Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Cấu trúc
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu nghiên cứu
1.5.1 Quan điểm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu
1.5.1.1 Quan điểm về thương hiệu
1.5.1.2 Vai trò chung của thương hiệu
1.5.1.3 Phát triển quảng bá thương hiệu
Quan hệ công chúng (PR)
1.6 Phân định nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT
2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghệ DKT
2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển
2.2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức
2.2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty
2.2.1.4 Tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp
2.2.1.5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009 - 2010
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009, 2010
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quảng bá thương hiệu của DKT
2.2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài
Bảng 2.2: Tình hình phát triển Internet ở nước ta
2.2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong
2.3 Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty CPCN DKT
2.3.1 Một số nét khái quát về hoạt động quáng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT
2.3.2 Một số kết quả thu thập được
Bảng 2.3: Chi phí đầu tư cho phát triển thương hiệu
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT
3.1.1 Những kết quả đạt được
3.1.2 Những tồn tại, hạn chế của công tác quảng bá thương hiệu của DKT
3.1.3 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế của việc phát triển quảng bá thương hiệu của DKT
3.2 Các giải pháp và kiến nghị về vấn đề phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015
3.2.1 Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty
3.2.3 Sử dụng hợp lý các công cụ quảng bá thương hiệu
3.2.4 Tăng cường hoạt động giao tiếp nội bộ trong công ty
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
PHỤ LỤC C
Nội dung
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG TÓM LƯỢC Khi Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới, thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiêp ngày càng gay gắt, cùng sản phẩm, cùng nghành kinh doanh nhưng doanh nghiệp nào có uy tín, chiếm được cảm tình của khách hàng sẽ đứng vững trên thị trường. Do đó, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp đã đang sử dụng nhiều công cụ quảng bá khác nhau để cố gắng đưa thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp mình đến với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế em đã chọn đề tài “Phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu chính của để tài là đề xuất một số giải pháp phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT hướng đến năm 2015. Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Nó bao gồm tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài, xác lập và tuyên bố trong đề tài, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, một số khái niệm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu. Chương II : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. Trong đó, nêu ra các phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề, đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu, kết quả phân tích các dữ liệu thu thập. Chương III: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT hướng tới năm 2015 Qua đề tài chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài việc nâng cao nhận thức, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, em hy vọng những nghiên cứu của mình còn có thể đóng góp giúp cho Công ty cổ phần công nghệ DKT nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có thể sử dụng và khai thác tốt các hoạt động quảng bá thương hiệu của mình để có thể ngày càng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường toàn cầu. i CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn là Cô Nguyễn Thu Hương cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty cổ phần công nghệ DKT. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, quý thầy cô đã tạo mọi điều kiện cho em tham gia học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế cuộc sống trong suốt 4 năm học. Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thu Hương - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám đốc và toàn thể nhân viên công ty cổ phần công nghệ DKT, đặc biệt là Anh Trần Trọng Tuyến giám đốc của công ty, anh Nguyễn Văn Nam nhân viên phòng chăm sóc khách hàng Bizweb đã tiếp nhận và tạo cho em môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài mới nổi, và khá phức tạp, với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, trình độ và khả năng của bản thân còn hạn chế do đó luận văn chắc chắn sẽ gặp phải nhiều sai sót. Kính mong các thầy cô giáo trong bộ môn Quản trị thương hiệu, các anh chị trong công ty cổ phần công nghệ DKT góp ý, chỉ bảo để chuyên đề có giá trị hơn về mặt lý luận và thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn! ii CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG MỤC LỤC TÓM LƯỢC i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7 1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 8 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 8 1.4 Phạm vi nghiên cứu 8 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu nghiên cứu 8 1.5.1 Quan điểm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu 8 1.5.1.1 Quan điểm về thương hiệu 8 1.5.1.2 Vai trò chung của thương hiệu 10 1.5.1.3 Phát triển quảng bá thương hiệu 11 Quan hệ công chúng (PR) 13 1.6 Phân định nội dung nghiên cứu 14 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 15 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 15 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT 15 2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghệ DKT 15 2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 15 2.2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức 17 17 2.2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 17 2.2.1.4 Tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp 18 2.2.1.5 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009 - 2010 18 Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009, 2010 18 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển quảng bá thương hiệu của DKT 19 2.2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài 19 Bảng 2.2: Tình hình phát triển Internet ở nước ta 20 2.2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong 21 2.3 Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty CPCN DKT 23 2.3.1 Một số nét khái quát về hoạt động quáng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT 23 2.3.2 Một số kết quả thu thập được 24 Bảng 2.3: Chi phí đầu tư cho phát triển thương hiệu 25 CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 31 iii CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT 31 3.1.1 Những kết quả đạt được 31 3.1.2 Những tồn tại, hạn chế của công tác quảng bá thương hiệu của DKT 32 3.1.3 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hạn chế của việc phát triển quảng bá thương hiệu của DKT 33 3.2 Các giải pháp và kiến nghị về vấn đề phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015 33 3.2.1 Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả 33 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty 34 3.2.3 Sử dụng hợp lý các công cụ quảng bá thương hiệu 35 3.2.4 Tăng cường hoạt động giao tiếp nội bộ trong công ty 36 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 PHỤ LỤC A 39 PHỤ LỤC B 43 PHỤ LỤC C 45 DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Tình hình phát triển internet ở nước ta từ tháng 1 năm 2007 tới tháng 1 năm 2011 12 Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009, 2010 14 Bảng 2.3 Chi phí đầu tư cho phát triển thương hiệu của công ty năm 2009, 2010 20 iv CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Tên Nội dung Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần công nghệ DKT 11 Hình 2.2 Thống kê từ khóa tìm kiếm về dkt.com.vn qua công cụ google 21 Hình 2.3 Hoạt động quảng bá qua trang web quangcaosanpham.com 21 Hình 2.4 Quảng cáo đăng tin tuyển dụng trên vnexpress.vn 21 Hình 2.5 Quảng cáo qua hình thức đặt banner 22 Hình 2.6 Trang chủ công ty cổ phần công nghệ DKT 22 Hình 2.7 Giao diện trung tâm hỗ trợ trực tuyến Bizweb 23 Hình 2.8 Sự kiện khuyến mãi, xúc tiến bán của DKT 23 Biểu đồ 2.1 Đánh giá của nhân viên công ty về độ quan trọng của thương hiệu 18 Biểu đố 2.2 Đánh giá của khách hàng về tầm quan trọng của thương hiệu 19 Biểu đồ 2.3 Hiệu quả sử dụng kênh quảng bá 20 Biểu đồ 2.4 Kết quả sử dụng công cụ quảng bá trên internet 24 v CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DKT Development Knowledge Technology (Phát triển công nghệ tri thức) CPCN Cổ phần công nghệ TMĐT Thương mại điện tử B2C Business to customers PR Public relations WIPO World interllectual property organization (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) PGS.TS Phó giáo sư – Tiến sĩ RSS Really Simple Syndication SEO Search Engine Optimization SMS Short Message Services CNTT Công nghệ thông tin CPTM Cổ phần thương mại vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của mạng Internet ngày càng lớn, nó gần như trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của các cư dân thế kỷ 21. Sự bùng nổ của Internet đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi người, nó giúp thu hẹp khoảng cách cả về không gian và thời gian giữa mọi người trên thế giới. Do đó, thương mại điện tử ngày càng phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp Việt Nam đang dần dần ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng muốn phát triển thương hiệu của mình ra khắp thế giới, nhờ vậy mà nhu cầu về phát triển quảng bá hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp cũng tăng cao. Cùng với dòng chảy của xã hội, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiến hành quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp mình qua mạng. Trong đó có công ty cổ phần công nghệ DKT. Công ty cổ phần công nghệ DKT là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, thiết kế website, sản xuất, gia công phần mềm và cung cấp các giải pháp thương mại điện tử tối ưu nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và không ngừng phát triển thêm nhiều mặt hàng mới. Với các sản phẩm về phần mềm bản quyền, dịch vụ chăm sóc chu đáo…Công ty hiện đang là đối tác tin cậy của rất nhiều đối tác như: Đài tiếng nói Việt Nam, Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Công ty bưu chính Việt Nam, Công ty bất động sản Hòa Phát… Bên cạnh những thành công trong kinh doanh mà công ty đã đạt được thì công ty cũng còn gặp một số khó khăn đặc biệt là trong hoạt động quảng bá thương hiệu của mình như: việc xây dựng và quảng bá website của công ty còn gặp nhiều trở ngại do thiếu kinh phí và nhân lực về phát triển web. Website của công ty tuy đã thể hiện tính tương tác nhưng tính tích hợp bên ngoài và tính thương mại điện tử chưa cao, chưa có nhiều các tính năng trong thanh toán bán lẻ B2C. Qua thực tế khảo sát tại công ty về hoạt động quảng bá thương hiệu điện tử em thấy hoạt động quảng bá thương hiệu vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động chủ yếu chỉ là đăng bài giới thiệu sản phẩm lên các forum, quảng cáo tại một số trang cộng đồng và các trang mạng xã hội do DKT phát triển và một số trang web cho đăng quảng cáo miễn phí nên hiệu quả không cao. Các hoạt động PR cũng chưa thực sự được triển khai mạnh. vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG Tuy các hoạt động quảng bá còn chưa được hiệu quả nhưng theo điều tra thì hầu hết các cán bộ, nhân viên trong công ty đều có chung một mong muốn đó là phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử của công ty ngày càng mạnh hơn. Qua khảo sát điều tra thì trên 80% số người tham gia trả lời phiếu điều tra đều nhận định là phát triển thương hiệu của công ty là rất cần thiết và công ty đang rất mong có được nhiều ý kiến để có thể thực hiện quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty đạt hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đấy sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2 Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ thực tế và qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần công nghệ DKT, bản thân em nhận thấy hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu, hoạt động truyền thông của công ty còn hạn chế. Vì vậy em đã chọn đề tài “Phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: “Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015”. Từ mục tiêu trên, các nhiệm vụ cụ thể là: Thứ nhất, tóm lược và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển quảng bá thương hiệu trong doanh nghiệp và các hoạt động truyền thông nhằm phát triển quảng bá thương hiệu. Thứ hai, thông qua các phương pháp nghiên cứu và các kết quả điều tra, tiến hành phân tích thực trạng hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu của công ty thông qua các hoạt động truyền thông . Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về các hoạt động tác nghiệp quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT từ năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đề xuất giải pháp đến năm 2015. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu nghiên cứu 1.5.1 Quan điểm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu 1.5.1.1 Quan điểm về thương hiệu Đã có rất nhiều tác giả đưa ra quan điểm khác nhau về thương hiệu như: vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG “Thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc, thông điệp tức thời mà mọi người có khi mà họ nghĩ về một công ty hoặc một sản” Thương hiệu - theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức” Theo cuốn sách “Thương hiệu với nhà quản lý’’ của PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh và CN. Nguyễn Thành Trung thì thuật ngữ thương hiệu đã được giải quyết theo các quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng “thương hiệu chính là nhãn hiệu thương mại (trade mark), là cách nói khác của nhãn hiệu thương mại. Thương hiệu hoàn toàn không có gì khác biệt so với nhãn hiệu. Việc người ta gọi nhãn hiệu là thương hiệu chỉ là sự thích dùng chữ mà thôi và muốn gắn nhãn hiệu với yếu tố thị trường, muốn ám chỉ rằng, nó có thể mua bán như những hàng hóa khác. Nhưng thực tế, theo cách mà mọi người thường nói về thương hiệu thì thuật ngữ này bao hàm không chỉ các yếu tố có trong nhãn hiệu mà còn cả các yếu tố khác nữa như khẩu hiệu (slogan), hình dáng và sự cá biệt của bao bì, âm thanh…” Quan điểm thứ hai cho rằng “thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ”. Quan điểm này hiện nay đang được nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, một nhãn hiệu có thể bao gồm cả phần tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu có thể được xây dựng trên cơ sở phần phân biệt trong tên thương mại. Trong giới hạn đề tài này, thương hiệu được tiếp cận theo quan điểm là “Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp, là hình tượng về sản phẩm trong tâm trí công chúng”. Thương hiệu sẽ bao gồm cả dấu hiệu trực giác và dấu hiệu tri giác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh…hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hóa. Thương hiệu điện tử (E-Brand): Có nhiều khái niệm khác nhau về thương hiệu điện tử như: “E-brand là sự thể hiện của thương hiệu thông qua tên miền của doanh nghiệp”. Hay “E-brand là thương hiệu thể hiện, tồn tại trên mạng thông tin toàn cầu”. Trong đề tài này thương hiệu điện tử được tiếp cận là: “E-brand được hiểu là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua Internet”. Với cách tiếp cận này thương hiệu điện tử được gắn liền với mạng Internet. E-brand được xây dựng và thể vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin toàn cầu và các liên kết khác. Theo hướng này, E-brand được xem như là một hinh thái đặc thù của thương hiệu, hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó rất mật thiết với thương hiệu thông thường 1.5.1.2 Vai trò chung của thương hiệu Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu. Vì rõ ràng là việc đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường sẽ có xác suất rủi ro rất cao. Thứ tư, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như - Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Thứ năm, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia vi [...]... NHẰM PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT 3.1.1 Những kết quả đạt được Thông qua khảo sát tình hình về quảng bá thương hiệu của công ty có thể thấy trong suốt 3 năm đi vào hoạt động, công ty đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động quảng bá thương. .. kết luận nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT Trong đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015 vi CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NGUYỄN THU HƯƠNG CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DKT 2.1 Phương pháp hệ nghiên... bó lâu dài với công ty – trích lời giám đốc Trần Trọng Tuyến 2.3 Thực trạng hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty CPCN DKT 2.3.1 Một số nét khái quát về hoạt động quáng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT Công ty cổ phần công nghệ DKT mới đi vào hoạt động được gần 3 năm, nên thương hiệu của công ty vẫn chưa được biết đến rộng rãi Các đối tác của công ty biết đến công ty chủ yếu thông... tại, hạn chế của công tác quảng bá thương hiệu của DKT Hiện nay, công ty chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý thương hiệu Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu chưa được tập trung và chuyên môn hóa Do vậy mà chất lượng của công tác quản trị thương hiệu không thực sự đạt hiệu quả Chi phí của công ty cho hoạt động phát triển thương hiệu thấp, chỉ chiếm 4% tới 8% doanh thu của công ty Trong khi... nhân tố môi trường đến việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT 2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghệ DKT 2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần công nghệ DKT Tên giao dịch quốc tế: DKT tecknology joint stock company Tên viết tắt: DKT Technology., JSC Trụ sở chính: Phòng 707, Tòa nhà Thành Công, 57 Láng hạ, Hà Nội... công ty trong việc tổ chức, tham gia các sự kiện trực tuyến 3.2 Các giải pháp và kiến nghị về vấn đề phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015 3.2.1 Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả Bất cứ một công ty nào muốn phát triển lâu dài đều cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể Do đó, để các hoạt động quảng bá thương hiệu của mình đạt hiệu. .. qua sự giới thiệu của bạn bè, người quen, khách hàng, qua website do công ty phát triển Công ty vẫn chưa thực sự đầu tư nhiều cho việc quảng bá thương hiệu của mình Các hoạt động quảng bá của công ty chủ yếu được diễn ra trên một số site rao vặt, site cho đăng tin tuyển dụng, site do chính công ty phát triển Ngoài ra, trong thời gian qua công ty cũng đã tiến hành một số hoạt động quảng bá để nhằm nâng... thì site do công ty phát triển tăng lên đáng kể Năm 2009 công ty có 23 site đối tác, cho tới nay công ty đã có hơn 160 site vệ tinh Các đối tác lớn tiêu biểu như: Công ty cổ phần Vietnamnet, Công ty trí tuệ nhân tạo, Công ty phân phối FPT, Công ty phát triển phần mềm starsoft… Doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ thương hiệu dkt. com.vn và đã có một bộ phận riêng chuyên thiết kế banner và logo của doanh nghiệp... động quảng bá thương hiệu 80% ý kiến của nhân viên trong công ty đều cho rằng việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty là cần thiết, 66,67% ý kiến khách hàng cũng đồng tình cho rằng thương hiệu là quan trọng có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của DKT Về công nghệ, năm 2008 do mới đy vào hoạt động nên hoạt động đầu tư trang thiết bị của công ty còn hạn chế, hoạt động quảng bá cũng vậy, chưa được... của doanh nghiệp Quảng cáo Keyword mang đến một lượng lớn lượt truy cập, có 30,78% khách hàng biết tới thương hiệu của công ty và tìm kiếm theo tên của công ty, còn lai số ít biết tới thương hiệu của công ty thông qua các từ khóa tìm kiếm theo lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ của công ty Quảng cáo qua các trang rao vặt, trang tin tức Ngoài quảng bá thương hiệu qua SEO, qua từ khóa tìm kiếm title thì công . đến việc phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT 15 2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghệ DKT 15 2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển 15 2.2.1.2. động phát triển quảng bá thương hiệu của công ty thông qua các hoạt động truyền thông . Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT. phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT. Trong đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ DKT tới năm 2015. vi CHUYÊN