Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 86)

Từ các kết quả nghiên cứu trên đây người nghiên cứu xin đề xuất một số khuyến nghị như sau :

2.1. Đối với giáo viên và nhà trường

Kết quả nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở trong nội và ngoại thành Hà Nội ở mức thấp, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển lòng tự trọng của trẻ đó là sự phản hồi của giáo viên. Tham gia các hoạt động thể thao, các hoạt động tập thể giúp nâng cao lòng tự trọng của học sinh. Vì vậy nhà trường đại diện là các thầy cô có thể tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, tổ chức các cuộc thi, các buổi nói chuyện cho học sinh giúp tăng cường giao lưu, phát triển thể chất tốt, phát huy các khả năng, năng khiếu của từng em nhằm nâng cao lòng tự trọng. Giáo viên thường xuyên khen gợi, động viên giúp học sinh có sự khích lệ, ủng hộ từ phía nhà trường, nâng cao lòng tự trọng cho các em.

Nhà trường cũng có thể tổ chức các khóa đào tạo kĩ năng sông giúp nâng cao kĩ năng nhìn nhận bản thân, kĩ năng phản hồi, kĩ năng độc lập...giúp nâng cao lòng tự trọng cho các em.

2.2. Đối với cha mẹ các em học sinh

Thống nhất với những kết quả nghiên cứu lí luận, kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng khi cha mẹ sử dụng phong cách làm cha mẹ dân chủ sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển tốt lòng tự trọng của trẻ. Số liệu cũng chỉ ra phong cách độc đoán và phong cách nuông chiều có mối tương quan nghịch vì vậy người nghiên cứu thấy rằng cha mẹ khi sử dụng phong cách độc đoán, nuông chiều trong việc nuôi dạy con cái sẽ dẫn tới việc những đứa trẻ sẽ có chỉ số hạnh phúc thấp.

Hành vi nhất quán của cha mẹ cũng là mong muốn của các em học sinh. Cha mẹ khi áp dụng hành vi nhất quán sẽ giúp nâng cao lòng tự trọng ở

con trẻ. Kết quả điều tra chỉ ra hành vi kiểm soát tâm lý của cha mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở.

Như vậy, nếu cha mẹ thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng củng cố tích cực và bớt những hành vi kiểm soát tâm lý con mình thì sẽ góp phần tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh về tinh thần, có lòng tự trọng tốt.

2.3. Đối với cá nhân hoặc tổ chức tiến hành những nghiên cứu về lòng tự trọng. Phong cách, hành vi làm cha mẹ

Trong tương lai, khi nghiên cứu về lòng tự trọng, các tác giả có thể kiểm tra sâu hơn các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng.

Khách thể nghiên cứu của luận văn chỉ là học sinh hai khối lớp tại ba trường nội và ngoại thành Hà Nội nên kết quả chưa đủ tính khái quát, đại diện cho toàn bộ học sinh lứa tuổi trung học cơ sở. Khi tiến hành các nghiên cứu trong tương lai các tác giả khác có thể mở rộng nghiên cứu để thấy rõ sự khác biệt giữa các khu vực, khối lớp về các nội dung nghiên cứu tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Cẩm (2005), Tâm lý trẻ và giáo dục trong gia đình, Nxb Phụ nữ 2. Patricia H. Miler, Ng dịch Vũ Thị Chín, Các thuyết về Tâm lý học phát triển, Nxb văn hóa thông tin.

3. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa

4. Hồng Hà (2006), Giới tính hai người từ hai hành tinh khác, Nxb trẻ, Hồ Chí Minh.

5. Lƣu Song Hà (2008), Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn, Nxb Phụ Nữ.

6. Lƣu Song Hà (2007), Nhu cầu của học sinh trung học cơ sở về quan hệ cha mẹ đối với con cái. Tạp chí Tâm lý học, số 2/2007.

7. Lê Văn Hồng (1999), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Lƣơng Hùng (2004), Con trai và con gái: các tình huống giáo dục đạo đức công dân, Nxb trẻ , Hồ Chí Minh.

9. Mai Thị Kim Khanh: Ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với việc

chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Tạp chí Tâm lý học số 7/2002.

10. Odette Lescarret, Lê Khanh và H. Ricaud,(2001), Trẻ em, Văn hóa, Giáo dục, Nxb thế giới

11. Đỗ Ngọc Khanh (2005), Nghiên cứu sự tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

12. Hoàng Kim:Một thành tựu nghiên cứu mới về tính cộng đồng – tính cá

nhân và cái tôi của người Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tâm lý học số 3/2003. 13. John W.Santrock, Ng dịch Trần Thị Hƣơng Lan, Tìm hiểu thế giới tâm lý của tuổi Vị Thành Niên, NXB Phụ nữ.

14. Petrovxki A.V (1992), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb

15. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

16. Phạm Thị Bích Phƣợng (2012), Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích nghi của trẻ em vị thành niên có rối loạn hành vi.

Luận văn thạc sĩ, Hà Nội.

17. Thái Thiên (2009), Dạy con ngoan không cần đánh mắng, Nxb từđiển bách khoa

18. Thùy Trang (2009), Cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái, Nxb lao động. 19. Trần Trí, Giang Tân, Trần Lê (1998), Giáo dục giới tính - T.2, Nxb trẻ 20. UNICEF. Tài liệu tập huấn về kĩ năng sống,

21. Nathaniel Branden; Ng dịch: Kiến Văn, Yến Nguyên (2001), Sức mạnh của lòng tự trọng. Nxb Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

1. Baumrind, D., Larzelere, R. E. & Owens, E.B. (2010). Effects of

preschool parents' power assertive patterns and practices on adolescent development. Parenting: Science and Practice, 10, 157-201.

2. Bornstein, M. H. (Ed.). (2002). Handbook of parenting: Social conditions and applied parenting Vol. 4, 2nd ed.. Mahwah, NJ: Erlbaum

3. Wong M.M. (2008) Perceptions of parental involvement and autonomy

support: Their relations with self-regulation, academic performance,

4.Chao, R. K., & Tseng, V. (2002). Parenting of Asians. In M. H. Bornstein (Ed.), Handbook of parenting: Vol. 4. Social conditions and applied parenting (2nd ed., pp. 59–93). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates Publishers. substance use and resilience among adolescents. North American Journal of Psychology, 10, 497- 518.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

CÁC THANG ĐO, BẢNG HỎI

1. Bảng hỏi thông tin chung

1)Bạn là: Namhay Nữ 2) Bạn bao nhiêu tuổi? __________ (năm) 3) Bạn học trƣờng nào? (viết 1 câu trả lời) : ____________________________

4) Bạn học lớp mấy? (Đánh dấu vào chỉ 1 ô) Lớp 6 Lớp 7 Lớp8 Lớp 9

Khác:____________

5) Kết quả học tập của bạn trong năm học vừa qua đạt loại: Giỏi Khá Trung bình Yếu 6) Bạn cảm thấy việc kết bạn với bản thân bạn nhƣ thế nào?

Rất dễ dàng Đôi lúc khó khăn Phần lớn rất khó khăn Không thể kết bạn được

7) Ở trong lớp bạn có bao nhiêu bạn thân?

Không có bạn nào 1 bạn thân 2-3 bạn thân Nhiều hơn 3 bạn thân

8) Bạn cảm thấy việc tham gia các hoạt động, trò chơi cùng với các nhóm bạn khác trong lớp

Rất dễ dàng Đôi lúc khó khăn Phần lớn rất khó khăn Không thể cùng tham gia

9) Với những ý dƣới đây, hãy sử dụng thang đánh giá với những mức độ tƣơng ứng nhƣ sau:

1= Rất đồng ý, 2= Đồng ý, 3= Trung lập/Có lúc đồng ý, có lúc không đồng ý, 4= Không đồng ý, 5= Rất không đồng ý

____ 9.1) Gia đình tôi có đủ tiền để làm mọi việc nhƣ chúng tôi muốn (VD đi nghỉ mát hàng

năm)

____ 9.2) Chúng tôi có đủ tiền để mua những loại quần áo chúng tôi cần. ____ 9.3) Chúng tôi có đủ tiền để mua loại thức ăn mà chúng tôi cần.

____ 9.4) Chúng tôi có đủ tiền để mua loại thuốc mà chúng tôi cần khi bị bệnh.

____ 9.5) Chúng tôi có đủ tiền để trả các loại hoá đơn dịch vụ hàng tháng (nhƣ điện thoại,

tiền điện, tiền nƣớc).

____ 9.6) Chúng tôi có phƣơng tiện để đi lại

____ 9.7) Gia đình chúng tôi có đủ tiền để chi trả cho các loại hình giải trí mà chúng tôi muốn

tham gia (nhƣ đi xem phim)

10) Bạn có bao nhiêu anh chị em? (kể cả bạn): _______

Hãy viết bạn có bao nhiêu anh/chị/em cụ thể:___ Anh trai ___ Em trai ___ Chị gái ___ Em gái

11) Mối quan hệ giữa bạn với anh chị em trong nhà nhƣ thế nào?

Rất hoà thuận Đôi lúc có mâu thuẫn nhỏ

Mâu thuẫn phần lớn thời gian Luôn luôn mâu thuẫn

11.1 Nếu có mâu thuẫn, hãy nêu hành vi nghiêm trọng nhất mà bạn đã sử dụng

………... ...……… ………...

12) Bạn sống với những ai? (đánh dấu tất cả các ô phù hợp): Bố mẹ Anh chị em

Họ hàng Bạn

Bạn trai/bạn gái Sống một mình Khác (ghi cụ thể): _________________

13) Những hoạt động nào bạn đã từng tham gia (câu lạc bộ, hoạt động thể thao, hội sinh

viên…). Những hoạt động tình nguyện nào mà bạn đã từng tham gia? Hãy liệt kê tất cả các

hoạt động đó dƣới đây:

... ... ... ...

2.Thang PAQ

Dưới đây là những câu mô tả cách thức mẹ nuôi dạy con cái khác nhau. Với mỗi 1 câu, hãy khoanh tròn 1 số thể hiện mức độ trên thang đo. Nếu mẹ không phải là người chăm sóc chính và thường xuyên, em hãy nghĩ đến người chăm sóc chính khi đọc từng câu và trả lời.

1 = Hoàn toàn không đúng. 2 = Không đúng phần nhiều. 3 = Đúng phần nhiều. 4 = Hoàn toàn đúng.

1. Mẹ tôi cho rằng trong gia đình quan điểm của con nên được tôn trọng như quan điểm của cha mẹ.

1 2 3 4

1. Mẹ tôi cho rằng trong gia đình điều tốt nhất cho con là ép con cái làm theo cách mà bà cho là đúng.

1 2 3 4

2. Khi mẹ bảo tôi phải làm điều gì, bà mong đợi tôi làm ngay lập tức mà tôi không được nói gì hết.

1 2 3 4

3. Khi đặt ra nguyên tắc, mẹ trao đổi với các con lý do đặt ra chúng. 1 2 3 4 4. Mẹ luôn khuyến khích trao đổi về các nguyên tắc trong gia đình

nếu tôi nghĩ chúng không hợp lý.

5. Mẹ tôi luôn cho rằng các con nên được tự do suy nghĩ và làm theo ý muốn của mình, thậm chí khi không giống như ý muốn của cha mẹ.

1 2 3 4

6. Mẹ tôi không cho phép tôi có nghi ngờ về các quyết định bà đưa ra. 1 2 3 4 7. Mẹ tôi dùng lý lẽ và nguyên tắc để chỉ dẫn các hoạt động của các

con trong gia đình.

1 2 3 4

8. Mẹ tôi sẵn sàng sử dùng quyền lực để buộc các con cư xử đúng. 1 2 3 4 9. Mẹ tôi cho rằng chỉ là vì mẹ tôi đặt ra các quy định nên tôi phải

tuân thủ chúng

1 2 3 4

10. Tôi biết những yêu cầu của mẹ đối với tôi, nhưng tôi cảm thấy thoải mái trao đổi với mẹ về các yêu cầu đó.

1 2 3 4

11. Mẹ tôi cho các con biết trong quan hệ mẹ con ai là người có quyền. 1 2 3 4 12. Mẹ tôi ít khi chỉ dẫn cho tôi về cách thức làm một việc gì đó. 1 2 3 4 13. Khi đưa ra các quyết định trong gia đình, mẹ tôi hầu như làm theo

những điều các con muốn.

1 2 3 4

14. Mẹ tôi luôn đưa cho con cái chỉ dẫn công bằng và hợp lý. 1 2 3 4 15. Mẹ tôi rất bực nếu tôi không đồng ý với bà. 1 2 3 4 16. Mẹ tôi cho rằng cha mẹ nên cho phép con cái tự quyết định về mọi

thứ của chúng.

1 2 3 4

17. Mẹ tôi cho tôi biết những hành vi mẹ mong đợi từ tôi và nếu tôi không làm như vậy, bà trừng phạt tôi.

1 2 3 4

18. Mẹ tôi cho tôi tự quyết định hầu hết mọi việc của mình mà bà ít đưa ra định hướng.

1 2 3 4

19. Mẹ tôi cân nhắc ý kiến của con cái nhưng bà sẽ không quyết định các việc liên quan đến gia đình chỉ dựa vào ý muốn của con cái.

1 2 3 4

20. Mẹ tôi cho rằng bà không có trách nhiệm chỉ dẫn hành vi của tôi. 1 2 3 4 21. Mẹ tôi đưa ra chuẩn mực cho hành vi của con cái trong gia đình,

nhưng bà cũng sẵn sằng điều chỉnh các chuẩn mực này theo nhu cầu của các con.

1 2 3 4

22. Mẹ tôi đưa ra chỉ dẫn cho hành vi của tôi, và mẹ mong tôi thực hiện theo ý mẹ, nhưng mẹ sẵn sằng lắng nghe và trao đổi các ý kiến

của tôi.

23. Mẹ tôi cho phép tôi có ý kiến riêng về các việc trong gia đình, và nói chung mẹ cho phép tôi tự quyết định việc mình làm.

1 2 3 4

24. Mẹ tôi cho rằng cha mẹ nên nghiêm khắc với con cái khi chúng không làm những điều như cha mẹ mong đợi.

1 2 3 4

25. Mẹ tôi thường nói với tôi chính xác điều mẹ mong tôi làm và cách thức làm chúng.

1 2 3 4

26. Mẹ tôi đưa ra định hướng rất rõ ràng cho hành vi của tôi, nhưng mẹ cũng thông cảm nếu tôi không đồng ý với bà.

1 2 3 4

27. Mẹ tôi cho con cái tự kiểm soát hành vi và suy nghĩ của chúng. 1 2 3 4 28. Mẹ tôi đòi hỏi tôi phải làm theo các mong chờ của bà vì đó chính

là biểu hiện cho sự kính trọng bà.

1 2 3 4

29. Nếu mẹ tôi đưa ra một quyết định trong gia đình làm tôi tổn thương, bà sẵn lòng trao đổi với tôi về quyết định đó.

1 2 3 4

3.Thang CRPBI dành cho học sinh

Hãy đọc từng câu sau đây và nghĩ về mẹ (hoặc người chăm sóc em). Đối với mỗi câu mô tả đó, em hãy xem nó giống mẹ em (hoặc người chăm sóc em) ở mức độ nào:

1 = KHÔNG GIỐNG MẸ 2 = HƠI GIỐNG MẸ

3 = GIỐNG MẸ

Mức độ chọn Nội dung câu hỏi

1. Mẹ có thể làm tôi cảm thấy dễ chịu hơn sau khi tâm sự với mẹ về những lo âu của mình.

2. Mẹ luôn nói đi nói lại về tất cả những điều mẹ đã làm cho tôi.

3. Mẹ tin rằng trong gia đình phải có nhiều nguyên tắc và chúng tôi luôn phải tuân thủ chúng.

4. Mẹ thường mỉm cười với tôi .

5. Mẹ nói rằng nếu tôi thực sự yêu thương mẹ thì tôi sẽ làm theo ý muốn của mẹ 6. Mẹ nhắc đi nhắc lại việc tôi phải làm theo đúng như mẹ chỉ dẫn.

7. Mẹ có thể làm cho tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi tôi buồn bực. 8. Mẹ luôn bảo cách thức tôi nên cư xử.

9. Mẹ rất nghiêm khắc với tôi.

10. Mẹ thích thú cùng làm chung với tôi các hoạt động.(công việc) 11. Mẹ muốn lúc nào cũng có thể bảo tôi phải làm gì.

12. Mẹ đưa ra trừng phạt nghiêm khắc. 13. Mẹ làm cho tôi vui lên khi tôi buồn. 14. Mẹ muốn kiểm soát bất cứ điều gì tôi làm. 15. Mẹ dễ dãi đối với tôi.

16. Mẹ quan tâm chăm sóc và chú ý tới tôi nhiều. 17. Mẹ luôn cố gắng thay đổi tôi theo ý của mẹ. 18. Mẹ dễ dàng tha thứ cho tôi khi tôi làm sai.

19. Mẹ làm cho tôi cảm thấy mình là người quan trọng nhất trong đời mẹ. 20. Mẹ chỉ thực hiện các nguyên tắc trong gia đình khi các nguyên tắc đó thuận tiện cho mẹ.

21. Mẹ cho tôi tự do như tôi muốn.

22. Mẹ thường thể hiện tình yêu thương với tôi.

23. Mẹ sẽ ít thân thiết hơn với tôi khi tôi không đồng ý kiến với mẹ. 24. Mẹ để cho tôi đi bất cứ nơi nào tôi muốn.

25. Mẹ thường khen tôi.

26. Mẹ sẽ không nhìn mặt tôi nếu tôi làm mẹ không hài lòng. 27. Mẹ cho tôi đi chơi bất cứ tối nào tôi muốn.

28. Mẹ là người dễ chia sẻ.

29. Nếu tôi làm mất lòng mẹ, mẹ sẽ không nói chuyện với tôi cho đến khi tôi làm mẹ vui trở lại.

4. Thang đo lòng tự trọng

Em hãy đọc những câu sau đây và đánh dấu) vào những số thích hợp tương ứng với phương án trả lời cho là đúng với mình.

1. Đúng 2. Không đúng

Nội dung

Đúng Không đúng

1.Tôi thường cảm thấy lo lắng, mơ hồ về cuộc sống 1 2

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mối tương quan giữa phong cách làm cha mẹ và lòng tự trọng của học sinh trung học cơ sở (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)