1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chăm sóc bệnh nhân lao phổi ho ở giai đoạn ho ra máu

30 5,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Mục tiêu chuyên đềCung cấp kiến thức cơ bản về bệnh lao phổi, và đặc điểm của lao phổi Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân lao ở thời kì ho ra máu... Mặc dù chưa có kết quả cận lâm sàng

Trang 1

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LAO PHỔI

GIAI ĐOẠN HO RA MÁU

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP LỚP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG KTC2

Tên chuyên đề:

Sinh viên: Nguyễn Thanh Đức

Lớp: KTC2

Chuyên ngành: Điều dưỡng

GV hướng dẫn: ThS BS Thi Thị Duyên

Trang 2

1 Đặt vấn đề

 Bệnh lao là một vấn đề toàn cầu, người ta ước tính có 1,7 – 2 tỉ

người trên hành tinh bị nhiễm lao ( = 1/3,5 dân số TG)

 90% các trường hợp nhiễm lao là tiểm ẩn không triệu chứng 10%

những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao

có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân

 Mỗi năm ước tính thế giới có khoảng thêm 10 triệu ca lao được

phát hiện và lao gây ra 3 triệu ca tử vong hàng năm

 Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á có diễn biến về

bệnh lao phức tạp Với tỉ lệ nhiễm lao cao (1,7% /năm)

Trang 3

2 Mục tiêu chuyên đề

Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh lao phổi, và đặc điểm của lao phổi

Lập kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân lao ở thời kì ho ra máu.

Trang 4

Năm 1882, bác học Robert Koch người Đức đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do

vi khuẩn lao, có tên Bacillus

Trang 6

1.3 Phổi và màng hô hấp

Phổi là một tổ chức rất đàn hồi, được cấu tạo cơ bản bởi các phế nang, Đây là nơi chủ yếu xảy ra quá trình trao đổi khí

Trang 8

II Sinh lý bệnh của cơ quan hô

hấp:

Được thực hiện nhờ bộ máy hô hấp, chủ yếu là chức năng của phổi nên còn được gọi là hô hấp phổi

Trang 9

Khái quát về lao

Tên khoa học của vi khuẩn

lao là Mycobacterium Tuberculosis

Vi khuẩn lao có hình trực khuẩn dài 2 – 4 µm rộng 0,3 – 1,5 µm.

Vi khuẩn lao không di động, không sinh bào tử, khó bắt màu thuốc

nhuộm thông thường.

Trang 10

Khả năng gây bệnh và bệnh sinh

 Lao lây truyền chủ yếu qua hô hấp Sau khi gây tổn thương

tiên phát, vi khuẩn lao có thể theo đường bạch huyết hoặc

đường máu đến các cơ quan khác gây tổn thương thứ phát

 Mọi cơ quan đều có thể bị vi khuẩn lao xâm nhập, nhưng

thường bị hơn cả là phổi

 Trong thời kì tiên phát, BK từ săng sơ nhiễm lan tràn theo bạch

huyết đến các hạch rốn phổi ở trung thất, gây viêm bạch mạch

và các hạch bạch huyết

 6 – 8 tuần sau khi BK xâm nhập cơ thể lần

đầu tiên, cơ thể hình thành đáp ứng miễn

dịch và dị ứng đối với lao

Trang 11

Chương 2: Biểu hiện của lao

 Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất và phổ biến nhất của lao

phổi là: jp, khạc đờm, ho máu

 Các triệu chứng khác: đau ngực, khó thở, có tiếng rên khu trú ở

một vùng của phổi

 Ho ra máu cũng là một triệu chứng hay gặp, máu thường lẫn

đờm, máu tươi Ho ra máu là triệu chứng có vai trò quan trọng

vì đó là một trong những lý do thúc đẩy khiến bệnh nhân đến khám để phát hiện

 Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích

thích hoặc do có tổn thương tại phế quản Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì phải nghĩ đến do lao phổi

Trang 12

Chương 2: Biểu hiện của lao

 2.1.2 Triệu chứng toàn thân:

- Các triệu chứng toàn thân quan trọng nhất là: gầy, sút cân, sốt, ra mồ hôi.

- Các triệu chứng toàn thân khác là: chán ăn, mệt mỏi v.v

- Sốt là triệu chứng hay gặp của lao phổi Sốt có thể ở nhiều dạng nhưng hay gặp là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Trang 13

Chương 2: Biểu hiện của lao

- Đối với lao phổi: nghe thấy các tiếng bất thường ở phổi.

- Đối với lao ngoài phổi: làm các xét nghiệm như sinh thiết

hạch, chụp cắt lớp

- Vì vậy với những bệnh nhân cấp cứu có các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng và thực thể Mặc dù chưa có kết quả cận lâm sàng để khẳng định nhưng dựa trên những tiêu chí trên có thể phán đoán được gần sát với bệnh để kịp thời giúp đỡ cho

bệnh nhân về vấn đề thông khí ( diễn biến nặng ) cũng như phương pháp cách ly để cùng với bác sĩ tiến hành chẩn đoán

và điều trị.

Trang 14

Bệnh lao phổi ở thời kì ho ra máu, đặc điểm,

công tác chẩn đoán, quản lý và điều trị

2.3.1 Định nghĩa

Ho ra máu: là ho khạc và ộc ra máu khi ho Máu đó xuất phát

từ thanh môn Ho là triệu chứng hay gặp nhấy của bệnh lao phổi trở xuống.

2.3.2 Cơ chế

Do giập vỡ các mạch máu phổi Ở đây là do giập vỡi phình động mạch Rassmussen ở thành hang lao, chảy máu từ hang lao di sót

Trang 15

Bệnh lao phổi ở thời kì ho ra máu, đặc điểm,

công tác chẩn đoán, quản lý và điều trị

2.3.3 Nguyên nhân

nhiều lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến khám chữa điều này làm diễn biến của bệnh lao thêm trầm trọng và gây tổn thương cho phổi.

điểm nên sau một thời gian diễn biến sẽ thêm

trầm trọng.

Trang 16

• Phân loại:

Ho ra máu mức độ nhẹ: tổng lượng máu ho ra < 50ml/24h

Ho ra máu mức độ vừa: tổng lượng máu ho ra 50ml đến

<200ml/24h

Ho ra máu mức độ nặng: tổng lượng máu ho ra ≥ 200ml/24h

Nguyên tắc xử trí: Bệnh nhân lao ho ra máu được xử trí cấp cứu

theo nguyên tắc: bất động, an thần, cầm máu, giảm ho, kháng sinh phòng bội nhiệm và điều trị theo phác đồ trị lao:

- Nằm bất động theo tư thế Fowler

- An thần

- Cầm máu

- Giảm ho

- Chống suy hô hấp và trụy tim mạch

- Điều trị theo phác đồ phòng chống lao

- Truyền máu

Bệnh lao phổi ở thời kì ho ra máu, đặc điểm,

công tác chẩn đoán, quản lý và điều trị

Trang 17

6 Chăm sóc bệnh nhân lao phổi

ở thời điểm ho ra máu

 Nhận định

+ Qua hỏi bệnh:

- Tuổi, giới, nghề nghiệp, thể trạng?

- Các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân?       

- Tiền sử bệnh, tiến triển của bệnh như thế nào?

+ Quan sát bệnh nhân:

- Tình trạng toàn thân: thể trạng chung, tình trạng tinh thần

- Quan sát tính chất của đờm, máu số lượng và màu sắc?

+ Thăm khám:

- Lấy dấu hiệu sinh tồn

- Nghe phổi xem có ran không? rì rào phế nang có giảm không?

- Xem các xét nghiệm cận lâm sàng:

+ Thu thập dữ liệu:

- Qua hồ sơ bệnh án đã điều trị và chăm sóc

- Qua gia đình bệnh nhân

Trang 18

6 Chăm sóc bệnh nhân lao phổi

ở thời điểm ho ra máu

 Chẩn đoán điều dưỡng

Chẩn đoán điều dưỡng căn cứ vào tình hình cụ thể của từng

bệnh nhân Một số chẩn đoán chính thường gặp là:

- Giảm thông khí phổi liên quan đến hô hấp không hiệu quả

- Nguy cơ thất bại điều trị liên quan đến bệnh nhân không

tuân thủ chế độ điều trị và chăm sóc.

- Nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng liên quan đến thiếu hiểu biết về bệnh.

Trang 19

6 Chăm sóc bệnh nhân lao phổi

ở thời điểm ho ra máu

- Can thiệp các y lệnh của thầy thuốc

- Chế độ ăn uống: Tăng đạm, vitamin, uống nhiều nước, kiêng các

chất kích thích

- Chế độ nghỉ ngơi, vệ sinh: nghỉ ngơi tuyệt đối, vệ sinh thân thể thay quần áo sạch

- Theo dõi đề phòng diễn biến bất thường

- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà kiến thức về bệnh lao,

Trang 20

6 Chăm sóc bệnh nhân lao phổi

ở thời điểm ho ra máu

 Thực hiện kế hoạch chăm sóc

+ Chăm sóc:

- Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái,

- Dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường bệnh tránh di chuyển, vận động

- Chuẩn bị sẵn ca nhổ có vạch đo số lượng máu ra cho bệnh nhân

- Sẵn sàng hút đờm dãi

+ Theo dõi:

- Số lượng ho ra máu, số lần ho ra máu và tổng số máu ho ra trong 24h

- Màu sắc máu ho ra: đỏ tươi, đỏ đen, có lẫn máu cục không

- Theo dõi DHST

- Theo dõi mức độ ho, số lượng và tính chất của đờm

- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc, nếu có bất thường báo ngay bác sĩ

- Theo dõi diễn biến bất thường có thể xẩy ra: ho ra máu, suy hô hấp,

Trang 21

6 Chăm sóc bệnh nhân lao phổi

ở thời điểm ho ra máu

+ Thực hiện thuốc, y lệnh:

- Thuốc lao phải được dùng cùng lúc tốt nhất là sau ăn sáng 2 giờ

- Xét nghiệm cận lâm sàng: xét nghiệm máu; xét nghiệm đờm; chụp X quang tim phổi

      

+ Chế độ ăn uống:

- Động viên bệnh nhân ăn uống

- Uống nhiều nước ấm giúp bệnh nhân dễ ho khạc đờm hơn

+ Chế độ nghỉ ngơi vệ sinh:

- Nghỉ ngơi tối đa trong khi bệnh đang tiến triển

- Động viên bệnh nhân ngủ nhiều

- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác

- Ho khạc đúng cách, đúng nơi qui định

Trang 22

6 Chăm sóc bệnh nhân lao phổi

ở thời điểm ho ra máu

 Giáo dục sức khoẻ

lây lan cho người thân và cộng đồng.    

        

- Khi ho, hắt hơi, khạc đờm nên dùng cánh tay của mình để che miệng

và nếu có điều kiện nên dùng khăn giấy che miệng rồi cho vào túi nilon buộc kín để vào nơi thu gon chất thải lây nhiễm

- Sau khi xuất viện cần theo dõi và khám tại địa phương theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị về chế độ thuốc, chế độ nghỉ ngơi và lao động

Trang 23

6 Chăm sóc bệnh nhân lao phổi

ở thời điểm ho ra máu

 Lượng giá

- Đánh giá tình trạng thông khí phổi có đảm bảo không? tình trạng ho

và mất máu có được cải thiện không?

- Đánh tình trạng bệnh và mức độ bệnh

- Đánh giá tình hình bệnh nhân: tinh thần, mức độ hiểu biết bệnh tật

- Đánh giá sự hợp tác, tuân thủ điều trị của bệnh nhân

- Đánh giá chăm sóc điều dưỡng có đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân không và những vấn đề còn thiếu để bổ sung và kế hoạch chăm sóc để thực hiện

Trang 24

Bản kế hoạch căm sóc trên bệnh

nhân cụ thể

1 Hành chính

Họ và tên: Nguyễn Trường Thành Giới tính: Nam

Tuổi: 38 Dân tộc: Kinh

Địa chỉ: 68 Bạch Đằng – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Nghề nghiệp: Kĩ sư xây dựng cầu đường

Ngày vào viện: 20h ngày 2-3-2012

2 Lý do vào viện: Ho nhiều – ho ra máu

3 Bệnh sử:

Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, sốt về chiều có kèm theo ho,

ho có đờm cách đây khoảng hơn 1 tháng Ban đầu do nghĩ mình bị viêm phế quản và sốt do thời tiết nên đã tự đi mua thuốc hạ sốt và giảm ho để uống Sau đó bệnh vẫn không thuyên giảm, vẫn còn ho

và ho nhiều về chiều Đến ngày 30-2-2012 bệnh nhân ho kèm theo một chút máu Ngày 2-3-2012 bệnh nhân đi công tác về, tối cùng ngày cảm thấy rát họng, ho nhiều, và ho ra máu nên đã vào viện

Trang 25

Bản kế hoạch căm sóc trên bệnh

nhân cụ thể

4 Tiền sử:

Bản thân: không có phát hiện gì đặc biệt

Gia đình: không có phát hiện gì đặc biệt

5 Chẩn đoán y khoa: Lao phổi

6 Nhận định:

Hỏi bệnh:

- Bệnh nhân hiện tại có sốt (38º)

- Bệnh nhân vẫn còn ho, ho có đờm, có ra máu với số lượng ít

- Bệnh nhân tức ngực bên trái Khó thở

- Bệnh nhân có hút thuốc lá ( mỗi ngày 2 bao )

Thăm khám:

- Da, niêm mạc nhợt

- Thể trạng: trung bình (nặng: 60kg, cao: 1m65)

Trang 26

Bản kế hoạch căm sóc trên bệnh

nhân cụ thể

- DHST: HA: 120/70 mm/Hg

NT: 28 lần/phútMạch: 100 lần/ phútNhiệt độ: 38º

- Phổi có ran

Xét nghiệm:

+ X-quang tim phổi:

Có tổn thương lao ở đỉnh phổi bên trái.+ Siêu âm:

Siêu âm ổ bụng bình thường+ Xét nghiệm máu:

WBC: 12.3 10^9/LRBC: 4,79 10^12/L

Trang 27

Bản kế hoạch căm sóc trên bệnh

nhân cụ thể

7 Chẩn đoán điều dưỡng:

- Giảm thông khí phổi liên quan đến bệnh lao đang tiến triển

- Ho khạc đờm liên quan đến tăng tiết dịch phế quản

- Nguy cơ mất máu liên quan đến ho nhiều ra máu

- Nguy cơ lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng liên quan đến thiếu hiểu biết về bệnh tật

8 Lập kế hoạch chăm sóc:

- Giúp bệnh nhân thở và ho hữu hiệu

K/quả mong đợi: đường thở lưu thông

- Theo dõi DHST và tình trạng hô hấp

K/quả mong đợi: bệnh nhân không có gì bất thường xảy ra

- Can thiệp y lệnh của bác sĩ

K/quả mong đợi: An toàn và hiệu quả

Trang 28

Bản kế hoạch căm sóc trên bệnh

nhân cụ thể

- Tư vấn chế độ ăn uống: Tăng đạm, vitamin, uống nhiều nước,

kiêng các chất kích thích

K/quả mong đợi: bệnh nhân được cung cấp đủ dinh dưỡng

- Tư vấn chế độ nghỉ ngơi: Bệnh nhân phải nghỉ ngơi tuyệt đối tại giướng, hạn chế vận động, vệ sính thân thể, thay quần áo

K/quả mong đợi: bệnh nhân được nghỉ ngơi thoải mái, sạch

sẽ

- Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà kiến thức về bệnh lao

K/quả mong đợi: Bệnh nhân được trang bị đầy đủ kiến thức

về bệnh lao à biết cách phòng lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng

Trang 29

Kết luận

Việc phát hiện, chẩn đoán, quản lý, điều trị cho bệnh nhân lao hiện

nay là rất khó và tốn kém Đòi hỏi phải đầu tư kinh phí gấp hàng

ngàn lần để nâng cấp cơ sở điều trị, phòng xét nghiệm, đào tạo cán

bộ, thuốc, Chi phí điều trị cho người bệnh lao cao Nhưng nếu

bệnh lao không được điều trị, không được quản lý trong quá trình điều trị sẽ có nhiều nguy cơ phát triển thành thể lao kháng thuốc

hoặc siêu kháng thuốc (XDR-TB) khi đó thì không thể cứu chữa

- Điều dưỡng cần nắm rõ kiến thức cơ bản về bệnh lao để quản

lý điều trị tốt bệnh nhân lao, tuyên truyền là cách tốt nhất để ngăn ngừa đại dịch lao

- Dựa trên những kiến thức cơ bản về bệnh, chúng ta có thể xác định sớm bệnh lao, lập kế hoạch điều trị kịp thời, đầy đủ ngay từ giai đoạn đầu của bệnh là rất cần thiết để ngăn chặn việc lây

truyền vi khuẩn

Trang 30

LOGO

Ngày đăng: 12/01/2015, 12:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w