy định. Những đứa trẻ này có nhiều khả năng gặp vấn đề với chính quyền và có xu hướng thích nghi kém ở trường.
+ PC thờ ơ – bỏ mặc: xếp hạng thấp nhất trên tất cả các lĩnh vực đời sống. Những trẻ em này có xu hướng thiếu tự kiểm soát, có LTT thấp và ít có thẩm quyền hơn so với các đồng nghiệp của họ.
1.3. Học sinh trung học cơ sở và đặc điểm