đến phong cách làm cha mẹ
1.2.1. Tầm quan trọng của hành vi, phong cách làm cha mẹ
Cha mẹ có ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển cảm xúc và hành vi ở con trẻ. Có rất nhiều học thuyết nhấn mạnh tầm quan trọng của hành vi làm cha mẹ đối với sự phát triển của trẻ.
Trường phái hành vi như lý thuyết về sự gắn bó mẹ con ví dụ (Bowlby 2004) cho rằng PC làm cha mẹ nồng ấm và nuôi dưỡng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của trẻ sẽ quyết định chất lượng sự gắn bó trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Những hành vi của cha mẹ như nồng ấm, nhạy cảm với những nhu cầu của con và luôn luôn sẵn sàng yêu thương ngay từ những ngày đầu sau sinh sẽ là những yếu tố nền tảng để tạo nên một sự gắn bó mẹ con an toàn trong suốt cuộc đời của trẻ sau này. Và nghiên cứu của Bowlby cũng chỉ ra những đứa trẻ phát triển mối quan hệ gắn bó an toàn với cha mẹ thường chơi với bạn bè một cách phù hợp hơn khi không có sự có mặt của bố mẹ. Sự gắn bó chặt chẽ giữa trẻ và cha mẹ cũng tạo động lực cho trẻ thực hiện các nguyên tắc hành vi và yêu cầu của bố mẹ, liên quan đến các hành vi học tập và kết quả học tập cao, và có xu hướng ít gặp các vấn đề rối loạn hành vi hoặc cảm xúc (Granot & Mayseless, 2001).
Các lý thuyết về học tập nhấn mạnh vai trò của cha mẹ trong sự phát triển của trẻ. Hành vi của cha mẹ định hình sự phát triển ở đứa trẻ qua các hành vi trừng phạt và khuyến khích. Cha mẹ đóng vai trò như hình mẫu hành vi cho trẻ. Ví dụ như lý thuyết học tập qua quan sát của Bandura, cách thức trẻ bắt chước hành vi của người lớn qua quan sát là xu hướng chính của việc học hành vi mới ở trẻ trong đó vai trò của cha mẹ là cốt yếu vì số lượng thời gian lớn cũng như tầm ảnh hưởng mạnh mà bố mẹ có trên con trẻ. Tương tự, các lý thuyết về nhận thức cho rằng ảnh hưởng của hành vi cha mẹ tới trẻ thông qua việc giúp trẻ nhìn nhận và diễn giải một sự kiện trong cuộc sống.
Trường phái Phân tâm học cũng vậy, các tác giả của trường phái này cho rằng cha mẹ có vai trò trung tâm ảnh hưởng lên hành vi cảm xúc của trẻ thông qua quá trình nội tâm hóa các giá trị và đặc trưng của cha mẹ (Klin & Jones, 2007).
Thuyết tương tác của James Baldwin (1861 – 1934) khẳng định trẻ là thành viên tham gia tích cực. Trong mối quan hệ cha mẹ và con cái, cha mẹ tác tộng tới trẻ, hành vi của trẻ ảnh hưởng tới cha mẹ và sau đó cha mẹ phản ứng lại phản ứng của trẻ.
Trong tạp chí tâm lí học số 5 (tháng 10-1998) và số 7(7-2002) Lê Thi đã phân tích rất rõ sự cần thiết phải xây dựng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cốt lõi những ứng xử đó xoay quanh PC làm cha mẹ. Tác giả cho rằng cha mẹ cần ôn tồn giải thích cho con cái vì sao không đáp ứng những đòi hỏi của chúng (vì chưa có khả năng hay vì tính bất hợp lí của các yêu cầu đó). Cha mẹ tránh chiều chuộng con cái quá đáng làm chúng dễ hư hỏng do được nuôi dưỡng thói quen hưởng thụ không tính toán.
Hay trước sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các phương tiện thông tin đại chúng cha mẹ cần luôn chú ý đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của con cái, không bỏ mặc chúng, kịp thời phát hiện ra những yếu tố tiêu cực tác động đến con trẻ.
Quyền bình đẳng tự do dân chủ của mỗi cá nhân được nhà nước bảo đảm cha mẹ cần giải thích cho con cái về quyền lợi và trách nhiệm của chúng với gia đình, cha mẹ không nên tự cho mình quyền tối cao quyết định mọi hành động và suy nghĩ con trẻ. PC cha mẹ khác nhau ảnh hưởng đến con trẻ nói chung và LTT con trẻ nói riêng rất nhiều.